1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

115 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 814 KB

Nội dung

Khảo sát thực trạng nhận thức về Ban kiểm tra nội bộ trường học T T Nội dung khảo sát Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1 Ban kiểm tra nội bộ nhà trường được thành lập theo Quyết định của H

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi

NGHỆ AN- 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnPGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi – người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong việcđịnh hướng đề tài, định hướng các vấn đề nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô của Trường Đại học Vinh đãtận tình giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và hướng dẫn tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Bố Trạch, đội ngũ cán bộ quản lý, đồng nghiệp ở các trường trung học

cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã động viên, tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn

Dù đã rất cố gắng, nhưng do khả năng hạn chế của bản thân nên luận văn này cũng khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong sự hướng dẫn, góp ý chân tình của các quý lãnh đạo, thầy, cô, của các bạn học lớp Cao học Quản lý giáo dục K20A và đồng nghiệp để tôi hoàn chỉnh luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn

Tác giả

Võ Hải Quân

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

1.2.1 Kiểm tra; kiểm tra nội bộ; kiểm tra nội bộ trường học 121.2.2 Hiệu quả và hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 151.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra

1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội

II

Trang 5

1.4.2 Nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục huyện Bố

2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về

công tác kiểm tra nội bộ trường THCS tại huyện Bố Trạch 422.2.2 Thực trạng nhận thức về Ban kiểm tra nội bộ trường học 502.2.3 Thực trạng về lực lượng kiểm tra nội bộ trường học 522.2.4 Thực trạng tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ

2.2.5 Thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ

2.2.6 Thực trạng nội dung và hình thức kiểm tra nội bộ trường

2.2.9 Thực trạng chỉ đạo, kiểm tra của Phòng giáo dục-Đào tạo

Bố Trạch trong công tác kiểm tra nội bộ trường học 662.3 Thành công và hạn chế trong công tác kiểm tra nội bộ ở các

2.3.1 Đánh giá nguyên nhân của thành công và hạn chế 67

Trang 6

Tiểu kết chương 2 71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

ở các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 743.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,

nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học 743.2.2 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên Ban

3.2.3 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ

trường THCS phù hợp với yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của

3.2.4 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế

hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Phòng GD-ĐT đối với các

3.2.5 Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh

nghiệm và công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến 843.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 87

Trang 7

5 GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo

Bảng 1.1 Kết quả phổ cập giáo dục THCS huyện Bố Trạch năm 2013

Bảng 2.1 Tình hình phát triển số lượng bậc trung học cơ sở trong 3 năm

(2011 – 2013)

Bảng 2.2 Kết quả chất lượng giáo dục trong 3 năm (2011 -2013)

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức chung về công tác kiểm tra

lực của người Hiệu trưởng

Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức công tác của Ban kiểm tra

nội bộ trường học

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung công tác kiểm tra nội bộ

trường học

V

Trang 8

Bảng 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng hình thức kiểm tra nội bộ.

Bảng 2.12 Kết quả khảo sát biên bản kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.13 Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên, nhân viên được kiểm tra về

thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát về thực hiện công tác sau kiểm tra nội bộ trường

học

Bảng 2.15 Kết quả khảo sát về việc sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ

Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến nhóm chuyên gia đánh giá tính cần thiết và tính

khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểmtra nội bộ trường THCS

Bảng 3.2 Tổng hợp ý kiến nhóm cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đánh giá

tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả công tác kiểm tra nội bộ trường THCS

VI

Trang 9

Đạt chuẩn PCTH ĐĐT

Tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (%)

Tỉ lệ trẻ 11-

14 tuổi HTCT TH (%)

Tỉ lệ HTCT TH vào lớp 6 (%)

Tỉ lệ lớp 9 TN THCS (%)

Tỉ lệ 15-18 tuổi có bằng THCS (%)

Trang 10

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Xin các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về công tác KTNB trường THCS, bằng cách đánh dấu x vào ô trống thích hợp theo nộidung các bảng sau:

I Khảo sát thực trạng nhận thức chung về công tác kiểm tra nội bộ trườnghọc.

đồng ý

Đồngý

Khôngđồng ý

1

Cấp có thẩm quyền kiểm tra nội bộ trường

học:

- Công tác kiểm tra nội bộ thuộc thẩm

quyền của Phòng giáo dục-đào tạo và cấp

trên

- Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm

quyền của Hiệu trưởng

- Hoạt động kiểm tra nội bộ thuộc thẩm

quyền của Ban thanh tra nhân dân

2 Mục đích của kiểm tra nội bộ trường học:

- Phát hiện ưu điểm, khắc phục khuyết

Trang 11

điểm, khen chê kịp thời, xử lý khi cần thiết

để điều chỉnh công tác quản lý giúp nhà

trường nâng cao chất lượng giáo dục

- Phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa

ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng

kiểm tra (CBGV, HS) hoàn thành tốt nhiệm

vụ

- Phát hiện những GV vi phạm để xử lý

- Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ

giáo viên theo định kỳ: hàng tháng, từng

học kỳ, cả năm; Đánh giá xếp loại toàn

diện giáo viên, học sinh trong năm học

3 Đối tượng kiểm tra nội bộ:

- Cơ sở vật chất của nhà trường, chi tiêu tài

chính, hoạt động của các phần hành

- Những giáo viên vi phạm quy chế

chuyên môn

- Bao gồm cả công tác giảng dạy và giáo

dục của giáo viên và hoạt động học tập của

học sinh

II Khảo sát thực trạng nhận thức về nội dung kiểm tra nội bộ trường học

trọng

Quantrọng

Khôngquantrọng

1

Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu về số

lượng học sinh; số lượng, chất lượng phổ

cập giáo dục ở từng khối lớp và toàn

trường.

2

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế

hoạch đào tạo.

Trang 12

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chươngtrình dạy học và giáo dục

- Kiểm tra chất lượng dạy học và giáo dục:Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống;chất lượng văn hoá, khoa học, kỹ thụât;chất lượng giáo dục sức khoẻ, thể dục, vệsinh; chất lượng giáo dục thẩm mĩ và chấtlượng giáo dục ngoài giờ lên lớp

3

Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng;kết hợp kiểm tra hồ sơ của tổ: kế hoạch tổ,các loại sổ sách

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ, chế độ dựgiờ thăm lớp, hội giảng

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyênmôn và công tác bồi dưỡng và tự bồidưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của giáoviên

- Kiểm tra giáo viên: Kiểm tra về phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống của giáoviên; kiểm tra kết quả giảng dạy của giáoviên; kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụkhác được phân công

4 Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị dạy học.

- Kiểm tra việc đảm bảo tiêu chuẩn về lớphọc như: bàn, ghế, bảng, ánh sáng, vệsinh

Trang 13

- Kiểm tra cảnh quan sư phạm của trường:Cổng trường, tường rào, đường đi, vườnhoa, cây xanh, công trình vệ sinh, hệ thốngcấp thoát nước, lớp học, vệ sinh phongquang trường lớp

-Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sởvật chất, thiết bị dạy học: đồ dùng dạy học,phòng thí nghiệm, dụng cụ thể thao, thưviện, vườn trường, sân chơi, bãi tập, phòngchức năng, nhà xe…

5 Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng

- Tự kiểm tra công tác kế hoạch (kế hoạchhoá), bao gồm: Thu thập, xử lý thông tin,xác định mục tiêu, tìm phương án, giảipháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thôngqua và truyền đạt kế hoạch

- Tự kiểm tra công tác tổ chức, nhân sự:xây dựng, sử dụng bộ máy, quy định chứcnăng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phối hợp,quan hệ từng bộ phận, cá nhân…cho việcthực hiện kế hoạch đã đề ra

- Tự kiểm tra công tác chỉ đạo: Hiệutrưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt:nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm,điều hoà phối hợp, kích thích động viên,bồi dưỡng cán bộ giáo viên…trong hoạtđộng chỉ đạo các công tác trong trường

Trang 14

- Tự kiểm tra công tác kiểm tra : Kiểm tra

để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, động

viên,uốn nắn, giúp đỡ kịp thời

- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá: về lề

lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý

của mình, tự đánh giá khách quan phẩm

chất, năng lực và uy tín của mình để tự

điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn

mực của người quản lý trường học

III Khảo sát thực trạng nhận thức về Ban kiểm tra nội bộ trường học

T

T Nội dung khảo sát

Rất đồng ý Đồng ý

Không đồng ý

1

Ban kiểm tra nội bộ nhà trường được

thành lập theo Quyết định của Hiệu

trưởng

2

Nhiệm vụ của Ban kiểm tra nội bộ nhà

trường là kiểm tra các cá nhân, bộ phận

theo kế hoạch kiểm tra

3

Ban kiểm tra nội bộ nhà trường là một

hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng thành

lập

4

Vai trò của Trưởng Ban kiểm tra nội bộ

nhà trường là thực hiện nhiệm vụ xây

dựng kế hoạch và quản lý hoạt động của

Ban kiểm tra nội bộ nhà trường

5 Trưởng Ban kiểm tra nội bộ nhà trường

là người giải quyết những vấn đề phát

sinh giữa giáo viên, nhân viên với các

Trang 15

thành viên Ban kiểm tra nội bộ nhà

trường trong quá trình hoạt động

6

Hiệu trưởng nhà trường là người giải

quyết cuối cùng những vấn đề phát sinh

giữa giáo viên, nhân viên với các thành

viên Ban kiểm tra nội bộ nhà trường

trong quá trình hoạt động

IV Khảo sát thực trạng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra nội bộ

1 Phẩm chất đạo đức

2 Trình độ chuyên môn

3 Kỹ năng đánh giá (Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ)

V Khảo sát thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người Hiệu trưởng.

1 Kiểm tra là một hoạt động tất yếu của

Hiệu trưởng để quản lý nhà trường

2 Qua kiểm tra, anh (chị) đã được phân

Trang 16

tích, góp ý cụ thể trong công tác được

giao

3

Qua kiểm tra đã giúp các anh (chị) nhận

ra được các hạn chế, thiếu sót trong công

tác được giao

4 Qua kiểm tra đã giúp các anh (chị) có

nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc

5

Qua kiểm tra, anh (chị) thấy nhiều hoạt

động khác trong nhà trường không có gì

nổi bật nhưng vẫn được đánh giá tốt

6 Anh (chị) luôn chuẩn bị tốt khi có thông

báo kiểm tra

7 Anh (chị) đã hợp tác tốt với người kiểm

tra

8 Anh (chị) đã được trả thông tin kịp thời

sau kiểm tra

9

Anh (chị) chấp nhận ý kiến trong biên

bản mà không cần xem xét kỹ nội dung

trong đó

10

Tất cả thành viên Ban kiểm tra nội bộ có

nghiệp vụ chuyên môn tốt trong việc

kiểm tra các cá nhân, bộ phận được kiểm

tra

VII Khảo sát về việc sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ (dùng cho giáo viên,nhân viên)

1 Kết quả kiểm tra nội bộ được đưa vào

đánh giá thi đua cuối kỳ, cuối năm

2 Giáo viên xếp loại tốt trong các đợt

Trang 17

kiểm tra nội bộ được nhà trường biểu

dương, khen thưởng

Kết quả kiểm tra nội bộ được sử dụng

để xem xét trong đề xuất cán bộ nguồn,

đề bạt cán bộ quản lý

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của các trường THCS huyện

Bố Trạch, rất mong Thầy, Cô vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu “x”vào các ô được chọn trong bảng "Kết quả thăm dò"ở bảng sau:

TT Các giải pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Khả thi

Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về

công tác kiểm tra nội bộ trường học.

2

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho các thành viên Ban kiểm tra nội

bộ trường học.

3 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế

hoạch kiểm tra nội bộ trường THCS

Trang 18

phù hợp với yêu cầu chung và điều

kiện cụ thể của từng trường THCS

huyện Bố Trạch

4

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm

tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra

nội bộ trường học của Phòng

GD-ĐT đối với các trường THCS.

5

Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng

kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và

làm tốt công tác thi đua khen

thưởng, nhân điển hình tiên tiến

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng của quá trình quản lý, đó

là công việc mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào, cương vị nào cũng phải thựchiện để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra thực tế đã đạt được đến đâu vànhư thế nào Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điềuchỉnh kịp thời nhằm đạt mục tiêu đã định

KTNB là dạng đặc thù của chức năng kiểm tra trong giáo dục, là hoạtđộng xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáodục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáodục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinhnói riêng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo

Kiểm tra là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý giáo dục,đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên và bền vững trong quản lý,làm khép kín chu trình vận động của quản lý giáo dục Đó là chức năng đíchthực của quản lý giáo dục, là công cụ của hệ thống điều khiển giúp xác định

Trang 19

mức độ giá trị, các tác động từ môi trường vào hệ thống cũng như hình thành

cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý giáo dục

Quan tâm đến công tác KTNB là biểu hiện phẩm chất của người quản

lý và góp phần chống bệnh quan liêu của người lãnh đạo

Tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh, chúng ta thấy Người rất quantâm đến việc kiểm tra Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ quảnlý: Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có đượcthi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm quachuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát Theo Bác: Kiểm tra không phải làmột thứ đặc quyền, đặc ân của người quản lý dùng để lục soát, theo dõi, xácminh, đánh giá thiếu sót của người dưới quyền hay để tóm lấy thành tích, đểkhi có dịp là dùng đến mà xem đó là chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo

và của mọi người Kiểm tra phải nhằm mục đích nắm chính xác, đầy đủ côngviệc và kết quả của công việc đó

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có ba điều cần phải kiểm soát, đó là:

- Có kiểm soát mới biết cán bộ, nhân viên tốt hay xấu

- Mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân, đơn vị, cơ quan

- Mới biết ưu điểm của các mệnh lệnh, nghị quyết

Trong trường học việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếp nhận thông tinđầy đủ, chính xác về công việc, về con người để đánh giá đúng đắn công việc,con người Theo Bác: Kiểm tra phải thực hiện chức năng tự bộc lộ, tự điềuchỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người Kiểm tra phải nhằm độngviên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, quyết sửa chữa mặt còn hạnchế Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, về sau khuyết điểm sẽbớt đi

Trang 20

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra có hai cách: Một là từ trên xuống,người lãnh đạo kiểm tra kết quả công việc của người dưới quyền Hai là từdưới lên, quần chúng kiểm tra người lãnh đạo.

Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông phụ thuộc rất lớnvào công tác quản lý giáo dục; đặc biệt là vào trình độ nghiệp vụ quản lý củađội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục của cán

bộ quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện thành thạo hay không các chứcnăng quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch; chỉ đạo, tổ chức thực hiện vàkiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình giáo dục

Nhà trường là tế bào của nền giáo dục quốc dân, đổi mới quản lý nhàtrường góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói chung Trong đó đổi mớiKTNB trường học là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần đổi mới quản lýnhà trường, đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồnnhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là những nội dung tại Kết luận số51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, hoạt động KTNBnói chung và kiểm tra giáo dục của Phòng GD - ĐT nói riêng đang còn cónhững hạn chế và bất cập chưa đáp ứng với tình hình phát triển giáo dụctrong thời kỳ mới Để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phụcnhững mặt hạn chế, thiếu sót, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống kiểm tra nội

bộ, tăng cường công tác kiểm tra giáo dục, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểmtra giáo dục ở các cấp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lýNhà nước trong giáo dục

Trang 21

Thực tiễn cho thấy: Nâng cao hiệu quả công tác KTNB ở các trườnghọc nói chung, các trường trung học cơ sở trên địa bàn Huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bình nói riêng nhằm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch,chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chếthi cử, tổ chức thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động, thực hiện cácquy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trườnghọc hiện nay

Công tác KTNB trường trung học cơ sở hiện nay từ nhận thức đến việcthực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá vẫn còn nhiều hạnchế, bất cập, còn mang nặng tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả sau khikiểm tra Việc tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh sau khi kiểm tra còn hờihợt, thiếu nghiêm túc, đánh giá xếp loại giáo viên còn nể nang, cào bằng, chỉlàm để đạt được chỉ tiêu kiểm tra trong nhà trường; chưa đáp ứng nhu cầuđược đánh giá của cán bộ, giáo viên, làm giảm động cơ lao động, sáng tạo, xuhướng phấn đấu vươn lên của các tập thể, cá nhân trong ngành GD-ĐT huyện

Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động quản lý giáo dụcsong trong thực tế vấn đề này tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình còn ítđược nghiên cứu Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ, chúng tôi

chọn đề tài: " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" để nghiên cứu

nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tácKTNB ở các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB ởcác trường trung học cơ sở, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục củacác trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 22

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác KTNB ở các trường trung học cơ

sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTNB trường trung học

cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu quả công tác KTNB trường trung học cơ sở của huyện Bố Trạch

sẽ được tăng cường nếu vận dụng tốt các giải pháp nhằm phát huy được vaitrò của KTNB trong hoạt động kiểm tra do tác giả đề xuất Từ đó, góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề KTNB trường trung học cơ sở.

5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác KTNB ở các trường trung học cơ sở

huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB ở các

trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kiểm tranội bộ; nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến lý luận quản lý giáo dục, lýluận về KTNB và KTNB trường trung học cơ sở

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, trắc nghiệm, lấy ýkiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục, KTNB

6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ

Trang 23

Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoahọc quản lý giáo dục.

7 Đóng góp của luận văn

Làm sáng tỏ thực trạng công tác KTNB các trường trung học cơ sở và

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB các trườngtrung học cơ sở trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tranội bộ trường học

Chương 2: Thực trạng việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

ở các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

ở các trường trung học cơ sở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Trang 24

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, trong tiến trình phát triển đất nước, không có một quốc gianào, dân tộc nào lại không quan tâm đến phát triển giáo dục

Ngay từ đầu thế kỷ XIX Nhật Bản đã quan tâm đến phát triển giáo dục,thập niên 70, 80 của thế kỷ trước Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore là những tấmgương về tập trung đầu tư, chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục Việc giatăng sức mạnh nguồn lực con người được các quốc gia này thực hiện bằng cáccuộc cách mạng về GD&ĐT Từ một nước nghèo không có tài nguyên thiênnhiên, sau 25 năm Hàn Quốc trở thành một quốc gia có nền kinh tế, công nghệđứng thứ 11 trên thế giới, sự thần kỳ này được thực hiện bởi sự đầu tư đúng mứccho giáo dục, bởi sự học tập chăm chỉ, ý chí quyết tâm vươn lên của người dânHàn Quốc Để giữ vững vị trí đứng đầu về kinh tế, khoa học và công nghệ, nước

Trang 25

Mỹ rất chú trọng đến phát triển giáo dục, bằng sự đầu tư tài chính lớn và sự quantâm chia sẽ của toàn xã hội Sự thành công về giáo dục của các nước nói trên cómột phần không nhỏ từ công tác quản lý, họ đã vận dụng tốt những kinhnghiệm quản lý doanh nghiệp vào việc quản lý chất lượng nhà trường theotiêu chuẩn ISO Trong đó công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ bên trongđơn vị được xem là quan trọng nhất để quyết định chất lượng, thương hiệucủa một đơn vị.

Những năm gần đây Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện BốTrạch đã được tập huấn về công tác quản lý theo tài liệu của Học viện giáodục Singapore; đồng thời tổ chức cho một số Hiệu trưởng các trường thamquan học tập thực tế ở một số trường tại Singapore Qua tập huấn và tìm hiểuthực tế cho thấy công tác KTNB trường học có vai trò rất quan trọng trongcông tác quản lý nhà trường

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong nghiên cứu về lý luận quản lý nói chung và trong quản lý giáodục nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã quan tâm về công táckiểm tra, KTNB trong quản lý Có rất nhiều đầu sách, bài giảng của các tácgiả, giảng viên nghiên cứu về quản lý giáo dục có thể kể đến như: Nguyễn

Ngọc Quang (1989) với cuốn “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”; Đặng Quốc Bảo (1997) với cuốn “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”; Trần Kiểm (2004) với cuốn: “Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn”; tác giả Thái Văn Thành (2007) với cuốn “Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” Qua nghiên cứu, các tác giả đều đề cập đến 4

chức năng chủ yếu trong quản lý đó là kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển (chỉđạo thực hiện), kiểm tra, khẳng định vai trò quan trọng của chức năng kiểmtra trong quản lý nói chung và trong quản lý nhà trường

Trang 26

Các công trình trên thực sự là cẩm nang cho các nhà quản lý giáo dục cáccấp trong lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Về quản lý nhà trường, các tác giả : Nguyễn Ngọc Quang (1989), Hà Sỹ

Hồ (1997), Đặng Quốc Bảo (1997) đã nêu lên những nguyên tắc chung củaviệc quản lý hoạt động dạy - học, từ đó chỉ rõ một số biện pháp quản lý nhàtrường Một trong số các biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt độngcủa hệ thống quản lý đi đúng mục tiêu, kế hoạch là các biện pháp kiểm tra,thanh tra, đánh giá kết quả công việc trong từng giai đoạn nhất định

Về kiểm tra nội bộ, tác giả Lưu Xuân Mới (1993) đã viết: “Kiểm tra

nhằm mục đích xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng đích Kiểm tra nhằm mục đích giúp nhà trường nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.[25, tr.18]

Công tác KTNB trường học luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục,các cấp quản lý quan tâm nghiên cứu để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tại cơ

sở Có thể kể đến các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT như:

- Quyết định số 329/QĐ ngày 31/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thôngtrung học, tại Khoản D Quy trình, Điểm 4 Kiểm tra, nêu rõ: “ Hiệu trưởngtrực tiếp kiểm tra và tổ chức có nền nếp việc kiểm tra trong nội bộ trường,nhất là kiểm tra chuyên môn; kết hợp nhiều hình thức kiểm tra và nhiều lựclượng tham gia kiểm tra Coi trọng việc tự kiểm tra của cá nhân, của tập thểgiáo viên, công nhân, nhân viên, học sinh Trong công tác, kiểm tra phải đánhgiá tiến độ và kết quả giáo dục, phát hiện thiếu sót, đề xuất phương hướng,biện pháp để phát huy thành tích (đặc biệt coi trọng thực chất thi đua Hai tốt)

Trang 27

và sửa chữa khuyết điểm, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch Tổ chức kiểm tra toàndiện các đơn vị bộ phận trong trường trước thời điểm tổng kết năm học.”

- Theo Quyết định số 478/QĐ ngày 11/03/1993 của Bộ trưởng BộGiáo dục ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh traGiáo dục và Đào tạo, Điều 22- Chương VI về công tác KTNB trong cáctrường học và các đơn vị trong ngành, quy định: “Hiệu trưởng các trường, thủtrưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộmáy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét vàgiải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý củamình”

- Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/03/2004 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạtđộng sư phạm của giáo viên phổ thông, trong mục 4 về “Công tác quản lý củaHiệu trưởng”, có nội dung thanh tra: “Việc thực hiện KTNB của nhà trườngtheo quy định: Mỗi năm học, Hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra toàn diện ítnhất 1/3 tổng số giáo viên và tất cả giáo viên còn lại được kiểm tra theochuyên đề Xem xét hồ sơ kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra của Hiệutrưởng”

- Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác vàthanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, trong Mục d, Phần II về công tácquản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục, thông tư có nêu nội dung thanh tra:

“Công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ sở giáo dục theo quy định”

- Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 14/12/2013 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, về nộidung thanh tra chuyên ngành tại Điều 6 - Thanh tra chuyên ngành đối với cơ

Trang 28

sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở khoản

1 ghi rõ nội dung thanh tra “Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bảnquản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức;thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác KTNB

và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế

tổ chức và hoạt động của nhà trường”

Như vậy, về cấp Bộ, từ Quyết định số 329/QĐ và Quyết định số 478/

QĐ của Bộ có quy định một số yêu cầu, nghiệp vụ, trách nhiệm của Hiệutrưởng trong KTNB Sau đó, Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT, Thông tư số43/2006/ TT-BGDĐT và Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT không còn hướngdẫn cụ thể công tác KTNB trường học nữa Hàng năm, trong công tác chỉ đạothanh tra, kiểm tra, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các Phòng Giáo dục vàĐào tạo đều có nhiều văn bản hướng dẫn về công tác KTNB trường học, quamạng thông tin internet chúng ta có thể tìm được dễ dàng các văn bản này.Đặc biệt, theo Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 14/12/2013 của BộGiáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vựcgiáo dục thì Phòng GD-ĐT không còn chức năng thanh tra chuyên ngànhtrong lĩnh vực giáo dục mà chức năng này thuộc thẩm quyền của thanh tra BộGD-ĐT và thanh tra Sở GD-ĐT, chính vì thế hoạt động KTNB ở các trườngthuộc thẩm quyền quản lý của Phòng GD-ĐT cần được tăng cường, đẩy mạnhhơn

Gần đây, trong các đề tài tốt nghiệp cử nhân khoa học quản lý giáo dục

và báo cáo thu hoạch về công tác thanh tra giáo dục của các lớp tập huấn cán

bộ thanh tra chuyên ngành, các tác giả cũng có đề cập đến một số vấn đềchung về công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục, nhưng chủ yếu về các vấn đềkiểm tra, thanh tra, đánh giá một giáo viên, một nhà trường Trong một số

Trang 29

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, các tác giả cũng đã nghiên cứu và đưa rađược các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tragiáo dục và hoạt động KTNB trong các nhà trường Tuy nhiên ở địa bànhuyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình chưa có một công trình nào nghiên cứu đềtài này Do vậy, vấn đề quản lí công tác KTNB trường THCS rất cần đượcnghiên cứu để làm sáng tỏ thực tiễn phong phú của QLGD, đồng thời xây dựngcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nói trên Những tài liệu đã dẫn

và những tài liệu viết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dụccủa các nhà nghiên cứu lí luận giáo dục là những tư liệu quí, thiết thực giúpchúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện khảo sát thực trạng hoạt độngKTNB ở các trường THCS thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KTNB trường THCS góp phầnthực hiện thắng lợi những mục tiêu giáo dục của huyện Bố Trạch trong giaiđoạn hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Kiểm tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ trường học

1.2.1.1 Kiểm tra

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tế, đánh giá thực trạng so với mục tiêu,phát hiện các mặt: tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra quyết định điều chỉnhtrong công tác quản lý

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Đánh giá gồm: xác định chuẩn, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợpcủa việc thực hiện so với chuẩn mực

- Phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý

- Điều chỉnh gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy thànhtích tốt) hoặc xử lý

1.2.1.2 Kiểm tra nội bộ

Trang 30

KTNB theo nghĩa rộng là sự đánh giá thường xuyên và độc lập đượcthực hiện bởi ban KTNB về các hoạt động nói chung, cân nhắc, so sánh cáckết quả thực tế theo kết quả dự định trong kế hoạch, về kế toán tài chính, vềcác chính sách, các thủ tục, về việc sử dụng quyền hành, về chất lượng quản

lý, về hiệu quả của các phương pháp, về các vấn đề đặc biệt và các giai đoạnkhác của các hoạt động

KTNB là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra quản lý Sự thành công củamột chương trình KTNB phần lớn phụ thuộc vào quan niệm về nhiệm vụ, vềloại hình lãnh đạo mà người phụ trách kiểm tra nêu ra và chất lượng của cácnhân viên kiểm tra

1.2.1.3 Kiểm tra nội bộ trường học

KTNB trường học là “một dạng hoạt động quản lý của người hiệu trưởng

nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến

và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên, kích thích hoặc phát hiện những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [19, tr 200]

Khái niệm trên được thể hiện rõ ở Quy chế về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra Giáo dục - Đào tạo: “Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối

quan hệ của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng Hiệu trưởng có thể huy động: phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ, giáo viên khác giúp hiệu trưởng kiểm tra với tư cách

là người được uỷ quyền hoặc trợ lý nhưng hiệu trưởng vẫn nắm quyền tối hậu quyết định về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra, người đưa ra kết luận cuối cùng và người chịu trách nhiệm về những kết luận đó” [4]

Trang 31

KTNB trường học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, là hoạt động tựkiểm tra của nhà trường bao gồm hai hoạt động:

- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra tất cả các thành tố cấu thành hệ thốngnhà trường, đặc biệt kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của mọithành viên và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dụctrong nhà trường

- Việc tự kiểm tra trong nội bộ trường học

Hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kếhoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộ phận

và mọi thành viên trong nhà trường mà mình quản lý Hiệu trưởng có kinhnghiệm thường biết kiểm tra đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ Xácđịnh rõ ai, bộ phận nào thì kiểm tra thường xuyên; ai, bộ phận nào thì kiểmtra ít hơn và thậm chí có người, bộ phận không cần kiểm tra, vì họ luôn hoànthành nhiệm vụ một cách tự giác không cần có sự thúc đẩy nào Đồng thờihiệu trưởng cũng xác định rõ nên kiểm tra vào lúc nào: nếu sớm quá thìkhông có gì để kiểm tra, nhưng nếu muộn quá mới kiểm tra thì nếu có sai sótrồi, lúc đó rất khó sửa chữa và làm lại

1.2.1.4 Phân biệt Kiểm tra nội bộ và Kiểm tra thi đua trong giáo dục

Trong thực tiễn GD - ĐT, cần phân biệt hai loại hoạt động: kiểm tra thiđua, KTNB trường học

Trang 32

Về tính chất, tổ chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý đều có nhữngđiểm khhác nhau, có thể so sánh qua bảng sau:

- Độngviên phong trào thi đualao động của quần chúng

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loạiphong trào lao động tập thể và

Xử lý

- Xem xét, phát hiện, uốn nắn,điều chỉnh, giúp đỡ trong nộibộ

- Khen thưởng, trách phạt, biểudương người tốt, việc tốt

- Biểu dương thành tích, khenthưởng

- Có thể chỉ ra những yếu kém,thiếu sót, tồn tại và cùng nhaurút kinh nghiệm đánh giá

1.2.2 Hiệu quả và hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

1.2.2.1 Hiệu quả

Trang 33

Từ Tiếng Anh hiệu quả là «Effectiveness», nghĩa là có hiệu quả, có hiệulực, mang lại kết quả đúng như dự kiến Hiệu quả là đạt được một kết quảđúng như kế hoạch đã đề ra nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồnlực nhất

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, hiệu quả là kết quả mong muốn, cái

sinh ra kết quả mà con người hướng tới và chờ đợi; nó có nội dung khác nhau

ở những lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, lànăng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận Trong lao độngnói chung hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thờigian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sảnphẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Trong xã hội học, một hiệntượng, một sự biến cố có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối vớilĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó Hiệu quả của một cuộcđiều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục tiêu của cuộc điềutra đó

Có thể hiểu hiệu quả là mức độ thực hiện mục tiêu liên quan đến việc

sử dụng nguồn lực được huy động

1.2.2.2 Hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

Được đánh giá bằng những kết luận chính xác và những kiến nghị cógiá trị thực tiễn, có tính khả thi giúp đối tượng sửa chữa sai sót, nâng cao chấtlượng công việc, ngăn ngừa vi phạm, giữ nghiêm kỷ luật chấp hành, phát hiệnnhững khe hở trong các quyết định quản lý để người quản lý nghiên cứu, bổsung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lựcquản lý giáo dục

1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường THCS

1.2.3.1 Giải pháp

Trang 34

Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp chính là phương pháp giải quyết mộtvấn đề cụ thể nào đó Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thứctác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạngthái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp,càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra.Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ

sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Theo Nguyễn Văn Đạm (1999): “Giải pháp là toàn bộ ý nghĩ có hệthống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới việc khắcphục một khó khăn”

Để hiểu rõ hơn về khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó vớimột khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau củacác khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết mộtcông việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấnmạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc

có mục đích

Theo Nguyễn Văn Đạm (1999) thì “phương pháp được hiểu là trình tựcần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc cómục đích nhất định”

Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liêntưởng, thì Biện pháp là “cách làm, hành động, đối phó, lựa chọn để đi tới mộtmục đích nhất định”

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên, nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này

là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp

Trang 35

1.2.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTNB trường học là hệ thốngcác phương pháp, cách thức, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác KTNBtrường học nhằm đạt hiệu quả cao nhất

Tóm lại, muốn nâng cao hiệu quả công tác KTNB phải đảm bảo tínhnguyên tắc trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra, thanh tra Nguyên tắcchỉ đạo hoạt động trong công tác KTNB là những tư tưởng, luận điểm cơ bảnquy định việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổchức kiểm tra phù hợp, đó là những tri thức mang tính chuẩn mực được tổngkết từ thực tiễn có tính khách quan, là chỗ dựa đáng tin cậy về lý luận, giúpđịnh hướng đúng đắn trong hoàn cảnh phức tạp để tự mình giải quyết nhữngnhiệm vụ trong các tình huống cụ thể, đa dạng và biết tổ chức một cách khoahọc việc kiểm tra để đạt hiệu quả tối ưu

1.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ trường THCS.

1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

KTNB trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quantrọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thườngxuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đíchtrong quá trình quản lý nhà trường KTNB trường học là một công cụ sắc béngóp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục - đào tạo trong nhà trường Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi nhưkhông lãnh đạo

Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúpHiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng nhưxác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân

Trang 36

và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Như vậy, kiểm tra vừa

là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu

Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đốitượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đãtừng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc củachúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần

Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt độngcủa đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉđạo, điều hành của mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện phápđiều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

KTNB trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoànthành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường trong từng thờiđiểm, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất cácbiện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót Nhờ đó giúpcho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyến khíchcái tốt, truyền bá kinh nghiệm tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, đồng thờiphát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời Có thểnói, KTNB là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trongnhà trường

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ trường trung học

Trang 37

Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được,chưa làm được của đối tượng kiểm tra Còn đối với người được kiểm tra thìphải cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra.

Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn đượckinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình…); phổ biếnđược kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra cũngnhư trong tập thể nhà trường và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấpquản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị

1.3.3 Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

KTNB trường học cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

1.3.3.1 Kiểm tra phải chính xác, khách quan

Trang 38

Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra Kết quả kiểm tra phải phảnánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra Tránh định kiến, suy diễn cũngnhư tránh làm hình thức, giả tạo.

1.3.3.2 Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời

Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nênphải thực hiện thường xuyên, không phải khi có vấn đề mới kiểm tra

1.3.3.3 Kiểm tra phải công khai

Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý Cần phải động viên, thu hút cánhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bênngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường

1.3.3.4 Kiểm tra phải đảm bảo tính giáo dục

Cơ sở khoa học của nguyên tắc giáo dục là lòng nhân ái Kiểm tra là đểhiểu biết công việc, hiểu biết và giúp đỡ con người, kiểm tra phải mang tínhthiện chí, tính giáo dục thể hiện ở mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra

Đảm bảo tốt nguyên tắc giáo dục trong KTNB trường học sẽ giúp biếnquá trình kiểm tra của nhà quản lý thành quá trình tự kiểm tra của các cánhân, tổ chức trong nhà trường

1.3.3.5 Kiểm tra phải có tính hiệu quả về kinh tế

Kiểm tra không phải là “vạch lá tìm sâu” Kiểm tra phải có tác dụng

đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn Đặc biệt, trong giáo dục cònphải tính đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra Chẳng hạn như kiểm tra giờ

dạy trên lớp của giáo viên, nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy thử” trước

thì không những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của thầy vàhoạt động học của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với họcsinh

Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờnhững thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động

Trang 39

của các cấp quản lý trong nhà trường Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quảkinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơncác chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.

1.3.4 Đối tượng kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Đối tượng KTNB trường trung học cơ sở là tất cả các thành tố cấuthành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra mộtphương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu,

kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn Song đối tượng chủyếu của KTNB trường trung học cơ sở là: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất -

kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục

Cơ sở pháp lý của KTNB trường trung học cơ sở là:

- Luật giáo dục;

- Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục;

- Điều lệ trường trung học;

- Chuẩn giáo viên trung học;

- Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường;

- Nghị định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáodục;

- Các thông tư, văn bản hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường,thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông;

- Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và đào tạo,Phòng Giáo dục và đào tạo ở địa phương;

- Kế hoạch năm học của nhà trường

1.3.5 Hình thức kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Có nhiều hình thức kiểm tra nội bộ, người hiệu trưởng có thể lựa chọn

để kiểm tra đúng với mục đích quản lý của mình Hình thức kiểm tra phải gọn

Trang 40

nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng hoặc ảnh hưởng tới tiến độ bìnhthường của việc thực hiện chương trình, nhiệm vụ chung Thông thường, ởbậc THCS có các hình thức kiểm tra sau:

- Kiểm tra toàn diện: kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một giáoviên, một lớp học, một học sinh

- Kiểm tra từng mặt: Có thể chỉ kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổđầu bài, kiểm tra vở học tập của học sinh, kiểm tra giờ dạy trên lớp

- Kiểm tra theo chuyên đề

- Kiểm tra thường kỳ theo kế hoạch

- Kiểm tra đột xuất

- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của kiểm tra lần trước

Ngoài ra còn có các hình thức kiểm tra thường xuyên, hàng ngày

1.3.6 Phương pháp kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về nhàtrường, về các hoạt động sư phạm trong nhà trường, cần sử dụng nhiềuphương pháp kiểm tra khác nhau Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào

là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống

cụ thể trong kiểm tra Các phương pháp kiểm tra phổ biến là:

1.3.6.1 Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra Quan sát nhằm mụcđích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vàonhững vấn đề nhất định Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trôngthấy

Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động Trong kiểm tra,quan sát nhằm thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, trong đó có việc pháthiện các điểm không phù hợp, các điểm bất thường Trong KTNB trườngtrung học cơ sở, các đối tượng quan sát thường là:

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 Hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
[17]. Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
[18]. Đảng cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
[19]. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
[21]. Hà Sỹ Hồ (1997), Những bài giảng về quản lý trường học; NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Tác giả: Hà Sỹ Hồ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
[22]. Phạm Minh Hùng (2011), Đề cương bài giảng quản lý chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng quản lý chất lượng giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hùng
Năm: 2011
[23]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[24]. Trần Văn Nhung (2013), Giáo dục hội nhập quốc tế, Website hocthenao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hội nhập quốc tế
Tác giả: Trần Văn Nhung
Năm: 2013
[25]. Lưu Xuân Mới (1993), Kiểm tra nội bộ trường học, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra nội bộ trường học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1993
[26]. Lưu Xuân Mới (1998), Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu trưởng với công tác kiểm tra nội bộ trường học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
[27]. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo TW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
[28]. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Văn hóa - thông tin
Năm: 1998
[29]. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005, sửa đổi 2009), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
[32]. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2007
[33]. Lê Bà Thiềm (2005), Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục Tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục -Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục Tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Lê Bà Thiềm
Năm: 2005
[34]. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), NXB Từ điển bách khoa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Từ điển bách khoa Việt Nam
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa Việt Nam
Năm: 2003
[1]. Ban Bí thư Trung ương (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
[2]. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về việc Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990), Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày 31/3/1990 về ban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thông trung học Khác
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Quyết định số 478/QĐ-BGDĐT ngày 11/03/1993 về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra Giáo dục và Đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w