0
Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 33 -33 )

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ

1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên

1.3.1.1. Vai trò, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên

GDĐĐ là một bộ phận quan trọng nằm trong quá trình giáo dục tổng thể gồm: đức, trí, thể, mỹ và giáo dục hướng nghiệp. Cha ông từng căn dặn: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đó chứng tỏ, cha ông ta rất chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách, giáo dục làm người. Ngày nay, trong xu thế hội nhập, nhiều quan niệm dạy học được du nhập vào nước ta, nhất là các trào lưu tư tưởng phương Tây với tính thực tế, thực dụng nổi trội, dầu vậy, không có quan niệm nào phủ nhận vị trí quan trọng của việc GDĐĐ. Để tạo nền tảng phát triển toàn diện, bền vững cho một cá nhân (tập thể), tất yếu phải bắt đầu bằng việc trang bị cho cá nhân (tập thể) ấy những nền tảng đạo đức căn bản. Học sinh các trường THPT Chuyên là những học sinh được đặt trong môi trường chú trọng giáo dục trí tuệ theo hướng chuyên sâu. Tuy vậy, GDĐĐ vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng, là một trong những tiền đề căn bản để hình thành nên lớp người có đủ đức và tài, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Học sinh các trường THPT Chuyên phần lớn có năng lực nhận thức ở mức cao, có thể tiếp thu tri thức văn hóa ở cả bề rộng và sâu, có khả năng

sáng tạo đặc biệt. Do vậy, GDĐĐ chính là để phát triển các em một cách toàn diện, hình thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, có khả năng cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp chung của đất nước. Cụ thể, mục tiêu GDĐĐ cho học sinh trường THPT Chuyên là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, hình thành thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật, của nhà trường, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở hành một công dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.

Quá trình GDĐĐ góp phần định hướng ý thức đạo đức, điều chỉnh hành vi, tạo niềm tin cho con người vào những giá trị đạo đức bền vững. Từ đây, đối chiếu với môi trường trường THPT Chuyên, GDĐĐ có vai trò định hướng ý thức, hành vi, thái độ cho học sinh phù hợp với các chuẩn mực xã hội và những quy định của nhà trường.

GDĐĐ giúp học sinh trường THPT Chuyên hình thành niềm tin đạo đức, từ đó xây dựng lối sống chuẩn mực trong hoàn cảnh kinh tế thị trường như hiện nay. Điều này hết sức quan trọng, bởi lẽ hành vi con người tuân theo hệ thống quy tắc của xã hội, do xã hội đặt ra. Trong khi xã hội đang chuyển biến nhanh chóng, nhất là sự du nhập của lối sống từ các nước phương Tây, các mặt trái của cơ chế thị trường, làm cho các quy tắc ứng xử của cộng đồng dễ bị phá vỡ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ thờ ơ trước cái thiện, dửng dưng trước cái ác, mà học sinh THPT lại ở vào lứa tuổi dễ bị dao động, chưa ổn định về tích cách nên dễ phá vỡ những quy tắc đạo đức ràng buộc ấy nhất.

Đạo đức là nền tảng xã hội. Bởi vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước hiện nay, đạo đức đóng một vai trò hết sức quan

trọng. Nếu không có chuẩn mực đạo đức, các sự phát triển đều rất dễ tạo nên sự mất ổn định, không vững chắc. Từ đây, việc GDĐĐ cho học sinh trường THPT Chuyên lại càng có ý nghĩa khi mà đa số học sinh đều có năng lực học tập tốt, là những người sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội sau này. Nếu không có sự định hướng của GDĐĐ rất dễ dẫn đến tình trạng phát triển không hài hòa các yếu tố năng lực, phẩm chất ở các em. Bởi vậy, việc GDĐĐ trong nhà trường sẽ giúp các em hình thành một thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và giúp các em “miễn nhiễm” với những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Để tiến tới thực hiện những vai trò, mục tiêu to lớn đó, công tác học sinh trường THPT Chuyên phải thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các quy luật để xây dựng cuộc sống.

- Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN nhằm giúp các em có ước mơ, hoài bão cao đẹp, có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đời sống vật chất, hưởng thụ.

- Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

- Tăng cường ý thức lao động và tự lao động.

- Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc.

- Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Bản thân phải thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng. Đối với gia đình phải gắn bó, đùm bọc. Với bạn bè phải trung thực, thẳng thắn, thông cảm, hiểu biết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ.

Như vậy, có thể thấy, GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Chuyên là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của bản thân học sinh, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THPT Chuyên là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng những con người thuộc thế hệ mới gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH.

1.3.1.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên

Đạo đức là một khái niệm trừu tượng, có phạm vi rất rộng, bao quát nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, các sinh hoạt của con người, tùy thuộc vào từng thời điểm, từng quốc gia. Đối với học sinh trường THPT nói chung, trường THPT Chuyên nói riêng, nội dung GDĐĐ trước hết hướng đến giáo dục thế giới quan khoa học. Thế giới quan quyết định xu hướng lý tưởng, đạo đức và các phẩm chất tư tưởng của con người. Nhận thức đúng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin có căn cứ khoa học. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh sẽ giúp các em có những suy nghĩ đúng đắn với niềm tin khoa học.

Bên cạnh đó, nhà trường phải hướng đến giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH gắn với việc giáo dục thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho học sinh. Từ đó, nhân lên lòng yêu nước, tăng cường ý thức lao động. Trong hoàn cảnh hiện nay cần đặc biệt quan tâm giúp cho các em ngăn ngừa và khắc phục biểu hiện không tích cực như: lười lao động, thói quen trông chờ, ỷ lại người khác.

Việc giáo dục cho học sinh trường THPT Chuyên những giá trị đạo đức trong đời sống xã hội, những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng cũng là một

nội dung quan trọng. Nội dung này thường gắn với các giá trị truyền thống, cụ thể là các giá trị tiêu biểu như: lòng yêu nước, tình đoàn kết, yêu gia đình/ làng xóm, lòng thương người, hiếu học, đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo...

Không những thế, nhà trường phải hướng đến giáo dục pháp luật, kỷ luật và hành vi ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ xã hội. Giáo dục học sinh trường THPT Chuyên biết yêu quý và kính trọng ông bà, canh chị em, những người thân trong gia đình, họ hàng, thầy cô giáo, bạn bè, những người xung quanh… Biết thông cảm quan tâm và giúp đỡ người khác, nhất là những người già cả, những người tàn tật, người gặp tai nạn rủi ro, để đem lại niềm vui, niềm tin cho người khác, biết hi sinh quyền lợi các nhân, biết ứng xử tế nhị, dám đấu tranh với những biểu hiện coi trường, hạ thấp, chà đạp nhân phẩm người khác.

Việc GDĐĐ cho học sinh phải hướng cả tới giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường. Tinh thần khoan dung và ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị truyền thống, được hình thành trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và dựng nước của dân tộc, tạo nên sức mạnh tiềm ẩn của con người Việt Nam. Vì thế phải giáo dục cho các em tham gia các phong trào, các hoạt động "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", phụng dưỡng những người có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ vững kỷ cương, nội quy, quy chế ở trường cũng như nơi sinh sống.

Trong xu thế hiện nay, sự tác động của khoa học, công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những bước chuyển biến mau lẹ. Để có thể thích nghi với hoàn cảnh đó, đòi hỏi thế hệ học sinh phải có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám vượt lên khẳng định mình. Vì thế, một trí tuệ vững vàng, thể chất khỏe mạnh, ý chí mạnh mẽ, tinh thần chủ động là

những phẩm chất của học sinh THPT nói chung, học sinh các trường THPT Chuyên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đây có thể là xem là giá trị đạo đức trong thời đại mới.

Đối với học sinh, việc chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng hình thành nên nhân cách. Bởi vậy, việc GDĐĐ cho học sinh còn có nội dung giáo dục các giá trị đạo đức trong khuôn khổ nhà trường. Đạo đức trong khuôn khổ nhà trường có phạm vi hẹp hơn đạo đức trong đời sống xã hội, được cụ thể hóa thành những quy định có tính chuẩn mực về hành vi, thái độ của học sinh trong môi trường nhà trường. Từ những nội dung trên, có thể nhìn nhận một cách tổng quát: “Nội dung của giáo dục đạo đức không chỉ là những bài giảng lí thuyết về đạo đức, hơn thế đó còn là những chuẩn mực được xã hội công nhận, là những quy định của pháp luật, những nội quy sinh hoạt của tập thể, cộng đồng mà mỗi người phải luôn tuân thủ” [30, 124].

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu chúng ta có thể lập ra mô hình GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường như sau:

Thái độ trong học tập

Thái độ thực hiện quy định Thái độ trong sinh hoạt

Thái độ với đạo đức

Thái độ trong giao tiếp Đạo đức học sinh

1.3.2. Hình thức, phương pháp và các nhân tố giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên

1.3.2.1. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên

Việc xác định hình thức và lựa chọn ưu tiên các hình thức GDĐĐ cho học sinh các trường THPT Chuyên hiện nay là một yêu cầu khách quan của các chủ thể quản lý. Đây là công việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống thì mới có thể đào tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần yêu cầu người cách mạng phải vừa có Tài và Đức, vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Theo chúng tôi, để chuyển tải những nội dung cần giáo dục cho học sinh các trường THPT Chuyên, có thể sử dụng các hình thức cơ bản sau đây:

- GDĐĐ thông qua dạy học môn Giáo dục công dân.

Có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của môn Giáo dục công dân là xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ cho người học. Nó được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri thức, các nguyên lý và quy luật. Không đơn thuần là môn dạy đạo đức, bộ môn này còn thực hiện chức năng phương pháp luận, hình thành niềm tin, đây là yếu tố then chốt của nền đạo đức mới của học sinh. Tình hình đó đặt ra yêu cầu rất nặng nề cho hệ thống những người làm công tác dạy học môn học này. Nó đòi hỏi, một mặt phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, mặt khác, phải có khả năng truyền tải hệ thống thông tin đến cho người học. Nói cách khác, đó là nghệ thuật truyền đạt, khả năng sư phạm phù hợp cho từng đối tượng.

- GDĐĐ thông qua dạy học các môn văn hóa, lồng ghép tuyên truyền về đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh và các giá trị của dân tộc, địa phương.

Mỗi môn học vừa nêu do có sự khác nhau trong nội dung, phương pháp cần truyền đạt nên mang đến những nội dung GDĐĐ cho học sinh khác nhau,

làm nên sự phong phú, đa dạng. Chẳng hạn, thông qua dạy học các bài học lịch sử, giáo viên giáo dục cho học sinh trường THPT Chuyên về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Từ đây, có thể dẫn bài diễn ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lịch sử nước Nam” để nói về sự cần thiết phải học môn lịch sử. Với môn Địa lí, đó là giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, phong thổ, giáo dục về vai trò của thiên nhiên và hành động của con người. Từ đây, có thể dẫn dụ về tài nguyên rừng, từ đó giáo dục về ý nghĩa của tết trồng cây và lời căn dặn về việc trồng cây trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với môn Ngữ văn, đó là giáo dục tình yêu thiên nhiên, con người, yêu lao động, tình cảm nhân đạo, biết yêu cái đẹp và hướng đến cái đẹp chân - thiện - mỹ, đồng thời bài bác loại trừ cái ác, cái xấu, cái phản tiến bộ.

Tuy nhiên, để đạt được mục đích yêu cầu của bài học và việc GDĐĐ cho học sinh trường THPT Chuyên, nhiệm vụ của giáo viên dạy học các môn học này cũng nặng nề hơn. Lúc này, đối với giáo viên, một mặt phải có kiến thức sâu, rộng, mặt khác, phải có khả năng truyền tải hệ thống thông tin đến cho người học một cách phù hợp, thuyết phục, phù hợp với đối tượng học sinh. Chính vì thế, yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học các môn học này là một yêu cầu bắt buộc trong tình hình mới, nhất là sự tác động mạnh mẽ của hệ thống truyền tin.

- GDĐĐ thông qua các hình thức hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khóa là một hình thức GDĐĐ phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể đó hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ, hoạt động khoa học ở nhà trường, hành hương về các địa chỉ đỏ, các hoạt động trở về cội nguồn, hoạt động chung tay bảo vệ môi trường, học sinh tham gia phong trào tình nguyện… Trong những năm qua, các trường THPT Chuyên thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm quan các di tích lịch sử như: Khu di tích Làng Sen quê Bác; khu mộ vua Mai Hắc Đế; khu mộ Tổng Bí thư Trần Phú; ngã ba

Đồng Lộc, Truông Bồn…; các địa chỉ văn hóa như: khu mộ Nguyễn Du, kinh thành Huế, phố cổ Hội An; thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh liệt

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 33 -33 )

×