Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức

cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

“Nhận thức đi trước một bước” đó là cách nói nhằm khẳng định vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ hoạt động nào của con người. Do đó, trước khi tiến hành một hoạt động, các nhà quản lý cần phải chú ý đến việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể tham gia vào công việc đó. Chỉ có nhận thức đúng và đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc được giao thì các bước tiến hành mới được thực hiện đồng bộ đúng quy trình và đạt hiệu quả. Từ đây, đối với việc GDĐĐ cho học sinh, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,

giáo viên về vị trí, vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt động GDĐĐ trong nhà trường.

Một trong những trở ngại lớn của công tác GDĐĐ là sự thiếu nhất quán trong quan niệm về giáo dục nói chung, GDĐĐ nói riêng. Cụ thể nhất là chúng ta chưa xác định được triết lí giáo dục, trong khi triết lí giáo dục chính là mệnh lệnh của giáo dục, là đào tạo con người phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập sâu, rộng với quốc tế. Vì thiếu triết lí giáo dục, thiếu nhất quán trong quan niệm về giáo dục nói chung, GDĐĐ nói riêng nên công tác GDĐĐ trong các nhà trường THPT gặp khó khăn và thiếu thống nhất, ảnh hưởng tới đạo đức của mỗi học sinh.

Cùng với trở ngại trên, do tác động từ tình hình thực tế lao động, việc làm, thu nhập, nhà trường và học sinh thường chỉ chạy theo kiến thức đơn thuần, xem nhẹ và thậm chí coi thường đạo đức, các truyền thống đạo lý. Học sinh hầu hết đều quan tâm đến tình trạng việc làm sau khi học xong. Muốn vậy, ngay khi trên ghế nhà trường THPT, các em phải chăm chú học tập, tích lũy kiến thức để thi đậu vào Đại học, Cao đẳng. Từ tâm lí phổ biến này, nên giáo viên khi lên lớp chủ yếu dạy chữ, trò đến lớp cũng chỉ để kiếm chữ, mọi rèn luyện, uốn nắn đạo đức bị xem nhẹ cả trong trường, lớp và ngoài xã hội.

Bước vào xu thế hội nhập và phát triển, đất nước đang thay đổi từng ngày, tốc độ phát triển trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực nhận thức, hiểu biết xã hội khá mau lẹ. Tuy vậy, đối lập với tốc độ phát triển ấy, nền giáo dục trong các nhà trường nói chung, GDĐĐ nói riêng đang cho thấy sự chậm trễ, chưa thích ứng nhanh với thời cuộc, nhất là ở các TP có tốc độ phát triển tương đối nhanh như TP Vinh. Điều đó dẫn đến ít nhiều sự vênh lệch giữa những tiêu chuẩn, đòi hỏi của xã hội với những chuẩn mực đạo đức, những

giá trị được giáo dục trong nhà trường. Đấy chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh thiếu kỹ năng trong đời sống.

Từ những thực tế ấy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An đang đặt ra khá bức thiết. Đây cũng là công việc có tính thường xuyên trong hoạt động giáo dục, nhất là hoạt động giáo dục trong thời đại hiện nay khi tốc độ truyền tin, sự du nhập của văn hóa bên ngoài vào nước ta đang khá ồ ạt.

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác GDĐĐ cho học sinh, cần phải tiến hành xác định từng đối tượng gắn với từng yêu cầu cụ thể, tiến hành kết hợp nhiều giải pháp.

Trước hết, cần tập trung công tác quán triệt, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các văn bản chỉ thị, nghị quyết, các chính sách cụ thể của các cấp ủy, chính quyền cấp trên. Gắn tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với tuyên truyền về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những công việc làm này cần tiến hành thường xuyên, liên tục và triển khai một cách đầy đủ, kịp thời các văn bản tới toàn thể cán bộ, giáo viên. Từ lâu, một thực tế là công tác quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục nói chung, GDĐĐ nói riêng ở các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh đang tồn tại nhiều hạn chế như: chưa tiến hành thường xuyên, chưa đầy đủ, thường gặp văn bản nào; phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu, nhàm chán; đội ngũ cán bộ, giáo viên nhìn chung không mặn mà với công việc này. Từ đây, muốn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh thì phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đầy đủ các văn bản chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính

quyền các cấp. Cụ thể hóa công tác quán triệt, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông qua loa phát thanh trong nhà trường, xây dựng bản tin, cập nhật thông tin lên website nhà trường, thông qua trao đổi ý kiến tại các cuộc họp, in ấn, phát tài liệu đến từng cán bộ, giáo viên để mỗi người tự nghiên cứu, tìm hiểu...

Nhà trường cần phải thường xuyên chú trọng đến công tác bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Cụ thể, đó là lòng thương yêu con người mà thương yêu học sinh là cơ sở, là nền tảng cho sự sáng tạo sư phạm, tạo cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc của mình. Tình thương yêu học sinh của giáo viên được thể hiện trong công tác dạy học cũng như mọi hoạt động giáo dục, thường xuyên có ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức. Bác Hồ, một tấm gương sáng cho mọi thế hệ, đã thường xuyên đề cao vai trò của đạo đức. Với Bác, người thầy không những chỉ có trí tuệ Phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng vì quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên phải thường xuyên tự rèn luyện toàn tâm, toàn ý, với nghề nghiệp, thực hiện "Tất cả vì học sinh thân yêu". Đó cũng chính là thước đo phẩm giá của người làm công tác giáo dục.

Tổ chức các hội thảo, các buổi tọa đàm về chuyên đề GDĐĐ cho học sinh trường THPT Chuyên để bàn về các nội dung GDĐĐ và phương pháp quản lý, triển khai công tác GDĐĐ cho học sinh. Việc tổ chức hội thảo, tọa đàm này được tiến hành theo định kỳ, nhưng ít nhất phải 2 lần/năm học. Muốn tổ chức hội thảo tốt, Hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch chu đáo về thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận, chuẩn bị cơ sở vật chất tài chính… Khi tiến hành hội thảo, tọa đàm, nhà trường cần mời thêm các lực lượng ngoài nhà trường có tác động lớn đến công tác GDĐĐ cho học

sinh để có thêm các tiếng nói khác nhau, bổ sung về công tác GDĐĐ như: công an, chính quyền, đoàn thể sở tại, đại diện Hội Phụ huynh… Nội dung, chuyên đề hội thảo, tọa đàm phải thiết thực, giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc về đạo đức ở học sinh của nhà trường, làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDĐĐ.

Theo định kỳ, các trường THPT Chuyên cần tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh. Hội nghị phải giành một dung lượng lớn thời gian để cho một số cán bộ, giáo viên đạt được thành tích cao trong GDĐĐ cho học sinh, nhất là học sinh từng lớp theo phân công chủ nhiệm trình bày kinh nghiệm. Các cá nhân bộ phận khác cùng đàm thoại, trao đổi, học tập lẫn nhau. Trong trao đổi, cần chú ý mối quan hệ, hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận trong các công tác này, hướng đến mục tiêu vì sự nghiệp giáo dục của nhà trường, vì nhân cách của học sinh.

Tổ chức các hoạt động tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn đạt thành tích tốt trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Dĩ nhiên, điểm lưu ý ở đây là, phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức của học từng trường, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.

Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trong nhiệm vụ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Cán bộ, giáo viên phải thấm nhuần mọi đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cụ thể là các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của nhà trường về công tác GDĐĐ cho học sinh THPT. Đối với giáo viên, Hiệu trưởng chỉ đạo họ phải nâng cao trách nhiệm qua từng tiết lên lớp, từng bài giảng, lồng ghép nội dung GDĐĐ khéo léo, phù hợp với từng đặc điểm của từng em học sinh, từng lớp, qua lối sống mẫu mực của nhà giáo, thực sự là tấm gương sáng để học

sinh noi theo; chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các phòng ban, tổ, các tổ chức, đoàn thể để GDĐĐ cho học sinh cả trong và ngoài nhà trường.

Để thực hiện được những nội dung đó, yêu cầu Hiệu trưởng các trường THPT Chuyên cần phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường đồng thời, phải tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các địa phương.

Như vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong công tác GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp, đồng thời, phải phối hợp với nhiều lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.

3.2.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Trước hết, để làm tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác GDĐĐ cho học sinh trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An thì phải nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Chi bộ Đảng trong nhà trường.

Chi bộ nhà trường đóng vai trò trực tiếp chỉ đạo tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung, GDĐĐ cho học sinh nói riêng. Trong nhà trường, Chi bộ Đảng là hạt nhân, là nền tảng tạo cơ sở cho sự đoàn kết vững mạnh trong Chi bộ và toàn cơ quan. Mỗi Đảng viên phải tự rèn luyện phẩm chất, nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trước Chi bộ, cơ quan, Đảng viên phải đầu tàu gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức tác phong.

Để Chi bộ Đảng thực sự vững mạnh, mỗi cán bộ, Đảng viên phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động của Chi bộ nói riêng, hoạt động của

nhà trường nói chung. Chi bộ trường THPT Chuyên phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như:

- Chi bộ nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin, triển khai quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của các cấp chính quyền địa phương.

- Tổ chức sinh hoạt Chi bộ định kỳ hàng tháng đều đặn. Trong tổ chức sinh hoạt, Chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp, đề ra chủ trương, ban hành nghị quyết cụ thể để cụ thể hóa thành kế hoạch, triển khai xuống các tổ chức trong nhà trường thực hiện.

- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, tác phong cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Chi bộ phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Cùng với đó, Chi bộ phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ của các cán bộ, Đảng viên, chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với việc nêu cao gương sáng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những tư tưởng lệch lạc.

Chi bộ là tổ chức lãnh đạo toàn diện các tổ chức trong nhà trường. Bởi vậy, chỉ khi Chi bộ vững mạnh thì các tổ chức khác trong nhà trường mới vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để các tổ chức, đoàn thể phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác GDĐĐ cho học sinh, Chi bộ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An phải trực tiếp giao cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu về công tác giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng, giáo dục các giá trị truyền thống cho Đoàn viên, thanh niên thông qua các hoạt động. Chi bộ vừa giao nhiệm vụ, vừa cho chủ trương về cách thức tổ chức hoạt động của Đoàn, cùng với đó là các cơ chế chính sách để Đoàn TNCS nhà trường phát huy tốt vai trò, trách nhiệm.

Cùng với các nhiệm vụ trên, nhà trường phải thường xuyên chú trọng đến việc xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, tuyển chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, công tác, học tập tốt, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác vào hạt nhân của phong trào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi Chi bộ đã tiến hành giao nhiệm vụ, chủ trương, Đoàn Thanh niên nhà trường phải chủ động, sáng tạo tổ chức đa dạng các hoạt động thu hút Đoàn viên tham gia, từ đó thực hiện công tác tuyên truyền các giá trị đạo đức, phổ biến pháp luật. Cụ thể, Đoàn TNCS nhà trường phải làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Chủ động mở các hội nghị tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của nhà trường gắn với tuyên truyền GDĐĐ cho cán bộ Đoàn, cho toàn thể thanh niên, học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Đoàn TNCS nhà trường phải tập trung nghiên cứu kỹ nội dung triển khai. Về nội dung, trong phạm vi trường THPT Chuyên, cần tập trung cho Đoàn viên thanh niên, học sinh nêu gương sáng trong học tập, rèn luyện đạo đức gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; góp ý sửa đổi Hiến pháp; các luật và văn bản luật liên quan đến thanh niên, học sinh như: Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục…

- Làm tốt công tác cán bộ Đoàn thông qua việc tập huấn nâng cao trình độ cán bộ, chú trọng công tác cán bộ Đoàn, không được để tình trạng hẫng hụt, khuyến khích Đoàn viên là học sinh tham gia vào cán bộ Đoàn trường. Song song với các nhiệm vụ đó phải tăng cường công tác kết nạp Đoàn viên.

- Tổ chức hội thảo, thi tìm hiểu về truyền thống như: tìm hiểu lịch sử Đoàn, lịch sử phát triển của nhà trường, lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển gắn với tuyên truyền biển, đảo quê hương. Tổ chức giao lưu với trường bạn nhằm tăng sư hiểu biết và mối quan hệ lẫn nhau, từ đó giúp các em hình thành mơ ước, hoài bão cao đẹp.

- Đoàn trường phối hợp với các tổ bộ môn, Chi đoàn thành lập các câu lạc bộ theo sở thích và hướng cho Đoàn viên, thanh niên tham gia như: câu

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 92)