1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI

128 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài 1.1 Trẻ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước. Việc chăm sóc và giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của trường mầm non. Ở lứa tuổi này, do chưa hoàn thiện về thể chất, trí tuệ cũng như tình cảm xã hội, vì thế trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường xung quanh theo hai chiều hướng: tiêu cực và tích cực. Xã hội hiện đại luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt cùng biết bao cám dỗ, việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng ứng phó trước mọi tình huống, biết quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh, giải quyết mâu thuẫn giữa các mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh là yêu cầu luôn đặt ra cho các nhà giáo dục, nhất là giáo dục mầm non. 1.2 Văn học là phương tiện vạn năng giúp trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm sống và cách ứng xử trong cuộc sống. Thông qua văn học, trẻ hiểu được nền tảng giá trị sống, biết sử dụng nguồn tri thức hợp lý, trẻ biết tôn trọng bản thân và người khác, biết hợp tác và duy trì tình đoàn kết trong các mối quan hệ, thích ứng trước những đổi thay và tình huống nguy hiểm thường trực trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Bản thân mỗi đứa trẻ chưa được trực tiếp trải nghiệm tất cả những tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày nhưng nhờ có văn học với chức năng phản ánh chân thực mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ được trang bị những tri thức để tự tin bước vào đời. Trẻ vận dụng những điều được học một cách linh hoạt và đúng đắn khi gặp phải các tình huống trong cuộc sống. 1.3 Hiện nay ở các trường mầm non, việc đưa tác phẩm văn học vào giáo dục cho trẻ các kĩ năng nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng chưa phong phú. Việc giáo dục kĩ năng cho trẻ còn bó hẹp trong phạm vi trường lớp, trong hoạt động chủ đạo nên mục đích giáo dục và nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa mang tính chuyên biệt. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, nhu cầu tìm hiểu về môi trường xã hội vô cùng mạnh mẽ, trẻ thích được thể hiện mình trong các mối quan hệ với những người xung quanh và tính tự lập thể hiện ở trẻ giai đoạn này rất rõ nét. Việc trang bị cho trẻ vốn kĩ năng tự bảo vệ trước các mối quan hệ xã hội để trẻ phát triển an toàn, lành mạnh là yêu cầu đặt ra đối với nhà trường mầm non. Các hoạt động giáo dục tích hợp hằng ngày ở trường mầm non diễn ra luôn đem lại trải nghiệm bổ ích cho trẻ. Tâm lí chung của trẻ mầm non rất thích tiếp xúc với thơ văn, chúng tìm đến thơ văn với một niềm say mê, háo hức lạ thường. Vì vậy, việc sử dụng tác phẩm văn học để tạo một môi trường giáo dục phong phú sẽ góp phần làm đẹp tâm hồn cho trẻ và qua đó giúp trẻ mở rộng vốn kinh nghiệm sống, phát triển nhân cách một cách toàn diện. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn : “Sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi” làm đề tài để nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -PHẠM THỊ HỒNG NHUNG

SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC GIÁO DỤC

KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -PHẠM THỊ HỒNG NHUNG

SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC GIÁO DỤC

KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lã Thị Bắc Lý

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới

PGS.TS Lã Thị Bắc Lý, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt

quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô khoa Giáo dục mầm non, trườngĐại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho em học tập,nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường mầm nonHoa Sen, trường mầm non Bích Đào (Ninh Bình); trường mầm nonKinderWorld, trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Wakodo ViệtNhật, trường mầm non Tuổi Thơ (Hà Nội) và các giáo viên đã cộng tác, giúp

đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Hà Nội, tháng 8 năm 2014

Tác giả

Phạm Thị Hồng Nhung

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GDKNTBV Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

5 Giả thuyết khoa học: 9

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

7 Phạm vi nghiên cứu 10

8 Phương pháp nghiên cứu: 10

9 Đóng góp mới của đề tài 11

10 Kết cấu luận văn: 11

PHẦN NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TPVH GD KNTBV CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI 13

1.1 Cơ sở tâm, sinh lí và giáo dục học 13

1.1.1.Cơ sở sinh lí học 13

1.1.2 Cơ sở tâm lí học 14

1.1.3 Cơ sở giáo dục học 20

1.2 Một số khái niệm 27

1.2.1 Khái niệm “giáo dục kĩ năng sống” cho trẻ mẫu giáo 27

1.2.2 Khái niệm “giáo dục kĩ năng tự bảo vệ” cho trẻ mẫu giáo 29

1.2.3 Khái niệm "biện pháp giáo dục" 30

1.2.4 Khái niệm “biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ” cho trẻ MG 30

1.2.5 Mối quan hệ giữa biện pháp giáo dục với việc sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 31

Trang 6

1.3 Đặc điểm kĩ năng tự bảo vệ của trẻ MG 5-6 tuổi: 31

1.4 Ý nghĩa của văn học đối với việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi 33

1.4.1 TPVH có nội dung GD KNTBV khi trẻ gặp người lạ 34

1.4.2 TPVH có nội dung GD KNTBV khi trẻ ở nhà một mình 35

1.4.3 TPVH có nội dung GDKNTBV khi trẻ tham gia giao thông 37

1.4.4 TPVH có nội dung GDKNTBV khi trẻ bị lạc cha mẹ 40

Kết luận chương 1: 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI 44

2.1 Mục đích điều tra 44

2.2 Nội dung điều tra 44

2.3 Đối tượng và địa bàn điều tra 44

2.3.1 Đối tượng điều tra 44

2.3.2 Địa bàn điều tra 44

2.4 Thời gian điều tra 45

2.5 Phương pháp điều tra 45

2.5.1 Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến 45

2.5.2 Phương pháp quan sát 45

2.5.3 Phương pháp đàm thoại 45

2.5.4 Phương pháp thống kê toán học 46

2.6 Phân tích kết quả điều tra 46

2.6.1 Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về việc sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi 46

2.6.2 Kết quả điều tra biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục KNTBV cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 53

Trang 7

2.6.3 Kết quả điều tra mức độ kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi thông

qua các hoạt động giáo dục ở trường mầm non 60

Kết luận chương 2 70

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TPVH GIÁO DỤC KNTBV CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM 72

3.1 Biện pháp sử dụng TPVH giáo dục KNTBV cho trẻ MG 5-6 tuổi 72

3.1.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 72

3.1.2 Các biện pháp đề xuất 72

3.2 Thực nghiệm một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi 80

3.2.1 Mục đích thực nghiệm 80

3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 80

3.2.3 Địa bàn, thời gian thực nghiệm 81

3.2.4 Điều kiện thực nghiệm 81

3.2.5 Nội dung thực nghiệm 81

3.2.6 Tổ chức thực nghiệm 81

3.2.7 Phân tích kết quả thực nghiệm 85

Kết luận chương 3 93

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 95

1 Kết luận chung 95

2 Kiến nghị sư phạm 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trẻ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước Việc chăm sóc và

giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầucủa trường mầm non Ở lứa tuổi này, do chưa hoàn thiện về thể chất, trí tuệcũng như tình cảm xã hội, vì thế trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môitrường xung quanh theo hai chiều hướng: tiêu cực và tích cực Xã hội hiện đạiluôn thay đổi với tốc độ chóng mặt cùng biết bao cám dỗ, việc giáo dục chotrẻ những kỹ năng ứng phó trước mọi tình huống, biết quản lý cảm xúc, họccách giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh, giải quyết mâu thuẫngiữa các mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh làyêu cầu luôn đặt ra cho các nhà giáo dục, nhất là giáo dục mầm non

1.2 Văn học là phương tiện vạn năng giúp trẻ trải nghiệm những kinh

nghiệm sống và cách ứng xử trong cuộc sống Thông qua văn học, trẻ hiểuđược nền tảng giá trị sống, biết sử dụng nguồn tri thức hợp lý, trẻ biết tôntrọng bản thân và người khác, biết hợp tác và duy trì tình đoàn kết trong cácmối quan hệ, thích ứng trước những đổi thay và tình huống nguy hiểm thườngtrực trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội Bản thân mỗiđứa trẻ chưa được trực tiếp trải nghiệm tất cả những tình huống xảy ra trongcuộc sống hằng ngày nhưng nhờ có văn học với chức năng phản ánh chânthực mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ được trang bị những tri thức để tự tinbước vào đời Trẻ vận dụng những điều được học một cách linh hoạt và đúngđắn khi gặp phải các tình huống trong cuộc sống

1.3 Hiện nay ở các trường mầm non, việc đưa tác phẩm văn học vào

giáo dục cho trẻ các kĩ năng nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng chưaphong phú Việc giáo dục kĩ năng cho trẻ còn bó hẹp trong phạm vi trườnglớp, trong hoạt động chủ đạo nên mục đích giáo dục và nội dung giáo dục kĩ

Trang 9

năng tự bảo vệ cho trẻ chưa mang tính chuyên biệt Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, nhucầu tìm hiểu về môi trường xã hội vô cùng mạnh mẽ, trẻ thích được thể hiệnmình trong các mối quan hệ với những người xung quanh và tính tự lập thểhiện ở trẻ giai đoạn này rất rõ nét Việc trang bị cho trẻ vốn kĩ năng tự bảo vệtrước các mối quan hệ xã hội để trẻ phát triển an toàn, lành mạnh là yêu cầuđặt ra đối với nhà trường mầm non Các hoạt động giáo dục tích hợp hằngngày ở trường mầm non diễn ra luôn đem lại trải nghiệm bổ ích cho trẻ Tâm

lí chung của trẻ mầm non rất thích tiếp xúc với thơ văn, chúng tìm đến thơvăn với một niềm say mê, háo hức lạ thường Vì vậy, việc sử dụng tác phẩmvăn học để tạo một môi trường giáo dục phong phú sẽ góp phần làm đẹp tâmhồn cho trẻ và qua đó giúp trẻ mở rộng vốn kinh nghiệm sống, phát triển nhâncách một cách toàn diện

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn : “Sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài để

có những cơ chế tự bảo vệ và cần tác động để tích cực hóa các cơ chế sau:

- Sự đè nén (dồn nén): là gạt bỏ, đẩy ra ngoài vòng ý thức những cảm

nghĩ hình tượng nếu gợi lên thì khó chấp nhận, không thể chịu được Nội

Trang 10

dung những ý nghĩa hình tượng ấy thường gắn với tình dục hoặc hung tính,không được dư luận xã hội tán thưởng Theo tác giả Jo.Godefroid, dồn nén lànén vào vô thức sự ham muốn hoặc tình huống xung đột – một sự quên chủđộng vẫn duy trì toàn bộ thế năng động lực xung năng bị dồn nến và hìnhthành kĩ năng tự bảo vệ.

- Sự phóng chiếu: “Phóng chiếu là phóng lên, gán cho người khác

những tình cảm mà siêu tổng mình không chấp nhận” hoặc “phóng lên, gáncho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận củachính bản thân” Phóng chiếu là một cơ chế tự bảo vệ nhằm giữ thăng bằngcho bản thân Chúng ta gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm của mình,

đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi, trách người khác về những xuhướng của chúng ta Phóng chiếu giúp cho chúng ta tránh được sự lo hãi gây

ra do sự thừa nhận những ham muốn không thể nói ra của bản thân

- Sự né tránh: thể hiện là chúng ta không chối bỏ thực tế nhưng chúng

ta né tránh sự thật, tưởng tượng sáng tạo và huyễn hoặc về chúng, điều nàyvượt quá giới hạn sẽ trở thành sự trốn thoát thực tế

- Sự đền bù (bù trừ): “là một quá trình tâm lý thúc đẩy một số người

muốn khắc phục những yếu kém về thân thể hoặc tâm trí của mình” hoặc dễhiểu hơn là “khi cảm thấy yếu kém ở một vấn đề hoặc lĩnh vực nào đó, ta sẽvượt lên ở một cái khác để bù trừ” nhằm tự bảo vệ bản thân

- Sự viện lý: là sự viện lý lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic,

được xã hội chấp nhận để giải thích, thanh minh cho hành động hay cảm xúc

không hay của mình - Sự di chuyển: là chuyển cảm xúc, phản ứng từ đối

tượng này sang đối tượng khác nhằm thay thế mục đích ban đầu không thựchiện được bằng một mục đích có thể đạt được

- Sự thoái bộ (thoái lùi): được hiểu là khi được đặt trong một tình huống

hẫng hụt, cá nhân bất kể độ tuổi nào đều rơi vào phản ứng như trẻ con hoặc một

Trang 11

cách rõ ràng hơn là sự né tránh căng thẳng tức giận bằng những biểu hiện của trẻthơ như nhõng nhẽo, mút tay, giậm chân, la hét, mách người lớn…

- Đồng nhất hoá: là cơ chế qua đó ta chấp nhận cách thức ứng xử của

một người mà chúng ta ngưỡng mộ như một hình mẫu Cơ chế này giúpchúng ta được người khác chấp nhận khi vào nhóm

- Sự thăng hoa: là quá trình mà những xung lực bản năng không được

thoả mãn trực tiếp đem đầu tư vào những hoạt động được xã hội đề cao nhưnghệ thuật, khoa học, sự nghiệp xã hội, tôn giáo, là một dạng chuyển di mangđến sự thoả mãn thực sự Đó là sự chấp nhận những ứng xử hướng tới mộtmục đích cao cả thay cho một mục đích ban đầu không đạt được Từ đó cánhân đã lựa chọn một nghề nghiệp mà mình cảm thấy thoải mái, đạt đượcnhiều thành tựu, được xã hội công nhận, công việc này như mọt thứ thay thếthoả mãn những xung năng bị phong toả ở thời thơ ấu

- Sự huyễn tưởng: Huyễn tưởng theo nghĩa thông thường là những hình

ảnh, biểu tượng do trí tưởng tượng tạo ra lúc thức hay ngủ Huyễn tưởng dànhcho những câu chuyện vô thức đặc biệt của thời tấm bé, chủ thể trên cáchvượt qua áp lực của thực tế, tạo ra những câu chuyện “hoang đường”, ngườikhác không biết đến nhưng trong quá trình phân tích tâm lý có thể suy ra Đây

là một cơ chế tự bảo vệ trong quá trình hình thành bản ngã, một cách thoảhiệp giữa bản ngã và các xung lực bản năng và thực tế Huyễn tưởng là một

sự chạy trốn thực tế quá khó khăn cần vượt qua trong thế giới hiện thực

- Sự hợp lý hoá: Là tìm cách lý giải biện minh một hành vi vô lý vô

nghĩa, gán cho những động cơ nguyên nhân có vẻ hợp lý và tìm cho một lý doxác đáng để biện minh cho việc không thể tiến hành một ứng xử hoặc để giảithích việc chấp nhận một ứng xử mà không thể chấp nhận được Đây là một

cơ chế nhằm che đậy những cảm xúc vô thức, chủ thể không thể không chấpnhận được, nay lý giải như thế nào đã có thể được hiểu, và được chấp nhận,

Trang 12

giúp đưa ra lý do bề ngoài có vẻ hợp lý để che dấu lý do, động cơ bên trongnhằm tự bảo vệ bản thân.

- Sự phủ định (cự tuyệt): là gạt bỏ một ý nghĩa, một biểu tượng và nếu

nó xuất hiện thì xem như không phải do bản thân nghĩ đến; là sự thể hiệnngược lại bằng vô thức, từ chối thừa nhận sự tồn tại các sự kiện bằng cáchứng xử của mình

- Sự hình thành phản ứng: là một cơ chế tự bảo vệ ngược lại ý muốn bị

dồn nén, chủ thể có ý muốn một đàng nhưng thể hiện ra ngoài ngược lại.Tác phẩm của Anna Freud đã trình bày rõ ràng các định nghĩa về các cơ chế

tự vệ bởi và những cơ chế tự vệ này không chỉ hữu ích trong phương pháptiếp cận thân chủ theo trường phái phân tâm học mà còn rất hữu ích trongcông tác tham vấn nói chung Nhà tham vấn phải hiểu biết rõ và kỹ càng vềcác cơ chế này một mặt để phá vỡ cơ chế tự vệ tiêu cực, mặt khác để cho bảnthân đối phương không phòng vệ với thân chủ, từ đó mới tạo được mối quan

hệ thấu cảm với, tiền đề cho quá trình tham vấn hiệu quả diễn ra Freud cho rằng dù kĩ năng tự bảo vệ diễn ra trong hành vi bình thường củacon người thì chúng cũng ngăn trở khả năng của con người ứng phó với việcgiải quyết các vấn đề vô thức

Đến thập niên 80 của thế kỉ XX, vấn đề GD KNTBV cho con người làmột phạm trù thuộc nội dung giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) được nhiềunhà khoa học thế giới quan tâm Từ năm 1979, các nhà khoa học hành vi

Gilbert, Botvin đã thành lập nên một chương trình GD KNTBV cho giới trẻ

từ 17 đến 19 tuổi Chương trình đào tạo này nhằm giúp xây dựng ở người học

có khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cáchnâng cao sự tự khẳng định bản thân Thực ra việc học tập và thực hành các kĩnăng ấy chỉ là một trong những khía cạnh của chương trình, nhưng có thể coinhư một bước đầu để chương trình GDKNTBV được triển khai rộng rãi trong

Trang 13

thời gian kế tiếp Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX, một chuỗi cácnghiên cứu lượng giá đã được thực hiện để xem xét, kiểm tra hiệu quả của cáccách tiếp cận phòng ngừa lạm dụng dựa trên mô hình kĩ năng tự bảo vệ.

Tiến sĩ – bác sĩ thần kinh Charles Brenner đã làm rõ và phổ biến một số

lí thuyết về GD KNTBV của nhà phân tâm học Freud Ông nhấn mạnh rằnghầu hết mọi thứ đều có thể là 1 sự tự vệ La hét với ai đó có thể là 1 phòng vệ.Chơi golf có thể là 1 tự vệ Tiết kiệm tiền cũng vậy Hoặc ít nhất thì tất cảnhững hoạt động đó có thể bao gồm những kĩ năng tự vệ Bất kể đó là hoạtđộng thể chất hay tinh thần, nếu nó ngăn không cho bạn trải nghiệm về cảmxúc khó chịu, thì nó là tự vệ

Sang đến những năm 90 của thế kỉ XX, việc GD KNTBV đã được các

tổ chức quốc tế như Tổ chức văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệpquốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ nhi đồng Liênhiệp quốc (UNICEF) quan tâm chú ý Trước tiên là một số chương trình củaUNICEF: chương trình “Giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bảntrong đó có kĩ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho thế hệ trẻ Đây sẽ là cơ sở choviệc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ ở lứa tuổi mầm non, đưa lĩnh vực này thànhmột môn khoa học về giáo dục trẻ trước tuổi đi học

2.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề GD KNTBV được các nhà nghiên cứu giáo dụcquan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu GD KNTBV dưới các góc độkhác nhau: Triết học, Văn học, Sinh học, Tâm lí học, Giáo dục học…

Trong chương trình của UNICEF năm 1996 “Giáo dục kĩ năng tự bảo

vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoàinhà trường” đã tập trung nhằm vào những chủ đề giáo dục sức khỏe của thanhthiếu niên do các chuyên gia Úc tập huấn, lực lượng tham dự tập huấn chỉ cóngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ Việt Nam

Trang 14

Đến giai đoạn hai với chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩnăng sống” thì nội dung GD KNTBV được phát triển một cách sâu sắc hơn,

cơ bản đối với từng nhóm dối tượng được vận dụng đa dạng hơn Đó là GDnhững KN cần cho việc bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội dànhcho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với những thách thức của

xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau trong tình huốngkhác nhau của từng loại đối tượng Ngoài hai lực lượng trong giai đoạn một,còn có sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội khác như : Trung ươngĐoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Tháng 9 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng UNICEFxây dựng và thực nghiệm chương trình giáo dục mang tên: “Giáo dụcKNTBV cho học sinh THCS”

Năm 2003, Hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” do UNESCOtài trợ được tổ chức nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề GD KNTBV ở Việt Nam.Theo quan điểm của UNESCO, GD KNTBV là năng lực cá nhân học hỏi đểthực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Vấn đề

GD KNTBV của tổ chức này dựa trên bốn trụ cột của giáo dục là: Học để biết,học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình

Như đã thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về GD KNTBV trênthế giới và trong khu vực, theo xu hướng mới trong khoa học giáo dục hiệnnay, việc GD KNTBV cho trẻ cũng chính nhằm giúp trẻ có được sự phát triểnnhân cách toàn diện đáp ứng tốt những yêu cầu của con người trong xã hộimới với nhiều cơ hội và thách thức

2.2 Những nghiên cứu về việc sử dụng TPVH GD KNTBV

2.2.1 Trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều công trình của các nhà khoa học thuộc cáclĩnh vực khác nhau nghiên cứu về việc sử dụng TPVH giáo dục nhân cách conngười, trong đó một số quan điểm có đề cập tới vấn đề sử dụng TPVH GDKNTBV

Trang 15

Nhà nghiên cứu Giooc-giơ Đuy-a-men khi nghiên cứu ảnh hưởng của văn

học tới việc giáo dục KNTBV con người đã khẳng định: “Văn học thực sự

không để mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ ta nhận thức, lí giải cuộc sống Với mỗi tình huống cuộc sống được phản ánh trọn vẹn trong tác phẩm, phải đọc và có kĩ năng bảo vệ mình trước bức tranh muôn màu vạn trạng đó” (trang3, tác phẩm “Văn chương hiện thực”)

Nhà giáo dục người Ý- Maria Montessori đã đưa ra quan điểm giáo dụcnhấn mạnh đến ba mặt của quá trình phát triển:

- Phát triển trí tuệ, nhận thức, thẩm mĩ

- Giao tiếp xã hội

- Phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong sinh hoạt hằng ngày

Đối với ảnh hưởng của giáo dục tới quá trình phát triển của trẻ, bà nhấnmạnh: “Sử dụng tác phẩm văn học với ngôn ngữ nghệ thuật đem đến cho trẻbài học giáo dục các kĩ năng một cách nhẹ nhàng nhất”

2.2.2 Ở Việt Nam

Tác giả Trần Quang Hải trong bài báo: “Kho tàng văn học dân

gian-nét đẹp tâm hồn và giáo dục cho người Việt” (trang 4) viết: “ Từ ngàn xưa, cha ông ta đã quan tâm đến việc dùng văn chương để mang lại bài học giáo dục sâu sắc về cuộc sống cho con cháu”… “Từ câu nói, làn điệu là những đòi hỏi bức thiết trong xã hội, đúc kết những kinh nghiệm sống nhằm giáo dục kĩ năng bảo vệ mình Qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu mượt mà được nhân dân sưu tập và gìn giữ trong kho tàng văn học”.

PGS- TS Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn

học phát biểu: “Văn học là câu nói triết lí, bao hàm một nội dung giáo dục

nào đó Qua thời gian, nó không nhạt phai như lời nói suông mà được lưu giữ thành vần điệu, mọi người có thể thêm vào hoặc bớt đi để ứng với hoàn cảnh

Trang 16

cụ thể, mang lại bài học giáo dục thấm thía.”(trích “Đàm đạo giá trị văn học” báo Văn nghệ)

Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước đã có khá nhiều các tổchức, các nhà tâm lí, giáo dục học quan tâm nghiên cứu về vấn đề GDKNTBV Kết quả của những công trình nghiên cứu này có ý nghĩa lí luận vàthực tiễn to lớn, có tác dụng định hướng trong việc lựa chọn nội dung, biệnpháp, hình thức GD KNTBV cho trẻ Về vấn đề sử dụng TPVH GD KNTBVchỉ mới được đề cập mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu Đối

tượng nghiên cứu của đề tài “Sử dụng TPVH GD KNTBV cho trẻ MG 5-6

tuổi” cũng chưa có Trong khi đó, trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn tiền Tiểu học,

chuẩn bị có những bước ngoặt thay đổi về môi trường sống cùng các mốiquan hệ xã hội Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, có nhiều con đườngkhác nhau để giáo viên GD KNTBV cho trẻ, việc giáo viên mầm non sử dụngTPVH chính là giúp trẻ học nhanh nhất qua thực hành trải nghiệm

Kết quả nghiên cứu của các công trình trên là những gợi ý để chúng tôi

nghiên cứu đề tài: “Sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi”.

3 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu : Quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ

5-6 tuổi ở trường mầm non

4.2 Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp sử dụng tác phẩm văn học

giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi

5 Giả thuyết khoa học:

Nếu lựa chọn được các tác phẩm văn học phù hợp và có các biện pháp

sử dụng thích hợp trong các hoạt động giáo dục ở trường MN thì sẽ phát huyđược hiệu quả của văn học trong việc GD KNTBV cho trẻ MG 5-6 tuổi

Trang 17

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tác phẩm văn học giáo

dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi

6.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi

6.3 Xây dựng một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi

6.4 Tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng các biện pháp đề xuất.

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Nghiên cứu các tác phẩm thơ, truyện có nội dung giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi

7.2 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen với tác phẩmvăn học và hoạt động khác ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội vàtỉnh Ninh Bình

8 Phương pháp nghiên cứu:

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : Phương pháp phân tích,khái quát hóa, tổng hợp các công trình nghiên cứu, các tài liệu lí luận có liênquan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

8.2.1 Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp điều tra (Anket) đối với 40 giáo viên mầm non,kết hợp trao đổi với giáo viên về nội dung, hình thức, biện pháp và cách thức

tổ chức quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một sốtrường mầm non ở Hà Nội và tỉnh Ninh Bình Đồng thời tìm hiểu những hạnchế trong quá trình giáo dục này

Trang 18

8.2.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến.

Sử dụng phiếu điều tra trên 60 giáo viên tại các trường mầm non ở HàNội và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

8.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Thực nghiệm một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩnăng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non nhằm kiểm nghiệm tínhđúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ra

8.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Xử lí các số liệu thu nhập được trong quá trình thực nghiệm bằng toánthống kê để có kết quả chính xác

9 Đóng góp mới của đề tài

- Xây dựng cơ sở lí luận việc sử dụng TPVH giáo dục KNTBV cho trẻ

MG 5-6 tuổi

- Xây dựng và hệ thống hóa một số biện pháp sử dụng TPVH giáo dục

KNTBV cho trẻ MG 5-6 tuổi

10 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận văn được chia làm ba chương:

Trang 19

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng tác phẩm văn học giáo dục

kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Chương 2: Thực trạng sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự

bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm sư phạm một số biện pháp sử

dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ởtrường mầm non

Trang 20

Thứ nhất, các chức năng sinh lí trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương

gây ra sự mất cân bằng tạm thời giữa các chức năng sinh lí Ba thành phầnchính của não bộ người bao gồm: đại não, tiểu não và thân não, chúng đảmnhận các chức năng khác nhau Trong đó, đại não là phần lớn nhất và pháttriển cao cấp nhất của bộ não con người, có vai trò quan trọng nhất trong hệthần kinh: chức năng trí tuệ cao cấp, ngôn ngữ, cảm xúc, khả năng hòa nhậptất cả các loại kích thích cảm giác, khởi đầu của đường vận động Nhờ có hoạtđộng của đại não mà đặc biệt là vùng vỏ tạo nên sự thống nhất mọi hoạt độngkhác nhau trên cơ thể

Những thành quả đạt được trên lĩnh vực giải phẫu sinh lí người đã chochúng ta thấy được sự ảnh hưởng quan trọng trên các vùng não bộ tới trạngthái cơ thể Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với quá trình ứcchế, đồng thời sự hạ thấp khả năng ức chế của não đối với vùng dưới vỏ nãocàng gây ra những hiện tượng mất cân đối, khó thở, đau ở vùng ngực, tim đậpmạnh, dễ hồi hộp, dễ xúc động, thậm chí dễ bị kích động nhưng lại khó kiềmchế Trẻ rất dễ thay đổi tâm trạng, tình cảm, nhanh chóng chuyển từ trạng tháibuồn bã sang trạng thái vui vẻ và ngược lại : rất dễ tỏ ra thân mật với mọingười nhưng cũng có thể ngay lập tức chuyển sang thái độ giận dỗi, nổikhùng, cáu kỉnh, mất bình tĩnh Đôi khi, trẻ còn vi phạm kỉ luật mà thực chất

Trang 21

không hoàn toàn do nguyên nhân đạo đức Vì vậy, cần quan tâm hình thànhcho trẻ kĩ năng kiềm chế cảm xúc.

Thứ hai, quá trình hưng phấn phát triển mạnh, tạo nên một sự mât cân

bằng tạm thời so với sự phát triển của quá trình ức chế, có sự mất cân đối giữaphần dưới vỏ não (có xu hướng phát triển nhanh và mãnh liệt hơn) so với hoạtđộng của vỏ não Từ đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa hai hệthống tín hiệu và hậu quả của nó Trẻ làm một việc không phải hiểu bản chấttrong đó mà vì một động cơ đơn giản như bắt chước để được chú ý, khen ngợi

Ngoài ra, ở lứa tuổi này hoạt động ngôn ngữ phát triển mạnh phản ánhnhững tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của trẻ bằng công cụ giao tiếp Ngoài

sự xuất hiện các phản xạ không điều kiện mang tính di truyền, những phản xạ

có điều kiện dần hình thành ở trẻ trong quá trình sống và trải nghiệm, chúng

có xu hướng ngày càng hoàn thiện và biến đổi Phản xạ có điều kiện là hoạtđộng tín hiệu có được do hai loại kích thích: kích thích trực tiếp ( ánh sáng,màu sắc, âm thanh, hình ảnh, sự chuyển động…) và kích thích ngôn ngữ( xuất hiện muộn hơn), trẻ thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh,thường xuyên trải nghiệm thì ngôn ngữ sẽ phát triển, nhờ đó mà tư duy trẻphát triển tốt hơn Điều này khẳng định vai trò quan trọng của việc giáo dụccho trẻ những kĩ năng sống thông qua văn học là phương tiện truyền đạt hữuhiệu nhất Khi trẻ chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với những người lạ, đa số thờigian này trẻ được bao bọc trong mái ấm gia đình và bạn bè, cô giáo Việc sửdụng tác phẩm văn học đưa đến trẻ thế giới quan muôn màu, sinh động, thỏamãn nhu cầu tìm hiểu thế giới của trẻ, hình thành phản xạ tự nhiên với ngônngữ, phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử tích cực, đem lại hiệu quả giáo dục

1.1.2 Cơ sở tâm lí học:

Thứ nhất,cảm giác và tri giác

Con người nói chung và trẻ em nói riêng nhận thức toàn bộ thế giớikhách quan bao giờ cũng đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính, điều

Trang 22

này cũng có nghĩa mọi sự nhận thức đều bắt đầu từ cảm giác và tri giác Trẻnhận thức thế giới hiện thực đang diến ra xung quanh chủ yếu bằng conđường cảm tính Điều này sẽ rất nguy hiểm khi trẻ dùng cảm tính để ứng xửtrước mọi tình huống xảy ra hằng ngày trong cuộc sống Trẻ chỉ có thể nhậnthức những gì trong thế giới khi chúng trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, nếm, sờ,mó… Kinh nghiệm sống của trẻ dần hình thành bắt nguồn từ bước đầu đó, chỉthông qua trải nghiệm, trẻ mới phát triển Ban đầu, chúng chưa phân định rõ

sự khác biệt, đúng-sai trong các sự vật hiện tượng xung quanh, dần dần trẻ bắtchước người lớn và thông qua trải nghiệm mới hình thành hiểu biết

Trẻ 5-6 tuổi, như cầu giao tiếp ngày càng mở rộng, hoạt động với đồvật chuyển sang hoạt động vui chơi, tương tác xã hội với bạn bè và nhữngngười xung quanh trẻ Nhờ quá trình sống và giao tiếp với mọi người ( bố mẹ,

cô giáo, bạn bè, người thân…), các thao tác, các kĩ năng của trẻ được hìnhthành một cách tự nhiên

Trẻ mầm non tư duy theo lối trực quan hình ảnh, từ tên gọi, đặc điểm,hoạt động, tính chất của các sự vật hiện tượng trẻ đều nhận thức qua nhữnghình ảnh trực quan, tiếp nhận trực tiếp qua các giác quan Người thân xungquanh trẻ, đặc biệt là cha mẹ có những ảnh hưởng đầu tiên tới việc hình thànhnhân cách trẻ Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến sự phát triển tâm lí của trẻ, đặc biệt là về mặt xúc cảm Đây là thời kỳtâm lý trẻ có những biến động nhanh mạnh, đột ngột với những đảo lộn cơbản, tâm hồn trẻ nhạy cảm và dễ bị xao động Từ đây dễ có tình trạng mất cânđối, không bền vững của các hiện tượng tâm lí

Thứ hai, ý thức bản ngã của trẻ phát triển mạnh mẽ

Trẻ cho rằng mình là người lớn và muốn mọi người xung quanh nhìnnhận, đối xử với mình như người lớn Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp

Trang 23

nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần dần trẻcũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình.

Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắtchước hành động của người lớn Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếpthu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ Nhưvậy, hành động của người lớn xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hìnhthành và phát triển những phẩm chất tâm lí của trẻ Trong quá trình giao tiếp,người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứatrẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng xử khônkhéo, đúng đắn Vậy, giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết

để trẻ lớn khôn

Thứ ba, sự chú ý và ghi nhớ có chủ định ở trẻ 5 – 6 tuổi.

Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi này xúc cảmphát triển rất mạnh Ở giai đoạn này, trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúccảm, trẻ phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn,giận, yêu, ghét… Đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động vàđiệu bộ, hành vi của trẻ, trẻ vô cùng thích thú khi tiếp xúc với những bài thơ,câu chuyện và đóng vai các nhân vật trong tác phẩm văn học Chính dựa vàonhững đặc điểm này mà khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viêncần nắm vững và sử dụng linh hoạt các thủ thuật để lôi cuốn, dẫn dắt nhằmtạo ra sự phát triển chú ý có chủ định của trẻ Bên cạnh đó, giáo viên cần đảmbảo tính hệ thống, liên tục và phối kết hợp nhiều phương pháp, biện phápnhằm thu hút chú ý của trẻ

Thứ tư, xúc cảm, tình cảm

Trẻ mẫu giáo giàu xúc cảm, tình cảm Ở lứa tuổi này, trẻ luôn mong muốnđược mọi người xung quanh thể hiện tình cảm tốt đẹp với mình, trong quá trìnhgiao tiếp với trẻ, người lớn là nhân tố đầu tiên hình thành nhân cách trẻ

Trang 24

Cũng do đặc điểm giàu xúc cảm, tình cảm, mọi suy nghĩ hành động và

cả tư duy của trẻ đều bị tình cảm chi phối, có nhà tâm lí đã nói rằng : Trẻ lứatuổi mầm non thích đối tượng, con người nào thì làm theo đối tượng, conngười đó, không phải vì trẻ hiểu về đối tượng, con người đó mà do tình cảmyêu ghét, thích hay không thích chi phối Không chỉ vậy, trẻ cũng mong muốnđược thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh, trẻ thích sử dụngngữ điệu êm ái, nét mặt vui tươi để thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâmcủa mình tới mọi người Tuy nhiên khi không thích hoặc ghét ai đó, trẻ trởnên giận dữ, cau có nét mặt, có khi sử dụng ngữ điệu thô và mạnh để trả lời

Thứ năm, xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách

Trẻ 5-6 tuổi biểu hiện hành vi dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trựctiếp bên ngoài và của những mô hình được giữ lại trong trí nhớ làm cho thế giớinội tâm được hình thành, hành vi của trẻ được cải tiến Trí nhớ lúc này giúp trẻtìm thấy vị trí của mình với những người xung quanh, trẻ bắt đầu nhận ra mốiquan hệ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai Trẻ bắt đầu hình thành cấu tạo tâm líbên trong và cấu trúc này có tác dụng chi phối hành vi của nó tức là xuất hiệnđộng cơ, tuy nhiên trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng

Một đặc điểm nổi bật trong hành vi của trẻ là hành động bột phát doảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp, vì thếhành vi của trẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài Người lớn cần dỗ trẻ bằngcách đưa cho trẻ đồ chơi kích thích sự chú ý của trẻ

Trẻ đã thực hiện những hành động hướng tới những mục đích được chỉ

ra bằng lời nói nhưng trẻ thường không làm được theo ý ban đầu, thế giới nộitâm của trẻ tuy đã hình thành nhưng chưa ổn định

Tình cảm ở trẻ 5-6 tuổi có thêm hình thái mới, trẻ mong được khenngợi và sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng Lời khen của người lớn giúphình thành sự tự tin của trẻ, nhờ đó trẻ luôn cố gắng làm việc tốt Ở trẻ còn

Trang 25

xuất hiện sự xấu hổ, cần giáo dục để tình cảm của trẻ phát triển mạnh và thúcđẩy trẻ thực hiện hành động tốt, hành vi tốt.

Trẻ biết tự nhận xét mình dựa theo lời của người lớn và sau đó tự liên

hệ mình với các nhân vật trong truyện, thơ mà trẻ được nghe đọc, kể Ngườilớn cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của người lớn Mong muốn đượckhen trở thành nhu cầu và việc trẻ cố gắng để có được lời khen có thể giúp trẻ

bỏ được tính xấu, học được tính tốt Tuy nhiên, khả năng này ở trẻ còn hạnchế, người lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việcđược giao và để có lời khen ngợi Trẻ được giáo dục tốt luôn muốn trở thành

bé ngoan dẫn đến sự phát triển lòng tự trọng làm cho hành vi của trẻ trở nêntốt đẹp Trẻ còn muốn hiểu về bản thân trong quá khứ và mong muốn về mìnhtỏng tương lai, vì vậy cần dạy trẻ biết liên hệ hành vi đã có, hiện có và sẽ có,đây là phương hướng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt xã hội

Thứ sáu, sự xuất hiện động cơ hành vi

Trong suốt thời kì mẫu giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi căn bản tronghành vi, chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội Đó cũngchính là quá trình hình thành động cơ của hành vi Bước chuyển này khởi đầu

ở tuổi mẫu giáo bé và dần hoàn thiện theo thời gian

Phần nhiều hành động của trẻ 5-6 tuổi mang tính cảm tính Trẻ hànhđộng thường do những nguyên nhân trực tiếp, theo ý muốn chủ quan củamình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức đượcnguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy

Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sựnảy sinh động cơ Lúc đầu, động cơ còn đơn giản và mờ nhạt Khi hành động,trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau đây:

Trang 26

- Những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn.Nguyện vọng này biến thành động cơ, dẫn trẻ tới việc sắm vai trong những tròchơi đóng vai theo chủ đề.

- Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động thúc đẩy hành

vi của trẻ khá mạnh mẽ Trẻ ham chơi không phải do kết quả của trò chơimang lại, mà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú Có thể nói rằng hànhđộng của trẻ được thúc đẩy bởi động cơ vui chơi Động cơ này làm toàn bộhành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là nét độc đáo củatuổi mẫu giáo

- Những động cơ làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầuxuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện nhữnghành động tích cực

Ở trẻ 5-6 tuổi, một loạt động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hộiđược hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xungquanh Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ đượcphát triển mạnh ở các giai đoạn sau Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức củanhân cách con người trong tương lai

Thứ bảy, sự hình thành ý thức về bản thân

Ý thức bản thân ở trẻ 5-6 tuổi được thể hiện rõ nét, khi trẻ biết táchmình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có mộtsức mạnh và một thẩm quyền nào đó trong cuộc sống

Năm tháng qua đi, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài dần được

mở rộng Trẻ biết được nhiều điều lí thú trong tự nhiên, trẻ bắt đầu tìm hiểuthế giới của chính con người và dần dần khám phá ra được rằng xung quanh

có rất nhiều mối quan hệ chằng chịt giữa người và người Trẻ rất muốn pháthiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để học làm người lớn Trong hoạt

Trang 27

động Làm quen với tác phẩm văn học, trò chơi đóng kịch là một dạng hoạtđộng đặc biệt giúp trẻ một cách có hiệu quả nhất thực hiện được điều đó.

Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, điều quan trọng là trẻphát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, có dịp đối chiếu, so sánhnhững bạn cùng chơi với mình Trẻ thấy được vị trí của mình trong nhómchơi, khả năng của mình so với bạn ra sao, cần phải điều chỉnh hành vi nhưthế nào để phục vụ mục đích chơi chung Tất cả những điều đó dần dần sẽgiúp trẻ nhận ra được mình

Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên, đưa trẻ phải họccách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mìnhnhư thế nào Thoạt đầu, sự đánh giá của trẻ về người khác còn phụ thuộcnhiều vào thái độ của trẻ đối với người này Chẳng hạn, mọi đứa trẻ đánh giá

mẹ mình bao giờ cũng tốt Vào cuối tuổi mẫu giáo lớn, trẻ nắm được kĩ năng

so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúngđắn hơn và cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt

Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn biểu hiện rõ trong sự phát triểngiới tính của trẻ Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biếtnếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thế nào cho phù hợpvới giới tính của mình

Ý thức bản ngã được xá định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnhhành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những qui tắc xãhội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội Ý thức bản ngã được xác định rõràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn Nhờ đó, cácquá trình tâm lí mang tính chủ định rõ rệt

1.1.3 Cơ sở giáo dục học

1.1.3.1 Tư tưởng, quan điểm giáo dục mầm non hiện đại

Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm vànhững lí thuyết khác nhau nhằm phát triển giáo dục mầm non nói chung và

Trang 28

giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ nói riêng, trong đó có thể kể đến một số tưtưởng, quan điểm sau :

Thứ nhất, theo quan điểm giáo dục tác động vào “vùng phát triển gần nhất” (Vưgôtxki).

Theo quan điểm này, Vưgôtxki đề cập đến một loạt những bài tập màbàn thân trẻ không thể giải quyết được ở thời điểm hiện tại nhưng có thể làmđược nếu có sự giúp đỡ của người lớn hoặc bạn bè lớn hơn Theo ông, dạyhọc theo đúng chức năng của nó là phải đi trước và kéo theo sự phát triển, nếudạy học đi sau sự phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển và ngược lại, nếu dạyhọc đi trước sự phát triển, nó sẽ thúc đẩy và kéo theo sự phát triển

Vận dụng lí thuyết “Vùng phát triển gần nhất” vào trong thực tiễn, chúng

ta cần phát triển tính độc lập, tôn trọng đặc điểm cá thể trẻ, đánh giá sự tiến bộtrẻ của ngày hôm nay so với hôm qua, của bài tập sau so với bài tập trước, quantâm đến cả quá trình trẻ thao tác chứ không chỉ là kết quả hoạt động Chúng tachú trọng rèn luyện sự tự tin cho trẻ, trong từng hoàn cảnh thực tiễn giáo viênnên: đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề phải suy nghĩ tìm hướng giải quyết,không nên mang cái có sắn đến cho trẻ, trẻ hoàn toàn có thể làm được hoặc cóhướng giải quyết riêng ; bên cạnh đó cần kích thích trẻ suy nghĩ từ nhiều chiềuhướng khác nhau, thực hiện bằng nhiều cách mà trẻ cho là đúng Giáo viên cóthể gợi ý: Con sẽ làm như thế nào? Theo con thì phải làm thế nào? Những miếngbìa này con định làm gì với chúng? Từ đó khuyến khích trẻ tự thể hiện bằnglời nói Ngoài ra, nhà giáo dục không áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ, khônggợi ý cặn kẽ vì giáo dục thực sự là cần phải làm bộc lộ những năng khiếu của trẻ,trong đó có cả sự tự tin khẳng định bản thân mình

Thứ hai, luận điểm “Giáo dục tự nhiên và tự do” của J.J Ruxo

Luận điểm của Ruxo cho rằng: con người và bản thân vốn là một thựcthể tự nhiên nên muốn giáo dục con người cần phải căn cứ vào đặc điểm tự

Trang 29

nhiên của họ Ruxo cũng cho rằng: Giáo dục không được áp đặt trẻ một cách tự

do mà phải tuân theo sự phát triển lứa tuổi của trẻ, ông đặc biệt coi trọng phươngpháp thực hành bằng cách huy động mọi giác quan suy nghĩ của trẻ vào việcquan sát, nhìn nhận đối tượng và cho trẻ được thực hành trải nghiệm, tất cả cácphương pháp giáo dục trẻ đều không được mang tính gò bó hay áp đặt

Áp dụng luận điểm này trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung

và giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ nói riêng, chúng tôi cho rằng : cần phải chú

ý đến đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi trẻ để có phương pháp tác động giáo dụcmang tính chuyên biệt; tôn trọng trẻ và dạy trẻ những kiến thức không chỉ dừnglại ở hình thức dạy học mà mở rộng vốn tri thức, kĩ năng sống cho trẻ thông qua

tổ chức các hoạt động vui chơi, đóng vai theo chủ đề với những tình huống gầngũi trong cuộc sống, cho trẻ được thể hiện mình trong lời nói và hành động, hìnhthành kĩ năng tự bảo vệ nếu thực tế cuộc sống trẻ gặp phải

Thứ ba, quan điểm giáo dục của Monterssori

Giáo dục thực sự chính là việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đứa trẻphát triển thông qua thực hành trải nghiệm Trẻ cần phải được học thông quaviệc tương tác với các phương tiện được lựa chọn cẩn thận trong một môitrường có tổ chức

Theo bà, nhà giáo dục ở đây chỉ là người trung gian, điều khiển, hướngdẫn, dạy học, tổ chức, chuẩn đoán và bảo vệ trẻ Trong phương pháp giáo dục củaMonterssori tập trung vào năm lĩnh vực: Thực hành cuộc sống; Giáo dục pháttriển giác quan; Nghệ thuật Ngôn ngữ; Toán học và Hình học; Các chủ đề về vănhóa Trong đó, phương pháp giáo dục “thực hành cuộc sống” được thực hiện bằngcách: Khuyến khích trẻ thể hiện, tích cực trải nghiệm và diễn đạt bằng lời nóimạch lạc những trải nghiệm đó trước tập thể, rèn luyện sự tự tin và tính tự lập

Theo quan điểm dạy học của Monterssori, chúng ta cần chú trọng đếnviệc định hướng cho trẻ được thực hành trải nghiệm cuộc sống để rút ra cho

Trang 30

mình những kinh nghiệm cá nhân, người lớn cần hướng trẻ tới những chuẩnmực hành vi, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện khi giao tiếp, giáo viên trongquá trình giáo dục luôn giữ vai trò là người tổ chức, định hướng các hoạt độngcùng nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giữa trẻ với các đối tượng sự vậtxung quanh một cách tự nhiên, điều này vừa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu,khám phá của trẻ, đồng thời rèn luyện sự tương tác cho trẻ.

Thứ tư, quan điểm “Hoạt động”

Quan điểm này cho rằng: Con người muốn phát triển hành vi các thểcủa mình thì phải hoạt động tích cực để nắm lấy những thành tựu văn hóa củaloài người đã tạo ra từ trước đến nay, hoạt động của cá nhân chính là động lựccho sự phát triển của chính cá nhân đó

Tất cả mọi hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ: học tập,vui chơi, lao động… đều được xem là hoạt động nằm trong những hoạt độngkhác, đều nảy sinh những tình huống có vấn đề yêu cầu trẻ giải quyết Trẻ cầnvận dụng những điều đã được học bằng sự linh hoạt, tự tin giải quyết tất cảnhững nhiệm vụ mà cuộc sống đặt ra cho mình Bản thân mỗi đứa trẻ khi gianhập vào các mối quan hệ xã hội, phải bộc lộ những kĩ năng đã có tác động vàocác đối tượng nhất định nhằm mang lại sự an toàn, lợi ích cho bản thân và mọingười xung quanh trẻ, thúc đẩy các mối quan hệ và chiếm lĩnh đối tượng Khi trẻtích cực tham gia vào mối quan hệ với những người xung quanh thì trẻ sẽ rènluyện cho bản thân khả năng thích ứng, linh hoạt, tự tin và trí tuệ nhanh nhạy.Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khả năng giao tiếp trong các mối quan hệ xã hộiphát triển bao nhiêu thì trẻ càng hoàn thiện mình bấy nhiêu Có thể nói, các kĩnăng nảy sinh thông qua hoạt động và diễn ra trong hoạt động đó Sự phát triểncác kĩ năng ở trẻ vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sự hoạt động tích cực

Trang 31

1.1.3.2 Kết hợp nhịp nhàng giữa trải nghiệm hằng ngày và quá trình dạy học nhằm mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Trong cuộc sống của con người vẫn thường trải nghiệm qua rất nhiềutình huống đưa lại vô vàn những cảm xúc khác nhau mang tính chủ quan như:

sợ hãi, tình yêu, phẫn nộ, e thẹn và mong muốn được thừa nhận… và conngười thường hành động hoặc phản ứng để đáp ứng một cách tức thời với tìnhhuống mà không dựa trên suy luận lôgic Những trải nghiệm xuất phát từ cảmxúc dễ đưa con người đến những hành vi mà có thể sau này họ phải hối tiếc.Cho nên, việc xác định, nhận biết được những cảm xúc của mình với nhữngnguyên nhân cụ thể, tiếp đến là có những quyết định không để cho những cảmxúc này chi phối (mặc dù có tính đến những cảm xúc đó) – chính là kĩ năng tựbảo vệ mình, đương đầu với những cảm xúc

Ở trẻ mầm non, kinh nghiệm trải nghiệm sống còn rất non nớt, nên việcđưa những bài học cuộc sống vào trong giáo dục, tạo những tình huống cóvấn đề là cách tốt nhất để giáo dục trẻ kĩ năng tự bảo vệ Thông qua quá trình

“học mà chơi, chơi mà học”, trẻ dễ dàng lĩnh hội những tri thức một cáchthích hợp Ở một mức độ nào đó, khi các nhân trẻ hình thành khả năng đươngđầu với những khó khăn, thách thức để tự bảo vệ bản thân, vươn lên làm chủcuộc sống của mình Những vấn đề căng thẳng như: người lạ có ý đồ xấu,muốn xâm hại, bắt cóc, trẻ bị lạc đường… và rất nhiều mối quan hệ xã hộingày càng mở rộng mang tính phức tạp, khi trẻ có khả năng đương đầu vớinhững phức tạp đó, những căng thẳng là nhân tố tích cực ép buộc trẻ tập trungvào công việc của mình một cách thích hợp

Nhưng mặt khác, những khó khăn trong cuộc sống co sức hủy diệt conngười nếu căng thẳng tâm lí và không tìm ra cách giải tỏa Do đó, ngay từ đầu,trẻ cần phải có khả năng nhận biết nguyên nhân và hậu quả những mâu thuẫncũng như biết cách khắc phục, phần nhiều là nhờ vào quá trình giáo dục

Trang 32

Hiện nay, việc GD KNTBV trong nhà trường được đề cập như là nhân

tố chính trong chính sách giáo dục nhằm kết nối giáo dục với nhu cầu thịtrường để phát triển kinh tế - xã hội Sự nối kết này sẽ nâng cao tính hiệu quảcủa cuộc sống, trẻ mầm non là giai đoạn tiền đề cho việc hình thành nhữngcông dân có trách nhiệm trong việc phát triển xã hội

Nhìn chung, nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong nhà trườnghướng tới :

- Làm cho người học có khả năng áo dụng kiến thức của các môn họckhác nhau vào cuộc sống hiện thực của họ

- Làm cho người học sau khi rời ghế nhà trường là người tích cực và cótrách nhiệm đối với xã hội

- Làm cho người học có thê rtham gia vào thế giới công việc

- Làm giảm những tệ nạn, thất nghiệp và nghèo đói

Nhìn chung, trong xã hội hiện đại có những thay đổi toàn diện về kinh

tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề

mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa ứng phó, đươngđầu Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp,khó khăn và đầy thách thức nhưu trong xã hội hiện đại nên con người dễ hànhđộng theo cảm tính và không tránh khoi rủi ro Vì vậy, muốn con người được

an toàn, khỏe mạnh, hạnh phúc thì việc giáo dục kết hợp trải nghiệm cuộcsống là yếu tố quyết định thành công trong đời

1.1.3.3 Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống nói chung và kĩ năng

tự bảo vệ nói riêng đa dạng, gần gũi, hợp lý.

Một đứa trẻ phát triển bình thường, muốn có khả năng tiếp thu và lĩnhhội những kinh nghiệm xã hội thì trước hết cần phải có các giác quan, não bộvới sự phát triển bình thường của hệ thần kinh và đặc biệt là vỏ não Nhưngnhững yếu tố đó mới chỉ là những tiền đề vật chất, là điều kiện cho sự phát

Trang 33

triển : đảm bảo cho việc tiếp nhận, điều chỉnh, lưu giữ những hình ảnh bênngoài, biến chúng thành những biểu tượng lưu giữ trên não Tuy nhiên não bộkhông thể tự mình sản sinh ra ý thức, tình cảm, phẩm chất, năng lực hay cókhả năng tạo ra các kĩ năng thuần thục cho mỗi cá thể Những thành quả đóchỉ có được nhờ những điều kiện bên ngoài cá thể được chuyển vào bên trong

và cải biến, mã hóa

Những điều kiện bên ngoài có lợi cho sự phát triển cỉa mỗi ngườikhông khác gì là tất cả những đối tượng cụ thể từ môi trường, môi trườngsống nói chung và môi trường giáo dục nói riêng, vì thế mà môi trường đượcxem là nguồn gốc của sự phát triển Ở đây, chúng tôi đề cập đến môi trườnggiáo dục được tạo nên xung quanh đứa trẻ với những đối tượng có quan hệthân thiết, gần gũi với sự hình thành và phát triển tâm lí trẻ em

Theo K.Marx: “Sự giàu có về tinh thần của cá nhân hoàn toàn phụ

thuộc vào sự giàu có của quan hệ hiện thực của họ”, Dr Maria Monterssori

cũng cho rằng: “Thông qua sự tương tác của trẻ với môi trường, thông qua

hoạt động của đôi bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động của trẻ hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hóa, tri thức về thế giới quanh trẻ và thông qua sự hoàn toàn độc lập của trẻ, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển

cá thể riêng biệt của mình” điều này cũng có nghĩa là mối quan hệ của trẻ với

cuộc sống thực (môi trường sống) càng phong phú bao nhiêu thì tâm lí của trẻcàng phát triển bấy nhiêu Vậy, môi trường giáo dục xung quanh trẻ bao gồmnhững yếu tố nào và như thế nào là môi trường giáo dục tốt?

Tác giả Kay Margetts cho rằng: Để tạo ra được môi trường giáo dục có

lợi cho việc học tập, vui chơi của trẻ thì môi trường đó phải là nơi mà “ở đó

trẻ được tham gia, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá một cách tích cực và phát triển thái độ, kĩ năng, kiến thức và hiểu biết đúng đắn”.

Trang 34

Dựa vào phân tích trên, tác giả cho rằng: cần phải tạo ra hai phươngdiện thuận lợi của môi trường :

- Phương diện vật lí: Bao gồm bốn yếu tố chính : thời gian, không gian,nhân lực, đồ dùng và thiết bị

- Phương diện xã hội: Bao gồm tương tác bằng ngôn ngữ, tương tác phingôn ngữ

Hay nói cách khác, môi trường giáo dục xung quanh trẻ bao gồm :

- Môi trường vật chất: bao gồm toàn bộ khuôn viên của trường và toàn

bộ đồ dùng, trang thiết bị trong đó

- Môi trường xã hội: bao gồm toàn bộ những mối quan hệ giao tiếp diễn

ra xung quanh trẻ

Nhìn chung, nếu việc tạo ra môi trường giáo dục càng phong phú baonhiêu thì sự phát triển tâm lí nói chung và phát triển kĩ năng tự bảo vệ cho trẻnói riêng càng dễ thực hiện bấy nhiêu Sự nghèo nàn về đời sống tinh thần và

cơ sở vật chất khi môi trường xã hội với những mối quan hệ hạn chế xungquanh trẻ sẽ là những bất lợi, khó khăn giúp chúng ta thực hiện tốt các nhiệm

vụ giáo dục Trẻ sống trong môi trường khép kín, ít được giao tiếp với bênngoài, quá bao bọc trẻ hoặc không được sự quan tâm của cha mẹ rõ ràng sẽ cónhững bất lợi khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường xã hội đầy thử thách

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Khái niệm “giáo dục kĩ năng sống” cho trẻ mẫu giáo

Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về

GD KNS Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau

- Theo UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên

hợp quốc) coi GD KNS là “tác động vào năng lực cá nhân để thực hiện đầy

đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.

Trang 35

- Theo WHO ( Tổ chức Y tế thế giới), GD KNS là “tiếp thu những kĩ

năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác

và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng ngày”.

Ở một số nước, GD KNS được hướng vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng

và phòng bệnh Ở một số nước khác, GD KNS được hướng vào giáo dục hành

vi, cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay giáo dụclòng yêu hòa bình

Tại Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều những quan niệm khác nhau

về khái niệm GD KNS Trong cuốn “Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên”,

Th.s Nguyễn Thị Oanh cũng trình bày quan điểm : “KNS với tư cách là đối

tượng của giáo dục, GD KNS là năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày”.

Theo T.s tâm lí Huỳnh Văn Sơn : “GD KNS là những kĩ năng tinh thần

hay những kĩ năng tâm lí, kĩ năng tâm lí – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống”.

Trong bài viết “Khái niệm giáo dục kĩ năng sống nhìn từ góc độ tâm lí

học”, PGS Nguyễn Quang Uẩn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã phân tích : “Cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng

“hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người Trong hệ thống tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người cần GD các KNS”.

Các quan điểm trên tuy có khác nhau về hình thức diễn đạt, độ nôngsâu của nội hàm khái niệm song cái chung, cái thống nhất giữa các quan điểm

đó là đã xem xét GD KNS thuộc về phạm trù năng lực (hiểu KN theo nghĩa

Trang 36

rộng), chứ không phải là phạm trù thuộc kĩ thuật của hành động, hành vi (kiểu

Vậy, đúc rút từ những kinh nghiệm trên, chúng tôi hiểu:

“Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa

chọn những giải pháp khác nhau, quyết định xuất phát từ bản thân trẻ Vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống Nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ”.

1.2.2 Khái niệm “giáo dục kĩ năng tự bảo vệ” cho trẻ mẫu giáo

Có thể ví KNTBV của trẻ cần thiết như hình ảnh một cây cầu và mộtdòng sông Con người muốn từ bờ bên này đi sang được bến bờ bên kia làthành công và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông trắc trở, chướng ngạiđầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức và khi mang hành trang tri thức là vốn

kĩ năng sống sẽ như một cây cầu vững chãi nâng đỡ những bước chân conngười đến bến bờ kia an toàn, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho chính mình

và xã hội Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi hiểu:

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động

sư phạm có mục đích, có hướng, có kế hoạch của nhà giáo dục (giáo viên) đến người được giáo dục (trẻ mẫu giáo) nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ đã đề ra.

Trang 37

1.2.3 Khái niệm "biện pháp giáo dục"

*Biện pháp: Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Khoa học xã hội nhân văn thì “Biện pháp là cách thức xử lí công việc hoặc giải

quyết vấn đề cụ thể”.

Trong biện pháp hàm chứa các yếu tố nội dung, phương pháp, phươngtiện, hình thức tổ chức Những yếu tố này có tác động qua lại với nhau Nhưvậy, biện pháp là một phạm trù mang tính biện chứng nhưng không phải làbất biến mà nó có sự thay đổi phù hợp với tình huống, hoàn cảnh và nhu cầuthực tiễn Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảiquyết công việc, đạt được mục đích đề ra

*Biện pháp giáo dục: Theo “Từ điển Giáo dục học”, biện pháp giáo dục là: “Cách tác động có định hướng có chủ đích, phù hợp với tâm lí đến đối

tượng giáo dục nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng”.

* Biện pháp giáo dục mầm non: Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa,“Biện

pháp giáo dục mầm non là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non”.

Dựa vào các định nghĩa trên, chúng tôi định nghĩa:

Biện pháp giáo dục là cách thức, cách làm trong hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm đem lại hiệu quả giáo dục.

1.2.4 Khái niệm “biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ” cho trẻ MG

Dựa vào các định nghĩa phần 1.2.3, dựa vào những qui luật chung củaviệc tổ chức quá trình giáo dục, chúng tôi hiểu:

Biện pháp sử dụng TPVH giáo dục KNTBV cho trẻ MG là cách thức, cách làm trong hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ thông qua việc sử dụng

Trang 38

TPVH có nội dung giáo dục KNTBV để tổ chức các hoạt động giáo dục (Hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học, Hoạt động Giáo dục thể chất, Hoạt động Khám phá,…) nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc GD KNTBV cho trẻ MG 5-6 tuổi.

1.2.5 Mối quan hệ giữa biện pháp giáo dục với việc sử dụng tác phẩm văn học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Biện pháp giáo dục chính là con đường, là phương tiện giáo dục kĩnăng tự bảo vệ cho trẻ Biện pháp giáo dục có sức ảnh hưởng lớn đến kĩ năng

tự bảo vệ cho trẻ

Nhờ có các biện pháp giáo dục tác động đã giúp cho trẻ có cơ hội trảinghiệm thể hiện bản thân và các kĩ năng tự bảo vệ Biện pháp giáo dục khoahọc kết hợp lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học có nội dung giáo dụcKNTBV cho trẻ 5-6 tuổi giúp ý nghĩa giáo dục trọn vẹn Nếu tác phẩm hay

mà phương pháp giáo viên truyền đạt đến trẻ sơ sài, chóng vánh, không dựatrên hứng thú của trẻ thì ý nghĩa giáo dục hoàn toàn không có Từ những điềuđơn giản như: gây hứng thú cho trẻ, giọng đọc truyền cảm của cô, xây dựngtình huống kịch bản… đã giúp nội dung tác phẩm văn học được khắc ghitrong trí nhớ của trẻ

Biện pháp giáo dục sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và thái độ trẻ,cho trẻ những kĩ năng chuẩn mực được gửi gắm khéo léo qua tác phẩm vănhọc và đưa những kĩ năng đó vận dụng vào giải quyết các tình huống trongcác mối quan hệ và trong cuộc sống hằng ngày

1.3 Đặc điểm kĩ năng tự bảo vệ của trẻ MG 5-6 tuổi:

Những đặc điểm về KNTBV của trẻ MG được chia làm nhiều hình thứctùy theo đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Đối với trẻ MG 5-6 tuổi, KNTBV củatrẻ mang những đặc điểm sau đây:

Trang 39

1.3.1 Trẻ có nhu cầu được an toàn và bảo vệ Tuy nhiên việc tự vệ

chưa được thành thạo.

Ví dụ: Trẻ hay sợ hãi trước những con vật hư cấu (ngáo ộp, ma, ông babị) và thường khóc ré lên hoặc nép vào mẹ nhờ được che chở

1.3.2 Trẻ lứa tuổi này vốn kinh nghiệm về các mối quan hệ trong xã

hội được mở rộng và sâu sắc hơn.

Ví dụ: Trẻ đã chủ động thể hiện những điều mình thích, mình nghĩ quahành vi với mọi người xung quanh Thái độ yêu ghét của trẻ cũng rõ ràng, biếtlên án và tránh xa cái xấu

1.3.3 Việc bộc lộ những xúc cảm tình cảm của trẻ 5-6 tuổi rất mạnh mẽ.

Ví dụ: Trẻ dễ bị tổn thương về tinh thần nếu những người xung quanhkhông biết cư xử đúng và trân trọng trẻ Việc muốn trở thành người lớn,muốn khẳng định cái “tôi” khiến trẻ có các dấu hiệu như: nhạy cảm, bướngbỉnh, dễ tức giận, khó kiểm soát được cảm xúc

1.3.4 Những hành vi biểu hiện ở trẻ MG 5-6 tuổi vô cùng phức tạp.

Mỗi trẻ trong hoàn cảnh sống khác nhau đều có kiểu thích ứng và biểu hiện khác nhau.

Ví dụ: Một số trẻ mạnh dạn, tự tin khi tiếp xúc với người lạ nhưng một

số trẻ lại khá rụt rè, thậm chí cảnh giác Một số trẻ có thể quan tâm đến thái

độ người khác để cư xử nhưng một số trẻ không quan tâm

Những nghiên cứu của các nhà giáo dục cho thấy những trẻ được giáodục kĩ năng sống đã có những hành vi đổi mới, những hành vi đó được quansát thấy như sau :

- Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm

- Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sức khỏe của mình

- Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình

Trang 40

- Biết phân tích có phán đoán các giá trị, quy chuẩn trong truyền thông

- Nhạy bén đối với các vấn đề giới, tôn trọng quyền con người

- Biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ.Tóm lại, KNTBV của trẻ MG 5-6 tuổi không chỉ thể hiện ở việc biếtbảo vệ cơ thể, sức khỏe mình trước tác động môi trường mà cao hơn cả đó là

tự bảo vệ mình trước những mối quan hệ nhiều chiều trong cuộc sống Nếu đó

là những mối quan hệ tạo dựng từ những người thân yêu, gần gũi đem lại chotrẻ cảm giác an toàn thì trẻ không mang tâm lý cảnh giác Nếu đó là nhữngmối quan hệ mới lạ, hoặc khi đứng trước những tình huống khó khăn, thậmchí nguy hiểm cam go, trẻ phải bộc lộ được vốn kĩ năng để vượt qua tốt nhất

đó chính là kĩ năng tự bảo vệ

1.4 Ý nghĩa của văn học đối với việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ MG 5-6 tuổi

Văn học trẻ em được ví là “văn chương của sự nhẹ nhõm mà sâu xa”

(Nhã Thuyên), những tác phẩm văn học có nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ

em đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, hình thức; chứa đựng nhiềugiá trị nhân văn hướng tới giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người

Không có một người thầy nào có thể dạy cho trẻ hết tri thức về cuộcsống nhưng văn học có thể mang lại điều kì diệu đó và sẽ đi theo trẻ suốt cuộcđời như một người thầy vĩ đại nhất Đến với văn học, tâm hồn non nớt của trẻđược chắp thêm đôi cánh để tự tin bay cao, như một búp non tràn trề nhựasống sẵn sang vươn lên cứng cáp, đẹp tươi trong vườn hoa cuộc đời

Ngày đăng: 07/03/2016, 10:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Kay Margetss, Tài liệu tập huấn chuyên đề Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay
3. Vưgôtxki, Tâm lí học, tài liệu dịch, NXBĐHQG, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Nhà XB: NXBĐHQG
4. Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT 5. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học mầmnon, NXBĐHQGHN, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam", Bộ GD&ĐT5. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh", Giáo dục học mầm "non
Nhà XB: NXBĐHQGHN
6. Ngyễn Thị Hòa, giáo trình Giáo dục học mầm non, NXBĐHSP, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXBĐHSP
7. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, Giao tiếp sư phạm, NXBGD, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Nhà XB: NXBGD
8. Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXBĐHQG Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
9. Nguyễn Thị Mĩ Lộc- Đinh Thị Kim Thoa- Phan Thị Thảo Hương, Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ mầm non, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
10. Lã Thị Bắc Lý, Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSPHN, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSPHN
Nhà XB: NXB ĐHSPHN"
11. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, Giáo trình tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXBGD, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Nhà XB: NXBGD
12. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức, Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXBGD, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Nhà XB: NXBGD
13. Hoàng Thị Phương, Chuyên đề cao học, Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non, 2009, tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non
14. Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Kim Anh, Đinh Văn Vang, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, NXBĐHSP, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non
Nhà XB: NXBĐHSP
15. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi, NXBGD, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Nhà XB: NXBGD
16.Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXBĐHQGHN, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXBĐHQGHN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w