1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

131 670 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THANH HẢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THANH HẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH

HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.01.14

Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS-TS-NGƯT Ngô Sỹ Tùng

Nghệ An, 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu và các thầy giáo, cô giáoPhòng Sau đại học trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôitrong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Ngô Sỹ Tùng - người đã tận tình hướng dẫn khoahọc và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, phòngGD&ĐT và các phòng chức năng huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá; Ban giámhiệu, các đồng chí, đồng nghiệp ở các trường tiểu học huyện Ngọc Lặc đãđộng viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập

Vinh, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Lê Thanh Hải

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Đóng góp của luận văn 5

8 Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 17

Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm

và bổ nhiệm lại đội ngũ CBQL trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá 71.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Quản lý và cán bộ quản lý 9

1.2.2 Luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường TH 14

1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại 171.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác 19

1.3 Một số vấn đề về cán bộ quản lý trường TH 20

1.3.1 Vị trí, vai trò 20

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 20

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực 22

1.4 Công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH… 251.4.1 Khái quát về trường TH 25

1.4.2 Mục đích, yêu cầu của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại ….29 1.4.3 Những nguyên tắc cơ bản trong công tác luân chuyển và ………301.4.4 Quy trình của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL

31

1.4.5 Ý nghĩa của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL 331.5 Một số yếu tố tác động đến hiệu quả công tác ………34 1.5.1 Nhận thức của cán bộ, đảng viên về sự cần thiết,…………

…….34

1.5.2 Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ chưa trở thành nề

nếp…… 35

Trang 4

1.5.3 Luân chuyển cán bộ chưa gắn với quy hoạch đào tạo,

………… 35

1.5.4 Chính sách, chế độ đối với cán bộ luân chuyển chưa cụ

thể…… 35

Kết luận Chương 1………36

2.4 Thực trạng sử dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác …… 73

2.4.1 Những giải pháp đã thực hiện trong công tác……….……… 732.4.2 Thành công của việc thực hiện các giải pháp……… … 742.4.3 Những điểm chưa thành công trong công tác ……… ….742.4.4 Nguyên nhân……… ………….752.5 Đánh giá chung thực trạng công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại … 77Kết luận Chương 2 79CHƯƠNG 3

81

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

81

Trang 5

3.1 Các nguyên tắc xây dựng giải pháp

3.2.3 Xây dựng đề án luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL 89

3.2.4 Phát huy dân chủ trong luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL

96

3.2.5 Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ CBQL 99 3.2.6 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác luân chuyển 1033.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 105Kết luận Chương 3106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… ……….108DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 118

Trang 6

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 7

không ít khó khăn, đòi hỏi phải có sự hội nhập sâu rộng trên tất cả mọi lĩnhvực của đời sống xã hội Hội nhập đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng nhiều tiêuchuẩn về chất lượng đảm bảo yêu cầu chung của cộng đồng các quốc gia trênthế giới, tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước phát triển Việt Nam như mộtcon thuyền đã vươn ra biển lớn, phải chấp nhận thử thách để phát triển, tronghội nhập nhất thiết phải tuân thủ “ Luật chơi ” đã được đa số công nhận, thôngqua; chúng ta phải chuẩn bị đủ điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi

và nghĩa vụ Giáo dục và đào tạo Việt Nam không nằm ngoài “ Sân chơi ” khihội nhập với giáo dục thế giới Trong tiến trình đổi mới, phát triển và hộinhập của đất nước, giáo dục và đào tạo có một vai trò vô cùng quan trọng bởi

nó là lực lượng nòng cốt để thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài cho đất nước Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nỗ lực thực thi tiến trình đó Đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý luôn là một trong những nhân tố

có ý nghĩa quyết định sự thành bại của mọi công việc, của từng tổ chức, cơ quan cũng như đối với toàn cục của cách mạng Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.[12]

Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đó là vấn đềtrọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, sự thành bại của cách mạng

Đại hội Đảng khoá VIII đề ra mục tiêu của công tác cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp”.

Trong công tác tổ chức cán bộ, thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán

bộ được xác định là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý Đó là chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, có ýnghĩa đặc biệt trong thời kỳ hiện nay Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ

Trang 8

không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển truyền thống của dântộc ta và những quan điểm tư tưởng của Đảng, Bác Hồ về công tác cán bộ quacác thời kỳ cách mạng

Luân chuyển cán bộ nhằm tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội cho đội ngũ cán

bộ quản lý vận dụng lý luận vào thực tiễn, giúp cho việc vận dụng kiến thức

đã được trang bị trong môi trường thực tế một cách cụ thể, sát thực, kháchquan, phát huy tư duy khoa học và tính biện chứng Luân chuyển cán bộnhằm khắc phục thực trạng giáo điều trong tư duy, tính bảo thủ, trì trệ;khuyến khích sự tìm tòi để đổi mới phát triển trong cá nhân mỗi cán bộ quản

lý Luân chuyển cán bộ nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc, tinhthần trách nhiệm trước công việc, tính tiên phong gương mẫu trước quầnchúng của cán bộ Luân chuyển cán bộ là chuẩn bị một bước cho việc bổnhiệm một chức vụ, phân công một chức trách cao hơn đối với người cán bộquản lý Bởi vì, để đào tạo nguồn cán bộ quản lý cho các cấp, các ngành đòihỏi phải tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo môi trường cho cá nhân người cán bộquản lý được rèn luyện, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm

Bổ nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định giao trách nhiệm quản

lý, lãnh đạo một đơn vị cho một cá nhân trên cơ sở xem xét tiêu chuẩn, nănglực, trình độ và đạo đức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Bổ nhiệm chính là sựtín nhiệm của tổ chức đối với khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhântrong một thời gian, công việc nhất định Thực hiện bổ nhiệm lại có tác độngrất lớn đối với cán bộ quản lý Nó chứng minh cho phẩm chất đạo đức, nănglực cán bộ quản lý trong quá trình công tác, là thước đo độ tín nhiệm của tậpthể đối với năng lực quản lý của người cán bộ quản lý trong thời gian giữchức vụ Để được bổ nhiệm lại, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải gươngmẫu, không ngừng rèn luyện, học tập và phấn đấu để đáp ứng trước yêu cầungày càng cao của công việc Tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ

Trang 9

quản lý càng có ý nghĩa hơn đối với cán bộ quản lý trường TH khi họ là ngườichịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường nhằm phát triểnmục tiêu giáo dục TH - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.Đội ngũ cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc đa số có phẩm chất đạođức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm trongcông tác giáo dục, gắn bó với sự nghiệp giáo dục của địa phương Tuy nhiên,với yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, chất lượng đội ngũ cán bộquản lý trường TH bộc lộ nhiều yếu kém Một thực tế của bậc học TH là giáoviên, cán bộ quản lý các nhà trường đại đa số là người địa phương, điều này

đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý Đó

là sự nể nang, ngại va chạm, dĩ hòa vi quí, là sức ì, lối làm việc chủ quan, tưduy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương; phải chịu áp lực của phụhuynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại… Những yếu tố này đãtác động không nhỏ đến cán bộ quản lý, làm cho họ khó phát huy hết năng lựcquản lý, khả năng sáng tạo; đôi khi làm sa sút phẩm chất cán bộ, ảnh hưởngđến chất lượng giáo dục chung của nhà trường Mặt khác, đại đa số cán bộquản lý trường TH huyện Ngọc Lặc được đào tạo nghiệp vụ sư phạm trướckhi Việt Nam trở thành thành viên các tổ chức lớn như ASIAN, APEC,WTO với trình độ đào tạo ban đầu là các hệ đào tạo 9+3, 12+2, được đàotạo bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn trong khoảng mười lăm nămtrở lại đây Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy giáo dục, tầmnhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo quản lý sự thay đổi của nhà trườngtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Như vậy, cùng với các giải pháp như đánh giá, quy hoạch và đào tạobồi dưỡng thì luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ là những giải pháp gópphần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáodục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 10

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường THhuyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ ở các trường TH trong giaiđoạn hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán

bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộquản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, nếu đề xuất và thựchiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân

chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân

chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnhThanh Hoá

5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ

nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 11

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS ( Statistical Products for the Social Services )

để xử lý số liệu thu được

7 Đóng góp của luận văn

8 Cấu trúc của luận văn

Trang 12

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung luậnvăn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển

và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Chương 2 Thực trạng công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý

trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ

nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trang 13

Henri Fayol (1841- 1925) đã đưa ra 5 chức năng cơ bản của quản lý, 16quy tắc về chức trách quản lý và 14 nguyên tắc quản lý hành chính, trong đóông đã khẳng định nếu người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực để kết hợpnhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì sẽ đạtđược mục tiêu quản lý của tổ chức.

Đến nay, đã có các công trình nghiên cứu về quản lý trong môi trường

xã hội luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống và quản lý tìnhhuống thì vấn đề nâng cao chất lượng của người quản lý thực sự đã được đềcập tới Tiêu biểu nhất là công trình của các tác giả Harold Koontz, Heinzweihrich với nhiều tác phẩm nổi tiếng

Sestơ Banat (Chester Barnard 1886-1961), sáng lập ra lý thuyết về tổchức đề ra 3 yếu tố hợp thành của một tổ chức, đó là sự sẵn sàng hợp tác, cómục đích chung và có thông tin, đồng thời nghiên cứu những vấn đề khoa họcquản lý trong tổ chức như ra quyết định, lãnh đạo, đạo đức nội dung sâu sắccủa thuyết này là sự phản ánh các lực lượng tinh vi và phức tạp hình thànhnên hoạt động của con người trong một tổ chức, là một hình thức hợp tác cơbản, chặt chẽ của những con người và có tính khách quan với mỗi cá nhân,trong đó không chỉ chú ý tới yếu tố kinh tế, kỹ thuật, chuyên môn mà còn coitrọng yếu tố đạo đức tinh thần của tổ chức

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo quản lýnói chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng trong những năm gần đây luôn

là vấn đề mang tính thời sự của công tác tổ chức cán bộ - một mặt quan trọngcủa khoa học quản lý Luân chuyển và bổ nhiệm lại là những thuật ngữ rấtquen thuộc đối với các nhà lãnh đạo và quản lý Trong các văn kiện của Đảng,Nhà nước và đặc biệt trong công tác tổ chức cán bộ từ trung ương đến các địaphương, ngành, thuật ngữ này thường được nói đến

Trang 14

Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học viết về đề tài nâng cao năng lựchoặc chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS, trường TH như:

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cáctrường tiểu học huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Phạm Văn Đạt;

“Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýcác trường tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An” của tác giả Phạm Văn

Thiết;

“Một số giải pháp phát triển năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản

lý các trường tiểu học huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện

nay” của tác giả Nguyễn Cảnh Tuấn;

“Thực trạng và các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ quản lý trường THCS tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Công Duật;

“Một số biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ Hiệu trưởngtrường tiểu học tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Đào Văn Thảo

Các luận văn này đi sâu vào việc nghiên cứu năng lực quản lý, chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý và đưa ra các giải pháp như qui hoạch, đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý, kỹ năngquản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THCS,

TH trên địa bàn của một huyện, một tỉnh cụ thể Các luận văn kể trên chưa cótác giả nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác tổchức cán bộ, đặc biệt là việc luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý, mộttrong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực quản lý vàchất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trên thực tế việc tổ chức thựchiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cán bộquản lý trường TH nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập nhưng chưa có một đềtài nào nghiên cứu một cách hệ thống Hiện tại, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc,tỉnh Thanh Hoá chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thực trạng và

Trang 15

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQLtrường tiểu học.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý và cán bộ quản lý

1.2.1.1 Quản lý

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xãhội phát triển, quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạtđộng xã hội, xã hội loài người trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội khácnhau, mỗi chế độ khác nhau, có một phương thức sản xuất khác nhau, phươngthức sản xuất sau phát triển hơn phương thức sản xuất trước, con người thế hệsau tiến bộ và văn minh hơn thế hệ trước, nó kéo theo trình độ quản lý ngàycàng cao làm cho năng suất lao động ngày càng tăng, làm cho xã hội ngàycàng phát triển tiến bộ Vậy quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền vàphát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người Quản lý là một dạng laođộng đặc biệt điều khiểu các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệthuật cao, nhưng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xãhội

Theo yếu tố chính trị xã hội: Quản lý còn là sự kết hợp giữa tri thức vớilao động, quản lý còn được xem là tổ hợp các cách thức, phương pháp tácđộng vào đối tượng để phát huy khả năng của đổi tượng nhằm thúc đẩy sựphát triển của xã hội

Theo yếu tố hành động: Quản lý là quá trình điều khiển, chủ thể quản lýđiều khiển đối tượng quản lý để đạt tới mục tiêu đặt ra

- Thuật ngữ quản lý (từ Hán Việt) nêu rõ bản chất của hoạt động nàytrong thực tiễn, nó gồm hai mặt tích hợp vào khâu từ “Quản” và từ “Lý”

“Quản” là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trong thái ổn định “Lý”

Trang 16

là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển Như vậy “Quản lý” là sự trôngcoi, chăm sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển.

- Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nội dung,thuật ngữ “quản lý” có thể nêu một số định nghĩa như sau:

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác về quản lý “Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho

nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [7].

Theo các tác giả Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich trong

cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu quan trọng điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài liệu, vật liệu, ít nhất và đạt được kết quả cao nhất”[27].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang trường cán bộ quản lý giáo dục và đào

tạo “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản

lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”[7].

- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý, tạo

ra sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống hướng vào mục tiêu nhất định [9]

- Quản lý sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vihoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tớimục đích đề ra và đúng ý trí người quản lý 7

Theo tác giả Thái Văn Thành: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu

đề ra”[21]

Trang 17

Như vậy có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích có kếhoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, thôngqua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục đích của quản lý.

Tuy có nhiều cách diễn đạt khái nhiệm về quản lý khác nhau nhưng

chúng đều có một điểm chung thống nhất như sau: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả những tiềm năng và

cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động, chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ chính sách đường lối chủ chương trong các phương pháp quản lý và công vụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý”

Tóm lại, qua các khái niệm trên ta có thể hiểu rằng:

Chủ thể quản lý luôn là con người hoặc tổ chức do con người lập nên có

cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của khách thể quản lý, cónhiệm vụ sử dụng các công cụ quản lý, phương pháp quản lý và đề ra các biệnpháp quản lý nhằm đạt đến mục tiêu quản lý

Khách thể quản lý là đối tượng chịu sự tác động của chủ thể quản lý baogồm những con người, những vật thể hoặc một tổ chức, một hệ thống xã hộihoàn chỉnh gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồntại trong thời gian, không gian cụ thể Trong đó con người là yếu tố quan trọngnhất trong khách thể quản lý

Hệ thống quản lý bao gồm có 2 phân hệ: Chủ thể quản lý và khách thểquản lý Tác động của quản lý thường mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiềugiải pháp khác nhau Thực chất của hoạt động quản lý là việc xử lý tốt mốiquan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý

Trang 18

Bản chất của hoạt động quản lý là tạo ra sự ổn định và thúc đẩy sự pháttriển của tổ chức đến một trạng thái mới đạt chất lượng cao hơn.

Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục

vụ con người

Như vậy, quản lý không phải chỉ là một khoa học mà còn là một nghệthuật Quản lý là một hệ thống mở mà bản chất của nó là sự phối hợp các nỗlực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý

Chức năng quản lý là nội dung, phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ

nó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý thông qua quá trình quản lýnhằm thực hiện mục tiêu quản lý

Nói về chức năng quản lý, các công trình nghiên cứu khoa học quản lývẫn còn những ý kiến chưa thống nhất trong khi sử dụng thuật ngữ “chứcnăng quản lý”, song về cơ bản đã đồng nhất quản lý có 4 chức năng cơ bản:

Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Bốn khâu này liên quan mật thiếtvới nhau và tạo thành một quá trình hoạt động tuần hoàn gọi là chu trình quản

lý Trong chu trình đó tuy các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhaunhưng thực tế lại thực hiện đan xen nhau, khi thực hiện chức năng này baogiờ cũng thực hiện đồng bộ các chức năng khác trong chu trình quản lý (nhưtrong chức năng tổ chức có cả chức năng kế hoạch hoá, chỉ đạo và kiểm tra).Như vậy, 4 chức năng quản lý có quan hệ mật thiết, gắn bó, lồng ghép lẫnnhau trong chu trình quản lý

Các chức năng quản lý có được thực hiện một cách có hiệu quả haykhông là nhờ có thông tin Thông tin vừa là điều kiện vừa là phương tiện thựchiện tổng hợp các chức năng trên

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý

Trang 19

1.2.1.2 Cán bộ quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt, cán bộ quản lý là: “Người làm công tác cóchức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chứcvụ” [13]

Giáo trình Khoa học quản lý đưa ra khái niệm: “Cán bộ quản lý là các

cá nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định của bộmáy quản lý Mỗi cán bộ quản lý nhận trách nhiệm trong bộ máy quản lýbằng một trong hai hình thức tuyển cử hoặc bổ nhiệm” [9]

Cán bộ quản lý là chủ thể quản lý, gồm những người giữ vai trò tácđộng, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý Cán bộ quản lý là người chỉ huy,lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức Người quản

lý vừa là người lãnh đạo, quản lý cơ quan đó; vừa chịu sự lãnh đạo, quản lýcủa cấp trên

Kế hoạch

Tổ chứcKiểm tra

Chỉ đạo

Thông tinquản lý

Môi trường quản lý

Trang 20

Cán bộ quản lý có thể là trưởng, phó trưởng của một tổ chức được cơquan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước Cấp phó giúpviệc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về công việc được phân công.

Xuất phát từ tầm quan trọng của người cán bộ quản lý, để hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng hiện nay, cán bộ quản lýphải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Về phẩm chất chính trị: cán bộ quản lý phải có quan điểm lập trường

và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; nắm được đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn; có khả năng tự hoànthiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, con người mà mình quản

lý theo tiêu chuẩn chính trị; biến nhận thức chính trị của mình thành nhậnthức của mọi người; tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia

Theo yêu cầu của công tác quản lý giáo dục, mỗi bậc học có một độingũ cán bộ quản lý tương ứng, phù hợp với yêu cầu riêng của bậc học đó,đội ngũ này quản lý các cơ sở giáo dục trên một địa bàn xác định Như vậy,theo giới hạn của đề tài, khi bàn đến đội ngũ cán bộ quản lý trường học, đềtài sẽ đề cập đến Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường học thuộc cùngmột bậc học trên địa bàn của tỉnh Cụ thể là đội ngũ cán bộ quản lý cáctrường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

1.2.2 Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

1.2.2.1 Luân chuyển cán bộ quản lý trường TH

Tổ chức thực hiện là khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ xã hộigiữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể để thực hiện một chứcnăng hay một quá trình quản lý xã hội Tổ chức thực hiện được hình thành là

do nhu cầu quản lý Nó phải hoạt động và hoạt động có hiệu quả

Có một số khái niệm về luân chuyển cán bộ như sau:

Trang 21

Theo từ điển Tiếng Việt: “Luân chuyển là lần lượt tiếp nối hay chuyểntiếp cho nhau để cuối cùng quay trở lại thành một hay nhiều vòng” [13]

Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “ Luân chuyển là việc cán bộ,công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh

đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi

dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ”

Cũng nhiều ý kiến cho rằng: “Luân chuyển cán bộ về cơ bản khôngkhác với điều động, tăng cường”; “Luân chuyển cán bộ là điều động cán bộ”;

“Luân chuyển cán bộ thực chất là bố trí, phân công công tác”; “Luân chuyểncán bộ là một dạng điều động cán bộ” Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ khôngchỉ là điều động cán bộ Đây là 2 khái niệm về cơ bản khác nhau tuy có nhữngđiểm giống nhau

Căn cứ Quy chế luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễnnhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo thì: “Luân chuyển cán bộ là việc ngườiđứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo giữmột chức vụ mới trong quá trình thực hiện công tác qui hoạch và đào tạo bồidưỡng” [1]

Theo tác giả Bùi Đức Lại thì: “Điều động cán bộ là điều chuyển cán bộ

từ nơi này sang công tác tại một địa phương, một lĩnh vực khác theo yêu cầunhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức” [11]

Như vậy, có thể khái quát: Luân chuyển cán bộ là điều chuyển cán bộ theo quy hoạch nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện cán

bộ Thực hiện việc luân chuyển cán bộ nhằm bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển cán bộ quản lý một cách toàn diện, đảm bảo cho công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

1.2.2.2 Bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Bổ nhiệm cán bộ là sự cất nhắc, quyết định của người có thẩm quyền

Trang 22

cử cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong một đơn vị, cơ quan.

Theo quy định, cán bộ quản lý được bổ nhiệm đều có thời hạn giữchức vụ, khi hết thời hạn giữ chức vụ, phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặckhông bổ nhiệm lại

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã thực hiện bổ nhiệm lại cán bộ chủchốt ở các đơn vị và việc này đã có tác dụng rất tích cực Tình trạng một bộphận cán bộ lãnh đạo, quản lý làm việc theo kiểu “tối ngày đầy công; đến hẹnlại lên” hoặc quen kiểu quản lý theo kinh nghiệm, chủ quan, duy ý chí, ngạiđổi mới, làm việc kém hiệu quả đã cơ bản được khắc phục Cán bộ quản lýtrong nhiệm kỳ được bổ nhiệm, nếu không thể hiện được trình độ, năng lựcquản lý, để cho chất lượng của đơn vị trì trệ, kém phát triển hoặc không đápứng được nhu cầu xã hội thì sẽ giảm tín nhiệm đối với tập thể giáo viên và hộiđồng nhà trường Nếu cán bộ quản lý không chịu tu dưỡng, rèn luyện vềphẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và tác phong làmviệc thì đến kỳ bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm lại sẽ bị mất uy tín hoặckhông đủ tín nhiệm để xem xét bổ nhiệm lại

Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viênchức lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành kèm theo quyết định số 5099/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012cũng ghi rõ những nội dung về bổ nhiệm lại như sau: (Chương 3, Điều 19)

1 Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

2 Đạt tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét,

bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tiếp theo.

3 Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

4 Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

5 Bảo đảm các điều kiện khác theo quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.

Trang 23

Như vậy, bổ nhiệm lại là việc người có thẩm quyền trong đơn vị raquyết định bổ nhiệm lại cán bộ, công chức tiếp tục giữ chức vụ đang đảmnhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ bổ nhiệm theo quy định.

Thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại sẽ góp phần nâng cao ý chí phấn đấu,rèn luyện của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý đồng thời cũng

có cơ sở để đề bạt cán bộ, công chức lên những chức vụ cao hơn Thực tếluôn là trường học tốt nhất và là nơi cán bộ được kiểm nghiệm, tôi luyệntrong các phong trào của quần chúng và các tình huống hết sức sinh động diễn

ra hàng ngày, hàng giờ Thực tiễn hoạt động sẽ sàng lọc, tuyển chọn đượcnhững cán bộ có bản lĩnh vững vàng, tận tâm với công việc, có mối quan hệgắn bó với quần chúng

Khi hết nhiệm kỳ bổ nhiệm, cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ được tập thểnơi công tác đánh giá về năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý trongthời gian giữ chức vụ, đồng thời cho ý kiến về việc tiếp tục hay không tiếp tụctín nhiệm bổ nhiệm lại đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét Thủ trưởng cơquan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất

ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại; Sau khi trao đổi, thống nhấttrong tập thể lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghịcấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại đối với những cán bộ lãnh đạo,quản lý đạt yêu cầu

1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

1.2.3.1 Hiệu quả

Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Hiệu quả” được định nghĩa là:

“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại” [13] Hiểu một cách cụ thể hơn,

hiệu quả của hoạt động quản lý là kết quả hoạt động của hệ thống quản lý cụthể được phản ánh trong các chỉ tiêu khác nhau của đối tượng quản lý cũng

Trang 24

như trong bản thân hoạt động quản lý, đồng thời những chỉ tiêu đó có nhữngđặc trưng về số lượng và chất lượng.

Như vậy, khái niệm hiệu quả phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa chiphí và lợi ích, giữa đầu tư với kết quả thực thu trong môi trường và thời giannhất định, mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng của một sản phẩm haymột giải pháp nào đó

1.2.3.2 Hiệu quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường

TH là kết quả của việc tổ chức và điều khiển các hoạt động của công tác tổchức cán bộ theo yêu cầu của cơ cấu tổ chức và thực tiễn công tác tại cơ sởquản lý giáo dục về việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đề ra

Hiệu quả và chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; càng nâng caohiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường học thìchất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục sẽ càng được nâng lên

Như vậy, hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại là kết quả củaquá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của tổ chức cán bộ để tác độngtrực tiếp đến từng nhân tố nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Để đánh giá hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản

lý trường TH, chúng ta có thể tiến hành đánh giá về quy trình luân chuyển, bổnhiệm lại, cách thức tiến hành, khảo sát tình hình thực tiễn ở các cơ sở giáodục

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

1.2.4.1 Giải pháp

Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học: “Giải pháp làphương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó”[13] Như vậy, giải pháp

Trang 25

được hiểu là phương pháp hay cách thức giải quyết một số vấn đề cụ thể nào

đó Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng ta hiểu giải pháp chính làcách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác luân chuyển và bổnhiệm lại CBQL trường TH

1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường TH

Giải pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể củachủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt hiệu quả quản

lý mong muốn Là cách mà chủ thể quản lý sử dụng để giải quyết nhữngnhiệm vụ cụ thể trong những tình huống cụ thể, môi trường cụ thể Tính hiệuquả của quản lý phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng các giải pháp tác động vào tổchức

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý là những cách làm cụ thể có mụcđích, có kế hoạch nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động nhưng đạt kết quả cao

so với kế hoạch đề ra Như vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tácluân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường TH đồng nghĩa với việc tìm ra conđường ngắn nhất, dễ nhất để có kết quả cao nhất Đó chính là các giải phápvề: Cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường TH; Quy hoạch và bố trí,

sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường TH; Xây dựng đề án luân chuyển, bổnhiệm lại CBQL trường TH; Phát huy dân chủ trong luân chuyển và bổ nhiệmlại CBQL trường TH; Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ CBQLtrường TH; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác luân chuyển và bổnhiệm lại CBQL trường TH

1.3 Một số vấn đề về cán bộ quản lý trường TH

1.3.1 Vị trí, vai trò, trách nhiệm

1.3.1.1 Vị trí

Trang 26

CBQL trường TH là người đại diện cho nhà nước về mặt pháp lý, cótrách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu tráchnhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức và các hoạt động giáodục của nhà trường, có vai trò ra quyết định quản lý, tác động điều khiển cácthành tố trong các hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụGD-ĐT được quy định bằng pháp luật hoặc bằng các văn bản, thông tư,hướng dẫn do các cấp có thẩm quyền ban hành.

1.3.1.2 Vai trò và trách nhiệm của người CBQL giáo dục

Luật giáo dục 2005 tại điều 16 đã quy định vai trò, trách nhiệm củangười CBQL giáo dục [14]:

- CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý,điều hành các hoạt động Giáo dục

- CBQL giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩmchất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũCBQL Giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQL Giáo dục,đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường TH

1.3.2.1 Chức năng

Điều lệ trường TH năm 2011 quy định chức năng của Hiệu trưởng:

“Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường”

1.3.2.2 Nhiệm vụ

Điều lệ trường TH năm 2011 cũng quy định nhiệm vụ của Hiệu trưởng,Phó Hiệu trưởng:

* Hiệu trưởng

Trang 27

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

- Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viêntheo quy định;

- Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản của nhà trường;

- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếpnhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phêduyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chứckiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trongnhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáodục;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối với cộng đồng

* Phó hiệu trưởng:

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;

- Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

Trang 28

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Để đạt được những mục tiêu của nhà trường, CBQL cùng với đội ngũ

GV phải là một tập thể sư phạm thống nhất mà chất lượng và hiệu quả giáodục được quyết định bởi chất lượng từng thành viên, số lượng, cơ cấu và chấtlượng của đội ngũ

Để đáp ứng những vị trí, vai trò và thực hiện được nhiệm vụ của mìnhngười CBQL Giáo dục nói chung, người CBQL trường TH nói riêng phải cónhững phẩm chất và năng lực – tức là cần có chất lượng cao

1.3.3 Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL trường TH.

Chất lượng của CBQL nói chung và CBQL trường TH nói riêng đượccấu thành bởi những yếu tố phẩm chất và năng lực (Đức và Tài) Ngoài raxuất phát từ đặc điểm, mục tiêu đào tạo của cấp học, CBQL trường TH phải

có nhân cách tổng hoà của người giáo viên (ông thầy tổng thể), nhà tổ chức,CBQL trường học là điểm tập trung chú ý của nhiều người (học sinh, giáoviên, phụ huynh…) Do đó người quản lý phải gương mẫu, phải xứng đáng là

“tấm gương sáng” trong nhà trường về mọi mặt.

Trên cơ sở quan điểm chung của lý luận quản lý, qua phân tích, đúc kết

lý luận và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu và qua thực tiễn công tác quản

lý, chúng tôi cho rằng CBQL trường TH cần có các nhóm phẩm chất nhâncách và năng lực sau (trong mỗi nhóm phẩm chất nhân cách và năng lực có sựthống nhất của các thành tố cơ bản là kiến thức, quan điểm, thái độ, phươngpháp, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành động)

* Nhóm phẩm chất nhân cách về chính trị – tư tưởng, đạo đức:

- Trung thành với lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, với Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 29

- Nắm vững, phấn đấu thực hiện có kết quả chủ trương, đường lối chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Có tư duy chính trị nhạy bén, gắn bó với thực tiễn kinh tế xã hội củađất nước và địa phương

- Luôn chăm lo đến lợi ích chung của tập thể

- Sống, học tập, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

- Tuân thủ tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơhội

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ

- Gương mẫu về đạo đức; chí công vô tư; lời nói đi đôi với việc làm

- Năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Tự tin, giản dị, chân tình

* Nhóm năng lực chuyên môn và năng lực quản lý điều hành.

- Có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị

- Có năng lực sư phạm

- Có trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn trở lên

- Có kiến thức về khoa học quản lý

- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giácác hoạt động giáo dục - đào tạo trong nhà trường

- Có ý thức chăm lo nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ, đời sốngcủa cán bộ, giáo viên trong nhà trường

- Có khả năng phát hiện các vấn đề của trường học và ra các quyết địnhthích hợp

- Có năng lực thuyết phục và cảm hoá quần chúng

- Có năng lực vận động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhàtrường vững mạnh toàn diện

Trang 30

- Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức vànăng lực cho bản thân.

Đối với Thanh Hóa, ngoài các yêu cầu chung nêu trên, nhằm đáp ứngyêu cầu của công tác quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay, CBQLtrường TH (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) còn phải có các phẩm chất:

“CBQL phải là CB, GV có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn, sức khoẻ tốt, có khả năng tập hợp quần chúng và được quần chúng tín nhiệm.

- Có quá trình trực tiếp giảng dạy từ 5 năm trở lên, trình độ chuyên môn đạt từ khá trở lên.

- Trình độ đào tạo: CBQL các trường TH phải có trình độ THSP (12 + 2) trở lên.

- Tuổi đời: với những người bổ nhiệm lần đầu nói chung Nam không quá 50 tuổi, Nữ không quá 45 tuổi.

- Cơ cấu: Mỗi trường có một Hiệu trưởng, từ một đến hai Phó Hiệu trưởng” ( tuỳ theo hạng trường ).

Những yếu tố cấu thành chất lượng của người CBQL và những yêu cầu

cơ bản về phẩm chất và năng lực của CBQL trường TH nêu trên được dùnglàm cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường TH huyện Ngọc Lặctrong giai đoạn hiện nay

1.4 Công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

1.4.1 Khái quát về trường TH

Điều lệ trường Tiểu học năm 2011 đã quy định rõ vị trí, nhiệm vụ vàquyền hạn của trường TH Cụ thể:

1.4.1.1 Vị trí của trường TH

Trang 31

Tại Điều 2, Điều lệ trường TH năm 2011 đã quy định về vị trí trườngTH:

Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dụcquốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

1.4.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học

Tại Điều 3, Điều lệ trường TH năm 2011 đã quy định về nhiệm vụ,quyền hạn của trường TH:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác củaChương trình giáo dục phổ thông

2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điềuđộng giáo viên, cán bộ, nhân viên

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường,quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước

7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xãhội

8 Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượnggiáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục

9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của phápluật

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đếnlớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi (Điều 26, Luật Giáodục năm 2005)

Trang 32

Tiểu học là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nội dungphương pháp đào tạo xác định riêng trong mục tiêu nội dung, phương phápđào tạo của giáo dục phổ thông

1.4.1.3 Mục tiêu giáo dục TH

Luật Giáo dục cũng quy định cụ thể mục tiêu của giáo dục phổ thông vàmục tiêu của giáo dục TH

1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển nănglực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

1.4.1.4 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Trường TH

Điều lệ trường TH năm 2011 đã quy định:

Điều 20 Hiệu trưởng

1 Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản

lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng doTrưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập,công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc côngnhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền

2 Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểuhọc phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học

3 Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm Sau 5 năm,

Trang 33

Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại.Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểuhọc không quá hai nhiệm kì Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí mộttrường tiểu học.

4 Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểuhọc được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá vềcông tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theoquy định

5 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định;

d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản của nhà trường;

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổchức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtrong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

Trang 34

h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáodục;

i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhàtrường đối với cộng đồng

Điều 21 Phó Hiệu trưởng

1 Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu tráchnhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đốivới trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệmhoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền Mỗi trường tiểu học

có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặccông nhận thêm

2 Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trườngtiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có nănglực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :

a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định

( Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo )

1.4.2 Mục đích, yêu cầu của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Trang 35

Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH để tạo điều kiệnrèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ ở những địa bàn, lĩnh vực công tác màcán bộ cần tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh công tác, nhất là đối vớicán bộ trẻ có triển vọng; giúp cho cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diệnhơn, bảo đảm nguồn cho quy hoạch cán bộ, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộtrước mắt và lâu dài của các cấp, các ngành và các địa phương trong huyện Kết hợp việc luân chuyển với điều động, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộhợp lý hơn, để tăng cường cán bộ cho những địa phương, đơn vị có khó khăn,

có nhu cầu cấp bách về cán bộ lãnh đạo, quản lý, từng bước khắc phục tìnhtrạng nơi thừa, nơi thiếu cán bộ, nhất là cơ sở

Thông qua việc luân chuyển và bổ nhiệm lại, bố trí cán bộ ở những địabàn, lĩnh vực khó khăn để phát hiện người tài nhằm đào tạo, thử thách, chuẩn

bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của huyện

Đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, khắc phục tâm lý chủquan, thỏa mãn dẫn tới bảo thủ, độc đoán, chuyên quyền khi cán bộ công tác

ở một vị trí, một địa bàn nhiều năm; đồng thời khắc phục khuynh hướng cục

bộ, khép kín trong công tác cán bộ

Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ căn cứ vào: yêu cầu công tác, quyhoạch cán bộ, sở trường, chuyên môn được đào tạo, uy tín, kinh nghiệm côngtác, chiều hướng phát triển của cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán

bộ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

1.4.3 Những nguyên tắc cơ bản trong công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Quy chế Bổ nhiệm cán bộ (ban hành kèm theo Quyết định số51-QĐ/TW ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị) và Quy chế bổ nhiệm, bổnhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo (Banhành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003

Trang 36

của Thủ tướng Chính phủ) đưa ra các nguyên tắc bổ nhiệm lại, luân chuyểncán bộ quản lý như sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ vàquản lý đội ngũ cán bộ Cấp uỷ Đảng từ cơ sở trở lên trực tiếp lãnh đạo côngtác luân chuyển, bổ nhiệm lại đối với cán bộ quản lý theo phân cấp quản lý vàđúng quy trình, thủ tục

Như vậy, theo Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy

và cán bộ, công chức thì cán bộ quản lý trường TH thuộc diện UBND huyệnquản lý Huyện ủy trực tiếp lãnh đạo công tác bổ nhiệm lại, luân chuyển cán

bộ quản lý trường TH theo đúng sự phân cấp quản lý và quy chế

- Nguyên tắc thứ hai: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huytrách nhiệm của người đứng đầu (thủ trưởng) cơ quan, đơn vị Cán bộ đượcluân chuyển, bổ nhiệm lại phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật

- Nguyên tắc thứ ba: Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan,đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức

- Nguyên tắc thứ tư: Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của độingũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan,đơn vị

- Nguyên tắc thứ năm: Cấp có thẩm quyền quyết định, bổ nhiệm thìcũng có thẩm quyền quyết định luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý

Trong các nguyên tắc trên, chúng ta thấy nguyên tắc thứ hai, thứ ba vàthứ tư khi tổ chức thực hiện cần phải “tuân thủ tuyệt đối” Không xem xétluân chuyển và bổ nhiệm lại đối với những cán bộ quản lý đang trong thời hạnthi hành kỷ luật (vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên), năng lựcyếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển; giải quyết tốt quan hệgiữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, vừa coitrọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng,

Trang 37

rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ kế cận Thực hiện đúng nguyên tắc trong

bổ nhiệm lại cũng chính là đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý

1.4.4 Quy trình của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

1.4.4.1 Quy trình luân chuyển cán bộ

Theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễnnhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo (được ban hành kèm theo Quyết định số27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): Việc luân chuyển cán bộ, côngchức lãnh đạo giữ một chức vụ khác theo quy hoạch nhằm đào tạo, bồidưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải căn cứvào yêu cầu công tác và sự phù hợp với trình độ năng lực của cán bộ, côngchức Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chứclãnh đạo được tiến hành hằng năm theo trình tự sau:

1 Đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức;

2 Cấp uỷ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thảo luận, phê duyệt kế hoạchluân chuyển hằng năm trong phạm vi thẩm quyền của mình;

3 Cơ quan tổ chức cán bộ của đơn vị chuẩn bị các điều kiện sinh hoạtcủa cán bộ, công chức đến nhận công tác;

4 Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gặp cán bộ, công chức để trao đổi về chủtrương luân chuyển; nghe cán bộ, công chức trình bày nguyện vọng và đềxuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định;

5 Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thểtừng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý Thực hiện Quy chế,cán bộ, công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển Cáccấp có thẩm quyền quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.Trên cơ sở các quy định về phân cấp quản lý, việc bổ nhiệm lại và luân

Trang 38

chuyển cán bộ quản lý trường TH sẽ được thực hiện trong phạm vi từnghuyện, thị, thành phố thuộc tỉnh.

1.4.4.2 Quy trình bổ nhiệm lại

Theo Quy chế bổ nhiệm lại và Điều lệ trường TH, cán bộ quản lý khihết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm (5 năm) phải được xem xét để bổ nhiệm lạihay không bổ nhiệm lại

Để được bổ nhiệm lại, cán bộ quản lý phải có đủ các điều kiện như:

- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ

- Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xemxét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới

- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu

- Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao

Trình tự bổ nhiệm lại như sau:

1 Cán bộ quản lý làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chứctrách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánhgiá cán bộ, công chức gửi thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

2 Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan,đơn vị tham gia ý kiến Sau đó gửi biên bản lên thủ trưởng cơ quan, đơn vịhoặc cấp có thẩm quyền;

3 Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnhđạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;

4 Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vịquyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định

1.4.5 Ý nghĩa của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Trong mối quan hệ giữa chủ trương, đường lối và cán bộ, chúng tathường nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ trương, đường lối, tiếp đến là chất

Trang 39

lượng cán bộ Giữa hai nhân tố này có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ Songxét đến cùng, nhân tố quyết định nhất vẫn bắt nguồn từ phẩm chất, trình độđội ngũ cán bộ Họ vừa là người tham gia vào việc đề ra chủ trương, đườnglối, vừa là người tổ chức thực hiện, bổ sung, phát triển Chính vì vậy, NghịQuyết hội nghị Trung ương 3 Khoá VII (1991) đề ra các mục tiêu công táccán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt làcán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp chiếnlược có đủ phẩm chất và năng lực đảm bảo việc thực hiện thắng lợi nhữngnhiệm vụ của 5 năm tới, vững vàng trước mọi thử thách, khó khăn, đồng thờitiếp tục chuẩn bị cán bộ cho những năm tiếp theo”.

Đúng như Đảng ta khẳng định, công tác cán bộ là then chốt trong toàn

bộ hoạt động của Đảng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân những thànhcông và thất bại Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ sẽ “tạo ra động lực vànguồn sáng tạo mới trong đội ngũ cán bộ, tạo nên không khí làm việc và sựchuyển động mới trong công tác cán bộ” Chính qua thực tiễn, càng ngàychúng ta càng thấy rõ hơn tính chất quan trọng của việc luân chuyển và tínhchất đột phá của bổ nhiệm trong công tác cán bộ

Động lực và nguồn sáng tạo mới trong đội ngũ cán bộ quản lý nóichung, cán bộ quản lý trường TH nói riêng, khắc phục tình trạng trì trệ, khépkín và tư tưởng cục bộ địa phương trong công tác cán bộ; có tác dụng thúcđẩy các khâu khác của công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ, xâydựng quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Chính từ thực tiễn, càng ngày chúng ta càng thấy rõ hơn tính chất quantrọng của việc luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

1.5 Một số yếu tố tác động đến hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH

Chủ trương luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý đã được quán

Trang 40

triệt sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thực tiễn đã chứngminh hiệu quả của công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý đốivới sự phát triển của tổ chức, trong sự nghiệp cách mạng Luân chuyển và bổnhiệm lại góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, chất lượng đội ngũ, đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đangtồn tại một số yếu tố tác động đến hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệmcán bộ quản lý nói chung, cán bộ trường TH nói riêng.

1.5.1 Nhận thức của cán bộ, đảng viên về sự cần thiết, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luân chuyển và bổ nhiệm lại

Một thời gian dài, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn có suy nghĩ saukhi một người đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm một chức vụ lãnh đạo,quản lý tại một cơ quan, một đơn vị thì hiển nhiên cá nhân đó sẽ giữ chức vụ

đã được bổ nhiệm trong suốt thời gian tiếp theo, hoặc sẽ tiếp tục được bổnhiệm vào các chức vụ khác cao hơn Tư duy này đã ảnh hưởng lớn đến tâm

lý của người được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, họ cũng tập nhiễmcách nghĩ “mặc nhiên, yên vị” và không có sự chuẩn bị đối với việc phải luânchuyển vị trí công tác cũng như việc thực hiện quy trình bổ nhiệm lại, thậmchí họ cho rằng việc thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại là không cần thiết,không quan trọng Chính vì vậy, trong nhiều năm một số địa phương, đơn vịkhông hề thực hiện luân chuyển hay bổ nhiệm lại cán bộ quản lý vì lối giảithích đơn giản: cán bộ quản lý đang làm việc bình thường thì tại sao phải luânchuyển và bổ nhiệm lại

1.5.2 Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ chưa trở thành nền nếp thường xuyên

Thời gian gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng về việc luân chuyểncán bộ lãnh đạo quản lý, các địa phương, đơn vị đã có chuyển biến trong công

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Cầm Bá Học, 2013, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường THCS huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ QLGD, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tácluân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường THCS huyện Thường Xuân tỉnhThanh Hoá
10. Tô Tử Hạ “Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước”, NXB Lao động - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước
Nhà XB: NXB Lao động - 2002
11. Bùi Đức Lại “Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng làm tốt công tác luân chuyển cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng - Số ra ngày 03/10/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng làm tốt côngtác luân chuyển cán bộ
19. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 711/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020
22. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
Năm: 2001
23. Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học giáo dục Việt Nam
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2007
27. Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhữngvấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1994
1. Bộ Chính trị: Nghị quyết số 11-NQ/TW về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý Khác
2. Bộ Chính trị: Quyết định số 51-QĐ-TW về việc ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ Khác
3. Bộ Chính trị: Quyết định số 68-QĐ/TW về việc ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử Khác
4. Bộ GD-ĐT- 2010: Điều lệ trường tiểu học, NXB GD Khác
5. Bộ GD-ĐT: Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường (Ban hành kèm theo QĐ số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Khác
6. Bộ GD-ĐT: Quyết định số 5099/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - 1996: Lý luận đại cương về quản lý - Hà Nội Khác
9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 2003: Giáo trình KHQL, NXB CTQG Khác
12. Hồ Chí Minh - 1974: Về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, HN Khác
13. Hoàng Phê -1998: Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ, NXB Hà Nội Khác
14. Luật Giáo dục - 2005, NXB CTQG - Hà Nội Khác
15. Quốc hội nước CHXHCN VN: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 Khác
16. Sở GD-ĐT Thanh Hóa: Chương trình hoạt động thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w