Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh bình thuận (Trang 35 - 43)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.3.1. Di tích các loại

Tính đến năm 2011, Bình Thuận có 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Số lượng các di tích đã được xếp hạng chưa nhiều, nhưng khá đa dạng.

Nhằm khai thác các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phục vụ du lịch, tỉnh đã đầu tư tôn tạo, trùng tu 10 di tích, xây dựng 24 bia đá thuyết minh giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển cuả các di tích văn hoá - lịch sử phục vụ du khách tham quan.

Bảng 2.6: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bình Thuận

TT Tên di tích Địa điểm

1 Di tích kiến trúc nghệ thuật nhóm đền tháp Chăm Pô Đam Tuy Phong 2 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình An Tuy Phong 3 Di tích kiến trúc nghệ thuật miếu Quan Thánh Tuy Phong 4 Di tích thắng cảnh Cổ Thạch tự (Chùa Hang) Tuy Phong 5 Di tích LS-VH Đền thờ Poklong MơhNai

và sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm

Bắc Bình

6 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân An Bắc Bình 7 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân Hội Bắc Bình 8 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Pônít Bắc Bình 9 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đông An Bắc Bình 10 Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Po Sah Inư Phan Thiết 11 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Đức Thắng Phan Thiết

36

12 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Đức Nghĩa Phan Thiết 13 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Vạn Thủy Tú Phan Thiết

14 Di tích lịch sử DụcThanh Phan Thiết

15 Di tích lịch sử Mộ Nguyễn Thông Phan Thiết 16 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tú Luông Phan Thiết 17 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Lạc Đạo Phan Thiết 18 Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Hội HTB

19 Di tích Khảo cổ học Động Bà Hòe HTB

20 Di tích thắng cảnh Chùa Núi HTN

21 Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng Tánh Linh 22 Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh Thầy Thím La Gi 23 Di tích lịch sử văn hoá Vạn An Thạnh Phú Quý 24 Di tích thắng cảnh Linh Quang Tự Phú Quý

Nguồn: Sở VH,TT&DL

Các di tích mang đặc trưng văn hoá Chăm là những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Bình Thuận. Tỉnh đã nghiên cứu, thống kê được 33 di tích lịch sử văn hóa Chăm (7 đền tháp, 14 đền thờ, 2 thành cổ và 10 thánh đường). Trong số đó, 19 di tích được cộng đồng người Chăm trực tiếp trông nom, thờ cúng, 6 di tích do người Việt thờ cúng và 8 di tích bị sụp đổ, hoang phế không ai trông nom, thờ phụng [26]. Trong khi các di tích Chămpa ở Việt Nam hầu như chỉ còn tồn tại dưới dạng di tích vật thể vì không có chủ nhân đích thực của nó chăm sóc thì hầu hết các di tích Chămpa ở Ninh Thuận và Bình Thuận được người Chăm địa phương thường xuyên thờ cúng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo theo tập tục truyền thống. Đây là một lợi

37

thế vượt trội của di tích lịch sử văn hóa Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cần khai thác phát huy để phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là cụm tháp Chăm Pô Sah Inư, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 6 km được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ IX. Đây là cụm tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ. Hàng năm di tích đón hàng chục ngàn du khách từ các nơi đến.

Bảng 2.7: Danh mục các di tích được xếp hạng cấp tỉnh của Bình Thuận

TT Tên di tích Địa điểm

1 Di tích lịch sử - văn hóa đình Long Hương Tuy Phong 2 Di tích lịch sử – văn hóa vạn Tả Tân Tuy Phong 3 Di tích lịch sử - văn hóa miếu Hải Tân Tuy Phong 4 Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Hùng Vương Tuy Phong 5 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Hòa Thuận Bắc Bình 6 Di tích lịch sử - văn hoá chùa Xuân An Bắc Bình 7 Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bà Đức Sanh Phan Thiết 8 Di tích lịch sử - văn hóa vạn Thạch long Phan Thiết 9 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng và dinh Ông Cô Phan Thiết 10 Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa An Lạc HTB 11 Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng La Gi 12 Di tích lịch sử - văn hóa đình làng Lạc Tánh Tánh Linh 13 Di tích LS-VH đền thờ Bà Chúa Ngọc và vạn Thương Hải Phú Quý 14 Di tích lịch sử - văn hóa đình làng Triều Dương Phú Quý

38

15 Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Công chúa Bàn Tranh Phú Quý 16 Di tích lịch sử - văn hoá đền thờ Thầy Sài Nại Phú Quý 17 Di tích lịch sử - văn hoá đình làng Long Hải Phú Quý

Nguồn: Sở VH,TT&DL

Các di tích phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung nhiều nhất ở thành phố Phan Thiết.

Bảng 2.8: Số lượng di tích đã được xếp hạng của tỉnh Bình Thuận

Huyện, thành phố, thị xã Di tích đã xếp hạng Tổng Cấp quốc gia Cấp tỉnh Tuy Phong 3 4 7 Bắc Bình 5 2 7 Phan Thiết 8 3 11 HTB 2 1 3 HTN 1 0 1 Tánh Linh 1 1 2 Đức Linh 1 0 1 La Gi 1 1 2 Hàm Tân 0 0 0 Phú Quý 2 5 7 Tổng 24 17 41

40

2.1.3.2. Lễ hội

Bình Thuận có hơn 170 lễ hội dân gian truyền thống. Tỉnh đã chính thức đưa vào kế hoạch quảng bá du lịch các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, lễ hội Trung thu.

Bảng 2.9: Danh mục các lễ hội được tổ chức hàng năm

trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh

TT Tên lễ hội Đặc điểm

1

Lễ hội Katê

Vào tháng 8-9 âm lịch tại các lăng tẩm, đền miếu và các gia đình đồng bào Chăm, lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn.

2

Lễ hội Ramưwan

Cứ 3 tháng trong 1 năm và lùi ngược dần. Đây là lễ hội tiêu biểu của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni, vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa là tín ngưỡng dân gian được lưu giữ và kế thừa rất lâu đời. Ngoài những nghi lễ trang trọng, còn có các tiết mục văn nghệ dân tộc dân gian hết sức ấn tượng

3

Lễ hội Dinh Thầy

Thím

Ngày 15-16 tháng 9 âm lịch, tại Dinh Thầy Thím (La Gi) nhân ngày giỗ Thầy Thím, tưởng nhớ đến hai vị đã có công chữa bệnh giúp dân lành. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian rất hấp dẫn như: chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, thi kéo co… tạo nên một không khí hội hè vô cùng sôi động.

4

Lễ hội Kỳ Yên

Là lễ hội ở thánh đường của người Chăm BàNi (Hồi giáo cũ) tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, cầu cho quốc thái dân yên, mưa thuận gió hòa. Lễ hội của người Chăm nhưng đã tiếp biến văn hóa của người Việt trong quá trình sinh sống lâu đời tại khu vực này.

41

5

Lễ hội Đua thuyền

Mồng 2 tết Nguyên Đán, trên sông Cà Ty, lễ hội văn hoá truyền thống của địa phương.

6

Lễ hội Nghinh Ông

Vào trung tuần tháng 7 âm lịch của các năm chẵn (2 năm/lần). Lễ hội dân gian nguyên gốc của cộng đồng người Hoa vùng Đông Nam Á.

7

Lễ hội Trung thu

Đêm hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam, tổ chức ngày 14 tháng âm lịch, không khí hoành tráng, muôn sắc màu, đèn hoa rực rỡ do các em thiếu niên, nhi đồng diễu hành trên các trục đường chính của thành phố Phan Thiết.

8

Lễ hội Chém trâu

tế thần

Diễn ra một ngày trong tháng 4 Chăm lịch, tại đền Pô Rum Păn thị trấn Lạc Tánh, phong tục độc đáo, riêng biệt của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh

Nguồn: Sở VH,TT&DL

2.1.3.3. Nghề và làng nghề truyền thống

Các làng nghề truyền thống của Bình Thuận khá đa dạng, nổi bật là các làng nghề chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mỹ nghệ. Năm 2007 tỉnh công nhận 15 làng nghề TTCN đạt tiêu chuẩn, 7 làng nghề truyền thống đan mây tre, bánh tráng, mộc dân dụng, chế biến hải sản, …. Hiện nay tỉnh đang đầu tư 2 dự án chính nhằm khôi phục và phát triển phục vụ du lịch: làng nghề bánh tráng Phú Long, làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ (Hàm Thuận Bắc).

Bảng 2.10: Thống kê tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận

Huyện,

thành

phố, thị

Tài nguyên DL nhân văn Tài nguyên DL tự nhiên

Tổng số Di tích Tài nguyên Tổng Bãi biển Hồ, thác Suối khoáng Khu bảo Tài nguyên Tổn g Cấ Cấp

42 p QG tỉnh khác tồn khác Tuy Phong 3 4 1 8 3 1 1 1 3 9 17 Bắc Bình 5 2 1 8 3 4 0 1 3 11 19 Phan Thiết 8 3 1 12 7 0 0 0 3 10 22 HTB 2 1 1 4 0 7 0 0 3 10 14 HTN 1 0 1 2 2 0 3 1 4 10 12 Tánh Linh 1 1 1 3 0 5 0 1 2 8 11 Đức Linh 1 0 1 2 0 2 1 0 3 6 8 La Gi 1 1 1 3 2 1 0 0 3 6 9 Hàm Tân 0 0 2 2 2 0 0 0 3 5 7 Phú Quý 2 5 0 7 3 0 0 1 1 5 12 Tổng 24 17 10 51 22 20 5 5 28 80 131

2.1.3.4. Tài nguyên du lịch nhân văn khác

Các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của Bình Thuận khá đa dạng như: chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, sử thi Raglai… Cồng chiêng trong văn hóa các dân tộc ít người, nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người K’ho Mạ, tập trung ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình. Văn hoá cồng chiêng và các làn điệu dân ca của dân tộc Châu Ro ở xã Trà Tân (Đức Linh), cùng với tiếng khèn bầu, đàn Chapi, trống Paranưng và những điệu múa của dân tộc Chăm là những di sản văn hoá vô giá trên đất Bình Thuận, điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận được nhiều du khách biết đến là nước mắm Phan Thiết, mực khô, mực một nắng, trái thanh long... Văn hóa ẩm thực mang đặc trưng hương vị vùng biển Bình Thuận được thể hiện trong cách chế biến, cách

43

thưởng thức các món ăn như: bánh xèo, gỏi cá mai, dông, sò điệp… đang được khai thác trong các tuyến du lịch.

Một phần của tài liệu thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh bình thuận (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)