1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HAPPYKID HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

141 943 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ vừa là hình thức thể hiện tư duy vừa là động lực thúc đẩy tư duy phát triển. E.I.Tikhêeva Nhà giáo dục học Nga đã khẳng định rằng ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khoá để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại. Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi người, nên việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, từ khi các cháu chưa cắp sách đến trường. Đối với trẻ em ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách. Các nhà nghiên cứu giáo dục mầm non đã xem công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công khác. 1.2. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm một số nội dung về phát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; phát triển lời nói mạch lạc; chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết; cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật; giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ. Một trong những mong đợi kết quả đạt được cuối độ tuổi mẫu giáo trong việc chuẩn bị học đọc viết cho trẻ là trẻ biết ‘đọc’ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách; ‘đọc’truyện theo tranh đã biết.... Năng lực đọc chính là nền tảng của việc học, cha mẹ nên nuôi dưỡng hứng thú đọc của trẻ càng sớm càng tốt, qua đó có thể giúp trẻ hình thành thói quen đọc. Trẻ có năng lực đọc tốt có quan hệ mật thiết với học hành sau này của trẻ. Kinh nghiệm đọc của trẻ càng phong phú càng có lợi cho việc học của trẻ sau này, vì thế cố gắng tạo thói quen đọc cho trẻ từ sớm. Việc cho trẻ đọc trước hết phải dựa trên kinh nghiệm ngôn ngữ nói của trẻ. Trong quá trình trẻ làm quen với đọc, trẻ có thể khám phá ra cách giải mã chữ viết qua việc học nhận biết các chữ cái và từ, nhận biết mối quan hệ giữa âm thanh và ký hiệu chữ viết, hiểu mối quan hệ giữa từ được tạo ra bởi một nhóm chữ cái và nghĩa của từ. 1.3. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những năm gần đây ở trường mầm non việc khai thác, sử dụng các phần mềm trò chơi, dạy học đã được các nhà giáo dục quan tâm và ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy. Do đó, trẻ có cơ hội để làm quen, ứng dụng và phát triển các khả năng về công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ tin học trong quá trình học tập. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được khám phá các ý tưởng, khái niệm, câu hỏi khác nhau, trẻ sẽ được tương tác với chữ viết, với những âm thanh, hình ảnh sống động. Các hoạt động sử dụng máy tính và các phần mềm luôn được gắn với phần hướng dẫn của giáo viên trên lớp cũng như gắn với thế mạnh và nhu cầu của trẻ. Khi trẻ chơi các trò chơi với máy tính, giáo viên có nhiều cơ hội để phát hiện ra mức tiếp thu và sự phát triển của trẻ. Những cơ hội này chỉ xuất hiện khi giáo viên biết quan sát, theo dõi sát sao lúc trẻ đang chơi. Hiện nay, trong các trường mầm non việc sử dụng phần mềm HappyKid (Ngôi nhà chữ) đã không còn xa lạ với trẻ. Nhưng khi nói đến HappyKid, mọi người đều nghĩ rằng, đó là trò chơi và đơn giản chỉ để cho bé chơi, thư giãn ngoài giờ học. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng HappyKid đơn giản chỉ là trò chơi thì chưa phát huy hết giá trị của phần mềm. Giáo viên chỉ sử dụng phần mềm HappyKid cho trẻ học cách phát âm, nhận dạng mặt chữ cái hoặc tạo ra những bức tranh truyện theo ý thích của trẻ mà chưa nhận thấy rằng khi trẻ hoạt động với phần mềm này khả năng ngôn ngữ của trẻ trên mọi phương diện nghe, nói, đọc, viết sẽ phát triển tốt hơn. Khi cho trẻ hoạt động với phần mềm này giáo viên chưa khai thác hết hiệu quả của phần mềm đối với việc hình thành khả năng đọc của trẻ. Nhiều giáo viên để cho trẻ chơi tự do, chưa biết sử dụng phần mềm HappyKid như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với trẻ 5 6 tuổi. Với lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non”.

Trang 1

Lời cảm ơn

Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với:

- Các thày giáo, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non, Ban giám hiệu,phòng Quản lý khoa học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp

đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

- Ban giám hiệu, tập thể các thày cô giáo, các cháu mẫu giáo trườngmầm non Bắc Giang, mầm non Hoa Sen, mầm non Hoa Hồng thành phố BắcGiang, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả tiến hànhnghiên cứu thực trạng và thực nghiệm để hoàn thành luận văn

- Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày hướng dẫnPGS TS Đinh Hồng Thái – người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả hoànthành luận văn này

- Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viênkhích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Thanh

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 11

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 11

5 Giả thuyết khoa học 11

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

7 Phạm vi nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 12

9 Những đóng góp mới của luận văn 13

10 Cấu trúc của luận văn 13

NỘI DUNG 14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HAPPYKID HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 14

1.1 Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài 14

1.1.1 Khái niệm “đọc” 14

1.1.2 Khái niệm “khả năng đọc” 18

1.1.3 Khái niệm “hình thành khả năng đọc” 20

1.1.4 Khái niệm “biện pháp, "biện pháp sử dụng" 21

1.2 Một số đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi 22

1.2.1 Cơ sở sinh lý học 22

1.2.2 Cơ sở tâm lý học 24

1.2.3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5- 6 tuổi 26

1.3 Đặc điểm hình thành khả năng đọc của trẻ 5-6 tuổi 28

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc của trẻ 5- 6 tuổi 32

Trang 3

1.3.2 Sử dụng phương tiện trực quan giúp trẻ có khả năng đọc 33

1.4 Đặc điểm tiếp nhận với công nghệ thông tin của trẻ 34

1.4.1 Hoạt động trên máy tính trong phòng máy 35

1.4.2 Hoạt động với máy tính tại góc học tập 36

1.4.3 Ý nghĩa giáo dục của việc tổ chức hoạt động trong phòng máy và hoạt động với máy tính tại góc học tập 37

1.5 Nội dung phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 38

1.5.1 Phần mềm HappyKid 38

1.5.2 Những nội dung trong HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ 5- 6 tuổi 39

1.6 Nội dung của việc hình thành khả năng đọc cho trẻ 5- 6 tuổi khisử dụng phần mềm HappyKid 39

1.6.1 Hình thành thói quen thích đọc sách 39

1.6.2 Thỏa mãn nhu cầu, hình thành hứng thú với việc đọc cho trẻ 40

1.6.3 Trẻ hiểu được ý nghĩa của từ thông qua hình ảnh minh họa, nắm được quy tắc thông thường trong hoạt động đọc 41

1.6.4 Rèn luyện và phát triển khả năng đọc 43

Kết luận chương 1 44

Chương 2 THỰC TRẠNG SƯ DỤNG PHẦN MỀM HAPPYKID HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 46

2.1 Mục đích điều tra 46

2.2 Đối tượng điều tra 46

2.3 Nội dung điều tra 46

2.4 Phương pháp khảo sát 47

2.4.1 Phương pháp điều tra bằng Anket 47

2.4.2 Phương pháp quan sát 47

Trang 4

2.4.3 Phương pháp đàm thoại 48

2.4.4 Thu thập, nghiên cứu và phân tích 48

2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 48

2.5 Kết quả khảo sát 48

2.5.1 Kết quả khảo sát về thông tin giáo viên 48

2.5.2 Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng phần mầm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ 5- 6 tuổi 49

2.5.3 Thực trạng nhận thức của phụ huynh về việc hình thành khả năng đọc cho trẻ 5- 6 tuổi 58

2.5.4 Thực trạng khả năng đọc của trẻ 5- 6 tuổi trên địa bàn thành phố Bắc Giang 60

2.5.5 Kết quả thực trạng khả năng đọc (sách) của trẻ 5-6 tuổi 65

Kết luận chương 2 69

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHẦN MỀM HAPPYKID HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 71

3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 71

3.1.1 Dựa vào chương trình giáo dục mầm non 71

3.1.2 Dựa vào các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung 71

3.1.3 Dựa vào các quan điểm giáo dục hiện đại 72

3.1.4 Dựa vào đặc trưng của hoạt động và đặc điểm của trẻ khi hoạt động với máy tính 73

3.2 Lựa chọn và xây dựng một số câu chuyện điện tử dành cho trẻ 5 -6 tuổi 74

3.2.1 Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với độ tuổi 74

3.2.2 Lựa chọn truyện mang tính giáo dục và đa dạng thể loại 75

3.3 Đề xuất một số biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 75

Trang 5

3.3.1 Nghe đọc truyện điện tử, phát triển sự lĩnh hội thông qua việc lắng

nghe có định hướng – hành động có suy nghĩ 75

3.3.2 Trẻ tương tác với nhân vật trong phần mềm HappyKid 78

3.3.3 Luyện tập hoạt động đọc trôi chảy cùng HappKids 79

3.3.4 Nghe đọc và đọc truyện theo hướng tích cực hóa cùng HappyKid81 3.3.5 Tạo những cuốn sách in từ phần mềm HappKids và những câu chuyện điện tử 83

3.3.6 Tạo cuốn album theo chủ đề từ trò chơi với HappyKid 85

3.3.7 Nghe lời đọc truyện qua băng ghi âm kết hợp theo dõi chữ viết và tranh minh họa trên sách in 87

3.4 Điều kiện thực hiện tốt các biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 88

3.5 Thực nghiệm một số biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 89

3.5.1 Mục đích thực nghiệm 89

3.5.2 Nội dung thực nghiệm 89

3.5.3 Thời gian thực nghiệm 90

3.5.4 Điều kiện tiến hành thực nghiệm 90

3.5.5 Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm 90

3.5.6 Tổ chức thực nghiệm 90

3.5.7 Phân tích kết quả thực nghiệm 91

3.5.8 Kiểm định hiệu quả thực nghiệm 104

Kết luận chương 3 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

TÀI LỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả điều tra về thông tin chung của giáo viên 49 Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của phần mềm HappyKid đối với sự hình thành khả năng đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi 50 Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên về tác dụng của phần mềm HappyKid trong quá trình hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi 50 Bảng 2.4 Nhận thức của giáo viên về nội dung hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 52 Bảng 2.5 Nhận thức của giáo viên về việc thường xuyên sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 53 Bảng 2.6 Các hình thức hoạt động khi giáo viên sử dụng phần mềm HappyKid cho trẻ 5-6 tuổi hình thành khả năng đọc 54 Bảng 2.7 Mục đích giáo viên sử dụng phần mềm HappyKid cho trẻ 5- 6 tuổi

55

Bảng 2.8 Nhận thức của giáo viên về mức độ hứng thú đọc của trẻ 5- 6 tuổi khi sử dụng phần mềm HappyKid 55 Bảng 2.9 Các biện pháp giáo viên sử dụng HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 56 Bảng 2.10 Những khó khăn giáo viên gặp phải khi sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi 57 Bảng 2.11 Nhận thức của phụ huynh học sinh về việc hình thành khả năng đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi 58 Bảng 2.12 Nhận thức của phụ huynh về cách thức hình thành khả năng đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi 59 Bảng 2.13 Kết quả thực trạng về khả năng đọc của trẻ 5- 6 tuổi 65 Bảng 2.14 Kết quả mức độ điểm đạt được của trẻ 68

Trang 7

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát khả năng đọc hiểu câu chuyện của trẻ ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm 92 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát khả năng chú ý đọc của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm tác động 94 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát mức độ thể hiện một số kỹ năng ban đầu trong hoạt động đọc của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm

96

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát khả năng tạo ra một câu chuyện dựa trên hình ảnh có sẵn trên phần mềm 99 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát mức độ nhận biết được cấu tạo sách truyện điện tử và sách in của trẻ ở NTN và NĐC trước thực nghiệm tác động 101

Bảng 3.6 Kết quả mức độ điểm đạt được sau thực nghiệm của trẻ ở nhóm đốichứng và nhóm thực nghiệm 103

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1.a Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ biểu hiện khả năng đọc hiểu câu chuyện của nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm 92 Biểu đồ 3.1.b Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ biểu hiện khả năng đọc hiểu câu chuyện của nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm 93 Biểu đồ 3.2.a Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ biểu hiện khả năng chú ý đọc của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 94 Biểu đồ 3.2.b Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ chú ý đọc của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tác động 95 Biểu đồ 3.3.a Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ thể hiện kỹ năng ban đầu trong hoạt động đọc của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC trước TN tác động

97

Biểu đồ: 3.3.b Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ thể hiện những kỹ năng ban đầu trong hoạt động học của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tác động 98 Biểu đồ 3.4.a Biểu đồ biểu diễn so sánh mức độ khả năng tạo ra một câu chuyện dựa trên hình ảnh có sẵn của trẻ ở NĐC và N TN trước TN tác động

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó ra đời và tồn tại cùng với

sự hình thành và phát triển của xã hội loài người Ngôn ngữ vừa là hình thứcthể hiện tư duy vừa là động lực thúc đẩy tư duy phát triển E.I.Tikhêeva -Nhà giáo dục học Nga đã khẳng định rằng "ngôn ngữ là công cụ để tư duy,

là chìa khoá để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức củadân tộc, của nhân loại Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đờisống con người đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi người,nên việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, từ khi các cháuchưa cắp sách đến trường" Đối với trẻ em ngôn ngữ giữ vai trò quan trọngtrong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách Các nhànghiên cứu giáo dục mầm non đã xem công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ

là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sựthành công khác

1.2 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm một số nội dung vềphát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; phát triển lời nói mạch lạc; chuẩn bị chotrẻ học đọc, học viết; cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật; giáo dục văn hoá giaotiếp ngôn ngữ Một trong những mong đợi kết quả đạt được cuối độ tuổi mẫugiáo trong việc chuẩn bị học đọc - viết cho trẻ là trẻ biết ‘đọc’ từ trái qua phải,

từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách; ‘đọc’truyện theo tranh đã biết

Năng lực đọc chính là nền tảng của việc học, cha mẹ nên nuôi dưỡnghứng thú đọc của trẻ càng sớm càng tốt, qua đó có thể giúp trẻ hình thành thóiquen đọc Trẻ có năng lực đọc tốt có quan hệ mật thiết với học hành sau nàycủa trẻ Kinh nghiệm đọc của trẻ càng phong phú càng có lợi cho việc học củatrẻ sau này, vì thế cố gắng tạo thói quen đọc cho trẻ từ sớm Việc cho trẻ đọctrước hết phải dựa trên kinh nghiệm ngôn ngữ nói của trẻ Trong quá trình trẻ

Trang 11

làm quen với đọc, trẻ có thể khám phá ra cách giải mã chữ viết qua việc họcnhận biết các chữ cái và từ, nhận biết mối quan hệ giữa âm thanh và ký hiệuchữ viết, hiểu mối quan hệ giữa từ được tạo ra bởi một nhóm chữ cái và nghĩacủa từ.

1.3 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhữngnăm gần đây ở trường mầm non việc khai thác, sử dụng các phần mềm tròchơi, dạy học đã được các nhà giáo dục quan tâm và ứng dụng có hiệu quảtrong giảng dạy Do đó, trẻ có cơ hội để làm quen, ứng dụng và phát triển cáckhả năng về công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ tin họctrong quá trình học tập Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽđược khám phá các ý tưởng, khái niệm, câu hỏi khác nhau, trẻ sẽ được tươngtác với chữ viết, với những âm thanh, hình ảnh sống động Các hoạt động sửdụng máy tính và các phần mềm luôn được gắn với phần hướng dẫn của giáoviên trên lớp cũng như gắn với thế mạnh và nhu cầu của trẻ Khi trẻ chơi cáctrò chơi với máy tính, giáo viên có nhiều cơ hội để phát hiện ra mức tiếp thu

và sự phát triển của trẻ Những cơ hội này chỉ xuất hiện khi giáo viên biếtquan sát, theo dõi sát sao lúc trẻ đang chơi

Hiện nay, trong các trường mầm non việc sử dụng phần mềmHappyKid (Ngôi nhà chữ) đã không còn xa lạ với trẻ Nhưng khi nói đếnHappyKid, mọi người đều nghĩ rằng, đó là trò chơi và đơn giản chỉ để cho béchơi, thư giãn ngoài giờ học Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng HappyKid đơn giảnchỉ là trò chơi thì chưa phát huy hết giá trị của phần mềm Giáo viên chỉ sửdụng phần mềm HappyKid cho trẻ học cách phát âm, nhận dạng mặt chữ cáihoặc tạo ra những bức tranh truyện theo ý thích của trẻ mà chưa nhận thấyrằng khi trẻ hoạt động với phần mềm này khả năng ngôn ngữ của trẻ trên mọiphương diện nghe, nói, đọc, viết sẽ phát triển tốt hơn Khi cho trẻ hoạt độngvới phần mềm này giáo viên chưa khai thác hết hiệu quả của phần mềm đối

Trang 12

với việc hình thành khả năng đọc của trẻ Nhiều giáo viên để cho trẻ chơi tự

do, chưa biết sử dụng phần mềm HappyKid như thế nào cho hiệu quả và phùhợp với trẻ 5- 6 tuổi

Với lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềmHappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục mầmnon ngày càng được quan tâm Trong đó, vấn đề cho trẻ làm quen với đọc,viết trước khi bước vào trường phổ thông là vấn đề thu hút được nhiều sự chú

ý Đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này Có ý kiến phản đối việc dạycho trẻ biết đọc, viết trước khi vào lớp 1, có ý kiến cho rằng cho trẻ học đọc,học viết ở lứa tuổi mầm non là cần thiết, nên cho trẻ học cách phát âm, các kỹnăng đọc, viết Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng việc dạy trẻ học đọc, viếtchỉ có thể diễn ra khi ở trẻ xuất hiện những dấu hiệu của sự sẵn sàng như cócác kỹ năng vận động thành thục của các cơ lớn và cơ nhỏ, khả năng ghi nhớ

có chủ định, khả năng định hướng trong không gian… Quan điểm này coitrọng việc chuẩn bị cho trẻ những “khả năng sẵn sàng” cho việc đọc và viếtchứ chưa phải là dạy trẻ đọc viết một cách thực thụ

Khả năng biết đọc, biết viết là một yếu tố vô cùng quan trọng trongnăng lực của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đó là cơ sở quantrọng để học sinh lĩnh hội tri thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệmsống Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc viết nhưng phải chuẩnbị những khả năng cho việc đọc, viết của trẻ Công việc này được tiến hànhtrong suốt giai đoạn lứa tuổi mầm non, đặc biệt là giai đoạn 5-6 tuổi

2.1 Ở nước ngoài

Khoảng những năm 70 – 90 của thế kỉ XIX, các trường mẫu giáo củaAnh, Mỹ cấm việc cho trẻ làm quen với chữ viết và các hoạt động liên quan

Trang 13

đến đọc và viết Nhưng tới những năm 80 của thế kỉ XX, do chất lượng họctập của học sinh lớp 1 không cao, một số người cho rằng có thể do sự chuẩnbị chưa tốt các kĩ năng khi học mẫu giáo Vì vậy, nhiều nơi ở Anh, Mỹ người

ta đã bắt đầu áp dụng chương trình chuẩn bị cho trẻ học đọc, viết ở trườngphổ thông Trong quá trình thực hiện, họ nhận ra rằng việc cần thiết là xâydựng cho trẻ một chương trình chuẩn bị khả năng đọc viết phù hợp với lứatuổi, sự hứng thú của trẻ và thực hiện mang tính tổng thể hơn là việc cho trẻnhận biết từng chữ cái riêng biệt.[24]

Theo Sloan.P, Latham.S – các nhà giáo dục người Úc, chuyên gia vềđọc – viết, Cutting.B – nhà giáo dục người Mỹ, nếu chỉ chú trọng cung cấpcho trẻ về khía cạnh cấu trúc của ngữ âm học và việc thuộc lòng từng chữ cáiriêng lẻ sẽ tạo cho trẻ thái độ học tập không đúng ví dụ như việc học khôngcần phải tư duy, suy nghĩ Quá trình học của trẻ trở nên thụ động, không sángtạo, khô cứng, trẻ không còn hứng thú, say mê trong hoạt động đọc và viết,chúng chỉ thực hiện khi được yêu cầu.[2]

Hiện nay, đa số các nhà giáo dục Mỹ, Úc đã ủng hộ chương trình đọcviết được xây dựng trên quan điểm coi đọc và viết là hành vi trí tuệ Cácnghiên cứu của Lay và Harste, Woodward và Burke (1984) về sự phát triểnđọc viết đã cho rằng sự phát triển đọc viết bắt đầu từ sớm trước khi trẻ bắt đầuđược học một cách chính thức Marie Clay nhà giáo dục người New Zealandnăm 1996 đã nêu ra thuật ngữ “khả năng tiền đọc viết” để mô tả hành vi củatrẻ nhỏ khi chúng sử dụng sách và các tài liệu dụng cụ đọc viết để bắt chướccác hoạt động đọc viết mặc dù trẻ thực sự không thể đọc và viết theo cáchthông thường Tiền đọc viết không phải là một số kỹ năng cô lập mà là tậphợp các kỹ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như là phượng tiện đểđạt được mục tiêu đọc viết.[44,tr 60]

Trang 14

Dựa trín kết quả đânh giâ khả năng đọc, văo năm 1931 ở hạt Winnetka,

Bang Illimois – Mỹ (Morphett & Washburne, 1931, in McGill – Franzen, 1992) người ta thấy rằng thời điểm diệu kì cho sự sẵn săng học đọc lă khi trẻ

được sâu tuổi rưỡi, kết quả năy đê được ủng hộ quan điểm chung về sự “sựsẵn săng đọc” vă ủng hộ quan điểm cho rằng trẻ trong quâ trình phât triển tựnhiín của mình sẽ học đọc Như vậy, câc hoạt động sẵn săng học đọc vă quâtrình dạy chính thức trực tiếp lă một phần của câc lớp học mầm non Câc hoạtđộng năy bao gồm câc băi tập phđn biệt qua thị giâc vă thính giâc, tìm câc chữcâi vă đm thanh giống nhau, học tín câc chữ câi vă tô chữ

Giâo sư người Phâp, Andrĩe Girolami Boulimer trong cuốn sâch

“Hướng dẫn những bước đầu tiín chuẩn bị đến trường phổ thông” đê khẳng

định khi bước văo ngưỡng cửa của việc đọc, viết trẻ phải có một số khả năng

cơ bản như khả năng phât triển ngôn ngữ, cảm nhận được về nhịp điệu, cường

độ, có khả năng tri giâc bền vững, cử động chính xâc, có khả năng địnhhướng trong không gian vă thời gian, có ý niệm về số lượng.[3]

Glenn Doman vă Janet Doman nổi tiếng với cuốn sâch “Dạy trẻ biếtđọc sớm” đê chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cảnhững gì chúng ta tưởng tưởng Cuốn sâch đê ghi lại những công trình mẵng nghiín cứu, khảo sât tại sao trẻ 0-6 tuổi lại học tốt vă nhanh hơn hơnnhững trẻ có độ tuổi lớn hơn Cuốn sâch đê đưa ra được những kỹ năng cơbản giúp trẻ có khả năng đọc thông viết thạo Ông khẳng định giai đoạn từ 1-5tuổi lă thời kỳ văng để trẻ học đọc Ông đê đưa ra 5 bước để tiến hănh dạy trẻhọc đọc đó lă: đọc câc từ riíng lẻ, đọc câc từ ghĩp, đọc cả cụm từ, đọc câccđu, cuối cùng lă đọc cả cuốn sâch Đồng thời ông cũng hướng dẫn chi tiếtcâch dạy cho trẻ đọc ở câc giai đoạn lứa tuổi.[5]

Mới đđy nhất, trong cuốn sâch “Phương ân 0 tuổi - Phât triển ngôn ngữ từ trong nôi”, Giâo sư Phùng Đức Toăn, cha đẻ của nền giâo dục sớm của

Trang 15

Trung Quốc đã rất coi trọng việc dạy chữ sớm cho trẻ Ông cho rằng khôngchỉ chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5- 6 tuổi mà cho trẻ ở mọi lứa tuổitheo phương thức tự nhiên, công cụ chủ yếu là ngôn ngữ thị giác Thậm trí,ông còn cho rằng, tuổi sơ sinh là giai đoạn học chữ tốt nhất, và nên dạy chữcho trẻ trước khi trẻ biết nói Dạy chữ (học đọc, học viết) cho trẻ sớm có ýnghĩa lớn trong việc khai thác tiềm năng và nâng cao tố chất của con người.Ông cũng chỉ ra rằng, đối với một đứa trẻ hoàn toàn không cần thiết phải đitheo con đường cũ học nói trước rồi mới học viết Mà nên bắt đầu cả hai ngônngữ, đó là con đường đưa trẻ đi đến trí tuệ Trẻ nhỏ học chữ diễn ra rất tựnhiên cũng giống như tiếp thu những kích thích khác từ ngoài môi trường vàdần tiến tới việc đọc Đây là phương pháp tốt để trẻ nắm bắt được công cụngôn ngữ thị giác một cách vô thức Để cho trẻ học chữ sớm thông qua các tròchơi sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển phẩm chất cá tính của trẻ như: phát triểnkhả năng chú ý; rèn luyện khả năng quan sát; bồi dưỡng trí nhớ; phát triển khảnăng tư duy và khả năng tưởng tượng của trẻ; vun đắp tính cách tốt đẹp và bồidưỡng niềm yêu thích đọc sách; bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học.[31].

Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nước có nền giáo dục pháttriển đều cho rằng cần chuẩn bị cho trẻ các kĩ năng của việc đọc viết trước khitrẻ bắt đầu học đọc viết một cách chính thức Việc chuẩn bị khả năng tiền đọc

- viết cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng nằm trong chương trình phát triểnngôn ngữ cho trẻ

2.2 Ở Việt Nam

Ở nước ta, các nhà giáo dục học, tâm lý học nghiên cứu về giáo dụcmầm non đều phản đối việc dạy cho trẻ 5-6 tuổi học đọc, học viết một cáchthành thục Họ cho rằng điều quan trọng là cần phải chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổitrước khi bước vào trường phổ thông Trong đó nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻnhững khả năng tiền đọc viết được quan tâm đặc biệt

Trang 16

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết những em bé biết đọc sớmthường được sống trong môi trường chữ viết, tiếp xúc sớm với chữ Theo tácgiả, mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ không chỉ nhằm giúp trẻnhận biết được mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứngthú học tập tiếng Việt, làm tiền đề cho việc học đọc, học viết ở lớp Một.

Nội dung cho trẻ làm quen với chữ bao gồm việc cho trẻ nhận biết vàphát âm đúng chữ cái tiếng Việt; dạy trẻ nhận biết các chữ cái thông qua việctri giác bằng âm thanh; dạy trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, in thường, viếtthường); dạy trẻ làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua cho trẻ làmquen với vị trí của các âm trong từ; dạy trẻ làm quen với các kỹ năng ban đầu

về tiền đọc viết: cách ngồi, cách cầm bút, cách đọc, mở sách/ vở,…[33]

Nhiều bài viết khác đề cập tới việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở

trường phổ thông như: Trần Thị Nga có bài “Khả năng tích hợp của việc dạy cho trẻ làm quen với chữ viết” trong kỷ yếu Hội thảo khoa học 2003, tác giả

cho rằng việc cho trẻ làm quen với chữ viết phải được tiến hành một cáchthích hợp và tự nhiên, bắt đầu từ những ý tưởng kinh nghiệm gần gũi và có ý

nghĩa đối với trẻ Trần Mạnh Hưởng có bài viết “Góp phần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tốt môn tiếng Việt ở lớp 1” trong kỷ yếu Hội thảo khoa

học 2003 đã đưa ra một số đề xuất về nội dung, yêu cầu chuẩn bị cho trẻ 5tuổi học tốt môn tiếng Việt Ngoài ra, tác giả còn cho rằng nội dung và hìnhthức chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi cần tập trung vào yêu cầu làm quen với các kỹnăng nghe, nói hơn so với các kỹ năng đọc, viết, chú trọng đến các hoạt độngvui chơi hơn là yêu cầu làm quen và nhận biết kiến thức[13] Lê Thị Ánh

Tuyết có bài “Cho trẻ làm quen với chữ viết – các quan niệm và thực tiễn”

trong tạp chí Giáo dục mầm non số 1-2003 đã tập hợp các ý kiến của các nhànghiên cứu về vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết và đưa ra một số địnhhướng quanh việc đó như sau:

Trang 17

- Vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết, cũng như đối với việc chuẩn bịhọc đọc, học viết cho trẻ mầm non cần được xem là một bộ phận của sự pháttriển ngôn ngữ ở trẻ Cần xác định rõ yêu cầu cần đạt được trong việc cho trẻ

ở mẫu giáo làm quen với chữ viết trong mối quan hệ với sự phát triển các kỹnăng nghe, nói, tiền biết đọc, tiền biết viết

- Việc cho trẻ làm quen với chữ viết, hình thành kỹ năng chuẩn bị cho trẻđọc, viết bao gồm nhiều quá trình, nhiều hoạt động như: quan sát, tương tác vớingười lớn, thực hành…và cần phải có môi trường phù hợp để trẻ hoạt động

- Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ viết đòi hỏi phải có thiết kếhoạt động thích hợp Song, bên cạnh đó cũng cần phải tính đến thời gian chotrẻ hoạt động có tính chuyên biệt như trẻ trải nghiệm việc đọc, viết theo khảnăng riêng của mình

- Cần xây dựng các phương tiện, học liệu phù hợp góp phần thúc đẩykhả năng tiền đọc viết của trẻ như lôtô, bộ chữ, vở tập tô, tập sao chép chữ,…[34]

Tác giả Đinh Hồng Thái lần đầu tiên ở Việt Nam xác định một nhiệm

vụ quan trọng của phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là chuẩn bị cho trẻ khảnăng tiền đọc viết Tiếp thu các quan điểm hiện đại của các học giả nướcngoài như: Otto Bervelly, Morrow Mandel Desley…(Hoa Kỳ), AmeliaChurch, Margett Key…(Australia), Nobuko Uchida (Nhật Bản)… ông đặt vấn

đề việc chuẩn bị khả năng tiền đọc viết ở trường mầm non cần phải bắt đầusớm hơn, từ nửa sau của tuổi sơ sinh, và nội dung dạy học cũng phải xác địnhđúng hơn Cần hiểu đúng hơn chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ khôngchỉ quan tâm đến những hành vi bên ngoài mà còn là các hành động trí tuệ:đọc là hành động để hiểu văn bản, viết là hành động nhằm tạo ra một thôngđiệp nào đó Bài viết gần đây nhất của tác giả trên Tạp chí Giáo dục: Mấy vấn

đề về chuẩn bị khả năng tiền đọc viết tuổi mầm non đã nêu ra những định

Trang 18

hướng mới trong việc nghiên cứu và chỉ đạo giáo dục mầm non về vấn đềnày [39]

Tác giả Phan Lan Anh cho rằng đối với trẻ 5 tuổi để chuẩn bị cho việchọc đọc viết ở lớp 1 tiểu học, trẻ cần phát triển tích cực khả năng tiền đọcnhư sau:

- “Đọc” hiểu nội dung các văn bản: “đọc” vẹt các câu chuyện tranh đãđược nghe; kể được câu chuyện theo tranh liên hoàn

- Nhận biết một vài đặc điểm cấu trúc văn bản (nhận ra được cấu tạocủa cuốn sách: bìa sách, trang sách, vị trí tên tác giả, tên sách, biết được trang

mở đầu và trang kết thúc của sách; phân biệt được một số văn bản đơn giảnnhư thơ, truyện, nhạc, bảng danh sách ); biết giữa mỗi chữ trong văn bảntương ứng với một âm khi đọc

- Nhận ra và gọi tên các chữ cái; phân biệt được chữ cái in hoa, chữ cái

in thường, phân biệt chữ cái và từ, số; biết rằng chữ cái cấu tạo nên từ

Nhận biết được các ký hiệu quen thuộc trong môi trường sống (ký hiệugiao thông, ký hiệu các khu vực trong lớp, tên riêng hoặc ký hiệu của mình)

- Thực hiện một vài quy tắc thông thường trong tiếng Việt (cầm sáchđúng chiều khi đọc; lật giở trang sách; đọc văn bản từ trên xuống dưới, từ tráisang phải của trang sách, ngắt câu khi gặp dấu chấm)

Và theo nghiên cứu của tác giả trò chơi làm tăng khả năng tiền đọc viếtcủa trẻ Sự can thiệp của hoạt động vui chơi làm tăng khả năng sử dụng cáctài liệu đọc, viết của trẻ và sự tham gia của chúng vào các hoạt động đọc viết

để đạt được các kiến thức, kỹ năng cụ thể như nhận thức về phát âm, về chứcnăng, ý nghĩa, hình thái của ngôn ngữ viết, trải nghiệm các hành vi đọc viếttheo qui tắc thông thường[2]

Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Hồng Thái, nhiều năm nay đã cónhiều luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lĩnh vưc này như: Phạm Thanh Thủy

Trang 19

với “Ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết”;

Lê Thị Cẩm Hà “Sử dụng truyện tranh để chuẩn bị khả năng tiền đọc viết chotrẻ 5 - 6 tuổi”; Trần Thị Phượng “Lựa chọn và sử dụng truyện mẫu giáo giúptrẻ 5 - 6 tuổi làm quen với đọc sách”; Nguyễn Ngọc Ly “Sử dụng góc thư việngiúp trẻ 5 -6 tuổi làm quen với đọc sách”…

Đặc biệt trong những năm gần đây tác giả Đinh Hồng Thái tập trungnghiên cứu việc học đọc, học viết của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.Tác giả cho rằng đọc (đọc hiểu) là một trong các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

có vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức văn hóa của mỗi người Đọc

là một quá trình tâm lý hết sức phức tạp, một hành động trí tuệ đòi hỏi ngườiđọc không chỉ có sự hiểu biết ngôn ngữ mà còn có tri thức nền, các kiến thứcliên quan đến nội dung văn bản ở nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào tínhchất của nhiều loại văn bản Vì vậy, khả năng này cần được hình thành càngsớm càng tốt Và khả năng đọc của trẻ được hình thành qua nhiều quá trình,thứ nhất là việc học đọc diễn ra càng sớm, càng tốt; thứ hai, hình thành hành

vi có liên quan đến đọc (cầm sách, giở sách, đọc từ trên xuống dưới, đọc từtrái sang phải ); thứ ba, hiểu được những khái niệm về sách (sách để đọc,phân biệt đằng trước đằng sau, phía trên, phía dưới, lật giở đúng chiều ); thứ

tư, lĩnh hội văn bản tức là khả năng nghe và ‘đọc hiểu’; thứ năm hình thànhthái độ yêu sách, thích chơi với sách, thích đọc sách [40]

Như vậy, các nhà nghiên cứu ở ngoài nước hay trong nước đều nhìnnhận rằng khả năng tiền đọc viết là khả năng khởi đầu cho việc đọc viết trướckhi trẻ có thể đọc và viết một cách thực thụ Nó được coi như là sự cố gắng nỗlực đầu tiên của đứa trẻ trong việc thực hiện những hành vi đọc, viết Khảnăng đọc, viết là nền tảng quan trọng cho sự phát triển các năng lực học tậpcủa trẻ sau này, giúp trẻ có nhiều thuận lợi hơn trong lĩnh hội các kiến thức.Tuy nhiên chưa có nghiên cứu riêng về sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt

là các phần mềm trò chơi nhằm hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo nóichung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng

Trang 20

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc chotrẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

5 Giả thuyết khoa học

Nếu có những biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid theo hướng tíchcực hóa hoạt động của trẻ với sách truyện điện tử sẽ giúp trẻ 5- 6 tuổi hìnhthành khả năng “đọc” và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học đọc ở lớp một

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành khả năng đọc ở trẻ

Trang 21

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóathông tin trong các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket

Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên, phụ huynh Thông qua trả lờicủa giáo viên và phụ huynh, người điều tra có cơ sở nhận xét về thái độ, cáchthức sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi

8.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Tìm hiểu các cuốn sách được tạo ra trong quá trình trẻ hoạt động vớiphần mềm HappyKid

8.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của đề tài

8.3 Nhóm phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu

Sử dụng một số công thức toán thống kê được thực hiện trong chươngtrình Microsoft Excel 2003 công cụ SPPS 18.0 để xử lý số liệu và phân tíchkết quả nghiên cứu

Trang 22

9 Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài ứng dụng phần mềm HappyKidhình thành khả năng đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Đánh giá thực tiễn sử dụng phần mềm HappyKid trong việc hìnhthành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid hình thànhkhả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

10 Cấu trúc của luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

Chương 2: Thực trạng sử dụng phần mềm HappyKid hình thành khảnăng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chương 3: Một số biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid hình thànhkhả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Phần kết luận và kiến nghị

Trang 23

NỘI DUNGChương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM HAPPYKID

HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Khái niệm “đọc”

Nền văn hóa, kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người được lưu giữ

và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều con đường khác nhau,một trong trong những phương thức lưu truyền được con người tiếp nhận mộtcách dễ thấy đó là ‘đọc” Con người biết đọc sẽ nâng khả năng tiếp nhận lênnhiều lần Như Vônte quả quyết “Đọc những tác giả viết hay ta sẽ tập đượcthói quen lịch sự và văn hóa”

Từ đó học tìm hiểu cuộc sống, nhận thức ra các mối quan hệ trong tựnhiên, xã hội và có sự đánh giá cuộc sống Khi con người biết đọc họ có thểlàm chủ được các phương tiện, làm chủ trong giao tiếp và đặc biệt là hiểuđược suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của những người sống quanh mình Với sựhiểu biết lẫn nhau, con người có thể đồng tâm hiệp lực để cùng nhau chinhphục thiên nhiên, chinh phục xã hội và làm cho đời sống con người ngàycàng phát triển văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Theo quan điểm hành vi, việc đọc được coi là một quá trình nhận thức

ký hiệu bằng văn bản (chữ cái và từ) và sự kết hợp ký hiệu chữ viết với lờinói (Adam,1990; Gough, 1972)

Theo quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, đọc không đơn giản là một sự nhậndiện bản in Thay vào đó nó là quá trình mà ở đó não bộ mỗi cá nhân chủđộng xây dựng ý nghĩa từ bản in qua cả thông tin hình ảnh và không hình ảnh

Trang 24

Ở góc độ tâm lý, đọc là một quá trình nhận thức, một hoạt động trí tuệphức tạp mà cơ sở của việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạtđộng của cơ quan thị giác để phân biệt các ký hiệu chữ viết trong tập hợp của

nó, qua đó mà hiểu được nghĩa, biết được nội dung

Ở góc độ ngôn ngữ, đọc là một hoạt động ngôn ngữ, là quá trìnhchuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (hìnhthức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thànhcác đơn vị nghĩa không có âm thanh (hình thức đọc thầm)[12]

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê đọc là “phát thành lời nhữngđiều được viết ra, theo đúng trình tự”, là sự “tiếp nhận nội dung của một tập

ký hiệu chữ viết trong tập hợp của nó, qua đó hiểu được nghĩa, biết được nộidung Đọc có thể được phát âm hoặc không phát âm Như vậy, biết đọc tức làhiểu được ý nghĩa, nội dung của tập hợp các ký hiệu chữ viết thông qua sựnhận biết, phân biệt bằng mắt các ký hiệu này.[27]

Trong cuốn “Kỹ năng đọc hiểu văn” của tác giả Nguyễn Thanh Hùngcoi “Đọc không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là qúa trìnhthức tỉnh cảm xúc, qúa trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để giải mã ngônngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, kinhnghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩavốn có của tác phẩm” “Đọc là hoạt động của con người Đọc không phải chỉ

là hoạt động nhận thức nội dung ý nghĩa từ văn bản mà còn là hoạt động trựcquan sinh động giàu cảm xúc, có tính trực giác và khái quát trong nếm trảicủa con người Đọc văn còn là hành động mang tính chất tâm lí, một hoạtđộng tinh thần của độc giả, bộc lộ rõ năng lực văn hóa từng người” “Qua đọchiểu, năng lực và tri thức văn hoá của từng người được bộc lộ rõ, đồng thờilàm xuất hiện kinh nghiệm văn hoá đọc và làm biến đổi cách thức, chất lượng

và tầm văn hoá đọc”[12]

Trang 25

Tác giả Trần Đình Sử quan niệm dạy học đọc (hiểu) tác phẩm vănchương khá toàn diện “Đó là một quá trình bao gồm việc tiếp xúc với vănbản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy đượcvai trò, tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thôngđiệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả các giá trị tự thân củahình tượng nghệ thuật Đọc hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúctrực tiếp với các giá trị văn học Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểunghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạchvăn, bố cục và nắm được ý chính, cũng như chủ đề của tác phẩm Lý giảinhững đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trongngữ cảnh của nó Trong quá trình học đọc, học sinh sẽ biết cách đọc để tíchluỹ kiến thức, đọc để lý giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện.[46].

Theo tác giả Đinh Hồng Thái: đọc được hiểu theo hai nghĩa: Đọc (vănbản) thành tiếng và đọc hiểu văn bản (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm).Khái niệm chúng ta đang bàn ở đây theo nghĩa thứ hai: đọc hiểu văn bản.[40]

Jenne M.Machado, trong cuốn “Những kinh nghiệm của trẻ mầm nontrong nghệ thuật ngôn ngữ” cho rằng đọc là một phần của quá trình giao tiếp

Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau,

đó là việc sử dụng một bộ phận có hai phương diện Phương diện thứ nhất đó

là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cáchtrung thành những dòng văn bản, ghi lại lời nói âm thanh Quá trình này gọi làquá trình đọc thành tiếng Phương diện thứ hai đó là sự vận động của tư tưởngtình cảm, sử dụng bộ mã chữ -nghĩa, tức là mối quan hệ giữa các ký hiệu chữviết và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu nội dungnhững gì được đọc Quá trình này được gọi là quá trình đọc hiểu.[22]

Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh đểngười đọc và người nghe hiểu được những điều mà tác giả đã nói qua chữ viết

Trang 26

Đọc là một quá trình nhận thức, một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở củaviệc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác

để phân biệt các ký hiệu chữ viết trong tập hợp của nó mà qua đó hiểu đượcnghĩa, biết được nội dung

Thuật ngữ “đọc” được sử dụng trong nhiều nghĩa: Theo nghĩa hẹp, làviệc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh; theo nghĩa rộng, “đọc”được hiểu là sự vật chất hóa bên trong nghĩa là hiểu được ý nghĩa, nội dungcủa văn bản thông qua sự nhận biết, phân biệt các ký hiệu chữ viết.[12]

Theo Durkin hầu hết các chương trình đọc viết được xây dựng trên cơ

sở của một trong hai quan điểm sau về đọc:

Một là: Đọc được miêu tả như một hành vi thị giác nhằm giải mã các kýhiệu, nhận biết và nói âm các chữ cái cấu tạo nên từ, đánh vần và tạo từ từ các chữcái đó, người đọc áp dụng các luật về cú pháp và ngữ nghĩa học để hiểu nghĩa

Hai là: Đọc được định nghĩa là một hành vi trí tuệ nhằm hiểu, nắm bắt,rút được nghĩa trong văn bản Theo quan điểm này, trong quá trình đọc bằngcách kiểm chứng lại những giả định về nghĩa của các ký hiệu chữ viết, ngườiđọc sử dụng kiến thức đã có về ngôn ngữ của bản thân để đọc văn bản.[25]

Theo tác giả Trần Thị Nga, đọc phải được xem như là một hành vi trítuệ và nhiệm vụ chính của chương trình đọc viết, là giúp trẻ hiểu được ýnghĩa của những gì trẻ đọc Hoạt động đọc viết phải được xem như các thànhphần cấu thành của ngôn ngữ trọn vẹn.[25]

Trong cuốn “Phương pháp đọc diễn cảm”, tác giả Hà Nguyễn KimGiang viết: Trẻ em đọc cái mình không thể tự hiểu, đọc bằng chữ viết và câuvăn với những sắc thái biểu đạt thẩm mỹ riêng của nó nên việc đọc của các

em cần nhờ sự giúp đỡ của người lớn và mang tính tập thể.[8]

Như vậy đọc được xem như là một hoạt động có các thành tố tiếp nhậndạng thức chữ viết của từ, chuyển dạng thức chữ viết thành nghĩa có âm thanh

Trang 27

hoặc không có âm thanh và thông hiểu những gì được đọc Trẻ không tự đọchiểu, đọc bằng chữ viết với những câu văn có sắc thái biểu cảm riêng mà cần

có sự giúp đỡ của người lớn

1.1.2 Khái niệm “khả năng đọc”

Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người,biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng nhưcách thức ứng xử với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý vànhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triểntrong suốt cuộc đời con người

Trẻ em được coi là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con người, giai đoạnchuẩn bị các phẩm chất và năng lực cần thiết để tham gia lao động xã hội.Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non (từ 1-6 tuổi) là một việc làmquan trọng để từ đó hình thành nhân cách cho trẻ em Một trong những thóiquen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống, của trẻ em đó là thói quen đọc sách

Theo từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê, khả năng là cái có thể xuất hiện,

có thể xảy ra trong điều kiện nhất định [28] Định nghĩa khác cho thấy, khảnăng là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì đó.Như vậy có thể nói rằng khả năng là tiềm năng vốn có của một cá nhân giúpcho người đó thành công trong việc thực hiện một công việc, một hoạt độngnào đó

Khả năng biết đọc, biết viết là một yếu tố vô cùng quan trọng trong nănglực của mỗi học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, nó là cơ sở quan trọng để họcsinh lĩnh hội tri thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm

Một trào lưu giáo dục sớm đã xuất hiện nhiều nước trên thế giới, trong

đó có quan niệm mới là dạy trẻ đọc sớm của Glenn Doman, Phùng Đức Toàn.Việc dạy trẻ đọc sớm sẽ kích hoạt tiềm năng kỳ diệu của bộ não trẻ Và như

Trang 28

vậy không có nghĩa là chúng ta lấy đi tuổi thơ của trẻ bằng cách bắt trẻ họcsớm mà là “giáo dục tố chất” “khai mở tiềm năng của bộ não trẻ”.

Trong lĩnh vực đọc - viết ở tuổi mầm non thì có nhiều khái niệm như

“làm quen với đọc”, “chuẩn bị khả năng tiền đọc viết”, “phát triển khả năngđọc” Như vậy, làm quen mới chỉ là bắt đầu tiếp xúc để biết, để sử dụng Mộttrong những người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ khả năng tiền đọc, viết làMarie Clay, nhà nghiên cứu giáo dục người New Zealand Tác giả quan tâmđến các hành vi của trẻ khi chúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc viết

để bắt chước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sự không thể đọc viếttheo cách thông thường Tiền đọc – viết không phải là một số kỹ năng cô lập

mà là một tập hợp các kỹ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như làmột phương tiện để đạt được mục tiêu đọc, viết Theo Sulzby khả năng tiềnđọc viết được coi là những hành vi đọc viết xuất hiện trước tiên làm nền tảngcho phát triển thành khả năng đọc viết thông thường [41, tr 149]

Theo Vugotxki khả năng tiền đọc viết của trẻ cũng được phát triển dựatheo những hành vi mẫu và được người lớn hỗ trợ thông qua việc khuyếnkhích trẻ thay đổi và chon lọc những ý tưởng của bản thân để làm cho nó phùhợp với quan điểm thông thường.[41, tr 150]

Khái niệm về khả năng tiền đọc – viết còn được nhà tâm lí giáo dục họcKatheleen A, tạp chí Young children 8/2003 định nghĩa là “đọc viết được xuấthiện ban đầu ở trẻ, trẻ được phát triển trong sự phát triển của ngôn ngữ nói,qua giao tiếp và trò chuyện” Khả năng đó được coi là sự cố gắng thể hiện đầutiên của một đứa trẻ để tạo ra và sử dụng chữ viết theo chiều hướng có ýnghĩa.[41, tr 154]

Như vậy, khả năng tiền đọc viết là khả năng khởi đầu cho việc đọc viết trước khi trẻ có thể đọc viết một cách thực thụ Nó được coi như sự cố gắng đầu tiên của đứa trẻ trong việc thực hiện hành vi đọc Khả năng tiền đọc viết

Trang 29

là nền tảng quan trọng cho sự phát triển khả năng đọc viết ở lớp Một của trẻsau này.

1.1.3 Khái niệm “hình thành khả năng đọc”

Trong bài viết gần đây, tác giả Đinh Hồng Thái đã sử dụng cách gọi

“hình thành khả năng đọc tuổi mầm non” Theo tác giả, khái niệm này vừa có

ý nghĩa là khởi đầu vừa có ý nghĩa là phát triển Khả năng này rất cần đượchình thành từ rất sớm càng tốt bắt đầu từ hứng thú, nhu cầu, thói quen và sựsay mê đến các kỹ năng đọc hiểu văn bản[40]

Hình thành khả năng đọc cho trẻ dựa vào một tập hợp đặc biệt của các

kỹ năng nhận thức như: chú ý, trí nhớ, liên tưởng và sự tự điều chỉnh Khi trẻhọc đọc chúng tiếp tục phát triển những kỹ năng này tạo ra sự chủ động cómục đích và chủ định Chú ý có chủ định được cần đến để phân biệt các chữcái khác nhau Nếu trẻ không tạo ra một chú ý có chủ định để ghi nhớ thìchúng không thể rút ra một ý nghĩa gì của toàn bộ câu

Hình thành khả năng đọc để trở thành người biết đọc, biết viết có liênquan đến tiềm năng sinh học và tiềm năng tâm lí Nó gắn với sự trưởng thành

về mặt thần kinh của trẻ, vì vậy không nên dạy trẻ học đọc một cách chính quytrước 6 tuổi như chương trình của tiểu học, thời điểm mà sự chín muồi của hệthần kinh chưa đủ để cho trẻ tiến hành học tập một cách thực thụ Cùng với nókhả năng tri giác, định hướng không gian, tính chủ động của chú ý, khả năngđiều khiển hành vi, động cơ học tập chưa phát triển đầy đủ để đảm bảo choviệc học tập một cách chính quy Vì vậy, không nên nôn nóng sớm cho trẻ họcđọc một cách thực thụ mà chỉ nên chuẩn bị các yếu tố tâm sinh lí để trẻ pháttriển khả năng đọc khi trẻ bước vào lớp Một

Các chuyên gia còn cho rằng khả năng tiền đọc viết phát triển mạnhtiếp cận gần với đọc viết thông thường được bắt đầu tuổi lên 5 Sự thành côngtrong việc đọc viết của trẻ khi vào đầu tiểu học sau này không hoàn toàn phụ

Trang 30

thuộc vào sự dạy dỗ của giáo viên lớp một, mà còn phụ thuộc vào những kinhnghiệm của trẻ ở độ tuổi trước đó Chẳng hạn như những kinh nghiệm làmviệc với sách vở, cách cầm và điều khiển cây bút, nhận thức ban đầu về chữviết, hứng thú với những con chữ, những thu nhận và phát triển về ngôn ngữgiao tiếp bằng lời nói Chuẩn bị tốt các yếu tố này sẽ tạo nền tảng thiết yếucho sự thành công trong việc học đọc học viết chính thức sau này của trẻ.[38][39].

Tóm lại, hình thành khả năng đọc cho trẻ 5- 6 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện từ sớm nhất có thể Hình thành cho trẻ những hành

vi có liên quan đến đọc như cầm sách, giở sách, biết hướng đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải dần dần trẻ có khái niệm về sách là để đọc Trẻ biết được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết Khi trẻ được nghe đọc hình thành

khả năng lĩnh hội văn bản viết, thái độ yêu sách, thích thú với sách Trong quátrình tương tác với sách điện tử, sách in trẻ được thỏa mãn trí tò mò ham hiểubiết và nhu cầu đọc trở nên tự nhiên đối với trẻ

1.1.4 Khái niệm “biện pháp”, “biện pháp sử dụng”

Theo Từ điển Tiếng Việt – Viện khoa học xã hội và nhân văn (tr161)

định nghĩa: “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn

đề cụ thể”, biện pháp có nghĩa là cách làm (hành động đối phó) lựa chọn để đi

tới mục đích nhất định

Như vậy, biện pháp là một phạm trù mang tính biện chứng, nó khôngphải là bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng nhữngnhu cầu đòi hỏi của thực tiễn Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp phần nângcao hiệu quả giải quyết công việc, nhanh chóng đạt được mục đích đề ra

Biện pháp sử dụng phần mềm HappyKid là cách thức giáo viên sửdụng phần mềm HappyKid giúp trẻ hình thành khả năng đọc thông qua cáchoạt động cho trẻ tương tác với máy vi tính, sử dụng phần mềm tạo ra các sản

Trang 31

phẩm như sách truyện, sách thông tin Là cách thức giáo viên sử dụng nội dung phần mềm để minh họa cho hoạt động giáo dục, làm đồ dùng cho trẻ từ

ý tưởng, từ nội dung phần mềm thông qua đó giúp trẻ chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, hứng thú với việc học đọc, nắm được các kĩ năng như: Cách cầm sách, giở sách, thứ tự các trang, biết đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, thể hiện ngữ điệu tùy theo sự cảm nhận về nội dung, phân biệt được sách điện tử và sách in, hình thành thói quen đọc sách và biết trân trọng những cuốn sách, đặc biệt là sách do chính mình và các bạn tạo ra.

1.2 Một số đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi

1.2.1 Cơ sở sinh lý học

Theo TS Robert Titzer, những bằng chứng khoa học cho thấy rằngtrong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềmnăng lớn Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác, xúc giácđược kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệsẵn có Tiềm năng của não bộ trẻ là cơ sở của các chiến lược giáo dục sớm,trong đó có việc học ngôn ngữ sớm Chính vì vậy tập đọc ngay từ thơ ấu sẽ dễdàng hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào khác

Trẻ 5-6 tuổi cấu tạo và hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan dần hoànthiện Sự phát triển của trẻ cho thấy năng lực làm việc đã tăng lên Bộ não củatrẻ 5-6 tuổi nặng khoảng 1300 gam, chỉ kém một phần nhỏ của người lớn (nãongười lớn nặng khoảng 1400 gam) Não của trẻ 5-6 tuổi có khoảng 100 tỷ tếbào và vỏ não có 6 lớp, các tế bào thần kinh vỏ não đã được biệt hóa nhưngchưa hoàn toàn, các khe, rãnh trên vỏ não đã được khắc sâu hơn so với lúcmới sinh Hoạt động phân tích tổng hợp của các bán cầu đại não phát triểnmạnh mẽ Sự thành lập của đường liên hệ thần kinh tạm thời diễn ra nhanhchóng hơn những lứa tuổi trước và sự phân hóa các tín hiệu nhận thức cũng

Trang 32

được chính xác hơn Trẻ biểu hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợpcủa lời nói, qua suy nghĩ, quan sát, tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liêntưởng, tưởng tượng, khả năng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong khi học,chơi, cũng như trong lao động một cách sáng tạo và độc lập.[47].

Các cơ quan phân tích của trẻ cũng đã dần hoàn thiện và thực hiệnđược các chức năng như người lớn Thị giác của trẻ có khối lượng gần bằngcủa người lớn (5-7g) Trẻ đã có khả năng phân biệt những kích thích (màusắc, hình dạng, kích thước,…) ngày càng phong phú Đây là yếu tố giúp trẻ cóthể phát triển được vốn từ thị giác, chuẩn bị cho việc đọc, viết sau này.[47]

Thính giác giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triểnngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là sự phát triển tai nghe âm vị Theo P.E.Levinacho rằng có 5 giai đoạn phát triển nhận thức âm thanh ngôn ngữ của trẻ, cácgiai đoạn này có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thính giác âm vị của trẻ

Giai đoạn 1: Sự phân biệt âm thanh hoàn toàn vắng mặt, trẻ chưa hiểulời nói và cũng chưa nói được Đây là giai đoạn phát triển âm vị trong sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ

Giai đoạn 2: Xuất hiện sự phân biệt các âm nhưng trẻ còn chứa phânbiệt được những âm thanh gần giống nhau Ở giai đoạn này trẻ nghe các âmkhác với người lớn Trẻ phát âm còn sai nhiều, không phân biệt được sự phát

âm đúng hay sai của người khác và không để ý tới sự phát âm của chínhmình Trẻ phản ứng như nhau với các từ được phát âm đúng và những từ dotrẻ phát âm sai

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn có những biến đổi to lớn Trẻ bắt đầunghe thấy các âm thanh ngôn ngữ đúng với các dấu hiệu âm thanh của nó Trẻ

đã nhận ra những từ bị phát âm sai và có khả năng phân biệt sự phát âm đúng

và không đúng Ở giai đoạn này cũng tồn tại các tật khi nói ở giai đoạn trước

và hình thức âm thanh ngôn ngữ mới được hình thành Tiếng nói vẫn còn

Trang 33

chưa đúng nhưng đã xuất hiện sự thích ứng đến kiểu tri giác mới Sự thíchứng này thể hiện bằng sự xuất hiện các âm thanh trung gian giữa các âm vịcủa trẻ và các âm vị của người lớn.

Giai đoạn 4: Việc tri giác âm thanh theo kiểu mới chiếm ưu thế Tuynhiên kiểu cũ vẫn chưa mất hẳn Trẻ đã nhận ra các từ bị phát âm sai, tiếngnói của trẻ đã chính xác hơn trước

Giai đoạn 5: Là giai đoạn hoàn thành quá trình tri giác âm vị Trẻ nghe

và nói đúng, không còn phát âm sai Ở trẻ hình thành sự phân biệt tinh tế giữacác hình thức âm thanh ngôn ngữ của trẻ và của từng âm riêng rẽ.[35]

Trẻ trải qua 3 giai đoạn đầu ở lứa tuổi nhà trẻ và 2 giai đoạn tiếp theo ởlứa tuổi mẫu giáo Như vậy ở trẻ 5- 6 tuổi có những điều kiện thuận lợi choviệc chuẩn bị những khả năng tiền đọc viết, giúp cho quá trình học tập sau đạthiệu quả hơn

1.2.2 Cơ sở tâm lý học

Nhà tâm lý học V.X Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lý họctrẻ em và đã đưa ra kết luận: Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuốicùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non” Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặctrưng của con người đã được hình thành trước đây Với sự giáo dục của ngườilớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạtđộng tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những

cơ sở ban đầu về nhân cách của con người

Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ ở một trình độ nhất định, đãxác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý, trẻ chuẩn bịtiến vào bước ngoặt 6 tuổi Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng,khiến các nhà giáo dục cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ hoàn thiện nhữngthành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cựcchuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và

Trang 34

cuộc sống ở trường phổ thông Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩnbị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông.

* Đặc điểm phát triển tư duy

Trẻ 5-6 tuổi có cả ba giai đoạn tư duy, bao gồm: tư duy trực quan hànhđộng, tư duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượng Trong đó kiểu tư duytrực quan hình tượng chiếm ưu thế Đặc biệt, ở độ tuổi này xuất hiện tư duytrực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic Kiểu tư duy này tạo racho trẻ khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, là điều kiệncần thiết để đạt tới tri thức khái quát Nhờ đó một số yếu tố tư duy logic đượcxuất hiện, tạo cho trẻ có khả năng khái quát hóa, phán đoán, suy luận và hìnhthành được một số khái niệm đơn giản.[9]

Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển thông qua hoạt động tíchcực với thế giới đồ vật, các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh Trẻ 5-

6 tuổi đã có những khái niệm trừu tượng như: tốt, xấu, yêu, ghét Các phẩmchất của tư duy và chức năng hành động của nó như tính mục đích, độc lập,sáng tạo, tính linh hoạt được phát triển thông qua các hoạt động của trẻ

*Đặc điểm phát triển chú ý ở trẻ 5-6 tuổi

Tác giả Ngô Công Hoàn đã nêu lên sự phát triển chú ý của trẻ 5-6 tuổinhiều phẩm chất chú ý của trẻ được phát triển trên nền tảng của tính chủ định,trẻ biết hướng ý thích của mình vào các đối tượng cần cho hoạt động vui chơi,

học tập hoặc lao động tự phục vụ Trẻ có khả năng chú ý có chủ định 37-51

phút; có thể phân phối được chú ý vào 2, 3 đối tượng một lúc Tuy nhiên thờigian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động; di chuyển chú ý của trẻnhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt Nhưng sự phân tán chú ý của trẻ còn

mạnh Trẻ 5-6 tuổi rất nhạy cảm với ngôn ngữ Trẻ hướng sự chú ý của mình

tới những đặc điểm ngôn ngữ như: cách phát âm, giọng điệu, ngữ điệu của lờinói…Sự chú ý của trẻ bắt đầu tập trung vào các thuộc tính mới như: thời gian,

Trang 35

không gian, tính chất vật lý, hóa sinh, sinh học, …và các hiện tượng thường

ngày Trẻ đã có thể phân phối sự chú ý của mình lên nhiều đối tượng.Tuy

nhiên khả năng phân phối sự chú ý này chưa được bền vững, dễ dao động, đặcbiệt là trong những hoạt động như quan sát tranh ảnh, mô hình…[10]

Như vậy trẻ 5-6 tuổi chú ý có chủ định bắt đầu phát triển mạnh, chú ýcủa trẻ bền vững hơn, trẻ tập trung chú ý vào những đối tượng sinh động, hấpdẫn, nếu đơn điệu trẻ dễ chán Khả năng chú ý của trẻ tạo cơ sở cho trẻ tiếpnhận thông tin giúp cho giai đoạn sau của quá trình nhận thức như: phân tích,

so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,…đạt hiệu quả tốt hơn[10]

* Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi

Trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi phát triển nhanh song chủ yếu vẫn là trí nhớkhông chủ định Trẻ ghi nhớ chủ yếu những gì gây hứng thú cho trẻ hoặcnhững gì gây ấn tượng mạnh Do đó những sự vật hiện tượng nào gây sự chú ýnhiều hơn thì trẻ sẽ nhớ tốt hơn Bên cạnh đó, trí nhớ của trẻ vẫn được đặctrưng bởi trí nhớ trực quan hành động, do đó nếu trẻ có tích cực hoạt động với

đồ vật thì kết quả ghi nhớ càng cao

Ở lứa tuổi này, trẻ ghi nhớ những cái gì mà chúng hiểu hơn những cái

gì mà chúng không hiểu về nó Ngôn ngữ phát triển là điều kiện tốt giúp chotrí nhớ của trẻ có bước thay đổi rõ rệt Cuối tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thànhtrí nhớ logic, tuy vậy trí nhớ máy móc vẫn có vai trò đáng kể đối với cuộcsống của trẻ.[37]

Cuối độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ đã nắm được các từ khái niệm, từmang tính khái quát bằng việc tích lũy các biểu tượng chung về một nhóm các

sự vật giống nhau Sự phát triển trí nhớ có chủ định đóng vai trò khá quantrọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, đặc biệt nó liên quan trực tiếpđến việc học đọc, học viết của trẻ

1.2.3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5- 6 tuổi.

Trang 36

Ngôn ngữ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: nghe, nói,đọc, viết Đây là 4 dạng cơ bản của ngôn ngữ Đối với lứa tuổi mẫu giáo đây

là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất của ngôn ngữ, điều này khiến cho sựphát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh Trẻ 5-6 tuổi sử dụng thànhthạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng: nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụngtiếng mẹ đẻ, trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bổ bổ sung cho ngôn ngữnói Vốn từ của trẻ tăng về mặt số lượng và phong phú về mặt chủng loại Trẻhiểu được khoảng 1000 từ và nắm được nghĩa câu Cuối 3 tuổi so với đầu 3tuổi vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40,58%; cuối 5 tuổi

so với đầu 5 tuổi tăng 10,4%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi tăng 10,01% Bìnhthường trẻ có khả năng học được từ 6 – 9 từ mỗi ngày Trẻ học các từ khinghe người lớn gọi tên các vật cũng như học được nhiều từ mới thông quanhững trải nghiệm mới, và tăng thêm khả năng suy luận ra nghĩa của từ theongữ cảnh[41,tr 45-tr51)]

Trẻ nói được các dạng câu cơ bản, số lượng câu đơn mở rộng nhiều thànhphần, các kiểu câu ghép trong lời nói của trẻ đều tăng lên Ngoài kiểu câu ghépđẳng lập liệt kê và ghép chính phụ nhân quả còn xuất hiện kiểu câu ghép đẳnglập- lựa chọn, đẳng lập- tương phản, câu ghép chính phụ- điều kiện-kết quả, giảthiết- kết quả, mục đích- sự kiện Như vậy, đến tuổi mẫu giáo thì trong lời nóicủa trẻ đã có mặt hầu hết các kiểu câu ghép [42, tr 121,122]

Ở tuổi mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt được trình độ khá cao Để trảlời câu hỏi trẻ đã sử dụng các câu tương đối chính xác ngắn gọn và khi cần thì mởrộng Ở trẻ phát triển kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn, bổ sunghoặc sửa chữa các câu trả lời đó Vào cuối độ tuổi trẻ có thể đặt các câu truyệnmiêu tả hay theo một chủ đề nào đó cho trước một cách tương đối tuần tự và rõràng nhưng trẻ vẫn cần sự hướng dẫn của người lớn.[42,tr 133]

Trang 37

Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng, tai âm vị được rènluyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói Mặtkhác cơ quan phát âm của trẻ nhìn chung đã trưởng thành đến mức trẻ có thểphát ra những âm tương đối chuẩn, kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ Trẻmẫu giáo lớn đã biết dùng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay nộidung của một câu chuyện mà trẻ kể.

Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trình độ phát triển của trẻ khôngchỉ tập trung vào các kĩ năng nghe – nói mà còn bao gồm cả phát triển các kĩnăng tiền đọc - viết để chuẩn bị cho giai đoạn học tập ở lớp 1 Các nghiên cứucũng chỉ ra rằng trẻ nhỏ nhận thức hình dạng chữ viết từ rất sớm Chúng bắtđầu bằng những nét vẽ nguệch ngoạc và phát triển thông qua sự miêu tả ngàycàng chính xác về mối quan hệ giữa chữ và âm

Trẻ luôn mong muốn được mọi người xung quanh thừa nhận nhữngnăng lực của bản thân và thể hiện chúng Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ như mộtcông cụ hữu hiệu trong việc giao tiếp cũng như chiếm lĩnh tri thức Đây là cơ

sở để trẻ có khả năng học tập tốt ở những giai đoạn sau

1.3 Đặc điểm hình thành khả năng đọc của trẻ 5-6 tuổi

Trong suốt quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, bên cạnh việc họcngôn ngữ nói chung, việc học đọc của trẻ diễn ra rất sớm, đặc biệt trong xãhội ngày nay Hầu hết trẻ em đều được tiếp xúc với môi trường chữ viết, từgia đình, nhà trường và những nơi công cộng, xung quanh trẻ đâu đâu cũng cóchữ viết

Khoảng 2-3 tuổi trẻ có thể nói được những câu rõ ràng và phản ứng vớinhững cuốn sách Khả năng đọc được bắt đầu từ mối giao tiếp bằng âm thanh,lời nói hoặc bằng ánh mắt, điệu bộ của trẻ với những người xung quanh Trẻsau khi sinh bắt đầu có biểu hiện về ngôn ngữ Trẻ có thể tạo ra những âmthanh bắt chước ngữ điệu của người lớn khi nói chuyện với chúng Trẻ “đọc”

Trang 38

được những cử chỉ và những biểu hiện trên nét mặt và bắt đầu liên kết cácchuỗi âm thanh một cách tuần tự để nhận ra những ý nghĩa ám chỉ của chúng.Trẻ rất vui khi nghe những âm thanh quen thuộc như: ú òa, vỗ tay…Khoảng 2tuổi, trẻ có thể nhận ra những biểu tượng gần gũi: nhận ra ký hiệu khăn mặt,

ca cốc, gối có ký hiệu riêng của mình

Trẻ 3-4 tuổi có sự phát triển nhanh về khả năng đọc viết Trẻ có thể nóinhững câu có nội dung rõ ràng Chúng bắt đầu “đọc” các cuốn sách yêu thích,chủ yếu diễn đạt lại câu chuyện thông qua tranh minh họa Đầu tiên chúng tự

“đọc” lại những cuốn sách yêu thích đã được nghe nhiều lần bằng cách dựavào trang minh họa và trí nhớ về câu truyện Cùng với sự phát triển kinhnghiệm, dần dần trẻ có thể kể lại từng bức tranh tới việc liên kết toàn bộ câuchuyện bằng cách sử dụng ngôn ngữ giống như ngôn ngữ đọc Nhiều trẻ 3tuổi có thể nhận biết và hiểu biểu tượng mà chúng nhìn thấy xung quanh Ví

dụ chúng biết đèn đỏ người lái xe phải dừng lại, đèn xanh được đi, hoặc biểutượng bỏ rác đúng nơi qui định, những ký hiệu nơi công cộng thông thườngnhư không dẫm chân lên cỏ, khu vực vệ sinh

Trẻ 5 tuổi hầu hết nắm vững những quy tắc cơ bản của ngôn ngữ nói.Mặc dù chưa hoàn toàn thành thạo nhưng trẻ đã sử dụng câu đúng ngữ pháp

và phát âm đúng các từ Trẻ chuyển từ quá trình đọc những cái đơn giản sangphức tạp, trẻ sẽ thể hiện ngữ điệu như người lớn, trẻ có thể nói về các bứctranh, kể lại các câu chuyện, thảo luận về các hoạt động yêu thích và yêu cầuđược đọc lại nhiều lần một câu chuyện nào đó Trẻ xây dựng lại khả năngđọc khi chúng phát hiện ra cách giải mã tổng quát các chữ cái được viết bằngcách học nhận diện các chữ cái và từ, phát triển mối liên hệ giữa âm thanh và

ký hiệu, hiểu mối quan hệ giữa các chữ cái được sắp xếp theo nhóm để tạonên từ và nghĩa của từ Như vậy khả năng đọc của trẻ được coi như là mộtquy trình tiến triển liên tục chứ không phải rời rạc Khả năng đọc viết của trẻ

Trang 39

được hình thành ở tuổi mầm non sẽ tiếp tục phát triển, dần dần thống nhấtthành các khuôn mẫu giúp cho việc đọc viết trở lên tự động và trôi chảy khihọc tập ở trường phổ thông.[1]

Thời kỳ mẫu giáo lớn khả năng tiền đọc viết phát triển mạnh Trẻ biếtđược mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, trẻ nhận biết chữ viết bằng cách nhìnvào dưới hình ảnh mà chúng đã biết sau đó quan sát đến chữ minh họa phíadưới Trẻ thích thú khi được hành động như người lớn, trẻ thấy người lớn viết

và bắt chước theo, đầu tiên chỉ là những nét nguệch ngoạc dần dần nét chữ trởnên hoàn chỉnh, chính xác hơn nhờ sự luyện tập của bản thân và sự hướng dẫncủa người lớn Trẻ từ chỗ bắt chước một cách không có ý thức hành động củangười lớn tới việc sáng tạo Chúng có thể vẽ phác, ghép chữ, sao chép thậm chí

là sáng tác ra những chữ cái riêng của trẻ Ngoài ra trẻ còn có khả năng đọc lạinhững thông tin tự mình viết ra hoặc của người khác.[42, tr 63]

Như vậy, hình thành khả năng đọc cho trẻ cần tập trung vào việc tạođiều kiện kích thích trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm với việc đọc hơn làviệc dạy trẻ đọc đúng

Phùng Đức Toàn và Glenn Doman đã có lý khi cho rằng trẻ học đọc,học chữ cũng tự nhiên như chúng học ngôn ngữ nói vậy Trong cuốn “Pháttriển ngôn ngữ từ trong nôi”, ông đã phân tích, so sánh việc học ngôn ngữthính giác và ngôn ngữ thị giác ở trẻ Ông rút ra kết luận: ngôn ngữ thị giác có

ưu thế khiến cho nó trở nên dễ học hơn ngôn ngữ am thanh đối với trẻ Theoông tuổi sơ sinh học chữ tốt nhất và cần dạy chữ trước khi trẻ biết nói VàGlenn Doman cũng vậy ông kêu gọi người lớn dạy cho trẻ biết đọc càng sớmcàng tốt Cả hai đều nhấn mạnh rằng dạy trẻ biết đọc sớm không phải là lấy đituổi thơ của trẻ bằng cách bắt trẻ học sớm, đây không phải là giáo dục thi cử

mà là “giáo dục tố chất”, “khai mở tiềm năng của bộ não trẻ”[5], [ 31]

Trang 40

Theo Brian Cutting, trẻ nhỏ có khả năng tiền đọc xuất hiện trước khảnăng viết Hầu hết tất cả trẻ nhỏ khi đọc đều trải qua ba giai đoạn: giai đoạnđọc mò, giai đoạn tập đọc và giai đoạn đọc trôi chảy.

Giai đoạn đọc mò hay còn gọi là giai đoạn tiếp cận với việc đọc Đây làgiai đoạn đặc trưng ở độ tuổi mẫu giáo Ở giai đoạn này trẻ mong muốn đượcbắt chước người khác đọc, do đó cần đáp ứng những nhu cầu này của trẻ, phảitạo cơ hội cho trẻ đọc và được ứng xử như một người đọc thực sự Giai đoạnnày chia làm hai mức phát triển

Mức phát triển thứ nhất: Trẻ bắt đầu tiếp cận với hành vi đọc, trẻ có thể

sử dụng trí nhớ để đọc sách sau khi được nghe đọc về một câu chuyện nào đónhiều lần trên cơ sở gợi ý của tranh minh họa Tranh vẽ được sắp xếp từ tráiqua phải là điều kiện để tẻ học cách đọc theo đúng quy tắc thông thường- đọc

từ trái sang phải Ở mức phát triển này này, trẻ hiểu ý nghĩa câu chuyện, trẻ

có khả năng sử dụng ngôn ngữ như một dấu hiệu gợi ý để đoàn nội dung câuchuyện và câu chuyện đó có ý nghĩa, trẻ sẽ dựa vào nội dung câu chuyện đểđoán những điều xảy ra tiếp theo Nhờ vậy, khả năng “đọc” của trẻ phát triểnlên một mức cao hơn

Mức phát triển thứ hai: Trẻ tiếp tục sử dụng trí nhớ như một dấu hiệugợi ý để đọc sách Trẻ bắt đầu tìm đúng câu chuyện mà chúng ưa thích Tranhminh họa vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhớ và đọc Trẻ bắtđầu biết chỉ vào từ khi đọc, như vậy là ở trẻ hình thành mối quan hệ tươngứng giữa chữ viết và lời nói Điều này ban đầu rất khó khăn với trẻ, lúc đầutrẻ có thể khớp các từ mà trẻ nói bằng các khoảng trống hay thậm chí là vớicác chữ cái trước Trẻ có thể sửa lỗi của mình, hiểu ra rằng có điều gì đókhông đúng và tìm ra các dấu hiệu gợi ý để làm cho đúng hơn.[2]

Theo Holdaway (1986) quá trình trẻ có khả năng đọc viết thường qua 4giai đoạn Thứ nhất là quan sát những hành vi biết đọc, biết viết của người

Ngày đăng: 11/04/2016, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w