1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO dục các GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THÔNG dân tộc CHO đoàn VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHÔ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

135 432 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Tổ chức Đoàn trong công tác giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho Đoàn viên thanh niên...18 1.2.. - Kết quả nghiên cứu của luận văn được công bố trên một bài báo: Giáo dụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYÊN VĂN TIÉN

GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

DÂN TỘC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHÔ VINH -

TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2013

Trang 2

Bộ GIẢO DỤC VẢ ĐẢO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN TIÉN

GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VÀN HÓA TRUYỀN THỐNG

DÂN TỘC CHO ĐOẢN VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHỐ VINH -

TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS BÙI VĂN DŨNG

NGHÊ AN - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiếu, nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, động viên của các tô chức và các bạn bè đồng nghiệp Tác giả xỉn chăn thành cảm ơn TS Bùi Vãn Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ đế tác giả hoàn thành luận văn của mình.

Tác giả xin chân thành cảm on CN Khoa Giáo dục Chính trị, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên trường Đại học l Inh và tập thế các anh chị em lớp Cao học 19 - Lý luận và Thương pháp giảng dạy học bộ môn Chính trị dã tận tình giúp đỡ quan tâm tạo điều kiện đế tác giả hoàn thành luận vãn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn BGH, Trưởng, phó các khoa phòng, các anh chị em đồng nghiệp cùng các bạn học sinh, sinh viên dã giúp đỡ động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất dế tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Tỉnh Đoàn Nghệ An, Thành Đoàn Vinh, đồng cảm ơn tới các Đoàn phường, xã trên địa bàn thành pho và phụ cân đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả dược thực tế khảo sát, đều tra

và tham gia các hoạt động đoàn tại địa phương đế hoàn thành luận văn này.

Mặc dù cổ nhiều cổ gắng, nhung vẫn còn những thiếu sót không thế tránh khỏi, tác giả mong nhận được sự góp ý ảm các thay cô giáo cùng các bạn.

Xin chân thành cảm on!

Vinh, thảng 10 năm 2013

Tác giả

Nguyên Văn Tiến

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

A MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Tình hình nghiên cứu hên quan đến đề tài 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15

4 Phạm vi nghiên círu 16

5 Phuơng pháp nghiên cứu 16

6 Giả thuyết khoa học 16

7 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn 17

8 Cấu trúc của luận văn 17

B NỘI DƯNG 18

Chưong 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRƯYÈN TIIÓNG DÂN Tộc CHO DOÀN VIÊN THANH NIÊN 18

1.1 Tổ chức Đoàn trong công tác giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho Đoàn viên thanh niên 18

1.2 Quan điếm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tu tuởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng và Nhà nuức ta về vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống 41

Ket luận clnrơng 1 56

Chương 2 THựC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THÓNG DÂN Tộc CHO DOÀN VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHÓ VINH - TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 58

2.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tại Thành phố Vinh

Trang 5

2.2 Tình hình giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho

đoàn viên thanh niên Thành phố Vinh trong thời gia qua 62Kết luận chương 2 79

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THÓNG DÂN TỘC CHO DOÀN VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHÓ VINH - TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI DOẠN HIỆN NAY 81

3.1 Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục các giá

trị văn hóa truyền thống dân tộc cho Đoàn thanh niên Thành phốVinh trong giai đoạn hiện nay 813.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục các

giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niênThành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay 98Kết luận chương 3 123

c KÉT LUẬN 125

Trang 6

CNXH Chủ nghĩa xã hội

GTVHTTDT Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phầnrất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) nói riêng, liệuchúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thế hệ trẻ mà đặcbiệt là ĐVTN bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyềnthống dân tộc (GTTTDT) Trong những điều kiện mói của đất nước, chúng ta

đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ Điều kiên quyết và không thể thiếu đó là

"các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc", những truyền thống đáng tự hàocủa lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã giúp chúng ta "hòanhập" mà không bị "hòa tan", phát triển mà không bị "mất gốc", trọng truyềnthống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang giúp cho thế hệ trẻViệt Nam nói chung và ĐVTN Việt Nam nói riêng nâng cao hon nữa bản lĩnhcủa mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại

Văn hóa là sản phâm xã hội được hình thành trong chính các hoạt độngsản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của xã hội loài người nói chung, sựkhác nhau về văn hóa là do các hoạt động sản xuất khác nhau quy định, tạo ra

sự khác nhau về văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền và cộng đồng dân cưhay trong chính từ chủ thể con người riêng biệt Bên cạnh đó, văn hóa đến vớimọi dân tộc thông qua con đường giao lưu về kinh tế, chính trị, xã hội, chiếntranh V.V Vói đặc tính của mình văn hóa luôn vận động, phát triển lan trànphố biến, hòa quyện, pha tạp lẫn nhau để tạo nên sự đa dạng văn hóa Sự laitạp đó đặt ra cho mỗi dân tộc, vùng miền và từng chủ thể văn hóa sự tiếp thu

có chọn lọc một cách phù hợp giữa các giá trị truyền thống và cái mới ngoạilại Trong đó phải biết giữ gìn các GTVHTTDT, bản sắc văn hóa của riêngmình và tiếp thu sự du nhập đó trên tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 8

Những di sản thuộc giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTTDT), bản sắc vănhóa dân tộc là nét độc đáo của đất nước, là tài sản vô cùng quý giá nói lên tầmvóc, bề dày lịch sử, chiều sâu của mỗi quốc gia, dân tộc Giữ gìn được cácGTVHTTDT trong giai đoạn hiện nay là điều kiện để mỗi quốc gia, dân tộctồn tại với tư cách là một dân tộc độc lập.

Trong sự du nhập đó Việt Nam cũng tiếp nhận một cách nhanh chóng,đặc biệt là thế hệ trẻ Nhưng cách tiếp thu đó góp phần tích cực thể hiện rõtrong toàn cảnh từ ăn, ở, mặc đến các hoạt động sản xuất vật chật, tinh thần vàtrong quy cách ứng xử xã hội nói chung và nhân cách từ con người nói riêng

là không thể chối cãi Song, bên cạnh mặt tích cực thì chính sự du nhập vàtiếp thu 0 ạt, không chọn lọc và sự quản lý của nhà nước thiếu chặt chẽ đãmang lại sự tiêu cực nhất định, làm mài mòn các GTVHTTDT và du nhập cácvăn hóa ngoại lai không phù hợp với văn hóa dân tộc gây phản cảm lớn vàảnh hưởng tới sự phát triển xã hội nói chung

Bởi thế, trong hoạt động của mình và các yêu cầu của thời đại đặt ravới ngành giáo dục là phải làm sao đào tạo ra những con người phát triển toàndiện, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đối nhanh chóng của khoa họccông nghệ, có đủ sức cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc tế.Phát triển giáo dục toàn diện là biện pháp tốt nhất để phát huy và làm trườngtồn những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phong phú thêm những tinh hoavăn hoá của nhân loại Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát triển nhâncách, phát huy và phát triển hệ thống giá trị của dân tộc Mục tiêu của pháttriển giáo dục nhằm nâng cao dân trí làm cơ sở đào tạo nhân lực, là nguồn gốc

để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trên nền tảng nhân cách tốt đẹp, làm giàuthêm “nguyên khí Quốc gia” Đảng ta đã xác định lấy nhiệm vụ phát huynguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững.Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo

Trang 9

đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tirởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dirỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để các chủ trương của Đảng và nhà nước áp dụng vào giáo dục cácGTVHTTDT kết hợp với tiếp thu văn hóa quốc tế đê làm giàu, phong phú vănhóa dân tộc là điều cần thiết hiện nay đặc biệt đối với tầng lớp ĐVTN, chủnhân tương lai của đất nước phải được quan tâm đặc biệt góp phần không nhỏtrong việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực, nâng cao thể lực,thể chất, tinh thần, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ màtrọng tâm là ĐVTN

Thực trạng về công tác giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN ở Thànhphố Vinh hiện nay đang được chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứugiáo dục hết sức quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu Là thành phốnằm trong trọng điểm quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội khu vực BắcTrung Bộ, trong đó xây dựng đồng bộ giáo dục chất lượng cao cung ứng laođộng cho khu vực miền trung và Tây Nguyên Đé đạt được các mục tiêu đó,vấn đền giáo dục ĐVTN là điều kiện tiên quyết có tính quan trọng nhất Làthành phố có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học, song nhiềuyếu tố văn hóa ngoại lai du nhập đã làm nhiều bạn trẻ thành Vinh rơi vào suythoái đạo đức, lối sống, đánh mất các giá trị tốt đẹp mà cha ông đi trước đãvun đắp, xây dựng Thay vào đó, các bạn ĐVTN nếu đước định hướng giáodục tốt thông qua công tác đoàn thì đa số vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóatruyền thống dân tộc và tiếp thu các tiến bộ xã hội mới đáp ứng các yêu cầucủa thời đại đặt ra

Do đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Giáo dục các giá trị vãn hóa truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên Thành pho Vinh - Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay’’ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ tham gia hội nhập quốc tế trêntất cả các phương diện với phương châm “hoà nhập chứ không hoà tan” Nênvấn đề giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống đậm đà tính dân tộc đang làvấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Các nhà khoa học đã cókhông ít các công trình nghiên cứu về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộcđược công bố như:

Nguyễn Lương Bằng (1999), “Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đôi mới giáo dục ở Việt Nam”- Sách văn hóa Việt Nam truyền thong

và hiện đại, Nxb Văn hóa, đây là công trình nghiên cứu lớn được nhiều nhà

nghiên cứu đánh giá cao, tác phâm là cơ sở về phương pháp dạy học trongphạm vi nhà trường, cung cấp kiến thức chuyên ngành cho các giáo viêngiảng dạy trong lĩnh vực văn hóa

Nguyễn Khoa Điềm (2003), “Để cương văn hỏa Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và phát triến nền vân hóa tiên tiến đậm dà bản sắc dân tộc”,

Tạp chí Cộng sản, số 45/2003, bản đề cương là sự tập hợp chủ trương đườnglối về chính sách của Đảng trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, trong đó đề cậpđến định hướng nhà nước XHCN trong lĩnh vực quản lý văn hóa Đây là đềcương về văn hóa có tính bao trùm nhất trên lĩnh vực văn hóa

Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Bài phát biêu kết luận Hội nghị triển kha công tác Tư tưởng - Vãn hóa Toàn quốc”, Đà Nang, Ngày 19 -21/2/2004, đây

là bài phát biểu đúc kết toàn bộ giá trị tư tưởng văn hóa của toàn quốc sẽ đượctriển khai trong giai đoạn tiếp theo, là cơ sở đẻ các hoạt động tư tưởng - vănhóa mà nhà nước nghiên cứu triển khai là cơ sở lý luận chuyên môn cho cáchoạt động nghiên cứu và cơ sở để đưa vào hoạt động thực tiễn

Ngô Đình Xuân, “Thành tựu nôi bật trong đôi mới tư duy của Đảng về vãn hóa”, Tạp chí Cộng sản số 26, tháng 2, năm 2007, đây là công trình

Trang 11

nghiên cứu đã phân tích các giá trị nội bật trong tư duy đổi mới của Đảngtrong lĩnh vực văn hóa, các lý luận chuyên môn mà Đảng ta đạt được trongquá trình đổi mới các hoạt động về văn hóa với nhiều thành tựu nỗi bật, tìm racác nguyên nhân, hạn chế, cách khắc phục và phương hướng giải pháp, là cơ

sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong tài liệu góp phần làm định hướngchiến lược cho Đảng và các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa

Nguyễn Mạnh Hưởng (2007), “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi trở thành thành viên tô chức thưong mại thế giới”, Tạp chí Cộng sản số 4/2007,

công trình nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh hội nhập thế giới đa chiều, bốicảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng trên tất các các bình diện Trong xu hướnghội nhập đó tác phẩm đã đặt ra các vẫn đề về hội nhập văn hóa cái nhìn đachiều, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề về giữ gìn các bản sách vănhóa, tập trung vào các bước phân tích sự hội nhập quốc tế và sự ảnh hưởng tớicác giá trị văn hóa truyền thống, con đường và giải pháp

Mai Thành Chung (2009), “Thẩm nhuần tư tưỏng của Người về xây dựng nền vãn hỏa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Báo Giáo dục thời đại,

công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, được xem là cơ sở

lý luận, là tài liệu cơ bản định hướng các hoạt động chính sách giáo dục vănhóa mà Đảng và nhà nước ta lấy làm kim chỉ nam cho mình Hồ Chí Minh là

sự hội tụ đầy đủ các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, Tác phấm đãlàm nổi bật ở người có không chỉ là sự hội tụ của nhiều nền văn hóa mà ở đócòn có một văn hóa mới đó là văn hóa của tương lai

Kim Hạnh, “Đừng quá sợ đánh mất bản sắc dân tộc”, Từ điến vãn hóa Việt Nam - Nxb Thế giới, công trình đã đánh giá thực trạng tâm lý chung

trước sức ép của toàn cầu hóa và sức ép về sự du nhập văn hóa ngoại lai,trong bối cảnh đó tác phấm đã nêu ra những giá trị văn hóa truyền thống dântộc bị đánh mất như vẫn tồn tại nhiều giá trị cơ bản chung nhất và đậm nétnhất thì vẫn còn giữ được

Trang 12

Vũ Khiêu, “Đạo đức mới”, Nxb Khoa học Xã hội, HN (1974) Đây là

công trình nghiên cứu đạo đức học định hướng chủ nghĩa Cộng sản mang bảnsắc văn hóa Việt Nam, trở thành cơ sở nghiên cứu đạo đức học sau này và đưavào định hướng xây dựng đạo đức XHCN mà Đảng ta lựa chọn cho tương laiđất nước Trong đó, tác giả đề cao vai trò của nhà nước trong hoạt động giáodục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trước thời đại vừa là cơ hội vừa làthách thức mang tính sống còn

Nguyên An, Đinh Xuân Dũng (Tuyển chọn), “Hồ Chỉ Minh với vãn hóa - Văn nghệ”, Nxb Từ điển Bách khóa, Hà Nội, công trình văn hóa nghiên

cứu tư tưởng văn hóa, văn nghệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự đúc kết kinhnghiệm của người trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, tác phẩm đã dẫn tríchnhiều dẫn chứng, cứ liệu lịch sử quan trọng về tư tưởng của Bác Hồ về lĩnhvực đời sống văn hóa - văn nghệ mà người là tấm gương sáng nhất mà thế hệsau nghiên cứu, học tập và làm theo trong đó trọng tâm vẫn là thế hệ thanhniên, lực lượng quan trọng của tương lai đất nước

GS Cao Huy Thuần với công trình nghiên cứu, “Bản sắc toàn cầu hỏa”, Công trình nghiên cứu về văn hóa rất công phu, đáp ứng được nhu cầu

nghiên cứu văn hóa của nhiều tri thức bây giờ GS Cao Huy Thuần được biếtđến đến như một chuyên gia đầu ngành lỗi lạc về nghiên cứu các giá trị vănhóa truyền thống dân tộc, trong đó tác giả luôn đặt các giá trị đó trong bốicảnh hội nhập của thời đại đa văn hóa cái đã mất đi, cái còn sót lại, cái giữ gìn

và có cái cần phải thay đổi Tác giả đề cập đến nhiều nền văn hóa thế giới bịmất đi bản sắc truyền thống, cam chịu sự tha hóa và cũng có nhiều dân tộctrong quá trình hội nhập đã biết vận dụng cái truyền thống với cái mới và biếnđổi phù hợp với yêu cầu trong nước mình mà không tụt hậu trước thời đại Từ

đó, tác giả đã đi sâu phân tích đặc trưng văn hóa dân tộc Việt trong quá trìnhhội nhập , Nxb Văn hoá, HN

Trang 13

Trần Quốc Vượng, “Vãn hoả Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”, Nxb Văn

học, Hà Nội, tác phẩm đã phân tích các giá trị văn hóa Việt trong bối cảnh xãhội mới nhiều biến đổi mà thời đại đặt ra Là chuyên gia đầu ngành nghiêncứu về văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao, tác phẩm này đã đưa

ra được nhiều nội dung cơ bản nêu rõ những GTVHTTDT mà hiện nay vẫnđược cho là khá đầy đủ nhất về mặt nội hàm Triết lý của sự kết nối cái truyềnthống được tìm tòi và suy ngẫm đã làm cho tác phẩm chứa đựng hàm lượnggiá trị nghiên cứu cao

Nguyên Ngọc, “Mợ/ Văn hóa mới cho hội nhập hôm nay”, Nxb Văn

hoá, Hà Nội, tác giả đau đáu trong lòng với nội dung cái mới và cái hội nhập

trong bối cảnh hiện nay ; Nguyễn Đức Tồn, “Đặc trung văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (2008), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, Đây là công

trình nghiên cứu văn hóa dân tộc rất đồ sộ và giá trị, công trình đi sâu tìmhiểu các đặc trưng văn hóa dân tộc thông qua tìm hiểu các giá trị truyền

thống , Nguyễn Văn Huyên, “Góp phần nghiên cứu vãn hóa Việt Nam”,

(1999), Nxb Khoa học Xã hội, HN, Tập 1,2 Công trình nghiên cứu về vănhóa rất uy tín và công phu, tác phẩm đã góp phần nghiên cứu văn hóa dân tộc,

là tài liệu nghiên cứu cho nhiều đối tượng trí thức ; Vũ Ngọc Khánh “Vãn hóa Việt Nam những điều học hỏi”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tác giả

đã chưng cất những giá trị lý luận chuyên ngành để đưa vào tác phẩm, cáchtiếp thu cái mới, sàn lọc các giá trị văn hóa truyền thống trên tinh thần tiến bộ

Các công trình nghiên cứu được đánh giá cao, là tài liệu tham khảo, tàiliệu nghiên círu về lĩnh vực giáo dục các GTVHTTDT được nhiều luận vănthạc sĩ đưa vào trong công trình nghiên cứu của họ như: Trần Văn Giàu (Chủ

biên),"Giá trị tinh thần truyền thong Việt Nam", (1998), Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội, Hà Văn Tấn, "Biện chủng của truyền thong", Tạp chí Cộng sản, số 3/1981 Trần Quốc Vượng, "Ve truyền thong dân tộc", Tạp chí Cộng sản, số

Trang 14

3/1981 Đỗ Huy, "Cải truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dimg con người mới ở nước ta", Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 5/1986 Lương Quỳnh Khuê, "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triến của xã hội hiện đại", Tạp chí Triết học, số 4-1992 Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị", tháng 4/1995; Mạc Văn Trang (Chủ biên) "Đặc điếm loi song sinh viên hiện nay và những phưong hướng, biện pháp giảo dục loi song cho sinh viên",

(1995), đề tài nghiên cím khoa học, mã số B94-38-32 (Viện Nghiên cứu phát

triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo); Thái Duy Tuyên, "Sự biến doi định hưóng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trưòng", Tạp chí Triết học, số 5/1995; Nguyễn Thế Kiệt, "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị dạo đức hiện nay", Tạp chí Triết học, tháng 6/1996; Nguyễn Tĩnh Gia, "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trưòng đoi với đạo đức người cản bộ quản lý", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, tháng 2/1997; Đỗ Huy,

"Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ dạo đức trong cơ chế thị tnrờng

ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, số 5/1998; Hoàng Trung "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và van đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, số 5/1998 Trần Sĩ Phán "Giáo dục dạo đức đổi với

sự hình thành và phát tri en nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", (1999), Luận án tiến sĩ Triết học; Hoàng Trung, "Vì sao Hồ Chỉ Minh lại đặc biệt chủ trọng đến vẩn đề đạo đức?", Tạp chí Triết học, số 4/2000; Nguyễn Văn Phúc "Tình cảm dạo đức và giáo dục tình cảm dạo đức trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Triết học, số 6/2000; Nguyễn Văn Lý "Ke thừa và đoi mới các giả trị đạo đức truyền thong trong quả trình chĩỉyến sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", (2000), Luận án tiến sĩ Triết học; "Giá trị dạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời song xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, Số 3/2001 "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưỏng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học,

Trang 15

Số 2/2001; Nguyễn Ngọc Long, "Kết hợp chặt chẽ giảo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý", Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 4/2001; Trần Nguyên Việt "Giá trị đạo đức truyền thong Việt Nam và cái phô biển toàn nhăn loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, Số 5/2002; Lê Sĩ Thắng, "Ke thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chỉ Minh trong công cuộc đôi mỏi ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, số 5/2002; Nguyễn Đình Tường "Một so biếu hiện của sự biến đôi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục", Tạp chí Triết học, Số 6/2002: "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trưòng" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6/2002; Nguyễn Hùng Hậu "Từ ”cái thiện” truyền thong đến ”cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, số 8/2002; Lê Thị Hoài Thanh "Quan hệ biện chứng giữa triỉyển thong và hiện đại trong giảo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", (2002) Luận án tiến sĩ Triết học, của Trần Văn Phòng "Tiêu chuân đạo đức của người cán bộ lãnh dạo chính trị hiện nay",

Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5/2003 V.V

Bàn về công tác Đoàn và công tác giáo dục các GTVHTTDT choĐVTN hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Thùy Linh - Việt

Trinh, “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh những mổc son vàng”, Nxb

Lao động, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu lịch sử Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh từ giai đoạn tiền thành lập cho tới quá trình tồn tại

và phát triển, trong đó nêu bật những mốc son vàng trong truyền thống Đoànthanh niên Việt Nam, cuốn sách là tài liệu gối đầu cho công tác đoàn và mọiđoàn viên thanh niên bây giờ

Tỉnh Đoàn Nghệ An, Báo cáo hoạt động công tác đoàn nhiệm kỳ

2012 2017 thông qua Dại hội Dại biêu Doàn Toàn quốc nhiệm kỳ 2012

-2017, đây là tài liệu tập hợp toàn bộ quá trình tống kết công tác Đoàn và

định hướng các hoạt động Đoàn giai đoạn mới, là cơ sở cho mọi định

Trang 16

hướng công tác đoàn trong nhiệm kỳ đó, là tài liệu tham khảo cho mọi đoànviên thanh niên

Thành Đoàn Vinh, Tài liệu học tập: Báo cáo hoạt động công tác đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017 thông qua Đại hội Đại biếu Đoàn toàn quốc nhiệm kỳ

2012 - 2017, đây là tài liệu tập hợp toàn bộ quá trình tống kết công tác đoàn

và định hướng các hoạt động đoàn giai đoạn mới, là cơ sở cho mọi địnhhướng công tác đoàn trong nhiệm kỳ đó, là tài liệu tham khảo cho mọi đoànviên thanh niên Thành phố Vinh trong bối cảnh hiện nay

Trung ương Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII, Vãn kiện Đại hội Đại biếu toàn quốc lần thứ X, Nxb Thanh Niên, (2003) Tỉnh đoàn Hà Tĩnh - Ban CNTT Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tài liệu học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứX, nhiệm kỳ 2012 - 2017, Hà Tĩnh, Tài liệu

lưu hành nội bộ, đây là tài liệu tập họp nội dung của Đại hội Đoàn toànquốc

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập một cách toàndiện đến vấn đề giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN Thành phố Vinh nêncần phải xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về giá trị giáo dục văn hóa truyềnthống dân tộc là yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách nhất hiện nay về côngtác giáo dục

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún

3.1 Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục cácGTVHTTDT cho ĐVTN, mục đích của luận văn là nhằm nâng cao việc giáodục các GTVHTTDT cho ĐVTN Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

+ Nghiên cứu nhũng vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: Các khái niệm

và các quan điểm về xây dựng, phát huy các GTVHTTDT

Trang 17

+ Khảo sát, nghiên cứu thực tế, đánh giá tình hình giáo dục giá trị vănhóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên Thành phố Vinh trong giaiđoạn hiện nay.

I Đe xuất xây dựng một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN Thành phố Vinh trong giaiđoạn hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu

Đe tài tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục các GTVHTTDT ViệtNam cho đội ngũ ĐVTN Thành phố Vinh trong giai đoạn từ năm 2006 tới nay

và là cơ sở đế tham khảo nhân rộng trong mô hình toàn tỉnh

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa duyvật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tương Hồ Chí Minh và quanđiểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN.Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các côngtrình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biệnchứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phântích và tổng hợp quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học nhằm thực hiệnmục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra

6 Giả thuyết khoa học

Việc giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN hiện nay còn nhiều vấn đềkhó khăn, hạn chế nhất định, những phương hướng và giải pháp mà luận vănđưa ra, nếu được vận dụng một cách khoa học và hợp lý sẽ mang lại kết quảcao trong công tác giáo dục hiện nay

Trang 18

7 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa lý luận về giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN

- Đề tài đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cácGTVHTTDT cho ĐVTN và là tư liệu tham khảo để vận dụng vào quá trìnhgiáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN Thành phố Vinh trong giai đoạn hiệnnay và làm cơ sở nghiên círu cho ĐVTN

- Kết quả nghiên cứu của luận văn được công bố trên một bài báo: Giáo dục các giá trị vãn hỏa trưyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên Thành phổ Vinh trong giai đoạn hiên nay, Nguyễn Văn Tiến - Phường Bến Thủy -

Thành Phố Vinh, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 77, (T9/2013)

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

- Chương 1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục các giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc cho đoàn viên thanh niên

- Chương 2 Thực trạng của việc giáo dục các giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc đoàn viên thanh niên Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An tronggiai đoạn hiện nay

- Chương 3 Một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáodục các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên Thànhphố Vinh - Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Trang 19

B NỘI DUNG Chương 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN Tộc CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN

1.1 Tố chức Đoàn trong công tác giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho Đoàn viên thanh niên

1.1.1 Khái niệm giá trị vãn hóa truyền thông

1.1.1.1 Khái niệm giả trị

Trong cuốn: vấn đề khai thác các giá trị truyền thong vì mục tiêu phát triển có viết như sau: "Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực,

mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điếm coi giá trị gắn liền với cáiđúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con ngườihành động và vươn tới" [5:16]

Trong cuốn: Từ ãiến Bách khoa toàn thư Xô Viết định nghĩa: “Giá trị là

sự khăng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thế giới xung quanh đốivới con người, giai cấp, nhóm của toàn bộ xã hội nói chung Giá trị được xácđịnh không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốnhút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người,phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực vàphương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc vàchuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích” [29: 1462]

Qua khái niệm, các quan điểm về giá trị trên đây tác giả đi đến kháiquát lại như sau:

Thứ nhất, giá trị là tất cả những cái gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với

cái đúng, cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầuhoặc có một vị trí quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựugóp phần vào sự phát triển của xã hội

Trang 20

Thứ hai, giá trị không phải là một cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn

vận động biến đối theo thời gian và không gian sao cho phù hợp trong từngthời điểm nhất định Chính vì vậy, trên thực tế không phải những cái gì đã cógiá trị trong quá khứ đều giữ nguyên giá trị đối với hiện tại Điều đó cho thấygiá trị mang tính lịch sử khách quan, sự ra đời tồn tại hay mất đi của một giátrị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của từngthời đại nhất định trong lịch sử

Thứ ba, giá trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã

hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, giátrị giúp con người định hướng và xác định mục đích cho hành động của mình,

là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người

Trên thực tế đã có rất nhiều cách phân loại giá trị Dựa vào tiêu chí mụcđích phục vụ cho nhu cầu của con người, người ta chia ra làm hai loại giá trị:Giá trị vật chất và giá trị tinh thần Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đờisống kinh tế, nó quyết định sự tồn tại và phát triên của xã hội loài người Giátrị tinh thần là những phẩm chất đặc biệt về trí tuệ, tình cảm, ý chí, nó đượcthể hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, phong tụctập quán Những phâm chất đó ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống tinh thần

và chúng trở thành các chuấn mực đế con người đánh giá phân biệt cái đúng,cái sai, cái xấu, cái đẹp trong đòi sống hàng ngày, trong quan hệ giữa conngười với con người, con người với xã hội

1.1.1.2 Khải niệm truyầĩ thong

Trong cuốn: “Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thong cho thanh niên Tỉnh Nghệ An”, Đồng tác giả TS Đoàn Minh Duệ, TS.

Nguyễn Thái Sơn, TS Nguyễn Lương Bằng, TS Đinh Thế Định đã đưa rađịnh nghĩa mang tinh phổ thông và được nhiều người chấp nhận nhất đó là:

“Truyền thong: thói quen hình thành đã lâu đời trong loi song và nếp nghĩ, được trĩiyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác ” [15;20].

Trang 21

Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điếm khác nhau về vấn đề

"truyền thống" Theo Từ điến Bách khoa Triết học của Liên Xô, "truyền

thống" có nguồn gốc từ tiếng Latinh là traditio - sự chuyến giao, lưu truyền lại

- đó là các giá trị tinh hoa văn hóa được lưu truyền từ những thế hệ trước và

nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp hay nhóm xã hội nhất định Trong cuốn

LL Giả trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hỏa ” có đoạn viết:

"Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phậnthiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta

và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta" [6; 23]

Truyền thống của một cộng đồng dân tộc bao gồm những đức tính,thói quen, những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nómang các đặc trưng cộng đồng, bình ổn, lưu truyền “Nói đến truyền thống

là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, nhữngphong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng người đã hìnhthành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế

Tuy nhiên, trong đó cũng có những cái mà chúng ta vẫn gọi là "truyềnthống" nhưng không đem lại lợi ích cho con người, nhiều khi nó kìm hãm sựphát triến đây là nghĩa thứ hai, nghĩa tiêu cực của phạm trù này Hiểu theonghĩa thứ nhất truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu của đời sống conngười Nó góp phần duy trì, bảo vệ và phát triên cuộc sống của chúng ta Tómlại, sự nhận thức truyền thống không tách rời nhận thức các giá trị

Trang 22

1.1.1.3 Khái niệm vãn hóa truyền thống

Bất cứ một dân tộc nào trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triểnđều mang cho mình một nền văn hóa bản sắc dân tộc riêng và trong quá trìnhlịch sử đó nó trở thành văn hóa truyền thống Việt Nam chúng ta cũng kinhqua ngay từ khi dựng nước đầu tiên cho đến tận ngày nay, lịch sử lâu đòi đó

đã hình thành nên một nền văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú

Theo GS Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống được hiểu là những cáitốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị Thậm chí không phải bất cứcái gì tốt đều được gọi là giá trị, mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiềutác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫndắt hành động cuả một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm

GS TS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hóa là những giátrị tương đối ổn định (những kinh nghiêm tập thể) thê hiện dưới những khuônmẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian vàđược cố định hoá dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dưluận ” [58; 133]

Văn hoá, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người(bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế ) để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng

xử, một thái độ tống quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội,

là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuân

Trang 23

mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm tạo nên phong cáchdiễn tả tri thức và nghệ thuật của con người.

Một khái niệm khác: “Nen văn hóa được truyền lại được gọi là truyềnthống văn hóa Như vậy, nó phản ánh được những thành tựu con người, tíchtập được trong quá trình tìm hiểu, thực hiện Và truyền bá ý nghĩa sâu lắngnhất của cuộc sống Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như

là một hiện thân của trí tuệ” [74; 35]

Văn hoá là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần docon người, loài người sáng tạo, tích luỹ trong suốt quá trình hoạt động thựctiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình Con người là sản phâm cao nhấtcủa tự nhiên và văn hoá là sản phẩm đặc sắc nhất của con người Có thế nóivăn hóa là sự hoá thân của đời sống, nó thấm vào mọi lĩch vực của hoạt độngcon người, nó xuyên suốt cơ thể xã hội, nó biểu hiện trình độ người, trình độ

xã hội, văn minh quốc gia, văn minh nhân loại

Trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc giữ gìn,phát triển nền văn hoá truyền thống Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết Thực

tế cũng cho thấy rằng, truyền thống văn hoá loài người, cũng như truyềnthống văn hoá Việt Nam có cả truyền thống tốt, tiến bộ, có cả truyền thốngxấu, lạc hậu Nói đến kế thừa truyền thống, chúng ta thường nghĩ ngay đến kếthừa những nét tinh hoa của truyền thống Trong ứng xử và quan hệ xã hội,chúng ta thấy ở bất cứ dân tộc nào, miền nào trên đất nước ta cũng có nhữngtinh hoa đáng giữ gìn như: Truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoại xâm,truyền thống đại đoàn kết dân tộc, truyền thống hiếu khách, yêu quê hươngđất nước

Như vậy, các tác giả đã khái quát những đặc điẻm cơ bản của văn hoá

truyền thống Theo chúng tôi, văn hóa truyền thong là những yếu to tương đoi ôn định và được truyền từ đời này qua đời khác, là hiện thân của trí tuệ được biếu hiện ra trong loi song hằng ngày như phong tục tập quản, luật pháp, dư luận

Trang 24

1.1.1.4 Tính chất của văn hoá truyền thống

Có thể khái quát văn hoá truyền thống có những tính chất cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Tính giá trị Cũng như văn hoá nói chung, văn hóa truyền

thống mang tính giá trị Văn hoá truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếucủa cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống Văn hoá truyền thống mangtính giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, chonhững quan hệ ứng xử giữa người với người trong một cộng đồng, một giaicấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định Giá trị văn hoá truyền thống củamột dân tộc là những nguyên lý đạo đức mà con người trong một nước thuộccác thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào đê phân biệt phải, trái, đúng,sai để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do

và tiến bộ của dân tộc đó

Thứ hai: Tỉnh lưu truyền Văn hoá ra đời, lưu truyền trong suốt chiều

dài lịch sử của dân tộc Những giá trị của nó được chuyển giao nối tiếp, quanhiều thế hệ và văn hoá truyền thống đó được giữ gìn, phát huy lên một tầmcao mới Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hoá truyền thống ViệtNam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng đượclưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam

Thứ ba: Tỉnh ôn định Những giá trị của văn hoá truyền thống được gạn

đục, khắng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹđược lịch sử thừa nhận Nó là một trong những hệ giá trị của văn hoá dân tộc,một thành tố ổn định của ý thức xã hội Văn hóa truyền thống trở thành khuônmẫu được cố định hoá dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dưluận xã hội, pháp luật

Như vậy, tính ổn định, tính giá trị, tính lưu truyền đã tạo nên dáng vẻriêng của văn hoá Việt Nam Trong những cuộc đụng đầu lịch sử với kẻ thù,dân tộc ta đã tìm thấy sức mạnh vĩ đại trong những giá trị văn hoá truyền

Trang 25

thống Việt Nam Đây là những tài sản vô hình quý giá tạo nên sức mạnh trongcông cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

1.1.1.5 Vai trò về việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên hiện nay

Công tác giáo dục các GTVHTTDT là một phần không thể thiếu đểhình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của con người trong đó cóĐVTN Trong bối cảch đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,việc giáo dục GTVHTTDT cho thế hệ trẻ mà trọng tâm là ĐVTN ngày càng

có ý nghĩa quan trọng sự nghiệp chung của đất nước

Chúng ta phải khắng định rằng, dân tộc Việt Nam có một truyền thốngvăn hoá dân tộc rất đáng tự hào, nó là sức mạnh cho dân tộc Việt Nam đứngvững trên con đường xây dựng và phát triển - đó là lòng yêu nước, ý thức tựtôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế hệ chaanh đi trước Truyền thống đó rất đáng tự hào, đáng tiếc là một bộ phận giớitrẻ lại tỏ thái độ thờ ơ trước những giá trị đó Chúng ta không khỏi ngạc nhiênkhi một số lớp trẻ không nhớ ngày Quốc khánh của nước mình, các nhân vậtlịch sử dân tộc mình, các mốc son chói sáng trong trang sử vàng đất nước ta,trong khi tên diễn viên nước ngoài lại đọc thuộc vanh vách, nhạc hip hop,nhạc Rock sành điệu nhưng không thể hát nổi một câu dân ca, một điệu hò vídặm hay đọc lấy một đoạn Tuyên ngôn độc lập đó là một điều đáng buồn,đáng báo động trong thế hệ trẻ

Do vậy, giáo dục các GTVHTTDT cho ĐVTN góp phần hình thànhbản lĩnh, cốt cách con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, thẻhiện trí tuệ Việt Nam nghìn năm văn hiến, một dân tộc nhỏ bé kiên cường đãchiến thắng nhiều kẻ thù mạnh và thâm độc Chúng không chỉ thực hiện âmmưu chiến tranh thôn tính mà còn sâu xa là thay đổi cái văn hóa dân tộc, thayđổi nguồn gốc truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình, cần cù, thông

Trang 26

minh, gan dạ và giàu tỉnh yêu thương mà cha ông ta chưng cất thành nét vănhóa riêng, nét văn hóa truyền thống Việt.

Bên cạnh đó giáo dục các GTVHTTDT góp phần vào phát triển kinh tế,bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra những con người đủđức, đú tài, phát triển hoàn thiện nhân cách, có sức khỏe, sự thông minh vàlòng yêu quê hương tha thiết Giáo dục, giữ gìn, phát huy các GTVHTTDT sẽgóp phần củng cố, phát triển nền chính trị, xã hội Nâng cao vai trò, uy tínlãnh đạo của Đảng đối với nhân dân trong nước cũng như trên thế giới

Giữ gìn, phát huy các GTVHTTDT góp phần nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường khu vực và thế giới, điều đó đã được chứng minh trong lịch

sử hàng nghìn năm của dân tộc ta Văn hoá góp phần quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của cách mạng Việt Nam và sự nghiệp xây dựng thành côngCNXH Cùng với chính trị, xã hội và kinh tế, văn hoá là một trong bốn yếu tốtham gia vào công cuộc củng cố, xây dựng và phát triển đất nước Văn hoáphải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là muốn phát triểnkinh tế, chính trị xã hội thì phải có văn hoá, đưa văn hoá thấm sâu vào kinh tế

và chính trị xã hội, làm cho văn hoá thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh

tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra co sở vật chất kỹthuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới Trong xây dựng kinh tế, yêunước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện đẻ trở hành mộtngười công dân tốt, có ích cho xã hội

1.1.2 Khái niệm tổ chức Đoàn Thanh niên

1 1 . 2 . 1 Khái niệm Thanh niên

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm

Trang 27

2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luật số 53/2005/QH11 của Quốc hội,Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên quy định Luật này là công dân Việt Nam từ

đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” [38; 1]

Thanh niên là khái niệm dùng đẻ chỉ một nhóm nhân khẩu - xã hội vớimột độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quantrọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Thanh niên là lớp người đangphát triển cả về chất, cả về tâm lý tinh thần, cả về nhu cầu tình cảm, trí tuệ

và tài năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy và tính cách Đó cũng là thời kỳhình thành những định hướng giá trị của cuộc sống đang trưởng thành vềnhân cách

Đặc điểm tâm lý nổi bật của thanh niên, yêu cái mới, chọn cái đẹp, luônhướng tới tương lai, nhạy cảm với thực tiễn, dễ tiếp nhận với các giá trị cáchtân và đổi mới, hăng hái xung phong, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chốnglại những gì là cũ kỹ, lỗi thòi, lạc hậu

Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, chiếm số đông trongdân cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ cấu nghề nghiệp.Thanh niên không phải là một giai cấp (như các nhà xã hội học tư sản khắngđịnh), nhưng lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của

dư luận xã hội, của lối sống cộng đồng Vì thế có người cho rằng thanh niên

là tấm gương phản chiếu của hình ảnh xã hội

Thanh niên là lực lượng lao động dự trữ của xã hội, là tài nguyên vôgiá của mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia vào quá trìnhphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Chính vì vậy, trong công cuộc cải tạo xãhội, lực lượng chính trị nào nắm được thanh niên, lực lượng ấy sẽ dành phầnthắng trong tay Lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam đã chứng minh chochân lý đó

Như vậy, Thanh niên là lực lượng lao động thời kỳ sung sức nhất củamỗi con người về thê chất, có sự phát triên về thê chất, có sự phát triển về trí

Trang 28

tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài bão Thanh niên làmột tầng lớp xã hội rộng lớn, luôn có những đóng góp quan trong trong cácgiai đoạn lịch sự phát triển của đất nước Hiện nay, thanh niên Việt Nam có7.073 triệu đoàn viên thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30, chiếm 28,9% dân

số cả nước và chiếm 36,4% lực lượng lao động của xã hội, là nguồn nhân lựcdồi dào, có tiềm năng to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

1.1.2.2 Khái niệm tô chức Đoàn thanh niên

Tính đến tháng 12/2012, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện có 67đơn vị cấp tỉnh thuộc Trung ương, 1.633 Đoàn cấp Huyện, 36.622 Đoàn cấp

cơ sở (bao gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở) và hơn 250.000 Chi đoàn.Trong đó, đoàn viên khối học sinh, sinh viên chiếm 43%, đoàn viên khối nôngthôn chiếm 23%; đoàn viên khối đô thị chiếm 10%; đoàn viên khối lực lượng

vũ trang chiếm 5% Mỗi năm có khoảng 1 triệu đoàn viên ưu tú được kết nạpvào tổ chức Đoàn [56; 31]

Điều lệ tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (thông qua tại

Đại hội Đoàn lần thứ IX, tháng 12/2007) nêu rõ: "Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh là tô chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chỉ Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện" [19; 2].

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niênViệt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyệnphấn đấu vì sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạtđộng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước cộng hòa XHCN ViệtNam Đoàn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và các tố chức xã hội, các tậpthể lao động đê chăm lo, giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi Tố chức

Trang 29

cho đoàn viên, thanh niên tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội ĐoànTNCS Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnhđạo cá nhân phụ trách.

Được xây dựng rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranhcách mạng, Đoàn tập hợp đông đảo thanh niên phát huy truyền thống anhhùng cách mạng, góp phần cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đấtnước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quýbáu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành sự nghiệp cáchmạng vẻ vang của Đảng, tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên đi đầu trongcông cuộc xây dựng CNH, HĐH đất nước và bảo vệ nước Việt Nam XHCN

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội quânxung kích trong các hoạt động của Đảng, là trường học XHCN của thanhniên, đại diện chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuối trẻ, phụ trách Độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong các phongtrào thanh niên và các tố chức thanh niên Việt Nam

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đắng với các tổ chứcthanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì tương lai và hạnh phúc của tuổitrẻ, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

1.1.2.3 Tính chai cơ bản của to chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chỉ Minh trong công tác giáo dục các giá trị truyền thong dân tộc hiện nay

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có các tính chất cơ bản sau:

Thứ nhất: Tính chỉnh trị Tổ chức Đoàn do Đảng và Bác Hồ sáng lập,

lãnh đạo và rèn luyện, do đó, Đoàn lấy mục tiêu, lý tưởng của Đảng làm mụctiêu phấn đấu của tổ chức mình Mục tiêu tổng quát đó đã được thông qua tạiĐại hội XI của Đảng (2011) là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam: Dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Là thành viên của hệ thống

Trang 30

chính trị, trong quá trình xây dựng, phấn đấu và trirửng thành, mỗi birớc đicủa Đoàn đều có sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng Do đó, giữa tổ chức Đoàn vớiĐảng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, không thể tách rời: đó là sự lãnh đạotrực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng cả trên phương diện tư tưởng, chínhtrị và tố chức đối với ĐVTN.

Tổ chức đoàn với tư cách là tổ chức quần chúng gần Đảng nhất, là đội

dự bị tin cậy của Đảng cùng đứng vững trên những quan điếm, lập trường,nguyên tắc cơ bản trên trong quá trình tổ chức và hoạt động của tổ chức mình

Thứ hai: Tính tiên tiến Với tư cách là đội dự bị tin cậy của Đảng, là

người chủ tương lai của nước nhà, mỗi đoàn viên của Đoàn là những hạt nhânnòng cốt trong mọi sinh hoạt, công tác, hoạt động của tổ chức Đoàn Thanhniên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và phongtrào thanh thiếu nhi Tính tiên tiến thể hiện trước hết ở tinh thần: Tố quốc cầnthanh niên có; việc gì khó thanh niên làm với quyết tâm và lòng hăng say củatuổi trẻ nguyện làm theo lời Bác dạy:

Không cỏ việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biến, Quyết chí ắt làm nên.

Tính tiên tiến thể hiện ở ngay mục tiêu, lý tưởng của Đoàn, ngaytrong hành động, việc làm của mỗi ĐVTN, nói đi đôi với làm, học đi đôivới hành, đồng hành cùng ĐVTN trong mọi lĩnh vực hoạt động, tiên tiếntrong học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp Tính tiên tiến còn thể hiện ởviệc xung phong, xung kích, tình nguyện, tự nguyện, tự giác trong tất cảcác hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Tính tiên tiến còn thế hiện trong việcgiữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc và kế tục truyền thống cách

Trang 31

mạng của các thế hệ cha ông đi trước; dám đương đầu đấu tranh với cácquan điểm sai trái, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và dân tộc,kiên quyết bảo vệ Đảng, chính quyền và tư tưởng Hồ Chí Minh, bênh vực,bảo vệ chân lý, chống lại những thói hư, tật xấu trong xã hội, chống tiêucực, tham nhũng, lãng phí; đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của thanh thiếu nhi.

Mặt khác, tính tiên tiến còn phải được thể hiện rõ nét trong công táctuyên truyền, phố biến và bảo vệ pháp luật chấp hành nghiêm pháp luật, trong

đó liên quan trước hết đến lĩnh vực: văn hoá giao thông, văn hoá công sở, vănhoá giao tiếp, ứng xử và cải cách hành chính

Thứ ba: Tính quần chủng (xã hội): Thanh niên là lực lượng to lớn

trong xã hội, luôn chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 1/3 dân số, do đó tỷ’ lệ thanhniên có mặt trong các giai tầng của xã hội là rất lớn Song, phải khẳng địnhrằng, thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,chính trị, an ninh - quốc phòng, ở đâu có thanh niên, ở đó có sự định hướngchính trị, giúp đỡ, tư vấn, đồng hành cùng thanh niên của Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh; HỘI Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viênViệt Nam

Tính quần chúng của tổ chức đoàn thể hiện rất rõ ở những hoạt độngcủa công tác đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu niên, những hoạt động đókhông chỉ lan tỏa đến những đoàn viên, hội viên mà còn ảnh hưởng đến cảnhững thanh niên chưa có điều kiện trở thành đoàn viên, hội viên

Tính quần chúng còn được thê hiện ở chỗ Đoàn là thành viên tập thêcủa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, đóng vai trò nòng cốt, định hướngchính trị cho hoạt động của Hội Đoàn có mối quan hệ phối hợp với các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và xã hội Iigliề nghiệp đế tạo nguồnlực, điều kiện, góp phần cho các hoạt động

Trang 32

1.1.2.4 Chức năng, mục đích, nhiệm vụ và quy trình của hoạt động tô chức Đoàn trong việc giáo dục các giá trị vãn hoả truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên

* Chức năng của hoạt động tô chức Đoàn trong việc giáo dục các giả trị văn hoá truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên

Chức năng thứ nhất, Đoàn là đội quân dự bị tin cậy của ĐCSVN, là lực

lượng xung kích cách mạng bố sung đảng viên, cán bộ cho Đảng, Nhà nước

và các ngành Đoàn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xâydựng Đảng và là đội ngũ kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang củaĐảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là đội quân xung kích cách mạng thực hiệnđường lối chính trị của Đảng

Chức năng thứ hai, Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa cho thanh

niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện vàphát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầumới của xã hội hiện nay

Chức năng thứ ba, Đoàn là đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp

pháp của tuổi trẻ Chức năng này khắng định rõ tố chức Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh là tố chức của thanh niên, vì thanh niên

Chứ năng thứ tư, Đoàn phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

Minh, lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổchức thanh niên Việt Nam

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tố chức theo hệ thống 4cấp: Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở); cấp huyện và tươngđương; cấp tỉnh và tương đương; cấp Trung ương Chi đoàn là tổ chức tế bàocủa Đoàn, là hạt nhân nòng cốt tập trung đoàn kết thanh niên, thiếu nhi

* Mục đích của các hoạt động tổ chức Đoàn trong việc giáo dục các giá trị vãn hóa truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên

Mục đích quan trọng nhất của hoạt động tố chức Đoàn là góp phần pháttriển tâm lực, yếu tố nội lực tạo ra động cơ của sự phát triển nhân cách, khai

Trang 33

thác nguồn tài nguyên người Đó là mục tiêu của cuộc cách mạng giáo dụccủa nhân loại cũng như của dân tộc ta đang tiến hành Mục tiêu đó là tạo racho đất nước những chủ nhân mới có đầy đủ trí tuệ, nhân lực, phâm chất đạođức tốt đẹp tiếp bước truyền thống văn hóa dân tộc viết lên trang sử hào hùngchói sáng của dân tộc ta.

Mục đích của hoạt động tổ chức Đoàn là những hoạt động có tổ chứccủa hội ĐVTN thông qua công tác đoàn Hoạt động Đoàn thường giúp choĐVTN có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn ĐVTN khi được hoà mìnhvào đời sống xã hội sẽ tăng thêm vốn hiểu biết, mở rộng kiến thức, tư tưởng,tình cảm, năng lực, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần, góp phần phát triểntoàn diện nhân cách cũng như các kỹ năng sống phù họp với sự phát triển lứatuổi mà xã hội yêu cầu của ĐVTN hiện nay

Chúng ta khẳng định rằng, mục đích của hoạt động Đoàn là mộtphương châm quan trọng trong hoạt động chính trị - xã hội mà Đảng và Nhànước quan tâm và giao cho Hoạt động Đoàn có mục đích giúp cho ĐVTN mởrộng, củng cố, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển các kỹ năng, thái

độ, hành vi, phát triên năng lực sở trường, có thái độ và hành động đúng trướccuộc sống Hoạt động Đoàn được thực hiện có mục đích, có kế hoạch, có tổchức nhằm góp phần vào việc đào tạo những phẩm chất nhân cách tốt đẹp choĐVTN đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội

Mục đích của hoạt động Đoàn có mối quan hệ chặt chẽ vói các hoạtđộng chính trị - xã hội và nhằm giáo dục ĐVTN vừa hồng vừa chuyên, thốngnhất giữa nhận thức với hành động, góp phần quan trọng vào việc hình thành

và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho việc phát triểntoàn diện

Từ việc phân tích vị trí của hoạt động Đoàn, chúng ta có thể thấy rõmục đích của hoạt động Đoàn trong việc giáo dục các GTVHTTDT choĐVTN đó là:

Trang 34

Mục đích của hoạt động Đoàn là môi trường giáo dục không chínhthức nhưng không thể thiếu trong các hoạt động ĐVTN Nó giúp choĐVTN nắm bắt các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trongcông cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Giúp cho ĐVTN củng cố kết quảhọc tập, biến tri thức thành niềm tin, là con đường gắn lý luận với thựctiễn Thông qua các hoạt động cụ thể ĐVTN có điều kiện vận dụng, kiểmnghiệm tri thức vào cuộc sống, khắc sâu tri thức đã học, mở rộng vốn hiểubiết, hình thành kỹ xảo (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng hoànhập, kỹ năng hoạt động, các kỹ năng sống ), kích thích sự phát triển của

tư duy, trí tuệ, khuyến khích tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạocủa ĐVTN

Mục đích của hoạt động Đoàn vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếpgiữa các tập thê và cá nhân trong nhiều môi trường khác nhau cũng như trongcộng đồng xã hội Tạo điều kiện để học tập để ĐVTN hoà nhập vào cuộc sốngphong phú của xã hội, hình thành và phát ừiển kỹ năng sống cho bản thân

Mục đích của hoạt động Đoàn trực tiếp rèn luyện nhân cách, giáo dục

tư tưởng, niềm tin, thái độ tình cảm, giáo dục kỹ năng, hành vi, thói quen, lốisống Giúp cho ĐVTN trưởng thành trước ngưỡng cửa cuộc đời và trở thànhđội quân dự bị không thể thiếu của Đảng ta hiện nay

* Nhiệm vụ của tô chức Đoàn trong việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên

- T ậ p họp doàn kết thanh thiếu nhi: Xây dựng các tổ chức hợp pháp

cho thanh thiếu nhi và đưa thanh thiếu nhi và tố chức đẻ tiến hành giáo dụctheo định hướng của tổ chức đoàn đề ra Tao ra các hoạt động nhằm lôi cuốn

và tập hợp tổ chức thanh thiếu niên, thay đổi các nội dung, hình thức tập hợpthanh thiếu niên theo nhu cầu thực tiễn Đây là hoạt động có tính nguyên tắc

và sự kế thừa truyền thống dân tộc được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ

Trang 35

khác Tạo cho thanh thiếu nhi một tổ chức chuyên nghiệp thực sự đế dẫnthân vào các vấn đề mang tính bản thân và xã hội, giúp cho họ có cơ hội đểhòa nhập tập thẻ và bắt đầu mang màu sắc định hướng tính chủ nghĩa chínhtrị sâu sắc, tính tập thể sâu rộng và tinh thần quốc tế cao đẹp đế thanh thiếuniên nước nhà có cơ hội phát triển hòa nhập quốc tế.

- Giáo dục lý tưởng CNXH cho đoàn viên thanh niên: Tạo ra môi

trường sống tốt đẹp cho ĐVTN định hướng lý tưởng XHCN, trau dồi đạo đứccách mạng, lối sống lành mạnh cho ĐVTN, giúp ĐVTN phát huy được khảnăng, năng lực của mình, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội và thành đội quân dự

bi tin cậy của Đảng Đây là bước tiền đề không thể thiếu trong quá trình pháttriển đất nước theo mô hình XHCN và con người CNXH mà Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh đã đề ra

- Đưa đoàn viên thanh niên vào hoạt động cách mạng, tham gia phát triển kinh tế, xã hội, lập thân, lập nghiệp, xây dụng và bảo vệ Tô quốc: Tạo ra

và phát động các phong trào hoạt động cách mạng phù hợp cho ĐVTN trongmỗi giai đoạn nhất định Bồi dưỡng liên tục tinh thần truyền thống dân tộcnhư chủ nghĩa yêu nước tạo tiền đề cho các hoạt động khác Xây dựng cácchương trình dự án giúp ĐVTN có công ăn việc làm, có thu nhập cao, có điềukiện được thể hiện tài năng, trí tuệ và chuyên môn, nghiệp vụ của mình đểcống hiến cho đất nước Tạo cho ĐVTN rèn luyện tính cần cù, sáng tạo,không ngại khó ngại khổ và sẵn sàng dấn thân cho sự nghiệp chung của đấtnước Xây dựng chính sách, pháp luật giúp bảo vệ ĐVTN và khuyến khíchĐVTN phát triển và khẳng định mình

- Phụ trách thiếu niên nhi đồng: Đảng và Nhà nước trực tiếp giao

nhiệm vụ cho ĐVTN nhiệm vụ “giáo dục, chăm sóc,bảo vệ thiếu niên nhiđồng” vì muốn tổ chức Đoàn phải chăm sóc bắt đầu từ xây dựng Đội (Thựchiện phương châm xây dựng Đảng bắt đầu từ xây dựng đoàn và xây dựng

Trang 36

Đoàn bắt đầu từ xây dựng Đội) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp bảo

vệ, chăm sóc thiếu nhi theo truyền thống thưong người như thể thương thân,nhân ái, nhân hậu và giàu lòng yêu thương của truyền thống dân tộc ta.Hướng dẫn và tạo điều kiện để đội hoạt động theo truyền thống tre già măngmọc, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước Cử cán bộ, đoàn viên có phâm chất,năng lực phụ trách đội, Đoàn làm tốt công tác thiếu nhi để khắng định vai tròcủa Đoàn trong sự nghiệp đào tạo giáo dục thế hệ mai sau của đất nước, viếttiếp trang sử vẻ vang của Đoàn

- Đoàn tham gia xây dựng Đảng: Đi đầu thực hiện các đường lối chính

sách của Đảng và Nhà nước Tham gia lấy ý kiến đóng góp xây dựng Đảng.Tham gia công tác phát triển Đảng viên mói, đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhànước Như vậy, nhiệm vụ của công tác Đoàn giữ vai trò duy trì và phát triểnnhân lực và rèn luyện ĐVTN học tập và làm theo Hiến pháp và đường lốiXHCN mà cha ông ta đã chọn

* Ony trình tô chức hoạt động của tô chức Đoàn trong việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên

Quy trình hoạt động của ĐVTN chính là sự điển hình hóa các đặctrimg quan trọng nhất trong những mỗi liên hệ chủ yếu trong mỗi phươngthức hoạt động của tổ chức Đoàn Nói cách khác, mỗi loại hình hoạt động sẽtrở thành quy trình khi nó được điên hình hóa Tố chức Đoàn thanh niên làmột tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định đế hoạt động vì lợiích chung Quy trình đó phải thống nhất từ cấp Trung ương Đoàn xuống tậnChi đoàn cơ sở và đến tận từng ĐVTN Được học tập, quán triệt thông quacác nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc qua các nhiệm kỳ đại hội Như vậy,quy trình đó giúp cho ĐVTN hiểu trõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình vàtiến hành quy trình hoạt động Đoàn theo đúng phương châm lãnh đạo màĐảng và Nhà nước giao cho

Trang 37

1.1.3 Vai trò của tô chức Đoàn trong việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên

1.1.3 ỉ Tô chức Đoàn thực hiện vai trò tuyên truyền, giáo dục các chủ tnrong, đường lối mà Đảng và Nhà nước đề ra về việc giáo dục các giá trị văn hỏa truyền thong dãn tộc cho đoàn viên thanh niên

Vai trò của hoạt động tổ chức Đoàn trong công tác tuyên truyền, giáodục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và các GTVHTTDT cũng như cácgiá tộ văn hóa mới cho ĐVTN giữ vai trò quyết định nhất trong công tác giáodục, nó hỗ trợ cho quá trình tuyên truyền, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, hìnhthành nhân cách, rèn luyện kỹ năng tính tự chủ, năng động, sáng tạo cho ĐVTNmang tính định hướng của tổ chức, tính chính trị - xã hội bền vững mà Đảng vàNhà nước giao phó cho tố chức Đoàn Đoàn là tổ chức chính trị - xã hội đặctrưng của ĐVTN mang đậm nét văn hoá Việt Nam và văn hoá vùng nên quátrình tác động của nó mang tính định hướng chính trị - xã hội mà bản chất chế độ

có Bởi thế, sự tác động của hoạt động công tác Đoàn đối với ĐVTN là một bộphận không thể thiếu trong quá trình giáo dục các GTVHTTDT Công tác tổchức Đoàn là hoạt động chính trị - giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có

tổ chức, mục đích, có kế hoạch và được tiến hành có hệ thống từ Trung ương tớiđịa phương và tìmg cá nhân ĐVTN nên sự tác động đó mang tính toàn diện vàphố biến

Nói đến tác động của vai trog tuyên truyền, giáo dục mà tổ chức Đoànđảm nhiệm là nói đến những hoạt động có tính định hướng chính trị, do Đoànkhởi xướng và dẫn dắt được đa số đông đảo ĐVTN tham gia hưởng ứng thìbản thân nó đã mang trong mình tính truyền bá, tuyên truyền các chính sáchkinh tế - chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đề ra Bản thân nó đã làmột quá trình giáo dục không tách rời mà trong quá trình hoạt động của Đảng

và Nhà nước đề ra

Trang 38

Các nghiên cứu về tâm lý xã hội và thực tiễn đều chỉ ra rằng để thực

sự đi vào đời sống giới trẻ, phong trào phải xuất phát từ sự định hưởng củaNhà nước đó thông qua tổ chức đứng trên nó Tổ chức đó gắn bó với nhucầu, lợi ích và nguyện vọng của thành viên tham gia, có sự hấp dẫn đối vớichủ thể đó ĐVTN là lứa tuối cần phải được chăm lo, bồi dưỡng và vừa phảiđược phát huy mạnh mẽ nhưng cần thông qua một tổ chức xã hội nhất định.Đây là hai mặt của một quá trình phát triển, hai nhu cầu của một thế hệ, haiphưcmg thức của một phương thức giáo dục có sự gắn bó chặt chẽ, hữu cơvới nhau Thông quá nó, phải tạo nên tính hấp dẫn không chỉ chăm lo cho họ

về lợi ích vật chất, tinh thần mà điều không kém phần quan trọng là đạo tạomôi trường để họ được phát huy, khẳng định bản thân trong cuộc sống, trongcông việc

Vai trò của hoạt động tổ chức Đoàn nhằm mục tiêu tuyên truyền, giáodục rèn luyện tập hợp toàn thể lực lượng ĐVTN để bồi dưỡng, rèn luyện, pháthuy, hoạt động và trưởng thành, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tố quốc Việt Nam XHCN, phối hợp với các

cơ quan Nhà nước, các đơàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động, giađình chăm lo giáo dục, đào tạo bảo vệ thanh thiếu nhi đó là mục tiêu của sựtác động

Vai trò tổ tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Đoàn giúp ĐVTN tiếpthu nhanh các chủ trương, đường lối và vận dụng những tri thức lý luậnchính trị cơ bản và vận dụng kết hơp kiến thức được học ở gia đình, nhàtrường và xã hội đẻ kiếm nghiệm trong thực tiễn Nó hỗ trợ cho quá trìnhphát triển đạo đức, hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng tính tự chủ,năng động, sáng tạo cho thanh niên Đặc biệt là sự đoàn kết tương đồng củatính tuổi trẻ, tính hăng hái, tính xung kích tình nguyện, sáng tạo và dấn thânvào sự nghiệp cách mạng, chấp nhận hy sinh, anh dũng chiến đấu của

Trang 39

truyền thống thanh niên Việt Nam nét văn hóa dân tộc đáng tự hào của nước

ta hàng nghìn năm nay

Thông qua vai trò đó công tác Đoàn giúp cho ĐVTN có thê hòa nhậpvới cộng đồng và quan hệ quốc tế, nâng cao tinh thần đại đoàn kết, tinh thầntương thân tương ái, giúp đỡ và đoàn kết tình bạn quốc tế một trong nhữngnét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam là muốn làm bạn trên thế giới với tinhthần hòa bình, tôn trọng độc lập tự do toàn vẹn lãnh thổ và hợp tác đôi bêncùng có lợi, vì lợi ích dân tộc sâu sắc, tính quốc tế sâu rộng

Thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Đoàn giúpĐVTN biết điều chỉnh hành vi, lối sống đạo đức cho phù họp văn hóa truyềnthống dân tộc đậm đà và văn hóa giới trẻ mới, vừa có sự hiện đại của thời kỳhội nhập, vừa thê hiện phong cách của người Việt Nam Tạo nên một sự tiếpthu “có chọn lọc” tinh hoa vốn quý của dân tộc và luồng văn hóa ngoại lai cótính lan tràn đế từ đó tạo nên một sự hài hòa, sự vừa vặn trong sự nghiệp mới

mà thời đại đật ra

Thông qua vai trò tuyên truyền, giáo dục cho ĐVTN giúp họ biết nắmbắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấutranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tố quốc, truyền thống vănhoá tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta ngày xưa Trung thành với lợi ích dântộc với con đường đi lên XHCN mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toànthể nhân dân ta đã chọn Biết gìn giữ và ghi công công ơn các lớp cha anh đãanh dũng hy sinh vì sự nghiệp đất nước

Vai trò của hoạt động Đoàn còn giúp ĐVTN nhận định những vấn đềnóng bỏng của thời đại như được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường từ đó giúpĐVTN nhận thức những vấn đề của đất nước, thêm yêu đất nước mình và biếtquý trọng những GTVHTTDT, xem đó là thế mạnh cúa quá trình xây dựng,phát triển đất nước

Trang 40

1.1.3.2 Tô chức Đoàn thực hiện vai trò hiện thực hỏa các chủ trương, đường loi mà Đảng và Nhà nước giao phó về việc giáo dục các giá trị vãn hỏa triỉyển thong dân tộc cho đoàn viên thanh niên

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lầnthứ X đã chỉ rõ tác động của việc giáo dục các GTVHTTDT sẽ có tác độnglớn đến lý luận và hành vi thực tiễn của ĐVTN, nó tác động trên thực tế đượctriển khai sâu rộng, góp phần cổ vũ, động viên hàng triệu ĐVTN xung kích điđầu thực hiện các chưotig trình kinh tế - xã hội, an ninh của đất nước Giúpcho ĐVTN nhận thức vai trò và nhiệm vụ của mình trong tương lai, sống có

lý tưởng, hoài bão, có bản lĩnh chính trị, mỗi ĐTVN luôn xác định là chiến sỹtrên mặt trận tư tưởng văn hóa Công tác giáo dục chính trị tư tưởng văn hóatruyền thống dân tộc cho ĐVTN luôn bám sát với chủ trương, đường lối củaĐảng, được các ĐVTN tiếp cận một cách tích cực và các hoạt động đều manglại hiệu quả cao sẽ tăng cường sự hiểu biết nói chung cho Đ VTN

Vai trò của công tác Đoàn trong việc hiện thực hóa các chủ trương,đường lối của Đảng và Nhà nước về việc giáo dục các GTVHTTDT choĐVTN là công tác sống còn của dân tộc, quyết định sự thành bại của cáchmạng Việt Nam Sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam đã

đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho Đ VTN, Đảng ta nhận thức đúngvai trò quan trọng của ĐVTN trong việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóacho ĐVTN Việt Nam ĐVTN cũng nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mìnhtrong tương lai đó là: xác định mục tiêu lý tưởng sống và nhất là trong giaiđoạn hiện nay ĐVTN đang sống trong thòi kỳ bùng nổ thông tin, khoa học kỹthuật công nghệ phát triển như vũ bão, xã hội nhiều biến động Chính vì vậy

mà ĐVTN phải có con đường đi đúng đắn, phấn đấu không mệt mỏi đê hoànthiện nhân cách đạo đức và vươn tới chân, thiện, mỹ

Các GTVHTTDT phải luôn gắn liền với thế hệ trẻ như một quá trình tựnhiên bởi lẽ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đấy sự

Ngày đăng: 30/12/2015, 08:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w