Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh các trường Trung học phổ

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh các trường Trung học phổ

thông Chuyên

1.2.1. Những biểu hiện về tâm, sinh lý của học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên

Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 - 18 tuổi. Cơ thể các em có sự phát triển đột biến về thể lực, trí tuệ, tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, là lứa tuổi nở rộ sức mạnh thể chất, tinh thần và trí tuệ,

lứa tuổi hình thành nhân cách và những phẩm chất của một công dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đức. Đây là lứa tuổi luôn tự tìm hiểu bản thân mình và tìm hiểu người khác, lứa tuổi tự khẳng định và tìm cách xác định sứ mạng của mình trong xã hội. Mặc dù còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng yêu cầu đào tạo các em trở thành những con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài, có sức khỏe, năng lực, thẩm mỹ, nghề nghiệp, có tầm quan trọng chiến lược cho sự thành công của sự nghiệp đổi mới, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bởi vậy, cha mẹ và các lực lượng trong xã hội cần phải nắm bắt đặc điểm tâm lí của học sinh, những vấn đề lí luận về đạo đức học để giáo dục, quản lý các em có hiệu quả theo những chuẩn mực xã hội.

Cũng như các học sinh THPT nói chung có những đặc điểm về tâm sinh - lý lứa tuổi, học sinh các trường THPT Chuyên có những đặc điểm về sự phát triển trí tuệ sau:

- Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Các em đã xác định được động cơ của các hành động.

- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt.

- Các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ.

- Có sự thay đổi về tư duy: các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ, có căn cứ và mang tính nhất quán.

Sự phát triển nhanh, linh hoạt và có chủ định về mặt trí tuệ của học sinh THPT là một lợi thế cho giáo viên nói chung và giáo viên dạy học đạo đức nói riêng. Lúc này các em đã hiểu biết và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tính năng động và độc lập giúp các em tiếp thu kiến thức tốt và tự

chuyển hóa những tri thức đạo đức thành kinh nghiệm đạo đức của cá nhân. Mặt khác, sự nối kết giữa nhận thức đạo đức và thực hành đạo đức cũng trở nên dễ dàng hơn nếu các em tích cực, chủ động. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do đặc điểm của lứa tuổi như: đề cao tri thức khoa học mà xem nhẹ tri thức đạo đức, rèn luyện đạo đức; tính cách ương bướng; xu hướng ưa thích khẳng định mình bằng cách làm những việc khác người...

Từ những ưu điểm, hạn chế này, giáo viên có thể định hướng cho các em, giúp các em phát huy năng lực cá nhân, nhất là sự độc lập suy nghĩ, giúp các em nhìn nhận và đánh giá các vấn đề thật sự khách quan, tránh những thái độ phủ quyết, bảo thủ, luôn coi mình là đúng. Giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt cởi mở, vừa đảm bảo giữ nguyên tắc trong nhà trường vừa đảm bảo tính “động”, sự thoải mái, giúp các em cởi bỏ những suy nghĩ không tích cực, thiếu xây dựng - một đặc điểm dễ nảy sinh ở tuổi THPT.

Ở lứa tuổi THPT, học sinh trường THTP Chuyên có hầu hết những đặc điểm chung của sự phát triển ý thức giống bạn bè cùng trang lứa. Điểm khác biệt có chăng chỉ là ở các em có sự phát triển ý thức rõ rệt hơn, ở mức sâu sắc và vượt trội hơn so với lứa tuổi. Tuy nhiên, những biểu hiện này không phải khi nào cũng rõ ràng và có ở tất cả các em.

Nhìn chung, ở lứa tuổi này, các em đã có sự hình thành thế giới quan khoa học. Học sinh trường THPT Chuyên có nhiều hứng thú với nhận thức về những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hội... Chính vì lí do này nên các em thường thích xem các chương trình nghiên cứu khoa học, khám phá vũ trụ, đại dương.

Sự tự ý thức của các em phát triển ở mức cao. Các em chú ý nhiều đến hình dáng bên ngoài (tất nhiên, vẫn có một số học sinh trường THPT Chuyên

do chỉ chuyên tâm học tập nên chưa chú ý nhiều đến hình dáng bên ngoài). Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc học sinh phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong tập thể, rộng hơn là trong xã hội và tương lai. Bởi vậy, ở độ tuổi này, các em thường đã bắt đầu định hướng nghề nghiệp.

Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, yếu của những người xung quanh, nhất là các bạn cùng học. Đồng thời, các em cũng có khuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân. Tuy nhiên, việc tự đánh giá bản thân nhiều khi chưa khách quan, có thể sai lầm. Do vậy, mọi người cần giúp đỡ khéo léo để các em hình thành biểu tượng khách quan về nhân cách của mình. Việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích.

Từ những đặc điểm trên của sự phát triển ý thức, đòi hỏi cán bộ, giáo viên các trường THPT Chuyên cần tôn trọng ý kiến, biết lắng nghe các em, tránh sự áp đặt, có biện pháp khéo léo để định hướng ý thức các em phát triển tích cực.

Các nhà tâm lý thường gọi tuổi học sinh là “một hiện tượng tâm lý xã hội”. Cha ông ta thì nói nôm na: “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Điều đó cho thấy những đặc điểm nổi trội của lứa tuổi học sinh THPT.

Ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Chúng xem thường lời khuyên của thầy cô, cha mẹ, dẫn đến những khó khăn trong rèn luyện đạo

đức. Sự đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực là biểu hiện tiêu biểu của tâm lý, nhân cách người học sinh hiện nay.

Ở tuổi học sinh THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với những người khác. Do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống, các em được sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, vị trí nhất định trong nhóm. Các em thích giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng trường hoặc ngoài trường. Trong công tác GDĐĐ cho học sinh THPT, cần chú ý tới ảnh hưởng của nhóm hội tự phát ngoài nhà trường và có thể tránh được hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể có tổ chức để phát huy được tính tích cực của các em.

Học sinh các trường THPT Chuyên thường có đời sống tình cảm phức tạp, phong phú. Các em có nhu cầu lớn về tình bạn và đòi hỏi cao hơn về tình bạn (tính chân thật, tin tưởng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau...). Tình bạn của các em mang tính xúc cảm cao. Ở thanh niên mới lớn, mối quan hệ nam và nữ được tích cực hóa rõ rệt. Nhóm bạn ở THPT thường có cả nam và nữ do nhu cầu tình bạn khác giới tăng lên. Ở một số em xuất hiện sự lôi cuốn mạnh mẽ hơn tình bạn là tình yêu. Tuy nhiên, tình yêu ở học sinh các trường THPT Chuyên thường trong sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành. Vì thế, nhà trường phải giáo dục các em một tình cảm chân chính dựa trên mối quan hệ tôn trọng, đồng cảm và dựa trên mục đích, lý tưởng chung.

Một bộ phận học sinh trường THPT Chuyên do lo lắng kết quả học tập, theo đuổi các mục tiêu học tập nên có xu hướng hướng nội cao. Các em ít giao tiếp, thường chỉ giao tiếp với bạn bè cùng lớp, còn lại, chủ yếu giành thời gian học tập. Vì thế, học sinh trường THPT Chuyên thường thiếu nhiều kỹ năng trong đời sống, chủ yếu tập trung lĩnh hội kiến thức sách vở.

Căn cứ trên những đặc điểm về trí tuệ, ý thức, tâm lý, tình cảm của học sinh trường THPT Chuyên, việc giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng cho học sinh trong nhà trường cần chú ý những vấn đề sau:

- Trước hết cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa các em và người lớn trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Người lớn cần đặc biệt tôn trọng cá tính, khuynh hướng chủ động, độc lập ở các em, không được quyết định thay, làm thay hoặc xem thường, phê phán.

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhất là thông qua các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường.

1.2.2. Những yếu tố tác động đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh các trường Trung học phổ thông Chuyên hiện nay

Con người là sự tổng hòa của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Với học sinh trường THPT Chuyên, sự “tổng hòa” này càng biểu hiện phong phú, phức tạp hơn rất nhiều bởi các em có điều kiện mở rộng trường giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài. Nếu như học sinh THPT ở các vùng quê chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hai môi trường chính là gia đình và nhà trường thì sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh trường THPT Chuyên chịu sự chi phối của nhiều loại môi trường, có cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Nhìn chung, có thể kể đến những yếu tố chính tác động đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của các em như sau:

Yếu tố sinh học như cấu tạo não, tình hình thể chất chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành tính cách, trí tuệ, đến xu hướng hoạt động của các em, chi phối đến sự xuất hiện tính cách như mạnh mẽ hay nhút nhát, ưa hoạt động hay sống khép mình, sự tích cực chủ động hay thụ động, phụ thuộc..., hiệu quả hoạt động học tập và một số biểu hiện khác khi các em tham gia vào các lĩnh vực bên ngoài nhà trường.

Yếu tố môi trường là hệ thống phức hợp những hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tâm lí, tình cảm đến hoạt động của con người. Học sinh trường THPT Chuyên phần lớn

được sinh trưởng trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, có trình độ học vấn, nền nếp. Gia đình vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thể chất, trí tuệ (đặc biệt là việc học tập) nhưng chính gia đình khá giả cũng tạo cho các em tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động hoặc tạo áp lực lớn cho việc học tập khiến các em luôn căng thẳng, chỉ chú tâm vào việc học mà thiếu các kĩ năng đời sống. Phần lớn các em được sinh sống và học tập ở các TP lớn (hoặc thị trấn, thị xã) nên có điều kiện để học hỏi, giao lưu, tiếp xúc, mở mang mối quan hệ nhưng chính nơi đây cũng là môi trường đầy cạm bẫy, cám dỗ, dễ khiến các em sa ngã. Môi trường nhà trường cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí, tính cách của các em rất nhiều. Bên cạnh việc GDĐĐ thông qua các môn học, trường THPT Chuyên cũng là nơi GDĐĐ cho học sinh thông qua những hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, bất kỳ cơ sở nào trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa nhưng ở trường THPT Chuyên, do có sự đầu tư hơn của các cấp, các ngành, thuận lợi hơn về mặt tài chính, được đặt ở các TP lớn... nên việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: tham quan, dã ngoại; các chương trình tri ân bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, người có công với nước; phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao... diễn ra thường xuyên, thuận lợi hơn. Không chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh còn thường xuyên được tuyên truyền về lòng yêu nước, về ý thức tôn trọng pháp luật, về quyền và nghĩa vụ công dân... Đó là cơ hội tốt để các em có thể rèn luyện đạo đức, bồi đắp thêm cho mình những phẩm chất đáng quý như: lòng yêu nước, lòng biết ơn, yêu thương con người, quan tâm tới đời sống xã hội, tôn trọng pháp luật, yêu thiên nhiên, sống lạc quan, ý thức rèn luyện thể lực...

Tuy nhiên, ở các trường THPT Chuyên, để phát triển hết các phẩm chất của các em (đặc biệt là phẩm chất trí tuệ), nhà trường thường tạo môi trường

học tập với cường độ cao. Vì vậy, học sinh thường có xu hướng coi trọng sự học hơn việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện, học tập các giá trị đạo đức hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội. Do vậy, nhà giáo dục cần biết phát huy yếu tố tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực để giúp xây dựng môi trường có lợi nhất cho sự phát triển của các em.

Hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người có phạm vi rất rộng, bao gồm hoạt động lao động, học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tập thể... Nội dung phương thức của các dạng hoạt động này tác động trực tiếp lên thể chất, tinh thần các em. Với học sinh các trường THPT Chuyên, hoạt động trung tâm của các em là học tập. Học tập với tần suất liên tục và áp lực cao giúp các em phát triển trí tuệ, định hướng được ước mơ và con đường tương lai, có ý chí và nghị lực… nhưng cũng khiến tâm lý của các em căng thẳng, mệt mỏi, tâm hồn nghèo nàn cảm xúc. Vì vậy, nhà giáo dục cần hướng các em đến các hoạt động bổ ích ở môi trường bên ngoài, có lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện của các em.

Bên cạnh các nhân tố sinh học, môi trường, hoạt động, nhân tố giáo dục cũng đóng vai trò chi phối, quyết định đến khuynh hướng phát triển trí tuệ, tâm lí, nhân cách của học sinh. Không ai trưởng thành mà không cần giáo dục. Nếu định hướng giáo dục đúng đắn, toàn diện, chúng ta sẽ có những nhân cách phát triển hoàn thiện, toàn diện và ngược lại. Trong giáo dục có loại hình vừa kế tiếp vừa đan xen là giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là ba lực lượng giáo dục to lớn có ảnh hưởng tới việc giáo dục mỗi người trở thành một nhân cách. Trong đó, giáo dục nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Như vậy, có thể thấy, sự phát triển trí tuệ, tâm lí của học sinh trường THPT Chuyên chịu sự tác động của nhiều nhân tố: sinh học, môi trường, hoạt

động và quá trình giáo dục. Để giáo dục các em một cách hiệu quả, nhà giáo dục cần tính đến sự tác động của tất cả các nhân tố này để điều phối các yếu khách quan, chủ quan, phát huy tác động tích cực của mỗi nhân tố, hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố vinh tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w