1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh bình thuận

79 907 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

Trước tình hình thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng tài nguyên du lịch t ỉnh Bình Thuận” với mong muốn phân tích những lợi thế và hạn chế về tài nguyên du lịch của tỉnh làm

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

DANH SÁCH NH ỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

1 La N ữ Ánh Vân Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

Trang 3

DANH M ỤC BẢNG

1 Bảng 2.1 : Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch 27

5 Bảng 2.5 : Danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển 33

6 Bảng 2.6 : Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bình Thuận 35

13 Bảng 2.13 : Độ dài lưu trú của khách DL quốc tế tại BT và DHNTB 45

15 Bảng 2.15 : Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Bình Thuận 46

20 Bảng 2.20 : Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa 50

1 Biểu đồ 2.1 : Khách du lịch và thu nhập du lịch tỉnh Bình Thuận 47

Trang 4

TÓM T ẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Tp.HCM

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

Th ời gian thực hiện: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011

1 M ục tiêu:

Phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận làm cơ sở cho việc đề

xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

2 N ội dung chính:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chủ yếu của đề tài được trình bày

trong 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận về tài nguyên du lịch

Chương 2: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

3 K ết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội):

- Phân tích được thực trạng tài nguyên du lịch với những thế mạnh nổi trội và

những khó khăn thách thức trong việc khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

- Đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Trang 5

SUMMARY Project Title:

The reality of tourism resources in Binh Thuan province

1 Objectives:

Analyzing the reality of tourism resources in Binh Thuan province The findings can be used as basic factors for some recommendations on the appropriate exploration of resources for the tourism industry of Binh Thuan province

2 Main contents:

Apart from the introduction and the conclusion, the main contents of the paper will be presented in three chaters:

Chater 1: Literature review of tourism resources

Chater 2: the reality of tourism resources in Binh Thuan province

Chater 3: Some recommendations on the appropriate exploration of resources for the tourism industry of Binh Thuan province

3 Results obtained:

- The reality of tourism resources has been analyzed The strengths and

weaknesses in the exploration of tourism resources of Binh Thuan province have been assessed

- Some solutions to the proper exploration of resources for the tourism

industry of Binh Thuan province have been recommended

Trang 6

M ỤC LỤC

DANH SÁCH NH ỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

DANH M ỤC BẢNG 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3

DANH M ỤC BẢN ĐỒ 3

TÓM T ẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

SUMMARY 5

MỤC LỤC 6

M Ở ĐẦU 8

1.Tính c ấp thiết của đề tài 8

2.M ục tiêu nghiên cứu 8

3.Gi ới hạn nghiên cứu 8

4.L ịch sử vấn đề nghiên cứu 8

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 12

6 Nh ững đóng góp chủ yếu của đề tài 15

7 C ấu trúc của đề tài 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 16

1.1.Tài nguyên 16

1.2.Du l ịch 16

1.3 Tài nguyên du l ịch 18

1.3.1 Khái niệm 18

1.3.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch 20

1.3.3 Vai trò của tài nguyên du lịch 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BÌNH THU ẬN 24

2.1 Th ực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận 24

2.1.1 Vị trí địa lý 24

Trang 7

2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 24

2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 35

2.2 Th ực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận 43

2.2.1 Thực trạng khách du lịch 43

2.2.2 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch theo lãnh thổ 52

2.2.3 Thực trạng sản phẩm du lịch 57

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài nguyên du lịch 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DU L ỊCH TỈNH BÌNH THUẬN 62

3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhi ệm của toàn xã hội bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 62

3.2 Tăng cường đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch 63

3.3 Gi ảm thiểu áp lực lên môi trường du lịch 66

3.3.1 Giảm thiểu chất thải 66

3.3.2 Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường 68

3.4 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên du l ịch 68

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

1.K ẾT LUẬN 71

2.KI ẾN NGHỊ 72

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 73

Trang 8

M Ở ĐẦU 1.Tính c ấp thiết của đề tài

Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ Từ năm 1995 đến nay,

du lịch Bình Thuận phát triển nhanh, kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao

Dù còn non trẻ, du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới Bên cạnh những thành tựu trên, du lịch Bình Thuận cũng đang đối mặt

với nhiều thách thức, tài nguyên du lịch của tỉnh chưa được điều tra, đánh giá toàn

diện, nhiều lợi thế tài nguyên còn lãng phí và chưa được khai thác có hiệu quả

Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch Song cho đến nay, Bình Thuận chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về tài nguyên du lịch

Trước tình hình thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Thực trạng tài nguyên du lịch

t ỉnh Bình Thuận” với mong muốn phân tích những lợi thế và hạn chế về tài

nguyên du lịch của tỉnh làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch góp phần phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững

2.M ục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận để từ đó đề xuất một số

giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

3.Gi ới hạn nghiên cứu

- Đề tài tập trung phân tích thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

tỉnh Bình Thuận

- Lãnh thổ mà đề tài nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận

- Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời gian từ năm 2000 - 2010

4.L ịch sử vấn đề nghiên cứu

4.1 Trên thế giới

Trang 9

Trước Chiến tranh thế giới thứ II đã có những công trình nghiên cứu tài nguyên

du lịch sơ khai Trong giai đoạn này, tài nguyên du lịch thường được nghiên cứu bởi

những người thuộc giới quí tộc đi thám hiểm du lịch ở những vùng núi, vùng biển

có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tham quan của giới thượng lưu Hoặc họ là các kiến trúc sư thuộc các công ty xây dựng đường sắt, xây dựng thủy điện Họ phát hiện và tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch ở những vùng có tài nguyên du lịch, giao thông thuận lợi, rồi quy hoạch phát triển các khu du lịch Đặc điểm của việc nghiên cứu tài nguyên du

lịch trong giai đoạn này là hầu như chưa có những công trình độc lập Việc nghiên

cứu tài nguyên du lịch cả về lý luận và thực tiễn thường chỉ là một nhiệm vụ, một

bộ phận của các dự án quy hoạch du lịch, quy hoạch kinh tế - xã hội… Những nghiên cứu về tài nguyên du lịch mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu tài nguyên du lịch

tự nhiên, địa hình, địa mạo, khí hậu, tài nguyên nước thuận lợi cho phát triển du lịch

và rút ra một số nguyên lý khai thác tài nguyên vào phát triển các loại hình du lịch, đầu tư lắp đặt các thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật [70]

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, số lượng người đi du lịch trên thế giới tăng nhanh, du lịch ngày càng được quan tâm phát triển Hầu hết các quốc gia có lợi thế

về các nguồn lực phát triển du lịch đều tiến hành điều tra thực trạng tài nguyên phục

vụ cho các dự án phát triển du lịch

Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành

lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các DSVH&TN thế

giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn

tạo các di sản thế giới

Ở Canada, Phần Lan, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia… đã có những nghiên cứu, điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng tài nguyên phù hợp với cảnh quan, văn hóa bản địa, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch có sự kiểm soát, có trách nhiệm

với việc bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, phát triển du lịch có sự tham gia của ộng đồng

Trang 10

Hoa Kỳ đã có những công trình nghiên cứu để xây dựng các định mức và tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, đón tiếp khách du lịch đảm

bảo phù hợp với sức chứa của môi trường như: “environmental issues of Tourism and Recreation” (Mieczkowski Z., 1995); “Tourism and Sustainability” (Staler M.J., 1997)

Các nhà khoa học Canada cũng có nhiều công trình nghiên cứu TNDL theo hướng này như “ Tourism carrrying capacity” (Orelly A.M., 1991)

Ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, những năm 80 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên du lịch Pirojnik (1985) đã tổng quan

những lý luận về địa lý du lịch, trong đó đề cập tới những lý luận về tài nguyên du

lịch Và ông cũng đã tiến hành phân vùng du lịch toàn bộ lãnh thổ Liên Xô trên cơ

sở đánh giá tổng hợp các phân hệ và môi trường ảnh hưởng của hệ thống lãnh thổ

du lịch Ở Hungari (1971), các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành điều tra, đánh giá

161 nguồn nước khoáng trên cơ sở kiểm kê 2240 điểm nước khoáng nóng nhằm

thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của nước này Bungari được coi là nước có công trình kiểm kê TNDL có hệ thống nhất ở mức độ

quốc gia [1]

Các ấn phẩm nghiên cứu tài nguyên du lịch về lý luận và thực tiễn là những tài

liệu quí giá trong việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới

4.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm

1990, khi hoạt động du lịch dần dần trở nên khởi sắc Một số công trình nghiên cứu

đã đề cập những khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: Chương trình biển KT03, đề tài KT-03-18: “Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục

đích du lịch” (1993), Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ

(1998) tổng quan cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch Việt Nam; Năm 2000,

Trang 11

cuốn Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên

đã hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên và môi trường du

lịch Việt Nam; Tài nguyên du lịch (2007) của Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)… cung

cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch, tài nguyên du

lịch Việt Nam; Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả

(2010) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ

chức lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch Việt Nam Và đặc biệt, đã có các công trình khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch về Cơ sở khoa học và giải pháp

phân tích cơ sở lí luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ

du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã

hội của phát triển du lịch, là những tài liệu quí giá cho quá trình nghiên cứu của đề tài

Những công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Thuận chưa nhiều Đáng chú ý là một số công trình như: “Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận”,

“Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận và vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”, “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010”… là những tài liệu bổ ích cho quá trình nghiên

cứu thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Tổng hợp tình hình nghiên cứu, có thể khái quát:

- Thực trạng tài nguyên du lịch đã và đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản

lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu

Trang 12

- Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tài nguyên du lịch của tỉnh Bình Thuận nhìn chung còn rất ít

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Du lịch là một ngành kinh tế tổng

hợp, vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên, môi trường

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải gắn với bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên và môi trường Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với việc khai thác các giá trị thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn

Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc xây dựng cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng tài nguyên và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

5.1.2 Quan điểm hệ thống lãnh thỗ

Quan điểm hệ thống lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch

là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ

Trang 13

Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch

Du lịch tỉnh Bình Thuận được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có qui mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Duyên hải Nam Trung

Bộ và hệ thống du lịch cả nước Du lịch tỉnh Bình Thuận với tư cách là một bộ phận

của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo qui luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận

dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch

Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích thực trạng và

đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận phải phù

hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội nói chung

ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương

5.1.3 Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch

Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu

cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ đặt nó trong mối liên hệ với các ngành khác

Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận phải được nhìn nhận trong

mối quan hệ tổng hợp giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường

5.1.4 Quan điểm lịch sử – viễn cảnh

Bình Thuận là vùng đất có bề dày lịch sử, có nền văn hóa phát triển từ lâu đời

Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng trầm, đến nay vùng đất này

Trang 14

người Những đặc điểm này đã được khai thác cho phát triển kinh tế nói chung, cho

du lịch nói riêng Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận mang tính bền vững và hiệu quả

5.2 Các p hương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Để có được những thông tin phong phú, chính xác, các tài liệu được thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch và các tài liệu có liên quan Các tài liệu thu thập luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc để thực hiện các nghiên cứu trong đề tài Đây là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực

hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao

5.2.2 Phương pháp thực địa

Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng

rộng rãi trong địa lý du lịch Trong quá trình nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế

về thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận và những đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu

5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu Các mối liên hệ về thời gian, không gian,

số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án

thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của các

bản đồ, biểu đồ

5.2.4 Phương pháp khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Trang 15

Đây là một trong những phương pháp đặc thù của địa lý Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý, lưu trữ các dữ liệu và thiết kế các bản đồ phục vụ nội dung đề tài nghiên cứu

5.2.5 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn tranh thủ ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về du lịch, các nhà quản lý du lịch địa phương và cộng đồng sở tại về

những định hướng khai thác hợp lý tài nguyên du lịch và các quyết định mang tính

khả thi

6 Nh ững đóng góp chủ yếu của đề tài

- Phân tích được thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

- Đề xuất một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

7 C ấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chủ yếu của đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận về tài nguyên du lịch

Chương 2: Thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Trang 16

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1.Tài nguyên

Tài nguyên được hiểu như là một dạng vật chất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế của xã hội loài người

Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không chỉ hiểu theo tư duy truyền thống, là

những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó,

mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người

có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình” [19]

Tài nguyên là tất cả các nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác và

phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay, khối óc

của con người làm nên, những khả năng của loài người,… Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.[33]

Nói chung, tài nguyên có thể hiểu là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả

những sản phẩm do con người tạo ra có thể được con người sử dụng phục hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người

tourism được dịch thông qua tiếng Hán Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng

Trang 17

trải Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức [33]

Theo Ausher thì Du l ịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân Quan điểm

này khá đơn giản, chỉ nêu lên được hiện tượng đi du lịch với mục đích tham quan

giải trí, ngắm cảnh Azar người Thụy Sĩ nhận thấy Du lịch là một trong những hình

Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm của Ausher ở chỗ xác định việc đi du lịch không gắn liền với việc cư trú và làm việc kiếm thu nhập tại nước đến

Theo các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế Praha “Coi tất cả

người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm

hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi cở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ [33]

Tại hội nghị Liên hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,

hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của

cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [33]

Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch [51]

Luật Du lịch Việt Nam khẳng định “du lịch là các hoạt động có liên quan đến

ến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng

Trang 18

nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [25]

của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các

dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người [35]

“Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh

thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu

du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [27]

Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể

lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du

lịch” [51]

Luật du lịch Việt Nam khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,

yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người

Trang 19

và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là

yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du

lịch [25]

Theo các định nghĩa đã xem xét, tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa

dạng, song về cấu trúc, tài nguyên du lịch có thể phân chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh

nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nước và thực – động vật Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ta trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch [35]

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa khai thác Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào nhu

cầu du lịch của con người, nhu cầu này ngày càng tăng và đa dạng phụ thuộc vào

mức sống và trình độ dân trí, khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tài nguyên còn tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học, công nghệ tạo ra phương tiện khai thác các tài nguyên đó [8]

Có những nguồn tài nguyên đã được phát hiện, được khai thác đưa vào phát triển du lịch và còn có nhiều nguồn tài nguyên chưa đựợc phát hiện, khai thác và

tồn tại dưới dạng tiềm ẩn Ví dụ hiện tại có nhiều nguồn tài nguyên đã được khai thác và trở thành những điểm du lịch nổi tiếng hiện nay như hệ thống các đền tháp

Mỹ Sơn, tháp Chăm, các đình, chùa, nguồn tài nguyên nước khoáng, tài nguyên

biển và có những nguồn tài nguyên trước đây vẫn chưa được phát hiện, ví dụ trước năm 2003, khu di tích hoàng thành Thăng Long chưa được phát hiện, vẫn còn

ở dạng tiềm ẩn và không ai biết có sự tồn tại của di tích này

Trang 20

1.3.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch

Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm

hiểu và nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch:

- Tài nguyên du lịch thuộc phạm trù lịch sử Vì vậy, ngày càng có nhiều loại TNDL được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng

Những tổng thể tự nhiên hay văn hóa-lịch sử cùng các thành phần của chúng có thể

tồn tại trước khi kinh tế du lịch ra đời Nhưng, chúng chỉ có thể trở thành tài nguyên

du lịch khi nhu cầu du lịch của con người xuất hiện Thí dụ như ánh nắng mặt trời không được xem là tài nguyên du lịch vào trước những năm 1920, khi nhu cầu tắm

nắng chưa phát triển Và sau này, khi nỗi lo sợ của con người về bệnh ung thư da ngày càng tăng, nó cũng sẽ có thể không được coi là tài nguyên du lịch nữa Như

vậy, sự phát triển và biến đổi của nhu cầu xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện nhu cầu du

lịch dẫn tới việc thu hút những thành phần mới của tự nhiên cũng như văn hóa-lịch

sử vào hoạt động du lịch và chuyển chúng sang phạm trù tài nguyên du lịch [8], [70]

- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng Tính đa dạng của tài nguyên du lịch

sẽ quyết định tính đa dạng của sản phẩm và các loại hình du lịch Không giống như các tài nguyên khác, tài nguyên du lịch vừa có thể là một thành phần hoặc một tổng

thể tự nhiên như một thác nước, một khu rừng, một nguồn nước khoáng… lại vừa

có thể là một sản phẩm văn hóa do con người tạo ra như một ngôi chùa, một làng nghề hay một lễ hội… Chính vì vậy mà tài nguyên du lịch có thể tạo nên những sản

phẩm du lịch phong phú, thỏa mãn được nhu cầu của con người [8]

- Một số tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã

hội Tài nguyên sinh vật vừa là tài nguyên phục vụ du lịch, vừa là đối tượng khai thác của ngành lâm nghiệp, tài nguyên sinh vật biển, hồ là đối tượng khai thác của ngành thủy sản Tài nguyên sinh vật nói chung cũng là đối tượng khai thác của các doanh nghiệp và nhân dân Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch cần hợp nhất quy hoạch phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia Từ đó, có các kế hoạch, chiến lược, giải pháp khai thác, sử dụng

Trang 21

và bảo vệ tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả, tránh việc tranh chấp và sử dụng lãng

phí tài nguyên [70]

- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình Giá trị hữu hình được khách du lịch tiếp nhận từ hình dạng bên ngoài của tài nguyên Giá trị vô hình phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của khách du

lịch được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lí, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hóa) – một nhu cầu đặc biệt của du khách [8]

- Tài nguyên du l ịch có tính sở hữu chung Luật Du Lịch Việt Nam nêu rõ:

“cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du

lịch”, “Nhà nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch” Không có cá nhân hoặc doanh nghiệp nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch, khai thác TNDL tại bất cứ điểm du lịch nào Một số

loại tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã hội Vì

vậy, trong quá trình phát triển du lịch cần hợp nhất qui hoạch phát triển du lịch trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Từ đó,

có kế hoạch, chiến lược, giải pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên tiết kiệm

có hiệu quả, tránh việc tranh chấp và sử dụng lãng phí tài nguyên [8], [70]

- Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác, bởi vốn đã sẵn có trong tự nhiên do

tạo hóa sinh ra hoặc do con người tạo dựng nên Một cánh rừng nguyên sinh, một thác nước… đều có thể trở thành một điểm du lịch Đây là những tài nguyên vô giá

cả về nghĩa đen và nghĩa bóng Với tất cả những gì sẵn có của tài nguyên du lịch,

chỉ cần đầu tư không lớn nhằm tôn tạo, để vừa tôn thêm vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng có hiệu

quả tài nguyên này

- Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch Các địa phương, những người quản lí, điều hành và

tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như du khách đều phải quan tâm đến tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch để có các biện pháp chủ động điều

tiết thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc của mình

Trang 22

- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ Khách hàng tìm đến và được đưa đến nơi có tài nguyên Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên sẽ

tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên

đó [8],[31],[51]

- Tài nguyên du lịch có khả năng tái tạo và sử dụng được lâu dài Tuy nhiên, tài nguyên du lịch nếu không được khai thác, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo hợp lí, tiết

kiệm theo hướng bền vững sẽ bị suy thoái, cạn kiệt, giảm cả số lượng và chất lượng

Vì vậy, cần nắm được qui luật của tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người và thiên nhiên gây nên, từ đó định hướng các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên

du lịch, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch bền vững

- Muốn đánh giá về chất lượng của tài nguyên du lịch cần phải tổng hợp nhiều tri thức của các lĩnh vực khoa học: sinh lý học, tâm lý học, địa lí tự nhiên và địa lí

kinh t ế du lịch [31],[51]

1.3.3 Vai trò c ủa tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch càng đặc sắc độc đáo thì giá trị sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng Chất lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản tạo nên

chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch

- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch Không có những hang động ngầm bí hiểm, những đỉnh núi cao hiểm trở… thì không thể xuất hiện loại hình du lịch thám hiểm Không có những bãi san hô và thế

giới sinh vật thủy sinh muôn màu muôn vẻ ngập chìm dưới làn nước trong xanh thì không thể có loại hình du lịch lặn biển

- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ

du lịch Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau, dù ở cấp phân vị

Trang 23

nào thì tài nguyên du lịch cũng đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh

thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm

tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách có hiệu quả

nhất các tiềm năng của nó Do đặc điểm phân bố của tài nguyên du lịch, trong tổ

chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch, các cụm du lịch, các trung tâm du lịch và các tuyến du lịch Từ các tuyến du lịch này, trong quá trình khai thác

sẽ lựa chọn, sắp xếp thành các tour du lịch tức là các sản phẩm du lịch cụ thể cung

cấp cho khách du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lí sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung [70]

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN 2.1 Th ực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

2.1.1 V ị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, có diện tích 7.830 km2, nằm trong tọa độ địa lý từ 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107o23’41’’ đến

108o52’42’’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng ở phía

Bắc, Đồng Nai phía Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu phía Tây Nam và biển Đông phía Đông - Đông Nam

Bình Thuận nằm ở rìa phía đông, phần cuối của dãy Trường Sơn, trải dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam Toàn tỉnh có 1 thành phố (Phan Thiết), 1 thị xã (La Gi)

và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và huyện đảo Phú Quý)

Thuộc vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận nằm trong vùng ảnh hưởng của ba trung tâm du lịch quan trọng của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt Từ Bình Thuận đến các trung tâm du lịch Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt chỉ trong vòng bán kính từ 200 km đến

250 km Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển được cải tạo và nâng cấp tạo cho tỉnh lợi thế so sánh rất lớn trong việc thu hút khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, trong nước và nước ngoài đến nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan, du lịch, tham dự hội nghị, hội thảo

2.1.2 Tài nguyên du l ịch tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Bình Thuận có địa hình đa dạng là điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch

Trang 26

Đồi núi chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của tỉnh Vùng đồi núi khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên thiên đẹp, có thể phát triển các loại hình du lịch núi – hồ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm

Đồng bằng chiếm khoảng 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, hệ thống tài

nguyên du lịch hấp dẫn gắn với các dạng thảo nguyên và rừng tái sinh, các hồ nước, làng nghề thủ công truyền thống, trang trại thanh long Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề ven biển kết hợp du lịch đồng quê, mua sắm và thưởng thức các sản vật địa phương

nổi tiếng như Thanh Long, Hồng Xiêm, Mãng Cầu , trải nghiệm đời sống lao động

sản xuất của cư dân địa phương

Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm khoảng 20% diện tích Dạng địa hình này có

thể khai thác vào các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trên cát hấp dẫn du khách chưa phổ biến ở Việt Nam như đua xe địa hình, xe buồm chạy trên cát, đua xe vượt

sa mạc…

Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km, ven biển có nhiều mũi đất (Mũi La Gàn, Duồng, Mũi Nhỏ, Mũi Né, Kê Gà…) chia bờ biển thành những vùng lõm sâu vào đất liền như Cà Ná – Vĩnh Hảo, La Gàn, Phan Thiết, La Gi… tạo cảnh quan thiên nhiên hữu tình Toàn tỉnh có 22 bãi biển lớn nhỏ Các bãi biển phân bố ở gần

quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển khá thuận lợi đón khách du lịch đến tắm biển,

lặn biển, tham quan đáy biển, kết hợp với thể thao thuyền buồm, lướt ván, du thuyền…

Bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh cách trung tâm thành phố Phan Thiết hơn 1km, dương liễu được trồng dọc theo bãi biển và trên ngọn đồi yên ắng, thoáng

đãng, ít nơi nào có thể sánh kịp về mặt bằng, vẻ xanh tươi, mát mẻ, sạch sẽ

Vùng biển Bình Thuận khá nhiều đảo như: Cù Lao Cau (Tuy Phong), Hòn Nghề (Bắc bình), Hòn Lao (Phan Thiết), Hòn Bà (Hàm Tân), Phú Quí (Phú Quý) Các đảo có môi trường trong lành, rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du

lịch biển – đảo Lớn nhất là đảo Phú Quý, diện tích 16 km2, cách thành phố Phan

Trang 27

Thiết khoảng 120 km, thuận lợi cho phát triển các tuyến du lịch đường biển quốc gia – quốc tế

B ảng 2.1: Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch

Trang 28

17 Bãi biển Đồi Dương Hòa Minh, La Gi

2.1.2.2 Khí h ậu

Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ ôn hòa (trung bình năm 26 - 270C), nhiều gió, nhiều nắng (348 - 360 ngày nắng/năm), lượng mưa thấp và tập trung, các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm

Tốc độ gió ven biển khá lớn (trung bình khoảng 6 – 7m/s) và ổn định, tạo điều

kiện phát triển các loại hình thể thao trên biển đang có sức hấp dẫn đối với du khách nước ngoài như lướt ván điều, lướt ván buồm, dù lượn, ca nô siêu tốc…

Năng lượng gió vô hạn, thân thiện với môi trường, sạch và bền vững cũng đã

tỉnh được đầu tư khai thác Điện gió không chỉ tạo ra năng lượng mà còn nâng tầm cho ngành công nghiệp không khói Cùng với Mũi Né, hình ảnh ấn tượng, dãy chong chóng khổng lồ sừng sững hướng ra biển, cảnh đẹp tưởng chỉ nhìn thấy ở các nước châu Âu (châu lục dẫn đầu thế giới hiện nay về sản xuất phong điện) sẽ trở thành điểm nhấn của du lịch Bình Thuận

Đặc điểm khí hậu tạo cho tỉnh nhiều lợi thế so sánh Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, trong khi các tỉnh phía Bắc trải qua mùa đông lạnh thì Bình Thuận thời tiết

nắng ấm, ít mưa, bầu trời trong xanh Đây là mùa đón khách du lịch quốc tế từ các nước, các khu vực có mùa đông khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng đến nghỉ dưỡng

biển kết hợp du lịch thể thao biển Từ tháng V đến tháng X, trong khi nhiều tỉnh

Trang 29

miền Trung có những ngày chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão lụt, gió Lào khô nóng, Nam Bộ có những ngày ngập lụt trên diện rộng thì Bình Thuận lại không

chịu ảnh hưởng của gió Lào, ít bị ảnh hưởng của bão, không bị ngập lụt nghiêm

trọng dài ngày Điều này giúp cho tỉnh một ưu thế vượt trội, hơn hẳn nhiều tỉnh trong cả nước về số ngày có thể đón khách du lịch

Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình cao, số giờ nắng cao, lượng bốc hơi lớn nên môi trường sinh thái hết sức khắc nghiệt và nhạy cảm, tính đa dạng sinh học dễ bị tổn thương Vì vậy, phát triển du lịch phải đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

2.1.2.3 Tài nguyên nước

Trữ lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối lớn với 7 con sông chính

là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông Quao, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà Hầu hết các con sông đều ngắn, dốc ít thuận lợi cho giao thông và khai thác cho du lịch

Có khoảng 10 thác nước trên địa bàn tỉnh có thể khai thác phục vụ du lịch

Hùng vĩ nhất là thác Sương Mù, độ cao thác khoảng 70 - 80m, sức nước mạnh tạo

ra sương mù bao phủ cả một không gian rộng Thấp hơn thác Sương Mù là thác Trượt dài khoảng 30m, tương đối bằng phẳng với nhiều dòng thác thấp nên nhiều người có thể cùng trượt thác Chếch về bên phải thác Trượt là thác Đầu Trâu có hai dòng thác tựa như 2 sừng trâu cùng đổ xuống từ độ cao hơn 30m Ba thác này có

thể kết hợp tạo nên chùm thác khai thác cho du lịch thắng cảnh Tuy nhiên, HĐDL

ở các địa điểm này vẫn chưa phát triển

B ảng 2.2: Danh mục thác nước có khả năng khai thác du lịch

Trang 30

3 Thác TaZun Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

Bình Thuận có số lượng hồ khá lớn, đa số là các hồ đều được sử dụng tổng hợp:

tưới tiêu, làm thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà dòng chảy một số nơi đã

bắt đầu khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch như hồ Hàm Thuận - Đa Mi, hồ Bàu Trắng, hồ Sông Quao

Hồ thủy điện Hàm Thuận rộng 2.500ha, nằm trên độ cao 605m, khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, có nhiều đồi cây và núi ven hồ, lòng hồ có nhiều đảo nhỏ

Hồ Đa Mi có diện tích 625 ha, nằm trên độ cao 325m, xung quanh có nhiều đồi, núi, khe, thác, vùng núi lân cận là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người

với đời sống và nền văn hoá rất đa dạng và đặc sắc

Vùng hồ thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch núi – hồ, được tỉnh quy hoạch thành cụm du lịch

Trang 31

B ảng 2.3: Danh mục hồ có khả năng khai thác du lịch

Trên địa bàn tỉnh, một số suối khoáng có thể khai thác cho du lịch Suối khoáng

C, thích hợp với loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh Trung tâm tắm khoáng – tắm bùn Vĩnh Hảo đang được khai thác phục vụ du lịch

B ảng 2.4: Danh mục suối khoáng có thể khả năng khai thác du lịch

Trang 32

3 Suối nước nóng Phong Điền Hàm Thuận Nam

độ đến 76oC Suối khoáng Bưng Thị kết với khu BTTN Tà Cú có thể khai thác trở

thành khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, điều dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái

rừng, vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch

Bình Thuận có vùng biển rộng lớn, diện tích lãnh hải 52.000 km2 Mặt biển ven

bờ có độ cao sóng trung bình 1 - 1,2m (cực đại 3m), độ cao triều cường không quá 210cm Nhìn chung chế độ hải văn hết sức thuận lợi phát triển các loại hình du lịch

thể thao trên biển Với lợi thế này, nhiều giải thể thao qui mô quốc gia, quốc tế đã bước đầu được tổ chức tại vùng biển Bình Thuận

2.1.2.4 Tài nguyên sinh v ật

Rừng chiếm khoảng 40,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, khá phong phú về

chủng loại và đa dạng sinh học Các khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc Núi Ông, Tà

Cú, Kalon - Sông Mao là những khu vực còn giữ được rừng nguyên sinh với thảm

thực vật đa dạng rất thích hợp cho du lịch sinh thái

Khu BTTN Núi Ông diện tích 23.194 ha, bao gồm các loại rừng như: rừng thường xanh, rừng rụng lá và nửa rụng lá Tổng số có 332 loài thực vật bậc cao, trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Gõ đỏ, Trắc bà rịa Hệ động vật của Núi Ông có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và

22 loài cá đã được ghi nhận Trong đó có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn

cầu [45] Nơi đây rất thích hợp trở thành điểm du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học

Trang 33

KBTB Cù Lao Cau, KBTB đảo Phú Quý tiềm năng du lịch biển vô cùng hấp

dẫn, cơ sở để Bình Thuận xác định trọng tâm triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh

B ảng 2.5: Danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển

Trang 35

2.1.3 Tài nguyên du l ịch nhân văn

2.1.3.1 Di tích các lo ại

Tính đến năm 2011, Bình Thuận có 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và

cấp tỉnh Số lượng các di tích đã được xếp hạng chưa nhiều, nhưng khá đa dạng

Nhằm khai thác các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phục vụ du lịch, tỉnh đã đầu tư tôn tạo, trùng tu 10 di tích, xây dựng 24 bia đá thuyết minh giới thiệu về lịch

sử hình thành và quá trình phát triển cuả các di tích văn hoá - lịch sử phục vụ du khách tham quan

B ảng 2.6: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bình Thuận

1 Di tích kiến trúc nghệ thuật nhóm đền tháp Chăm Pô Đam Tuy Phong

Trang 36

12 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Đức Nghĩa Phan Thiết

21 Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng Tánh Linh

Các di tích mang đặc trưng văn hoá Chăm là những công trình kiến trúc tiêu

biểu ở Bình Thuận Tỉnh đã nghiên cứu, thống kê được 33 di tích lịch sử văn hóa Chăm (7 đền tháp, 14 đền thờ, 2 thành cổ và 10 thánh đường) Trong số đó, 19 di tích được cộng đồng người Chăm trực tiếp trông nom, thờ cúng, 6 di tích do người

Việt thờ cúng và 8 di tích bị sụp đổ, hoang phế không ai trông nom, thờ phụng [26] Trong khi các di tích Chămpa ở Việt Nam hầu như chỉ còn tồn tại dưới dạng di tích

vật thể vì không có chủ nhân đích thực của nó chăm sóc thì hầu hết các di tích Chămpa ở Ninh Thuận và Bình Thuận được người Chăm địa phương thường xuyên

thờ cúng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo theo tập tục truyền thống Đây là một lợi

Trang 37

thế vượt trội của di tích lịch sử văn hóa Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cần khai thác phát huy để phục vụ phát triển du lịch Tiêu biểu là cụm tháp Chăm Pô Sah Inư, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 6 km được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ IX Đây là cụm tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm

của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ Hàng năm di tích đón hàng chục ngàn du khách từ các nơi đến

B ảng 2.7: Danh mục các di tích được xếp hạng cấp tỉnh của Bình Thuận

9 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng và dinh Ông Cô Phan Thiết

13 Di tích LS-VH đền thờ Bà Chúa Ngọc và vạn Thương Hải Phú Quý

Trang 38

15 Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Công chúa Bàn Tranh Phú Quý

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991), T ổ ch ức lãnh thổ du lịch Việt Nam , Vi ện NCPTDL, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ
Năm: 1991
3. Chính ph ủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quy ết định c ủa Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền v ững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Chính ph ủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
4. Chính ph ủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quy ết định c ủa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Chính ph ủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2002
5. C ục Thống kê Bình Thuận (2002 – 2010), Niên giám th ống kê 2002 – 2010 , Bình Thu ận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2002 – 2010
6. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam , Lu ận án Tiến sỹ Địa lý, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Trọng Dũng
Năm: 2009
7. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh (2007), Qu ản lí môi trường cho sự phát tri ển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí môi trường cho sự phát triển bền vững
Tác giả: Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
8. Nguy ễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát tri ển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Lu ận án Tiến sĩ Địa lí, ĐHKHTN, ĐHQGNH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội
Tác giả: Nguy ễn Thị Hải
Năm: 2002
9. Nguy ễn Thị Hải (2006), Ngu ồn lực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, H ội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ II, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Nguy ễn Thị Hải
Năm: 2006
10. Hi ệp Hội Du Lịch Sinh Thái (1998), Du l ịch sinh thái, hướng dẫn cho các nhà l ập kế hoạch và quản lý, C ục Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý
Tác giả: Hi ệp Hội Du Lịch Sinh Thái
Năm: 1998
11. Nguy ễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu (2001), Du l ịch bền vững, NXB Đại học Qu ốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguy ễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Nguy ễn Đình Hoè (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguy ễn Đình Hoè
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
13. IUCN và C ục Môi trường (1998), Bên kia chân tr ời xanh – Các nguyên tắc c ủa du lịch bền vững . Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bên kia chân trời xanh – Các nguyên tắc của du lịch bền vững
Tác giả: IUCN và C ục Môi trường
Năm: 1998
14. IUCN (1998), Tuy ển tập báo cáo Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng Sapa. Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập báo cáo Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng Sapa
Tác giả: IUCN
Năm: 1998
15. Lê Văn Khoa – Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chi ến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chính sách môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa – Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2006
16. Vũ Thị Như Lan (2005), Nghiên c ứu, đánh giá tài nguyên nước và đề xuất gi ải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thu ận – Bình Thuận , Lu ận án Tiến sĩ, Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Vi ệt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận
Tác giả: Vũ Thị Như Lan
Năm: 2005
17. Lindberg, K. và D.E.Hawkin (1993), Du l ịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà l ập kế hoạch và quản lý. C ục Môi trường dịch và xuất bản. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý
Tác giả: Lindberg, K. và D.E.Hawkin
Năm: 1993
18. Nguy ễn Xuân Lý (2006), Sưu tầm, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa Chăm phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Thuận. Đề tài nghiên c ứu cấp tỉnh. Bình Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sưu tầm, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa Chăm phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Thuận
Tác giả: Nguy ễn Xuân Lý
Năm: 2006
19. Ph ạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam , NXB Giáo d ục, Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Ph ạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
20. Ph ạm Trung Lương (2002), Du l ịch sinh thái những vấn đề về lý luận và th ực tiễn ở Việt Nam , NXB Giáo d ục, , Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Ph ạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
21. Nguy ễn Văn Lưu (2009), Th ị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: Nguy ễn Văn Lưu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w