Khác biệt khi biểu hiện bản thân tác giả

Một phần của tài liệu Thơ đi sứ của ngô thì nhậm và nguyễn du (Trang 57)

Hai chuyến đi của hai vị chánh sứ cách nhau hai mươi năm, cùng đích đến, thời gian và phương tiện cũng không khác nhau mấy. Nguyên nhân lớn nhất tạo ra sự tương đồng và khác biệt của hai tập thơ là do chủ thể sáng tạo, tức là người đồng hóa những chất liệu khách quan cơ bản tương đồng đó qua cái tôi sáng tạo có nhiều điểm khác biệt. Các soạn giả

những tập thơ đi sứ khác, những bài thơ trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du cũng là thơ tâm sự, nhiều bài nửa trên là tức cảnh, tức sự, nữa dưới nói chuyện của mình. Những bài vịnh sử cũng thế, bộc lộ thái độ sống của nhà thơ một cách hết sức rõ rệt” [12,708].

Trong Tiểu dẫn đặt đầu tập thơ, Tác giả Ngô Thì Nhậm viết: “Trên đường đi sứ, phàm những chỗ hiểm dị của sông núi, nơi dừng lại, nơi ra đi ở các dịch quán, di tích của người xưa, những cảnh nước mắt của người nay, nhất nhất đều vẽ lại, rồi đem những văn thơ đã làm cùng những điều trong bia kệ, trên vách trên lầu ghi lại cả trên bản vẽ. Sau này có ai sung vào công việc đi sứ, có thể lấy sách này làm chỉ nam cho đường Hoa chăng?” [41]. Có thể thấy mục đích sáng tác này quán xuyến góp phần tạo nên ở phong cách thơ Ngô Thì Nhậm. Có thể giở một trang bất kì nào đó cũng gặp một bài thơ trong đó chứa đựng những tri thức lịch sử, địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên cùng những sinh hoạt của con người đương thời. Chẳng hạn bài Nghi cữu nghi:

Cữu nghi táng thuấn cữu truyền nghi, Hư thực tu tòng sự luy suy.

Ngũ phục hoàn khuê phị nội Việt, Thất tuần can vũ thủy ban si (sự). Thương Ngô ná đắc triều quần hậu, Ban trúc hà tằng khấp nhị phi. Xuyên lạc xuất lai thù mạnh lãng, Cấu kim chỉ liệu Hán Nho ky (cơ).

Dịch nghĩa: Ngờ núi Cửu nghi

Núi Cửu Nghi chốn vua Thuấn từ lâu đã truyền mối ngờ, Hư thực nên theo sự lý mà suy:

Ngoài ngũ phục, ngọc hoàn khuê chẳng phải thuộc đất Việt, Bảy tuần nhảy múa là rút quân về.

Không có chuyện các vua chư hầu ở Thương Ngô, Chưa bao giờ hai bà phi khóc thành trúc đốm. Đặt ra lời xuyên tạc rất nhảm nhí,

Tiền người ta mua sách, chỉ cứu đói cho nhà Nho đời Hán. Hình tượng nhân vật trữ tình để lại dấu ấn ở cấu trúc ý nghĩa bài thơ. Nhiều bài thơ của Ngô Thì Nhậm phần tái hiện ngoại giới trội hơn phần biểu hiện chủ thể, phần phục vụ tư duy suy lý trội hơn phần bộc lộ cảm xúc. Hệ luận tất yếu là cần dung lượng văn bản lớn. Toàn tập thơ không có bài tứ tuyệt nào (ở Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du thể thức này nhiều). Đó là điều khác biệt với các nhà chánh sứ khác.

Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Du không chỉ có năng khiếu bẩm sinh mà còn được đào luyện lâu dài và kỳ công về nghệ thuật sáng tạo thơ. Tính chất trữ tình đậm đà của Bắc hành tạp lục còn thấy cả ở những dấu hiệu hình thức.

Đặt tập thơ Hoàng hoa đồ phả trong thể tài thơ đi sứ ở Việt Nam thời trung đại, nhất là trong sự đối sánh với Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, chúng ta có thể thấy rõ hơn hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ. Ngày nay thi pháp học đã minh định ba phạm trù hữu quan là tác giả, hình tượng tác giả và hình tượng nhân vật trữ tình. Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng con người đang biểu lộ tư tưởng cảm xúc trong văn bản trữ tình. Là một giá trị nghệ thuật, hình tượng trữ tình không đồng nhất với tác giả hay hình tượng tác giả, và đương nhiên được xây dựng bằng các phương tiện nghệ thuật thích ứng. Có nhà nghiên cứu cho rằng thơ trữ tình trung đại chủ yếu là thơ

tự tình. Nói như vậy cũng có nghĩa là khẳng định sự gần gũi giữa hình tượng nhân vật trữ tình và tác giả. Thơ đi sứ là một trong những thể tài tiêu biểu nhất về phương diện này. Điều này thấy rõ, chẳng hạn qua trường hợp Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du. Xưa nay người ta đều căn cứ vào đây như là những cứ liệu trực tiếp để nghiên cứu của tư tưởng mỹ học, tư tưởng chính trị xã hội của Nguyễn Du, nhiều khi không tính đến sự “khúc xạ” nào.

Tuy cùng ghi lại những điều mắt thấy tai nghe nhưng mỗi sứ thần đều có những cách bộc lộ riêng. Cũng đúng thôi, Ngô Thì Nhậm tập trung vào ghi chép, quan sát, không có nghĩa là máy móc mà việc làm đó đang là cách tái hiện cảm xúc nhà thơ về mọi việc đã, đang xảy ra. Đi sứ với nhiệm vụ của một bang giao, nhưng đi trong hoàn cảnh thông báo vua Quang Trung mất, một nỗi đau dường như khó chấp nhận đối với Ngô Thì Nhậm. Tác giả đang mang một nỗi đau mất thủ lĩnh, mất người tri ngộ. Vì vậy mọi vật, việc hiện lên trong thơ tác giả có cái gì đó buồn bã, nặng trỉu. Nguyễn Du mang nỗi đau về phận người. Chính bản thân ông đã chứng kiến trải nghiệm những điều mắt thấy tai nghe không chỉ ở nước Nam mà chính ngay trên mảnh đất phương Bắc - một đất nước ngày xưa trong ông có những ấn tượng khác. Ông đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ cảm nhận con đường đi hiểm trở, đến tìm hiểu số phận những danh sỹ lừng danh ở Trung Quốc như Khuất Nguyên, đến việc chứng kiến cảnh nhân dân màn trời chiếu đất không ai lên tiếng, đến người phụ nữ tài hoa bạc mệnh… Thi hào dân tộc ngổn ngang tâm trạng, vỡ nhẽ nhiều điều.

Là thơ đi sứ nhưng nét nổi bật, khác biệt với những tập thơ sứ trình khác chính là chất trữ tình nổi trội. Hai nhà chánh sứ cùng ghi chép, cùng

bộc lộ cảm xúc thông qua cảnh, việc và người. Vì vậy, có thế nói bức tranh hiện thực trong hai tập thơ luôn nhuốm màu sắc tâm trạng.

Thời trung đại, người đi sứ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong thế giới bề tôi là toàn thiên hạ nhưng đó là một loại bề tôi đặc biệt vì đại diện cho quốc gia, đại diện cho đế vương giao thiệp với ngoại bang nơi đất khách quê người, bởi vậy Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có hẳn một điều dành cho họ. Luật viết: Đi sứ mà…làm nhục quốc thể thì phải tội đồ hoặc câu lưu”. Nhất cử nhất động của chánh sứ có nhiều con mắt nhìn vào, với thiện ý cũng có và không thiện ý cũng có. Trong tình thế đó, nhiều chân tình thực cảm của các vị sứ thần - thi gia gửi vào thơ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thơ đi sứ của ngô thì nhậm và nguyễn du (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w