1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non

73 23,4K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

MỤC LỤC 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp trồng người các cấp học, bậc học luôn tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn. Trong đó bậc học mầm non đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng của giáo viên mầm non là trẻ nhỏ, hoàn toàn còn non, trẻ, nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần và trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Các mặt phát triển toàn diện của trẻ hòa quyện đan xem vào nhau, ảnh hưởng đan xem vào nhau không tách rời rõ nét. Cho nên cho trẻ bước đầu làm quen với các môn học người giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người thiết kế, thi công đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi mầm non. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em cả về đạo dức, trí tuệ, thẩm mỹ nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm hồn trẻ thơ, làm quen với tác phẩm văn học là trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên đầy bí ẩn diệu kì, trẻ được làm quen với những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, trẻ được thể hiện tính cách sắc thái, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu các nhân vật mà mình sắm vai từ đó trẻ biết khen, chê, biết đúng, sai, thiện ác để trẻ có thể tích lũy được kinh nghiệm sống cho mình và làm thế nào để trẻ có thể cảm thụ những tác phẩm văn học một cách tốt nhất toàn diện nhất đây cũng chính là bài toán cần lời giải cho các giáo viên mầm non. Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - thẩm mĩ - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Kết thúc chuyên đề: “sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non” chúng tôi làm bài thu hoạch với các vấn đề sau: Câu 1: Hãy nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ? Câu 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục cho trẻ mầm non trong một lĩnh vực cụ thể? Câu 3: Chị có kiến nghị, đóng góp gì cho giáo viên sau khi học xong chuyên đề nay? PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Vấn đề 1: Hãy nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ? 1.1 Những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non Biện pháp tu từ là cách phối hợp, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ bao gồm cả phương tiện trung hòa (từ có phần thông tin cơ sở) và phương tiện tu từ (những từ có phần thông tin bổ sung) nhằm đạt hiệu quả tu từ (tác dụng là gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, nổi bật…). Biện pháp tu từ cũng tồn tại ở mọi cấp độ của lời nói: - Cách phối hợp các đơn vị ngữ âm: Hài thanh, tượng thanh, điệp thanh, điệp âm… - Cách phối hợp các phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa: Dùng từ cùng trường nghĩa, đồng nghĩa, tương phản, các kiểu chuyển nghĩa… - Cách phối hợp các phương tiện cú pháp: Trùng điệp cú pháp, sóng đôi, tách biệt cú pháp… - Cách phối hợp các phần, các đoạn của văn bản theo những quan hệ nhất định. Trong tác phẩm văn học dành cho trẻ em thì tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ khác nhau dựa theo các cấp độ của lời nói như trên. 1.2 Ví dụ cụ thể về các biện pháp tu từ thường sử dụng trong tác phẩm văn học trẻ em và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Biện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhờ các biện pháp tu từ mà tác giả lột tả được hết ý muốn, ý nghĩ của mình. Nhờ sử dụng các biện pháp tu từ mà những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ đến với chúng để tìm hiểu, khám phá, kích thích sự tò mò đối với trẻ. Và cũng nhờ nó mà các sự vật hiện tượng quen thuộc trở thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa và đầy sức sống. Qua những bài thơ, những câu chuyện sinh động như vậy mà trẻ có được vốn từ phong phú để diễn đạt và miêu tả thế giới xung quanh. Đồng thời trẻ cảm nhận được nội giáo dục trong từng tác phẩm văn học và vận dụng chúng vào các hoàn cảnh giao tiếp, các tình huống khác nhau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 1.2.1. Tu từ ngữ âm - Sử dụng phụ âm: Trong tiếng Việt, phụ âm có thể đứng ở vị trí âm đầu và âm cuối. Điệp phụ âm là hình thức lặp lại phụ âm đầu (hoặc cuối) nằm mục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm. - Điệp vần: Trong âm tiếng Việt, bộ phận vần bao gồm vị trí âm đệm, âm vần và âm cuối. Hạt nhân của vần và cũng là hạt nhân của âm tiết là nguyên âm chính. Điệp vần thực chất là điệp nguyên âm chính. Ví dụ: Bài thơ “Chiếc xe lu” – Trần Nguyên Đào là một ví dụ về điệp phụ âm và điệp vần: Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng tăm tắp… Nhờ có sử dụng biện pháp điệp phụ âm và điệp vần mà tác giả đã cho các em có hình dung về chiếc xe lu thật dễ dàng và chiếc xe lu cũng trở nên sinh động hẳn chứ không phải lù lù, chậm chạp như chúng ta thấy. Trong bài thơ “Hoa kết trái” Tác giả Thu Hà đã sử dụng nhiều lần biện pháp điệp phụ âm và điệp vần: Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang… Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh… Tác giả miêu tả màu sắc các loại hoa bằng những từ láy “Tim tím”, “vàng vàng”, “chói chang”… làm tăng thêm vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc của các loại hoa. Đồng thời khi sử dụng những từ láy này cũng giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc bài thơ. Qua đây, ngôn ngữ của trẻ dễ dàng phát triển khi trẻ nói về màu sắc của các loại hoa. Cũng sử dụng biện pháp điệp phụ âm và điệp vần, bài thơ “Bắp cải xanh” của Phạm Hổ miêu tả hình ảnh của bắp cải thật đẹp: Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa Nhịp điệu bài thơ thật vui nhộn cùng với cách gieo vần đọc đáo giúp các em thích thú, dễ thuộc dễ nhớ. Chữ cuối của câu thứ nhất được lặp lại với chữ đầu của câu thứ hai, chữ cuối câu thứ ba được lặp lại chữ đầu câu thứ tư gợi lên một cảm giác khép kín giúp cho các em hình dung ra hình dáng tròn tròn của bắp cải với các lớp lá xen xẽ đan chạt vào nhau. - Tượng thanh: là hình thức bắt chước, mô phỏng âm thanh tự nhiên bằng cách dùng những yếu tố ngữ âm có dạng tương tự. Ví dụ: Trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa, tác giả đã miêu tả âm thanh mưa một cách tự nhiên và trẻ dễ dàng cảm nhận được tiếng mưa rơi qua việc sử dụng biện pháp tượng thanh. Mưa Rơi Mưa Rơi Ù ù như xay lúa Đất trời Lộp bộp Mù trắng nước Lộp bộp Mưa chéo mặt sân… Hay trong bài “Mời vào” – Võ Quảng Cốc, cốc, cốc Ai gọi đó Nếu là thỏ Cho xem tai… Cốc, cốc, cốc… Xin mời vào “Cốc, cốc, cốc” thật đúng với âm thanh của tiếng gõ cửa phát ra. Tiếng gõ cửa thật vang vọng, thật rõ ràng làm cho người trong nhà dễ nghe thấy và mở cửa cho người gõ. Trẻ học được âm thanh của tiếng gõ cửa, âm thanh này thật quen thuộc và trẻ dễ dàng miêu tả lại được. Hoặc “ lộp cộp! lộp cộp! gió thổi vù vù bên tai rùa. Cây bên đường lao về phía sau vun vút. Rùa kêu: - Ôi chậm lại! chậm lại! (Bài học tôt – Võ Quảng) 1.2.2. Tu từ từ vựng, ngữ nghĩa Trong các TPVH dành cho trẻ em thường có những biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, tương phản… - So sánh: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm miî trong nhận thức của người đọc, người nghe. Nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nếu nét giống nhau này thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ ( cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nổi; nếu nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm. So sánh là biện pháp tu từ mà chúng ta hay gặp nhất trong các TPVH viết cho trẻ em. Nhờ có biện pháp này mà các hình tượng trong văn học được trẻ dễ dàng tiếp nhận, dễ dàng liên tưởng và cũng dễ nhớ, dễ thuộc. Đồng thời, các sự vật hiện tượng được miêu tả sinh động hơn, qua đó trẻ thấy được vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống và thêm yêu thêm quý chúng. Ví dụ: Bài thơ “Trăng sáng” của Nhược Thủy và Phương Hoa so sánh hình ảnh ánh trăng với “cái đĩa”, với “con thuyền trôi” thật cụ thể và thật quen thuộc, dễ hình dung. Những hình ảnh mà tác giả dùng để so sánh rất phù hợp với khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ: Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Cũng hình ảnh ánh trăng nhưng với Trần Đăng Khoa thì có cách nhìn khác. Với lối so sánh độc đáo và những hình ảnh đẹp trong bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” thì đã kích thích trí tưởng tượng phong phú bay bổng cho các em và khơi gợi tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của trẻ: Trăng ơi… Từ đâu đến? Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà… Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi… Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. Hay trong bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Tác giả so sánh quả dừa với “đàn lợn con”, tàu dừa với “chiếc lược” thật hay, quen thuộc. Với trẻ những hình ảnh như đàn lợn con, chiếc lược thì không mấy gì xa lạ. Và nhờ có sự so sánh này mà cây dừa trở nên thật gần gũi với trẻ. Và đây là hình ảnh con diều được so sánh với: Cánh diều no gió… Diều là hạt cau Sao trời trôi qua Phơi trên nong trời Diều thành trăng vàng… Trời như cánh đồng Diều hay chiếc thuyền Xong mùa gặt hái Trôi trên sông Ngân… Diều em – lưỡi liềm (Thả diều – Trần Đăng Khoa) - Nhân hóa: Là lấy những từ ngữ dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của con người để dùng cho đối tượng không phải là người. Có rất nhiều TPVH dành cho trẻ em sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Sử dụng biện pháp tu từ này rất hiệu quả đối với trẻ. Nhờ có biện pháp này mà các sự vật hiện tượng trở nên thật sinh động, gắn bó gần gũi với cuộc sống của con người. Qua đó, trẻ rất thích thú khám phá các sự vật hiện tượng cũng như là có tình cảm yêu quý và gắn bó với chúng. Thích thú với những nhân vật đáng yêu, ngộ nghĩnh, điều này rất có ý nghĩa để giáo dục trẻ. Trẻ đặt mình vào những nhân vật đáng yêu để trẻ ngoan như Thỏ anh, thích được bà, mẹ khen, thích làm những việc tốt giúp đỡ mọi người, có lỗi thì phải biết xin lỗi Có thể nói biện pháp nhân hóa được sử dụng trong hầu hết các tác phẩm văn học viết cho trẻ mầm non. Nhờ đó mà thế giới xung quanh trẻ luôn vui tươi, trong trẻo. Niềm vui như là một lẽ sống tự nhiên của các em - từ cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí tưởng tượng… Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tác phẩm VHTN khi tác giả biết “trẻ con hóa” những con vật, đồ vật ấy để nói lên những suy nghĩ của chính các em; cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các em bằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Có thể điển hình một vài tác phẩm sau: - Sử dụng biện pháp nhân hóa cho các loài vật: “Chú dê đen”, “Hai bác gấu”, “Ai đáng khen nhiều hơn”, “Gà mẹ đếm con”, “Chú thỏ thông minh”, “Đàn gà con”, “Cao và thấp”… Ngỗng không chịu học Cứ giả đọc nhẩm Khoe biết chữ rồi Làm vịt phì cười Vịt đưa sách ngược Vịt khuyên một hồi Ngỗng cứ tưởng xuôi Ngỗng ơi! Học! Học!” (Ngỗng và Vịt - Phạm Hổ) [...]... đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục rõ ràng 3 Ý nghĩa của tác phẩm văn học đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ mầm non Tác phẩm văn học có ý nghĩa to lớn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xem như một phương tiện, nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 1 Ý nghĩa của văn học đối với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Giá... lựa chọn đề tài: Sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” làm đề tài nghiên cứu 2 Phần nội dung: 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài A Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1 Khái niệm “ văn học trẻ em” Văn học trẻ em lâu nay vẫn quen gọi là văn học thiếu nhi) “ gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho trẻ em” Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng... xúc với tác phẩm văn học, trẻ có cơ hội phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nâng cao khả năng biểu đạt… Vấn đề 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục cho trẻ mầm non trong một lĩnh vực cụ thể? Sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 1 Lý do chọn đề tài: Văn học là một môn nghệ thuật không thể thiếu được đối với trẻ em, nhất là trong. .. loại” Sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của cô giáo mầm non Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ với các tác phẩm văn học được chọn lọc dưới sự hướng dẫn của cô giáo sẽ mở mang nhận thức, phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, thái độ sáng tạo ngôn ngữ và năng lực cảm thụ nghệ thuật Điểm đặc trưng của trẻ mầm non. .. nhau và văn học là một phương tiện hữu hiệu góp phần giáo dục trí tuệ cho trẻ Văn học giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp… Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về thế giới cỏ cây hoa lá Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về thế giới loài vật Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về thế giới đồ vật Văn học giúp trẻ mở mang nhận thức về các quan hệ trong đời sống 4 Văn học thiếu... của nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hoá của dân tộc, của nhân loại” Sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của cô giáo mầm non Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ với các tác phẩm văn học được chọn lọc dưới sự hướng dẫn của cô giáo sẽ mở mang nhận thức, phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, thái... vậy, có thể nói rằng văn học có ý nghĩa to lớn tới giáo dục mầm non, giúp phát triển toàn diện nhân cách trẻ Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, sâu sắc Chính vì lẽ đó mà văn học, đặc biệt là các tác phẩm văn học có vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Văn học mang đến cho trẻ thơ những cái hay,... chương trình giáo dục mầm non Trong công tác giáo dục việc sử dụng phương tiện văn học ngày càng được coi trọng Vì nó đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, các tác phẩm văn học nó đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú ý đến con người, nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng sán tạo nghệ thuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ được chau... từ văn học nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, những khái niệm và rèn thao tác tư duy, óc sáng tạo Một điều quan trọng không kém là trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, giáo viên cần tạo cho trẻ tình yêu với tác phẩm, khám phá lời hay ý đẹp, hứng thú khi tiếp nhận bài thơ hay câu chuyện Có như vậy lòng yêu thích văn học mới được khơi gợi trong trẻ Muốn công việc giáo dục. .. ngữ cho trẻ mầm non M.Goorki nói: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, mọi lĩnh vực của đời sống đều được văn học đề cập đến Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục mầm non vì ngôn ngữ được xem là phương tiện vạn năng giúp con người thâm nhập, khám phá tất cả các lĩnh vực khoa học, cũng như các lĩnh vực của đời sống hành ngày Thông qua quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ có . pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Kết thúc chuyên đề: sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầm non chúng tôi làm bài thu hoạch với. được sử dụng trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ? Câu 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn. được sử dụng trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ? 1.1 Những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩm văn

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lường Thị Định (2007), Bước đầu tìm hiểu một số phương pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua giờ Làm quen với chữ cái Tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp 2007 - Đại học Tây Bắc Khác
2. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm Khác
3. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian trong nhà trường, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
4. Nguyễn Thị Hải Lam (2008), Bước đầu tìm hiểu sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) qua tác phẩm văn học dân gian, Đề tài nghiên cứu khoa học 2008 - Đại học Tây Bắc Khác
5. Trần Gia Linh (2006), Đồng dao Việt Nam. NXB Giáo dục, HN Khác
6. Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
7. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (2005), Giáo trình văn học thiếu nhi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Khác
8. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Việt (2001), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
9. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2008), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
10. Nguyễn Ánh Tuyết (2005), Giáo dục học mầm non những vấn đề thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm Khác
11. Lê Thị Ánh Tuyết, Trịnh Thanh Huyền, Đặng Thu Quỳnh (2008), Tuyển tập truyện, thơ, câu đố mầm non. NXB Giáo dục, VN Khác
12. Hoàng Văn Yến (2001), Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non. NXB Giáo dục, HN Khác
13. M.K.Bogoliupxkaia, V.V.Septsenko (1976), Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ. NXB Giáo dục, HN Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w