7. Cấu trúc của đề tài
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
trách nhiệm của toàn xã hội bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Nhận thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ phía chính quyền, các ngành, các cấp cũng như cộng đồng dân cư. Sự đổi mới trong ý thức sẽ dẫn đến một sự đổi mới tương ứng trong hành vi và thái độ.
Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:
- Tuyên truyền dưới nhiều hình thức làm chuyển biến và nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn xã hội về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của phát triển du lịch và trách nhiệm đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
Văn hóa tạo ra cái hồn cho sản phẩm du lịch. Hình ảnh thương hiệu du lịch Bình Thuận sẽ đẹp và ấn tượng hơn trong lòng du khách vì nhân tố văn hóa, nhân tố con người chứ không phải chỉ vì cơ sở vật chất. Khách du lịch đến Bình Thuận không phải chỉ vì bờ biển đẹp, nhiều resort tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao… mà còn vì những cuốn hút về mặt văn hóa. Nét đẹp văn hóa địa phương là những nét đẹp riêng, đặc trưng sẽ góp phần quan trọng làm tăng thêm hình ảnh thương hiệu du lịch Bình Thuận. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới. Nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp quê hương, giữ gìn văn hóa, làng nghề truyền thống, giữ gìn nếp sống văn minh, đề cao cảnh giác trong việc giữ vững an ninh, an toàn xã hội, xây dựng phong cách giao tiếp, ứng xử có văn hoá góp phần tạo hình ảnh đẹp về con người Bình Thuận, góp phần khẳng định vị thế của du lịch Bình Thuận trong phát triển du lịch của cả nước.
63
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đảm bảo sao cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường cần được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và cán bộ quản lý các khu bảo tồn về các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông, Kalon- Sông Mao và khu bảo tồn biển Phú Quý, Cù Lao Cau. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở lưu trú du lịch và đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà hàng, khách sạn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và các khóa đào tạo trong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch chú trọng sử dụng nguồn năng lượng sạch và có hệ thống xử lý rác thải phù hợp, có biện pháp xử phạt đối với các nhà hàng, khách sạn, resort, khu vui chơi, giải trí gây ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền giáo dục du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch. Trau dồi sự hiểu biết của du khách về vai trò của họ trong việc ngăn ngừa ô nhiễm, trong việc xả rác hợp lý, trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, giúp du khách có nhận thức đúng đắn để không mua bán các sản phẩm hay các dịch vụ gây đe dọa suy thoái và ô nhiễm môi trường. Khi đã có nhận thức đúng đắn, khách du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc bảo tồn cho các nguồn tài nguyên du lịch.