1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

139 594 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 732,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ VÂN ANH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ VÂN ANH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VIẾT QUANG NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Vinh, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà trường, Thầy cô và đồng nghiệp. Nhân dịp luận văn được bảo vệ, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Trần Viết Quang, người đã định hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh, Trường THPT Chuyên - Đại học Vinh, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện song luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo, các anh chị và các bạn. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Lê Thị Vân Anh 2 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 5 MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12 4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu 13 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 13 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn 14 7. Cấu trúc của luận văn 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 15 1.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 15 1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên 23 1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên ở nước ta hiện nay 31 Kết luận chương 1 47 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 49 2.1. Khái quát về các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 49 2.2. Tình hình đạo đức của học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 55 3 2.3. Tình hình công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 62 2.4. Đánh giá chung về đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 75 Kết luận chương 2 82 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 85 3.1. Phương hướng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay 85 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay 90 Kết luận chương 3 123 KẾT LUẬN 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHỤ LỤC 130 4 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN - CNXH Chủ nghĩa xã hội - GDĐĐ Giáo dục đạo đức - THPT Trung học phổ thông - TP Thành phố - TNCS Thanh niên Cộng sản - XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học kiến thức văn hóa mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản (tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương ) sẽ giúp cho con người sống tốt hơn. Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều cấp độ Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc GDĐĐ trong nhà trường hiện nay. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa chất lượng nền giáo dục Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới ở nước ta gần 30 năm qua đã thu được những thành tựu hết sức to lớn và đáng tự hào. Song, chúng ta không thể không thừa nhận những nguy cơ và thách thức đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung và giáo dục Phổ thông nói riêng. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng xấu của văn hóa ngoại lai đang tác động mạnh mẽ tới nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ. Chúng ta đang phải đối diện với tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm. Đáng lo ngại nhất là trong lớp trẻ xuất hiện vấn đề tiêu cực trong học tập và thi cử, vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng, văn hóa học đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ở các nhà trường nói chung, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được quan tâm một cách đúng mức. Một bộ phận không nhỏ học sinh chạy theo lối sống thực dụng, chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới. Nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn và xuống cấp. 6 Không ít học sinh thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng sống. Thực trạng học sinh mắc vào tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, thành lập các nhóm không lành mạnh, đánh nhau, tổ chức đua xe trái phép, bạo lực học đường, quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là mối lo lớn của toàn xã hội ta, đã tạo ra hình ảnh không đẹp về học sinh. Từ thực trạng đó, cả xã hội đang quan tâm tìm cách giải quyết, ngành giáo dục và đào tạo đang trăn trở tìm giải pháp, Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo quyết liệt với tính đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, trong đó, vai trò của giáo dục Phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo dục Phổ thông là vườn ươm để có những con người hoàn thiện, là khởi đầu cho sự nghiệp đào tạo con người, hình thành nhân cách. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và GDĐĐ cho học sinh, nhất là học sinh THPT - giai đoạn của sự chuyển tiếp giữa thiếu niên và thanh niên, là giai đoạn tạo dựng nền móng nhân cách để trở thành sinh viên, trí thức, người lao động mới cho tương lai. Nghệ An là một vùng đất có truyền thống hiếu học, nơi sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, qua khảo sát tình hình đặc điểm học sinh THPT của Tỉnh Nghệ An, đặc biệt là học sinh các trường THPT Chuyên TP Vinh (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu; Trường THPT Chuyên - Đại học Vinh), bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những lo lắng về đạo đức, nhân cách của một bộ phận học sinh như tư tưởng trung bình chủ nghĩa, lối sống thực dụng, vi phạm văn hóa học đường Thực tế này có những nguyên nhân khách quan, song cũng có những nguyên nhân chủ quan do công tác GDĐĐ của các nhà trường chưa đạt hiệu quả như mong đợi, thậm chí còn có trường xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác GDĐĐ, nhân cách cho học sinh. 7 Là một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trong trường THPT, với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay làm đề tài cho luận văn thạc sĩ Chính trị học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Cái mới là nội dung, phương pháp giáo dục được thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều tác giả, trên các góc độ triết học, tâm lý học, giáo dục học, công bố các công trình nghiên cứu của mình. Về các Nghị quyết, văn bản của Nhà nước liên quan đến công tác GDĐĐ có: Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị Về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày 07 tháng 11 năm 2006 [18]; Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 4 năm 2011 [19]; Ngày 18 tháng 5 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT Về việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục và đào tạo [9]; Ngày 16 tháng 4 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo [10]; Thông báo số 1231/TB-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả Hội thảo Quốc gia về GDĐĐ - công dân trong giáo dục Phổ thông Việt Nam [11]… Đây là những văn bản, tài liệu mang tính định hướng quá trình GDĐĐ cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong các trường THPT nói riêng. 8 [...]... của việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên Chương 2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay 15 Chương... cường hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt, tháng 9/2014 - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác GDĐĐ cho học sinh THPT nói chung và học sinh các trường THPT Chuyên của tỉnh Nghệ An nói riêng 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu... dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên 1.3.1.1 Vai trò, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên GDĐĐ là một bộ phận quan trọng nằm trong quá trình giáo dục tổng thể gồm: đức, trí, thể, mỹ và giáo dục hướng nghiệp Cha ông từng căn dặn: “Tiên học lễ, hậu học văn” Điều đó chứng tỏ, cha ông ta rất chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách,... trạng công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An 4.2 Phạm vi nghiên cứu Thực trạng đạo đức và GDĐĐ cho học sinh THPT ở các trường THPT Chuyên (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu; Trường THPT Chuyên - Đại học Vinh) trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ... VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 1.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức 1.1.1 Đạo đức và vai trò của đạo đức đối với sự phát triển xã hội 1.1.1.1 Khái niệm đạo đức Đạo đức là khái niệm rất phổ biến, quen thuộc Tuy nhiên, cho đến nay, định nghĩa về nó vẫn chưa thống nhất Nguyên nhân cơ bản là do các nhà nghiên cứu đứng từ các góc độ, các cách tiếp cận khác nhau Trong. .. văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Triết học, Chính trị học ở các học viện, trường Đại học, Viện nghiên cứu cũng đã bàn đến vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho học sinh THPT như: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trường THPT TP Thanh Hóa của tác giả Chu Hồng Văn [61]; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THCS - Qua khảo sát tại Trường THCS Collette,... quá trình giáo dục Để giáo dục các em một cách hiệu quả, nhà giáo dục cần tính đến sự tác động của tất cả các nhân tố này để điều phối các yếu khách quan, chủ quan, phát huy tác động tích cực của mỗi nhân tố, hạn chế tác động tiêu cực của nó đến với nhân cách học sinh, giúp các em phát triển lành mạnh 1.3 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên ở nước ta hiện nay 1.3.1... với sinh viên hiện nay [5]; Sinh viên với việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế [6]; Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh Phổ thông - một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay [7] Tác giả đã đề cập đến vấn đề đạo đức và GDĐĐ 10 trên các phương diện khác nhau, đưa ra được các tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh Phổ thông - vấn đề đang được ngành giáo dục. .. cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng, mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An 13 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề GDĐĐ cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay - Khảo sát thực trạng của việc GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên trên địa bàn. .. bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay 4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiếp cận từ góc độ chính trị - đạo đức, nghiên cứu lý luận đạo đức và . QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 85 3.1. Phương hướng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường. việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên Chương 2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ VÂN ANH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quốc Anh (1997), “Công tác giáo dục đạo đức, chính trị cho học sinh, sinh viên”, Tạp chí Cộng sản, (2), tháng 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục đạo đức, chính trị cho học sinh, sinh viên”, Tạp chí "Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh
Năm: 1997
2. Hoàng Chí Bảo (1998), Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
3. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông cơ sở ở TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông cơ sở ở TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Tác giả: Đỗ Tuyết Bảo
Năm: 2001
4. Nguyễn Lương Bằng (1993), Giáo dục đạo đức cho học sinh (dưới góc độ triết học và đạo đức), Thông báo Khoa học, ĐHSP Vinh, Số (9), tr.69-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh (dưới góc độ triết học và đạo đức)
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 1993
5. Nguyễn Lương Bằng (2006), “Truyền thống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (4), tr.13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay”, Tạp chí "Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2006
6. Nguyễn Lương Bằng (2009), “Sinh viên với việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị và tuyên truyền, (5), tr.48-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên với việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí "Lý luận chính trị và tuyên truyền
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2009
7. Nguyễn Lương Bằng (2012), “Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh Phổ thông - một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sài Gòn, (8), tr.77-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh Phổ thông - một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí "Khoa học
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2012
8. Mai Văn Bính (1991), Một số vấn đề thời đại và đạo đức, Trường Đại học Sư phạm 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thời đại và đạo đức
Tác giả: Mai Văn Bính
Năm: 1991
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), “Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT về việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục và đào tạo”, ngày 18 tháng 5 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT về việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo”, ngày 16 tháng 4 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), “Thông báo số 1231/TB-BGDĐT về kết quả Hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức - công dân trong giáo dục Phổ thông Việt Nam”, ngày 30 tháng 9 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 1231/TB-BGDĐT về kết quả Hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức - công dân trong giáo dục Phổ thông Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2013
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), “Đôi điều suy nghĩa về giá trị và biến đổi của các giá trị khi ngước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩa về giá trị và biến đổi của các giá trị khi ngước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí "Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1995
13. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
14. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
15. Phạm Khắc Chương (1997), “Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT”, Tạp chí "Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1997
16. Trịnh Huy Duy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Trịnh Huy Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
17. Vũ Trọng Dung (2005), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin
Tác giả: Vũ Trọng Dung
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 07 tháng 11 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 14 tháng 5 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Báo cáo Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w