7. Cấu trúc của đề tài
3.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên
ứng phó kịp thời.
+ Khảo sát những biến đổi khí hậu đã từng xảy ra trên những vùng du lịch trọng điểm. Xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu để đánh giá định lượng tác động của biến đổi khí hậu như độ cao của mực nước biển, diện tích ngập, độ sâu ngập, độ mặn, suy giảm của môi trường, đa dạng sinh học, …. Khi đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các dự án du lịch, đặc biệt chú ý đến các vùng nhạy cảm, các vùng trọng điểm phát triển như: ven biển, vùng hải đảo, vùng núi đang bị lũ quét đe dọa, vùng khô hạn có dấu hiệu hoang mạc hóa, trên cơ sở đưa ra những biện pháp thích ứng trong quy hoạch. Những vùng ven biển phải để lại những cồn cát chống ngập mặn, chống nước dâng, sóng thần.
3.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên du lịch lịch
Đa dạng hoá sản phẩm du lịch là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải đi đôi với nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, đồi, rừng, những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử với những nét đặc trưng riêng của Bình Thuận để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường.
69
- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Trong số 170 lễ hội của tỉnh, chọn một số lễ hội chính thu hút khách du lịch như: lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội Katê, lễ hội Trung thu. Du thuyền và đua thuyền buồm đang còn xa lạ với công chúng Việt Nam. Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né – Bình Thuận được tổ chức tốt sẽ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm cao cấp du lịch biển, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và tỉnh Bình Thuận.
- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đềnhư tham quan thành phố Phan Thiết, các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, du lịch caravan quốc tế… tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại, kéo dài ngày lưu trú của khách.
- Phát triển các dịch vụ cao cấp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu cao của du khách, tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Tập trung khai thác loại hình du lịch thể thao trên biển, trên đồi cát đang có sức hấp dẫn lớn đối với du khách nước ngoài như lặn biển, môtô nước, ván trượt, dù lượn... Đồng thời đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao qui mô toàn quốc và quốc tế như giải thuyền buồm, canô cao tốc, biểu diễn khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn quốc tế, các giải đua thuyền truyền thống, thi thả diều, trượt cát, giải golf toàn quốc tạo hình ảnh ấn tượng, thu hút khách du khách có khả năng chi trả cao.
- Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách. Nghiên cứu tổ chức chợ đêm văn hóa tại Hàm Tiến, trưng bày và bán các sản phẩm truyền thống của địa phương như tranh cát với nguyên liệu cát nhiều màu và sẵn có ở Bình Thuận, tranh thêu, sản phẩm từ vỏ ốc, vỏ sò, từ cây dừa .... Chợ đêm còn là nơi để du khách có thể giao lưu, tìm hiểu những nét văn hóa dân tộc đặc sắc của Bình Thuận, có các chương trình văn hóa, văn nghệ tổ chức vào các thứ bảy hàng tuần, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm. Ngoài việc kinh doanh theo những quy định của pháp luật, mọi người bán hàng
70
trong chợ còn phải tuân thủ một số quy định khác về trang phục, về cách ứng xử với khách, đảm bảo nơi đây trở thành địa điểm mua bán mang đậm yếu tố văn hóa, văn minh.
71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Bình Thuận có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Hoạt động du lịch đã bước đầu chú trọng điều hòa giữa khâu khai thác, cải tạo, phục hồi và tái tạo tài nguyên. Dù còn non trẻ nhưng du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
Tuy nhiên, tài nguyên du lịch chưa được khai thác toàn diện, chưa có sự đầu tư, tôn tạo bảo vệ một cách thỏa đáng. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao. Hầu hết các sản phẩm du lịch mới chỉ dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư để biến những nguồn tài nguyên thô trở thành những sản phẩm du lịch có tính hàng hóa cao, nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương chưa được khai thác, tôn tạo và phát huy. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch chưa rõ ràng, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch. Một số mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế khác chưa được khắc phục dẫn đến tình trạng khai thác kinh doanh tuỳ tiện gây tác hại xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế và bất cập đó là: hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong xã hội, trong dân, các ngành, các cấp còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ. Công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Phát triển sản phẩm du lịch còn tự phát, chưa được nghiên cứu bài bản, chưa phát huy có hiệu quả những lợi thế của tài nguyên du lịch.
Để phát triển du lịch bền vững, du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; Tăng cường đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch; Giảm thiểu áp lực lên môi trường du lịch; Đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy có hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch.
72
2.KIẾN NGHỊ
Nhằm phát huy tối đa các lợi thế so sánh của tài nguyên du lịch, đưa Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế, kiến nghị các cơ quan chức năng:
+ Kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền tiếp tục triển khai điều chỉnh các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư, quản lý chặt chẽ tài nguyên và môi trường du lịch theo quy hoạch
- Có giải pháp dung hòa cân đối sự phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác (đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác titan, phong điện và nuôi trồng thủy sản) tại các địa bàn trọng điểm du lịch.
- Đầu tư xây dựng bảo tồn, phục hồi làng dân tộc ít người, làng nghề truyền thống, lễ hội là điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách, đồng thời nâng cao được đời sống của đồng bào dân tộc.
- Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Cù Lao Cau, đảo Phú Quý; Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông và Kalon - Sông Mao.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Đình Bắc (biên dịch) (1998), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPTDL, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
5. Cục Thống kê Bình Thuận (2002 – 2010), Niên giám thống kê 2002 – 2010, Bình Thuận.
6. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Địa lý, ĐHSPHN.
7. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh (2007), Quản lí môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa lí, ĐHKHTN, ĐHQGNH.
9. Nguyễn Thị Hải (2006), Nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị,
Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ II, Hà Nội.
10. Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái (1998), Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Cục Môi trường.
11. Nguyễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Hoè (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục.
74
13. IUCN và Cục Môi trường (1998), Bên kia chân trời xanh – Các nguyên tắc của du lịch bền vững. Hà Nội.
14. IUCN (1998), Tuyển tập báo cáo Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng Sapa. Hà Nội
15. Lê Văn Khoa – Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học quốc gia.
16. Vũ Thị Như Lan (2005), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận, Luận án Tiến sĩ, Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
17. Lindberg, K. và D.E.Hawkin (1993), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý. Cục Môi trường dịch và xuất bản. Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Lý (2006), Sưu tầm, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa Chăm phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Thuận. Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Bình Thuận.
19. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục,Hà Nội.
20. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, ,Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Đặng Văn Phan – TS Nguyễn Kim Hồng (2002), Tổ chức lãnh thổ, ĐHSP tp. Hồ Chí Minh.
23. Pirojnik (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến biên dịch), Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, 1985.
24. Trương Sĩ Quí (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐHKTQD.
75
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Hà Văn Siêu, Đánh giá điểm mạnh điểm, yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020,Viện NCPTDL.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Hà Nội.
28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, các Báo cáo tình hình công tác du lịch năm 2005 ,2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Chương trình kế hoạch phát triển du lịch năm 2005 ,2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
29.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Các di tích lịch sử văn hóa - điểm du lịch Bình Thuận.
30. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận.
31. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010),Đề án bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tỉnh Bình Thuận
32. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
33. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
34. Lê Thông (1992), Nhập môn địa lí nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
35. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
36. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục.
37. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
76
38. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, số 568/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010, Hà Nội.
39. Thủ tướng Chính phủ (2011), Dự thảo Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính phủ (2011), Dự thảo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển Đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020, Hà Nội.
41. Thủ tướng Chính phủ (2011), Dự thảo Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
42. Tỉnh uỷ Bình Thuận (2004), Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khoá X) về phát triển du lịch đến năm 2010.
43. Tỉnh uỷ Bình Thuận (2010), Tài liệu tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII (2010 – 2015).
44. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Du lịch Việt Nam. Hà Nội.
45. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 – 2005. Hà Nội.
46. Tổng cục Du lịch (2009), Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, kỉ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam. Hà Nội.
47. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2009, NXB Tổng cục Thống Kê, Hà Nội.
48. Phan Văn Trường (2006), Hiện trạng môi trường trong các điểm mỏ titan sa
khoáng ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận, Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ II.
77
49. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục
vì sự phát triển bền vững (2007), Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Đại học Sư phạm.
50. Trần Đức Tuấn (2004), Sự phát triển bền vững của du lịch ở Việt Nam: những vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý – những vấn đề Kinh tế – Xã hội và môi trường trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trường ĐHSP tp. Hồ Chí Minh.
51. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
52. UBND tỉnh Bình Thuận (2003), Báo cáo tổng kết 10 năm “Thực hiện Chỉ thị số 399/TTg ngày 05/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế biển”, Phan Thiết ngày 10 tháng 11 năm 2003, Bình Thuận.
53. UBND tỉnh Bình Thuận, Nội dung chủ yếu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010, Bình Thuận.
54. UBND tỉnh Bình Thuận (2007), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bình Thuận.
55. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo Sơ kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đến năm 2010, Bình Thuận.