5.Nhiệm vụ nghiên cứu5.1.Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ5.2.Điều tra thực trạng của việc sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ5.3.Xây dựng hệ thống một số phiếu học tập có hình ảnh và thử nghiệm hệ thống phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ.5.4.Đề xuất biện pháp sử dụng phiếu học tập có hình ảnh hiệu quả trong dạy toán cho trẻ tự kỉ 5 – 6 tuổi6.Phạm vi nghiên cứuĐề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm hệ thống phiếu bài tập có hình ảnh trong dạy số cho 2 trẻ tự kỉ và giới hạn địa bàn nghiên cứu tại Hà Nội.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục trẻ tự kỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tácgiáo dục trẻ ở Việt Nam Đây không chỉ là biểu hiện của chính sách nhân đạo đảmbảo quyền bình đẳng cho trẻ khuyết tật mà còn là trách nhiệm của ngành giáo dục
để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
5 năm đầu tiên của cuộc đời là những năm tháng rất quan trọng, đây là thờigian mà nền tảng cho cuộc sống được hình thành Một nền tảng tốt sẽ tạo cho đứatrẻ có cơ hội có cuộc sống tốt và ý nghĩa Đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự
kỉ nói riêng những năm đầu tiên của đời rất quan trọng cho công tác can thiệp sớm,giáo dục sớm
Để giúp trẻ khuyết tật phát triển và hòa nhập vào cộng đồng một cách tối đachúng ta cần giáo dục trẻ trên tất cả các lĩnh vực bao gồm các kĩ năng trong giaotiếp (lần lượt, chờ đợi, chia sẻ,…), kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng học đường (trong đó
có toán học) Toán học là một lĩnh vực khoa học cơ bản đầy thách thức, toán học cómặt ở tất cả mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người Toán học có thể
là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có quá trình tìm hiểu lâu dài nhưng toán họccũng có thể là những vấn đề đơn giản chúng ta gặp hàng ngày như một bàn tay có 5ngón, trong vườn có 3 con gà,…
Toán học rất quan trọng và cần thiết để phát triển Tuy nhiên trẻ khuyết tậtnói chung và trẻ tự kỉ nói riêng có những hạn chế nhất định về mặt trí tuệ so với cáctrẻ bình thường cùng trang lứa nên trẻ rất khó khăn trong lĩnh hội và áp dụng kiếnthức toán học vào cuộc sống Mặt khác, trẻ tự kỉ nói riêng và trẻ em lứa tuổi mẫugiáo nói chung chưa thể tiếp thu các kiến thức toán học một cách bài bản như ởtrường phổ thông vì hoạt động học của trẻ chi phối bởi hoạt động chơi Trẻ tự kỉgặp rất nhiều khó khăn trong học tập Do hạn chế về trí tuệ, khả năng tập trung chú
ý, các vấn đề cảm giác tri giác của trẻ tự kỉ có vấn đề vì thế nó tri phối nhiều đếnhoạt động học tập của trẻ
Các biểu tượng về toán có thể hình thành một cách tự phát, ngẫu nhiên, cóthể được hình thành một cách tự giác thông qua các hoạt động có sự định hướng củangười lớn Các nhà Tâm lý học, Giáo dục học Macxit khẳng định rằng mức độ nắm
Trang 2vững các biểu tượng nói chung và các biểu tượng toán học của trẻ phụ thuộc khálớn vào phương pháp hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là cáchthức tổ chức các “tiết học toán” ở trường mầm non.
Vì vậy toán học là một môn học không thể thiếu trong các trong các trườngphổ thông Ở lứa tuổi mẫu giáo, toán học được hình thành cho trẻ dưới dạng nhữngbiểu tượng sơ đẳng như biểu tượng về số, kích thước, hình dạng,…
Một vài nghiên cứu trên thế giới cho rằng trẻ tự kỉ có khả năng học toán rất tốt Điểm nổi bật trong tri giác của trẻ tự kỉ là tri giác về hình ảnh rất tốt Trẻ họcthông qua trực quan hình ảnh là chủ yếu Trong dạy toán cho trẻ cần phải kết hợpvới trực quan minh họa Phiếu học tập có hình ảnh rất phù hợp với trẻ tự kỉ Vớinhững trẻ có chỉ số IQ (Chỉ số thông minh) cao thì phiếu học tập có hình ảnh khôngmang lại nhiều hiệu quả nhưng với những trẻ có IQ trung bình và đặc biệt là thấp thì
sử dụng phiếu học tập có hình ảnh sẽ hỗ trợ cho trẻ rất nhiều, giúp trẻ học và tiếpthu nhanh và khắc ghi lâu hơn
Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, giáo viên cũng đã rất quan tâmđến việc hình thành và phát triển các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ Đặc biệtđối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng, các giáo viên đã sử dụng cácphương pháp , biện pháp, các hoạt động giáo dục khác nhau giúp trẻ làm quen vớicác khái niệm sơ đẳng về toán Cũng có một số giáo viên đã sử dụng phiếu học tập
có hình ảnh để dạy toán cho trẻ tự kỉ, tuy nhiên việc sử dung phiếu học tập có hìnhảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ chưa được quan tâm nhiều, nhiều giáo viên chưatừng sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng không có các biện pháp sử dụng thích hợp vìthế hiệu quả mang lại chưa cao Trẻ tự kỉ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểuđược các biểu tượng toán học
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ 5 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu
của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề về lí luận và thực tiễn về khả năng họctoán của trẻ tự kỉ từ đó xây dựng , thực nghiệm và đề xuất một số biện sử dụng hệthống một số phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ
Trang 33 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Qúa trình dạy toán cho trẻ tự kỉ
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán
4 Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ hiệnnay chưa được quan tâm nhiều Nếu xây dựng được hệ thống phiếu học tâp cóhình ảnh tốt sẽ giúp trẻ tự kỉ hứng thú hơn trong học toán và kĩ năng học toán củatrẻ sẽ được nâng cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ
5.2 Điều tra thực trạng của việc sử dụng phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ
5.3 Xây dựng hệ thống một số phiếu học tập có hình ảnh và thử nghiệm
hệ thống phiếu học tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ.
5.4 Đề xuất biện pháp sử dụng phiếu học tập có hình ảnh hiệu quả trong dạy toán cho trẻ tự kỉ 5 – 6 tuổi
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm hệ thống phiếu bài tập
có hình ảnh trong dạy số cho 2 trẻ tự kỉ và giới hạn địa bàn nghiên cứu tại Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở của đề tài, làm sáng tỏ cácthuật ngữ liên quan đến đề tài
- Phương tiện: Các tài liệu công trình nghiên cứu có liên quan
- Cách tiến hành: Thu thập thông tin, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thông tin từ cha mẹ, giáo viên có liên quan đến trẻ
Trang 4- Phương tiện: Sử dụng ngôn ngữ là phương tiện chính
- Cách tiến hành: Gặp gỡ cha mẹ trẻ và giáo viên dạy trẻ
7.2.2 Phương pháp điều tra viết
- Mục đích: Thu thập thông tin về việc sử dụng phiếu học tập có hình ảnhtrong dạy toán cho trẻ tự kỉ
- Cách tiến hành: Sử dụng phiếu khảo sát để đánh giá mức độ sử dụng phiếuhọc tập có hình ảnh trong dạy toán cho trẻ tự kỉ, sử dụng bảng hỏi dành cho giáoviên, cha mẹ/người chăm sóc trẻ
7.2.3 Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát những biểu hiện trong học tập của trẻ tự kỉ, nhữngđiểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến việc học của trẻ
- Cách tiến hành: Quan sát trẻ trong môi trường tự nhiên, thu thập thông tin,
xử lí số liệu và đưa ra những nhận xét khoa học trên khách thể quan sát
7.2.4 Phương pháp ghi nhật kí
- Sau mỗi buổi học giáo viên ghi nhận xét
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm: nhằm nâng cao hứng thú và khả năng học toán chotrẻ tự kỉ, thực nghiệm và đánh giá các phiếu học tập có hình ảnh đã được sử dụng
- Nội dung thực nghiệm:
+ Xây dựng và sử sụng hệ thống các phiếu bài tập có hình ảnh trong dạy toáncho trẻ tự kỉ
+ So sánh kết quả đánh giá việc học toán (số ) của trẻ tự kỉ trước và sau thựcnghiệm theo tiêu chí tham chiếu để khẳng định hiệu quả của các phiếu học tập cóhình ảnh đã được áp dụng
- Tiến hành thực nghiệm trên 2 trẻ tự kỉ 5 – 6tuổi
7.3 Nhóm phương pháp xử lí số liệu bằng thông kê toán học
- Mục đích: Thống kê, xử lí các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu
- Cách tiến hành: Thống kê các số liệu thu được từ phiếu khảo sát, bảng hỏi,
sử dụng các công thức toán để xử lí các số liệu đó và rút ra những kết luận cần thiết
Trang 5Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Trong lí luận dạy học mầm non các nhà giáo dục A.V Davopde, A.I.Xorokina,các nghiên cứu chỉ ra rằng: trong dạy học đôi khi hoạt động nhận biết của trẻ gắn liềnvới hoạt động thực tiễn và có vai trò giáo dục, dạy học Trong hệ thống giáo dục củaI.G.Pestalos (1746 – 1828), P.H.Phrebel (1780 – 1852), M Montersori (1780 – 1852)khẳng định sư cần thiết cho trẻ làm quen với toán và đưa ra nhiều ý tưởng về phươngpháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ Ông I.G.Pestalos là nhà giáo dục đầu tiênnghiên cứu vấn đề dạy học đối với trẻ nhỏ Ông phê phán phương pháp dạy học giáođiều đang thịnh hành thời kì đó và đưa ra cách thức dạy đếm cho trẻ trên cơ sở dạy trẻnắm được các phép tính với các con số chứ không chỉ dựa vào sự ghi nhớ các kết quảtính toán từ đó giúp trẻ nắm vững các yếu tố từ đơn giản đến phức tạp Ông đề cao vaitrò của phương pháp dạy học trực quan trong việc giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức
Dần dần các nhà giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra nhiều yếu tố mới vàophương pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở kết hợp lờinói, hành động và trực quan
Nghiên cứu về trẻ tự kỉ trên thế giới lần đầu tiên vào năm 1943, LeoKanner, nhà tâm thần học thuộc trường đại học John Hopkins ở Baltimore (Mỹ)
đã nhận dạng hội chứng tự kỉ Ông đã mô tả những đặc điểm của một số trẻ 11tuổi như: Khó phát triển các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh,chậm phát triển ngôn ngữ giao tiếp và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ khi
đã nói được, có hành vi trùng lặp và rập khuôn, thiếu trí tưởng tượng, giỏi họcvẹt, bị ám ảnh đối với sự trùng lặp mặc dù diện mạo bên ngoài vẫn bình thường.Ngoài ra, những trẻ này còn bị ảnh hưởng bởi sự trì hoãn phát triển (chậm hìnhthành kĩ năng và nhận thức hơn so với trẻ bình thường) và gặp nhiều khó khăntrong tương tác và tích nghi với những sự thay đổi từ môi trường Thậm chí cónhững trẻ đã hình thành những kĩ năng nhận thức, thích nghi xã hội, vận độngnhưng sau đó, các kĩ năng này lại biến mất Ông gọi tình trạng mới phát hiện này
là sự Tự kỉ thời ấu nhi (early infatile autism)
Trang 6Năm 1944 có sự trùng hợp kì lạ là bác sĩ nhi khoa Hans Asperger tại Đứccũng có mô tả những triệu chứng tương tự mà về sau ta gọi là hội chứng Asperger.
Cả Asperger và Leo Kanner đều không biết gì về những nghiên cứu của nhau màcùng đặt tên cho chứng tâm thần này là “Autism”
1.1.2 Ở Việt Nam
Cho đến ngày nay, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học đang
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh kháiquát, chưa đi sâu nghiên cứu quy trình thiết kế và phương pháp sử dụng phiếu họctập trong dạy học
Giáo trình “Phương pháp dạy toán ở bậc tiểu học” và “Dạy toán ở tiểu học bằng phương pháp giao việc”do nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực biên soạn, tác gải
đã trình bày khái niệm của phiếu giao việc, cấu tạo của một phiếu giao việc, ưu vàngược điểm của lối dạy học bằng phiếu giao việc
Giáo trình “Phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội” do PGS.TS Nguyễn
Đức Vũ biên soạn đã đi vào nghiên cứu những vấn đề như:
Khái niệm phiếu học tập
Phân loại phiếu học tập và ví dụ minh họa
Ngoài những cuốn sách nghiên cứu sâu về phiếu học tập trên còn có nhiềutác giả đề cập đến một số khía cạnh về vấn đề này như: PGS.TS Đặng Thành Hưng
với “ Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác”, “Dạy học tập đọc
ở tiểu học” của PGS.TS Lê Phương Nga, giáo trình “Phương pháp dạy môn đạo đức ở tiểu học” của GS.TS Đặng Vũ Hoạt – TS Nguyễn Hữu Hợp,…
Có thể nói càng về sau các nhà nghiên cứu càng quan tâm đến vấn đề sửdụng phiếu học tập trong quá trình dạy học Nhưng tất cả các tác giả chưa đưa ravấn đề thiết kế và sử dụng phiếu học tập như thế nào trong dạy học môn toán chotrẻ tự kỉ Vì vậy đây là một vấn đề hết sức mới mẻ cần được nghiên cứu
Ở Việt Nam lĩnh vực giáo dục đặc biệt nói chung và giáo dục trẻ tự kỉ nóiriêng mới được hình thành và phát triển trong hơn một thập kỉ nay Do đó nhữngnghiên cứu về phương pháp biện pháp dạy trẻ tự kỉ cũng như dạy toán cho trẻ tự kỉcòn rất ít Mặc dù vậy vấn đề này gần đây cũng đã được quan tâm trong đó cónhững tác giả đã nghiên cứu về phương pháp dạy cho trẻ tự kỉ như tác giả Nguyễn
Trang 7Thanh Hoa (2004) nghiên cứu về phương pháp sử dụng hệ thống giao tiếp trao đổibằng tranh ảnh (PECS) với trẻ tự kỉ hay tác giả Nguyễn Nữ Tâm An (2007) với đềtài sử dung phương pháp TEACCH để dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỉ (luậnvăn thạc sĩ),…còn vấn đề hình thành biểu tượng toán cho trẻ tự kỉ có thể kể đến
nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng (2007) cới đề tài “Tổ chức trò chơi học tập để hình thành biểu tượng về số cho trẻ tự kỉ” (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đã chỉ ra
cách tổ chức một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng số cho trẻ tự kỉ
1.2 Rối loạn tự kỉ
1.2.1 Khái niệm tự kỉ
Chúng ta thường gọi là bệnh tự kỉ nhưng thật ra phải gọi là rối loạn tự kỉ mớichính xác Rối loạn tự kỉ là một trong những rối loạn phát triển ở trẻ em và có thểhiểu về rối loạn tự kỉ như sau:
“ Tự kỉ là một khuyết tật kéo dài suốt cuộc đời làm ảnh hưởng trầm trọng tớiquan hệ xã hội, giao tiếp xã hội, khả năng tưởng tượng và hành vi của trẻ”
Tự kỉ là một khuyết tật phát triển vì sau khi đứa trẻ được phát hiện và chẩnđoán với mức độ tự kỉ cụ thể, mức độ tật của trẻ sẽ không giữ như ban đầu suốtcuộc đời của đứa trẻ mà mức độ tật sẽ giảm bớt hoặc tăng phụ thuộc vào sự hỗ trợcủa môi trường xung quanh đặc biệt là gia đình và nhà trường cũng như tích cực củachính bản thân đứa trẻ
Theo Autism society of American ( 2005) tự kỉ được hiểu là một rối loạnphát triển có ảnh hưởng trầm trọng trong suốt cuộc đời của một cá nhân Rối loạn tự
kỷ thường được xuất hiện trong 3 năm đầu của đứa trẻ
Rối loạn tự kỉ cũng có liên quan đến hội chứng PDD , hội chứng ADHD.Những kĩ năng nhận thức của trẻ cũng không cân bằng, ví dụ như trẻ có thể có các
kĩ năng vận động quá tốt nhưng kĩ năng ngôn ngữ thì ở mức quá thấp
Như vậy, có thể hiểu là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đờilàm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội, giao tiếp, tưởng tượng và hành vi
Rối loạn tự kỉ có thể làm ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực phát triển như: quan
hệ xã hội, giao tiếp xã hội, khả năng tưởng tượng, hành vi…tùy vào từng mức độ tự
kỉ mà sự ảnh hưởng của tật lên các lĩnh vực lại khác nhau Có những trẻ có khảnăng thiết lập những mối quan hệ đơn giản, quen thuộc xung quanh mình nhưng lại
Trang 8có những trẻ lại hoàn toàn không có khả năng thiết lập những mối quan hệ đó Cónhững trẻ biểu hiện những vấn đề về hành vi ở mức độ thỉnh thoảng nhưng cónhững trẻ lại biểu hiện những vấn đề về hành vi một cách thường xuyên và liêntục…Những vấn đề trong thiết lập mối quan hệ xã hội của trẻ tự kỉ có thể được thểhiện như sau: không thích được âu yếm, không đáp lại những phản ứng của cha mẹ,
sự liên hệ bằng mắt hạn chế, thờ ơ hoặc ghét tiếp xúc với co thể, xử sự với ngườilớn một cách máy móc, không thích chơi với bạn bè mà chỉ thích ngồi một mìnhhoặc chơi một mình với món đồ chơi mà chúng thích, nếu có chơi với bạn bè thì lạikhông hiểu luật chơi không biết cách luân phiên trong khi chơi
Quan điểm hiện đại về hội chứng tự kỉ coi “hội chứng tự kỉ cổ điển” củaKanner là tự kỉ (Austism), rối loạn tự kỉ (autistic disorder – AD) và xếp hội chứngnày vào một phạm trù rộng hơn gọi là các rối loạn thuộc phổ tự kỉ
Rối loạn tự kỉ bao gồm: Hội chứng tự kỉ, hội chứng Asperger, rối loạn bấthòa nhập tuổi ấu thơ, hội chứng Reet,…Tất cả các rối loạn thuộc phổ tự kỉ đều cóthiếu hụt trong chức năng giao tiếp, xã hội và khả năng tưởng tượng nhưng chúngkhác nhau về phạm vi, mức độ thời điểm khởi phát và tiến triển của các triệu chứngtheo thời gian
Thuật ngữ rối loạn phổ tự kỉ (ASD) thường được xem là đồng nghĩa với rốiloạn phát triển diện rộng (Pervasive Development Disorder – PDD) Nhiều quanđiểm cho rằng dải ASD bao gồm hội chứng tự kỉ ở giữa gối lên hội chứngAsperger, rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ (Childhood Disintegrative Disorder –CDD) và hội chứng Reet (RTT)
Trong khóa luận này thuật ngữ trẻ tự kỉ mà chúng tôi sử dụng cần được hiểu
là trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Các lí thuyết mà chúng tôi sử dụng về trẻ tự kỉ trongkhóa luận này các lí thuyết về trẻ có rối loạn phổ tự kỉ và trường hợp mà chúng tôinghiên cứu điển hình lựa chọn thực nghiệm nằm trong rối loạn phổ tự kỉ
1.2.2 Nguyên nhân của rối loạn tự kỉ
Cho đến nay nguyên nhân gây nên hội chứng Tự kỷ vẫn còn là một bí ẩn
Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về nguyên nhân gây nên Tuy nhiên,chưa có một nguyên nhân nào được coi là chính xác nhất và phổ biến rộng rãi nhất
Trang 9- Một số người coi nguyên nhân gây ra là do sự biến đổi bất thường trong
quá trình phát triển của não hoặc bởi tổn thương não Còn theo cuốn “ Cẩm nang dành cho cha mẹ trẻ có ” cho rằng: Trẻ Tự kỷ là do bị rối loạn thần kinh Trung
ương Cũng theo cuốn sách này, một cuộc điều tra ở Mỹ cho thấy những trẻ em bị ,tiểu não của chúng nhỏ một cách bất thường Chính điều này đã gây ra những triệuchứng của rối loạn Tử kỷ như sự thay đổi về ngôn ngữ chẳng hạn
- Ngoài ra một số ý kiến cho rằng: Trẻ rối loạn Tử kỷ có thể là do di truyền
Do vậy gần đây có rất nhiều cuộc nghiên cứu tập trung vào việc xác định vị trí củacác gen Tự kỷ Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng từ 3 – 5 gen có liên quanđến hội chứng này
- Cũng có những bằng chứng cho thấy rằng vi rút là thủ phạm gây nên rốiloạn Tự kỷ Nếu người mẹ bị sởi Đức ( Rubella) ở giai đoạn 3 tháng đầu ở thời kìmang thai thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc Tự kỷ Vi rút CMV (cytolomegalo virút) cũng có liên quan đến nguyên nhân gây nên hội chứng này Ngoài ra ngày nayngười ta còn cho rằng: Những loại vi rút ở các bệnh mắc phải tiêm chủng như: sởi,
ho gà…có thể là nguyên nhân gây
- Còn có thể do một số nguyên nhân khác nữa, ví dụ như sự mất cân bằngsinh hóa trong cơ thể Khoảng 50% số trẻ mắc hội chứng Tự kỷ có nhu cầu lớn vềlượng Vitamin B6, Vitamin A ngoài ra ở nhiều trẻ mắc rối loạn Tự kỷ lượng chấtchuyển hóa phenolsulpher bị thiếu làm cho một số hợp chất trong máu không thểchuyển hóa gây nên nhiều vấn đề trong cơ thể, trong đó có sự ảnh hưởng xấu đếnnão bộ
- Ngoài ra Tự kỷ còn có thể do một số nguyên nhân khác như: ô nhiễm môitrường, nhiễm đọc thủy ngân, tiêm Vắc xin phòng các bệnh thông thường như : sởi,
ho gà, cúm…
1.2.3 Tiêu chí chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ
Sau đây là các tiêu chí chẩn đoán các rối loạn thuộc nhóm rối loạn pháttriển diện rộng hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỉ theo sổ tay chẩn đoán và thống
kê những rối nhiễu tâm thần IV (Diagnostic and Statistical Manual of MentalDisorder – DSM IV)
Trang 10RỐI LOẠN TỰ KỈ
Thường được chẩn đoán khi trẻ được 2 tuổi, lúc này trẻ tham gia vào cáchoạt động xã hội có tổ chức Những thiếu hụt về mặt xã hội sẽ bộc lộ rõ khi trẻ được
so sánh với bạn đồng trang lứa
DSM – IV đã đưa ra những tiêu chí chẩn đoán như sau:
A Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí chẩn đoán của nhóm
(1), (2), và (3), trong đó có ít nhất hai tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ nhóm(2) và (3)
(1) Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ít nhất hai trong
số những biểu hiện sau:
+ Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dạngnhư ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo sự liên hệ mang tính
+ Thiếu sự trao đổi về tình cảm hoặc xã hội
(2) Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ít nhất một trong sốnhững biểu hiện sau:
+ Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kĩ năng nói( không có ham muốn
bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác ví dụ như những cử chỉ điệu bộthuộc kịch câm)
+ Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập vàduy trì đối thoại
+ Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khácthường
+ Thiếu những hoạt động / cách chơi đa dạng, trò chơi đóng vai, hoặc thiếuhoạt động / cách chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển
Trang 11(3) Những kiểu hành vi,những mối quan tâm và hoạt động lặp đi lặp lại hoặcrập khuôn thể hiện ít nhất một trong các biểu hiện sau:
+ Quá bận tâm đến một hoặc một số những mối quan hệ có tính chất rậpkhuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường
+ Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và khôngmang tính chức năng
+ Có những biểu hiện vận động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn( vídụ: gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp, đitrên các đầu ngón chân.)
+ Bận tâm dai dẳng đối với các bộ phận của cơ thể
B Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất
1 trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3
(1) Tương tác xã hội
(2) Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội
(3) Chơi/hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng
C Hội chứng không phải do rối loạn rett hay rối loạn bất hòa nhập thời kì ấu thơ
Như vậy những đặc điểm để chẩn đoán rối loạn tự kỉ chính là sự xuất hiệntình trạng đặc biệt bất thường hoặc khuyết tật trong phối hợp và giao tiếp xã hộicũng như sự xuất hiện của một tập hợp các hành động và sở thích đặc biệt hạn hẹp.dạng biểu hiện của tình trạng rối loạn này rât khác nhau, phụ thuộc vào mức độ pháttriển và tuổi cá nhân
HỘI CHỨNG REET A.Bao gồm tất cả các tiêu chí sau:
(1) Khi còn trong bụng mẹ và vừa sinh ra có vẻ như bình thường
(2) Trong 5 tháng đầu tiên sau khi sinh có sự phát triển bình thường vềtâm vận động
(3) Chu vi đầu khi sinh bình thường
B.Những biến đổi mạnh mẽ sau giai đoạn phát triển bình thường
(1) Tốc độ phát triển của đầu giảm mạnh từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 48
Trang 12(2) Giảm một cách đáng kể các kĩ năng thao tác bắng tay đã có từ trước từtháng thứ 5 đến tháng thứ 30 cúng với việc xuất hiện một cách thường xuyên các cửđộng rập khuôn của bàn tay (cử động tay giống như rửa tay hoặc giặt quần áo)
(3) Giảm các kĩ năng xã hội trong ứng xử (mặc dù thường phát triểntương tác xã hội sau)
(4) Giảm các cử động của thân mình
(5) Khiếm khuyết trong sự phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữdiễn đạt cùng với sự chậm trễ nhiều trong các kĩ năng tâm vận động
RỐI LOẠN BẤT HÒA NHẬP TUỔI ẤU THƠ A.Sự phát triển bề ngoài hoàn toàn bình thường từ lúc mới sinh cho đến ít
nhất là 2 tuổi, thể hiện ở ngôn ngữ nói và giao tiếp không lời, quan hệ xã hội, chơi
và hành vi thích ứng phù hợp với luwass tuổi
B.Về phương diện lâm sàng có thể quan sát thấy giảm những kĩ năng đã có
từ trước (trước 10 tuổi) ở ít nhất là 2 lĩnh vực sau:
(1) Ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận
(2) Kĩ năng xã hội và hành vi thích ứng
(3) Tự chủ trong đại tiện và tiểu tiện
(5) Kĩ năng vận động
C.Có chức năng khác thường ở ít nhất 2 trong số các lĩnh vực sau:
(1) Khiếm khuyết về tương tác xã hội (như khiếm khuyết hành vi giaotiếp không lời các quan hệ với trẻ cùng lứa, thiếu hụt các tương tác xã hội và cảmxúc qua lại)
(2) Khiếm khuyết về giao tiếp (như trì hoãn hoặc thiếu hụt về ngôn ngữ,không có khả năng khởi đầu và duy trì hội thoại, sử dụng ngôn ngữ máy móc và lặplại, thiếu hụt kĩ năng chơi giả vờ)
(3) Có hoạt động, sở thích và hành vi hạn hẹp rập khuôn và lặp đi lặp lạibao gồm những cử động và cách cư xử rập khuôn
D.Rối loạn này không bao gồm các rối loạn khác thuộc rối loạn phát triển
diện rộng hoặc tâm thần phân liệt
Trang 13(2) Gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ đồng lứa phù hợp(3) Thiếu hụt khả năng tìm kiếm sự chia sẻ niềm vui sở thích hoặc thànhcông một cách ngẫu nhiên với người khác (như thiếu hụt sự trình diễn hoặc chỉ trỏnhững vật yêu thích với người khác)
(4) Thiếu hụt các tương tác xã hội và cảm xúc qua lại
B.Hoạt động, sở thích và hành vi hạn hẹp và rập khuôn thể hiện ở ít nhất 1trong số các tiêu chí sau:
(1) Bận tâm dai dẳng với một hoặc nhiều hơn những sở thích rập khuônhoặc hạn hẹp không phù hợp
(2) Bề ngoài cứng nhắc để duy trì những thói quen và hành vi không phù hợp(3) Những hành động và cư xử rập khuôn và lặp đi, lặp lại (như vỗ tay,xoắn các ngón tay hoặc có những cử động cơ thể phức tạp)
(4) Bận tâm dai dảng với các chi tiết của đồ vật
C.Rối loạn dẫn đến những khiếm khuyết về xã hội, hoạt động và những lĩnhvực chức năng quan trọng khác
D.Không có sự thiếu hụt về khả năng ngôn ngữ thông thường (như sử dụng
từ đơn khi 2 tuổi và dùng các cụm từ khi 3 tuổi)
E Không có sự thiếu hụt trong sự phát triển nhận thức hoặc các kĩ năng tựphục vụ hành vi thích ứng (trừ tương tác xã hội) phù hợp với độ tuổi và sự tò mò vềmôi trường ở tuổi ấu thơ
F Rối loạn không bao gồm các rối loạn thuộc rối loạn phát triển diện rộnghoặc tâm thần phân liệt
• Những lưu ý trong quá trình chẩn đoán trẻ rối loạn phổ tử kỷ
- Những khiếm khuyết, những biểu hiện có thể được thực hiện bằng nhiểucách khác nhau,một số có thể rất tinh vi, có thể khó nhận ra
Trang 14- Rối loạn tử kỷ có thể đi kèm với những rối loạn về thể chất và tinh thần khác
- Những biểu hiện về hành vi có thể xuất hiện cùng với việc trẻ ngày cànglớn lên
- Những hành vi của trẻ thường biểu hiện rất khác nhau trong các môi trườngkhác nhau
- Hành vi của trẻ tùy thuộc vào việc trẻ đang làm việc với ai Với người cókinh nghiệm trẻ thường ít bộc lộ các hành vi hơn khi làm việc với người ít kinhnghiệm hoặc trong một nhóm không được tổ chức tốt
- Một nghiên cứu được tiến hành ở Anh và Đan Mạch trong nhưng năm 60
và 70 dựa trên tiêu chí phân loại của Leo Kaner đã cho thấy có khoảng 4 – 5 trêntổng số 10000 người
- Một nghiên cứu được tiến hành tại Camberwell bởi Giudith Gould vàLorna Wing những năm 70 cho thấy có khoảng 22 trong tổng số 10000 mắc chứng
Tự kỷ Năm 1986, Gillberg và các cộng sự của ông cũng đã nghiên cứu và đưa ramột số kết quả tương tự
- Năm 1991, một nhóm các nhà nghiên cứu Thủy Điển đã tiến hành khảo sáttrong nhóm trẻ ở độ tuổi 7 – 16 đang theo học các trường bình thường Kết quả chothấy có khoảng 36 trong tổng số 10000 trẻ mắc hội chứng Aperger và như vậy cókhoảng 58 trong tổng số 10000 trẻ mắc rối nhiễu phổ Tự kỷ Các nhà nghiên cứuThủy Điển cũng cho rằng, số lượng trẻ em nam bị hội chứng Tự kỷ nhiều hơn trẻ
em nữ với tỉ lệ 4/1
- Theo các tài liệu đã được công bố của Viện nghiên cứu Tự kỷ Mỹ, tần sốxuất hiện của trẻ mắc hội chứng Tự kỷ là từ 3 – 5 trong tổng số 10000 trẻ mắcchứng Tự kỷ Đồng thời theo các tài liệu hiện tại cho thấy tỉ lệ này ngày càng tăng
Trang 15- Theo Autism soetyl of Americal năm 2005, số bé trai Tự kỷ cao gấp 4 lần
so với số bé gái, không phân biệt màu da, sắc tộc và nguồn gốc xã hội Tần số xuấthiện vào khoảng 15/10000
1.2.5 Các biểu hiện của trẻ tự kỉ
Những biểu hiện của rối loạn tự kỉ rất đa dạng phức tạp và thường chỉ bộc
lỗ rõ nét khi trẻ 2 – 3 tuổi Vẻ bề ngoài bình thường khiến cho cha mẹ chỉ nghĩrằng con mình chậm nói, một số trẻ ngay từ nhỏ cũng có thể đã bộc lộ nhữngbiểu hiện như: ít hoặc không cười, bỏ bú hay khóc… Tuy nhiên, phần lớn cáccha mẹ khó có thể phát triển ra các vấn đề của trẻ nhỏ cho đến khi họ thực sự sótruột vì trẻ chậm nói
Năm 1979 Wing và Gould đưa ra mô hình 3 khiếm khuyết (Triad ofImpairments) để mô tả những biểu hiện điển hình giúp nhận biết rối loạn phổ tự kỉ(Mô hình này sau đó cũng được sử dụng rộng rãi trong việc nhận dạng những cánhân mắc rối loạn phổ tự kỉ
Khiếm khuyết về giao tiếp
Khiếm khuyết về tương tác xã hội Cứng nhắc trong tư duy
Sự tách biệt xuất hiện ngay cả khi những người xung quanh tìm cách để kéochúng vào sự hòa đồng Trẻ em tự kỉ không đến gần khi được gọi, không phản ứngkhi ai đó nói với chúng, khuôn mặt của chúng có thể không bộc lộ điều gì trừ khiđang trải qua những cảm xúc hết sức rõ ràng như giận dữ, căng thẳng hoặc thích
Trang 16thú, chúng nhìn lướt qua gương mặt của người giao tiếp, có thể đẩy bạn ra nếu bạnchạm vào chúng, khi bạn ôm chúng, tay chúng không vòng để ôm bạn,…
Nếu chúng muốn gì đó, chúng không chạm vào khủy tay bạn, để tay lên taybạn và nhìn bạn với hàm ý mong muốn sự giúp đỡ mà sẽ đẩy tay bạn đến đồ vật đó.Khi bạn đã làm điều mà chúng muốn, bạn sẽ bị “phớt lờ”
Chúng không quan tâm khi bạn bị đau hoặc đang thất vọng, Chúng tách khỏimọi người , trong thế giới riêng của mình chúng hoàn toàn mải mê với những hànhđộng của riêng mình Như phần lớn những đứa trẻ con , khi bị cù, quay vòng, chúng
có thể cười lớn và thể hiện sự vui vẻ, thậm chí chúng có thể nhìn vào mắt bạn và thểhiện rằng chúng muốn tiếp tục trò chơi với bạn Trong những tình huống như vây,đứa trẻ dường như hạnh phúc và những gì mà chúng thể hiện không có gì là sai Thếnhưng, ngay khi trò chơi kết thúc, đưa trẻ lại trở nên tách biệt hơn
Khi còn nhỏ, những khiếm khuyết về mặt xã hội được chú ý trong sự tươngtác với những trẻ cùng tuổi Trong sự phát triển bình thường, những đưa trẻ có thểquan tâm đến những người bạn cùng tuổi từ khi còn rất nhỏ, trước khi chúng đếntrường Ngược lại, trẻ tự kỉ thường chỉ thích chơi một mình chúng tách khỏi nhómtrẻ trong lớp Cho dù chúng có chơi với anh em của mình thì chúng cũng khôngchấp nhận những đứa ngoài gia đình của mình
- Nhóm thụ động
Trẻ em và người lớn mắc rối loạn tự kỉ thuộc dạng này thường không chủđộng trong tương tác xã hội Sự thụ động khiến cho đứa trẻ trở thành một em béthực sự trong các trò chơi bố, mẹ hoặc làm bệnh nhân, những trò chơi giả vờ… Trẻthường bị thụt lùi lại phía sau vì không có một vai phù hợp cho chúng
Thông thường trẻ em và người lớn thụ động thường có ít vấn đề về hành vi,thường được xem là hiền lành Tuy nhiên, sự thay đổi có thể xuất hiện khi trẻ bướcvào tuổi thanh niên
- Nhóm chủ động nhưng kì quặc
Trẻ em thuộc dạng này có thể có những hoạt động tương tác với nhữngngười khác nhưng không phù hợp vì trẻ thường không để ý đến cảm giác và nhu cầucủa người khác mà chúng tương tác Một số lười giao tiếp mắt – mắt nhưng khi đãnhìn ai đó thì nhìn chằm chằm và quá lâu, điều này có thể khiến người giao tiếp
Trang 17cùng cảm thấy khó chịu Trẻ cũng có những hành vi tương tác mang tính xã hội như
ôm và bắt tay nhưng thường làm điều đó quá chặt có thể khiến người khác khóchịuhoặc hoảng sợ và có thể trở nên khó tính, cáu bẳn hẳn nếu những yêu cầu củachúng không được chú ý
Trẻ em và người lớn thuộc nhóm này thực sự là không hiểu cần phải tươngtác với người khác như thế nào cho phù hợp
1.2.5.2 Giao tiếp
Khó khăn về giao tiếp là một trong những khiếm khuyết điển hình nhấtthường gặp phải ở những trẻ em và cả những người lớn tự kỷ,cả những người cóngôn ngữ và ngươời khôngg có ngôn ngữ
Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ thường ít có và không duy trì được động lựcgiao tiếp của chúng không hiểu và ý thức được rằng mình có thể đạt được cái mìnhmuốn bằng cách cười, nói sử dụng những cử chỉ giao tiếp khác … Nếu có đượcđộng lực giao tiếp thì chúng thường không biết phải diễn tả như thế nào hoặc khôngthể duy trì được động lực đó vì chúng không kiên nhẫn chờ đợi nếu như điều chúngmuốn không được đáp ứng một cách nhanh chóng
- Trẻ em mắc hội chứng tự kỉ thường ít hoặc gần như không có nhu cầu giaotiếp với người khác một cách thường xuyên, khi chúng muốn giao tiếp chúng lạigặp hàng loạt những vấn đề về kỹ năng giao tiếp
- Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp có lời và không lời (
cử chỉ nét mặt, cử điệu cơ thể )
Trang 18- Khó khăn trong trong việc hiểu mục đích của giao tiếp cũng như nhữngnguyên tắc trong giao tiếp Chúng không hiểu sự luân phiên trong giao tiếp và càngkhông hiểu được ngôn ngữ tầm của giao tiếp
- Trẻ thường giao tiếp với người khác một cách kì cục vì chúng không hiểunhững nguyên tắc tương tác xã hội thường được dùng trong giao tiếp với người khác
- Chúng có thể ôm ghì lấy người khác khi muốn lấy một cái gì đó thay vì nóihoặc chỉ Những thanh niên mắc hội chứng Tự kỷ có thể đánh giá là thiếu lịch sự
- Giao tiếp là một vấn đề lớn ở phần lớn trẻ em và những người lớn mắcchứng Tự kỷ ngay cả những người có trí tuệ và ngôn ngữ phát triển tốt
đó Những trẻ lớn hơn với kĩ năng ngôn ngữ phát triển hơn thường nhắc lại câu hỏingay cả khi biết chắc câu trả lời Khi được hỏi: ‘ con tên gì” thay vì trả lời tên củamình trẻ đáp lại bằng câu hỏi con tên gì
+ Một số trẻ khác có các định hình về các vận động cơ thể như liên tục chạm,cầm hoặc các hoạt động lặp lại như xoay bàn tay hay cổ, lắc lư người, vỗ tay, ậm ừ,xoay tròn hoặc gõ vào vật … đây có thể là một sự phong tỏa của trẻ để chống lạinhững kích thích từ bên ngoài
+ Một số trẻ duy trì thói quen định hình và nhất định không chịu thay đổithói quen đó cho dù nó không còn phù hợp
Ví dụ: Cháu Minh 11 tuổi luôn có thói quen thay quần áo khi về đến nhà,tắm lúc 6 giờ tối, xem ti vi lúc 7 giờ tối … và không chịu thay đổi thói quen đótrong bất cứ tình huống nào, khi bị ốm cậu vẫn đòi tắm khi đến giờ …
+ Những cử động mang tính chất rập khuôn đặc biệt như là đập tay hoặc
gõ tay, hoặc lắc lư qua lại hoặc làm dáng điệu với những ngón tay được coi như
là dấu hiệu xác định Tự kỉ Điều quan trọng đáng lưu ý là điều đó không chỉ xảy
Trang 19ra với trẻ có rối loạn Tự kỉ mà cả với những trẻ có vấn đề về tinh thần khác nhưtrẻ KTTT không có tự kỉ và đôi khi là cả với những anh chị em của trẻ em mắchội chứng Tự kỉ
+ Trẻ mắc Tự kỉ cũng có thể có những sở thích định hình với một số thứ vàchúng hoàn toàn hài lòng với những điều đó đến mức không muốn thay đổi bất cứđiều gì Chúng có thể chỉ mặc một vài cái áo nhất định, thích đi một đôi giày, thíchnhấn vào nút tắt của ti vi
- Hành vi tự kích thích
Hành vi tự kích thích là hành vi thường thấy của trẻ Tự kỉ, chúng có thể kíchthích thị giác của mình bằng cách nheo mắt liên tục, có thể lắc lư người để cảm thấycảm giác đu đưa Hành vi này thường xảy ra với những trẻ không chịu tập trungvào hoạt động trong lớp Ngay cả những đứa trẻ được xem là chăm chỉ cũng tranhthủ kích thích mình mỗi lần được chơi tự do
- Hành vi xâm kích
Trẻ em mắc hội chứng Tự kỉ rất hay có những hành vi xâm kích có thể là tựxâm kích hoặc xâm kích người khác Ở mức độ nhẹ chúng có thể gõ nhẹ vào đầu Ởmức độ cao hơn chúng có thể cắn vào tay chân mình, dùng ghế đập vào đầu mình
… Hành vi này đặc biệt xảy ra khi trẻ cảm thấy không hài lòng với một điều gì đó,khi cần được làm điều gì đó mà không biết làm thế nào để yêu cầu
Trẻ cũng có thể xâm kích người khác, hành vi xâm kích nhiều lúc không hề
có lý do rõ ràng, chúng có thể ôm ghì lấy người bên cạnh, xông vào cắn, cấu nhẹmột cái rồi bỏ đi
- Hành vi chống đối
Trẻ có thể thể hiện hành vi chống đối của mình bằng nhiều hình thức khácnhau hướng tới các đối tượng khác nhau Có trẻ hướng hành vi chống đối vào ngườikhác ( đánh lại, bỏ chạy ), có trẻ hướng vào đồ vật (phá đồ ), có trẻ hướng hành vi
đó vào chính mình (tự đánh mình, cào cấu ), có trẻ thể hiện bằng cách im lặngkhông thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hiện cho qua quýt
- Hành vi tăng động hoặc ù lì
Trẻ mắc hội chứng Tự kỉ có thể ở hai thái cực khác nhau, có trẻ hoạt độngquá nhiều trong khi có trẻ lại hoạt động quá ít Những trẻ có hành vi tăng động
Trang 20thường đi lại hoặc chạy nhảy liên tục,chúng không thể tập trung để hướng một hoạtđộng nào đó đủ dài Những trẻ ù lì là những trẻ quá lười hoạt động, chúng thườngngồi hoặc nằm một chỗ, thờ ơ với các kích thích xung quanh Nếu bị ép chúngthường thực hiện cho xong việc rồi trở lại trạng thái ù lì
Trên đây là 1 số hành vi thường gặp nhất ở trẻ em mắc hội chứng Tự tỉ.Thông thường việc tìm hiểu nguyên nhân của hành vi và giải quyết hành vi củachúng rất phức tạp, cần nhiều thời gian và công sức Tuy nhiên đó là một công việccần thiết trong quá trình giáo dục trẻ bởi lẽ trẻ em mắc hội chứng Tự kỉ thì hành vicũng là 1 nguyên nhân quan trọng khiến trẻ khó hòa nhập
1.2.6 Một số đặc điểm tâm lí ảnh hưởng đến việc học của trẻ tự kỉ
1.2.6.1 Đặc điểm ngôn ngữ
Có những nét riêng:
Khiếm khuyết về ngôn ngữ là một tính chất căn bản của hội chứng Tự kỷ.Gần một nửa trẻ Tự kỷ không có được ngôn ngữ hữu dụng Trẻ thường chậm nói,đến khoảng 4 – 5 tuổi trẻ mới bắt đầu nói Rất nhiều nghiên cứu tại Mỹ, Anh, Đứccho rằng: người Tự kỷ có cách nói rất khác thường: họ thường nhầm lẫn âm khôngđúng chỗ, to giọng, nhịp điệu sai, trống rỗng, tẻ nhạt và cứng nhắc chứng nhại lời
là một trong những bất thường hay thấy nhất của trẻ Tự kỷ, khoảng 80% trẻ Tự kỷmắc chứng này
Ví dụ: nhiều lần chúng nghe thấy câu hỏi “ con có muốn uống nước không”
và khi muốn hỏi xin nước chúng cũng lặp lại một câu tương tự.
Trang 21Một số trẻ không bao giờ vượt qua được giai đoạn nhại lời số khác có thểchuyển sang giai đoạn tiếp theo, chúng bắt đầu nói một số từ và cụm từ mà chúngnghĩ ra Trước hết chúng sẽ nói về những thứ mà nó muốn Sau đó có thể là vàitháng hoặc vài năm chúng có thể phát triển thành những cụm từ ngẫu nhiên mặc dù
có thể có lỗi về ngữ pháp và ngữ nghĩa
Trẻ có thể gặp khó khăn với những từ mà bản thân nó không tạo ra nghĩa nhưcác liên từ “thì”, “là”,… các trạng từ: trong, trên, dưới, trước,… Thông thườngchúng bỏ qua những từ này khi nói Giai đoạn tiếp theo, chúng có thể nói những câungắn nhưng thường xuyên bị sai Một lỗi mà chúng thường gặp là sử dụng ngượcnghĩa (trẻ muốn mẹ “tắt đèn” nhưng lại nói là “bật đèn”) Một động từ có thể được
sử dụng trong nhiều tình huống và do vậy những tình huống mà việc sử dụng động
từ không hề phù hợp (trẻ biết nói từ ăn và vì thế trẻ có thể dùng từ ăn trong nhiềutình huống kể cả khi muốn uống nước, muốn xin một cái gì đó…), đặc biệt là trongnhững bối cảnh gần nhau “bàn chải” có thể dùng thay cho “lược” và “giầy” có thểthay cho “tất”,…thậm chí đôi lúc trẻ có thể nhầm giữa việc nói bố và mẹ mặc dù rõdàng chúng có thể phân biệt được điều đó và có hành động phù hợp với tình huống
Một số trẻ có thể duy trì kiểu ngôn ngữ kì quặc này khi đã lớn lên và tiếp tục
sử dụng nó trong cuộc sống của một người trưởng thành Số khác có thể phát triểnngôn ngữ hơn nữa thậm chí có thể phát triển tốt ngữ pháp và có một vốn từ vựngkhá rộng Một số thậm chí phát triển ngôn ngữ như bình thường điều này thườngxuất hiện ở những người được chẩn đoán là ở dạng Asperger Tuy nhiên ngay cả khi
có ngôn ngữ gần như bình thường thì những người này vấn gặp một số vấn đề nhấtđịnh ví dụ như: ít nói… ở một số trường hợp sự phát triển ngôn ngữ có thể bị thoáilùi Một số trường hợp lại khá đặc biệt như đột nhiên đứa trẻ chưa từng nói lại cóthể nói được một từ, cụm từ, thậm chí là một câu khá rõ ràng Nhưng sau đó khôngbao giờ lặp lại nữa
- Ngôn ngữ tiếp nhận:
Mức độ phát triển ngôn ngữ hiểu của trẻ hắc hội chứng Tự kỷ cũng rất đadạng một số cá nhân hiểu ngôn ngữ không lời và không phản ứng với ngôn ngữnói Những cá nhân này có thể hiểu hơn khi thực sự làm thì họ sử dụng mắt để tiếpnhận nội dung của tình huống
Trang 22Phần lớn có thể hiểu những hướng dẫn đơn giản, hiểu được tên gọi củanhững vật đơn giản, gần gũi như ‘đưa cho mẹ cái cốc”, “đến đây và uống nước”.Với những vật có nhiều hơn một tên gọi trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việcnhớ tên gọi của chúng.
Quá trình xử lí thông tin thường chậm chạm, thường có một khoảng thời gian
bị trì hoãn giữa lúc thông tin được đưa ra và trẻ phản ứng lại
Gặp khó khăn khi ai đó nói quá nhanh, quá chậm hoặc dùng quá nhiều từnhất là dùng những từ lạ, phức tạp Vốn từ thường nghèo nàn,cấu trúc ngữ phápthường bị sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn vớinhững câu nói phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin
Trẻ thường hiểu hơn nếu những gì được nói có kèm theo hình ảnh minh họahoặc trẻ có thể liên tưởng tới một hình ảnh quen thuộc nào đó
1.2.6.2 Đặc điểm cảm giác, tri giác
Đặc điểm cảm giác
- Thị giác: Trẻ bị cường thị giác thường hay sợ ánh sáng, thích chữ số, thíchchơi với đồ vật nhỏ, thích xoay, quay và sợ ánh sáng chói Ngược lại, những trẻ bịgiảm thiểu thị giác lại thích nhìn mặt trời, đèn, sợ bóng tối và chỗ râm
- Thính giác: trẻ cường thính giác thường thích những âm thanh lạ trong tựnhiên, sợ tiếng động nền mạnh Nhưng ngược lại những trẻ giảm thiểu thính giác lạithích nhưng nơi có tiếng động nền lớn
- Vị giác: có nhiều trẻ Tự kỷ có cảm giác cường thích ăn đồ nhạt như bánhquy, cơm trắng , nhưng với trẻ giảm thiểu vị giác lại thích đưa tất cả mọi thứ lênmiệng Điều này ký giải tại sao nhiều trẻ Tự kỷ hay ăn những đồ không ăn được vàcắn các đồ vật
- Khứu giác: trên thực tế ta gặp rất nhiều trẻ khi gặp các mùi lạ thường khócthét lên hay có nhưng trẻ lại thích hít hoặc ngửi mọi thứ lạ Những trẻ này thường
có vấn đề bị cường hoặc giảm thiểu khứu giác
- Xúc giác: những trẻ bị cường cảm giác, xúc giác thì thường tránh né,không thích người khác động vào mình Còn với trẻ giảm thiểu cảm giác này thì lạihay nghịch đồ vật một cách khác thường như cọ xát đồ vật hay tự cào cấu vào mình
Trang 23Có nhiều trẻ Tự kỷ có hành vi tự xâm hại, có thể làm nguy hiểm đến tínhmạng như tự chọc, tự đánh, cấu xé, đập đầu vào vật cứng để lý giải nguyên nhânnhững hành vi này người ta cho rằng đó là trẻ Tự kỷ bị giảm thiểu cơ gân Ngượclại có những trẻ lại sợ va chạm, sợ bị người khác ôm ấp, lý do là trẻ bị cường cảmgiác, xúc giác Biết được những nguyên nhân này, giáo viên cũng như cha mẹ trẻ sẽtìm được ra phương pháp trị liệu phù hợp với trẻ Mặc dù trẻ Tự kỷ hiểu đồ vậtgiống như trẻ bình thường khác nhưng trẻ lại có khuynh hướng dùng đồ vật mộtcách kì lạ Chúng có thể ngửi hay vuốt ve, làm nhiều lần cử chỉ với vật hoặc xếp các
đồ vật thành hàng theo một lối đặc biệt
Đặc điểm tri giác
Trẻ tự kỉ thường gặp những khó khăn trong việc xử lí các thông tin đến từcác giác quan do vậy, quá trình tri giác của trẻ cũng gặp nhiều khó khăn
Đặc điểm nổi bật nhất trong tri giác của trẻ em Tự kỉ là tri giác theo kiểu bộphận, điều này được lí giải trong thuyết xử lí trung tâm Cụ thể:
Trẻ thường quan tâm đến các chi tiết mà không để ý đến cái tổng thể , gặpkhó khăn trong việc tri giác toàn bộ sự vật Khi gặp một ai đó trẻ có thể không quantâm đến các đặc điểm mang tính tổng thể của họ như hình dáng, phong cách ănmặc,… mà chỉ quan tâm đến một chi tiết trên trang phục hoặc hình dáng của họ nhưcái vòng họ đeo, đôi giầy của họ Hay khi giáo viên cho trẻ xem một bức tranh vàsau đó hỏi nội dung của bắc tranh là gì, khi đó trẻ có thể gọi tên một chi tiết nào đótrên bức tranh thay vì nói nội dung bức tranh
Trẻ thường đưa ra sự liên hệ dựa trên các chi tiết Khi mẹ nhắc tới một ngườiquen hay tới nhà chơi, trẻ thường liên hệ tới người đó dựa trên một chi tiết nào đónhư: một hành động đã làm cùng trẻ, một chi tiết trên trang phục của họ,…Khi đượchỏi về một câu chuyện, trẻ liên hệ đến một chi tiết cụ thể mà trẻ thích thú Hoặc, khiđược xem bức tranh về con gà và trả lời câu hỏi “con gì đây” trẻ có thể trả lơi ò ó o,
…, tình cờ nhìn tháy tranh con gà trẻ cũng có thể nói ò ó o,…
Trẻ thường khó khái quát hóa sự vật sự việc Khi trẻ có kinh nghiệm về cái ô
tô thì không có nghĩa là tất cả những cái gì giống thế đều là cái ô tô bởi lễ trẻ không
có khả năng khái quát được như thế nào được gọi là cái ô tô cũng như các dạng ô tôkhác nhau Do khó khăn này mà những thứ mà trẻ tự kỉ được trải nghiệm đều là mới
Trang 24mẻ với chúng Thế giới đối với trẻ tự kỉ là một thế giới hỗn loạn và rời rạc Vì vây,
có rất nhiều trẻ tự kỉ tìm kiếm cảm giác an toàn cho mình bằng cách lặp đi lặp lạinhững hành động giống nhau hoặc tìm kiếm những cách khác để chạy trốn khỏi thếgiới thực tại (ví dụ: dùng tay để bịt tai lại)
Ngoài ra, do những đặc điểm về cảm giác nên trẻ tự kỉ cũng có x hướng trigiác lệch lạc, ảnh hưởng đến việc chĩnh xác hóa thông tin mà trẻ tiếp nhận Điềunày trực tiếp tác động đến việc nhận thức và nhiều khi là những vấn đề hành vicủa trẻ
1.2.6.3 Đặc điểm tư duy, tưởng tượng
Đặc điểm tư duy
- Mức độ trí tuệ của trẻ mắc rối loạn tự kỉ
Khó khăn về học và rối loạn tự kỉ thường đi kèm với nhau nhưng không phảibất cứ trẻ em rối loạn tự kỉ nào cũng có những khó khăn về học Bởi lẽ, không bất
cứ trẻ em mắc rối loạn tự kỉ nào cũng gặp khó khăn về tư duy Trẻ em rối loạn tự kỉ
có thể có trí tuệ từ mức thấp đến mức cao Theo thống kê có khoảng 25 % trẻ em rốiloạn tự kỉ có trí tuệ trên trung bình trong đó có 1 tỉ lệ có trí tuệ ở mức cao và rất cao
Ở một khía cạnh khác, rối loạn tự kỉ cũng tạo ra những đặc điểm tuệ duy hết sức đặcbiệt và có thể xem đó là sự bù trừ của nhiều cá nhân bị tự kỉ
- Tư duy hình ảnh phát triển ở mức độ cao và trở thành nòng cốt của tư duy.
Đặc điểm nổi bật nhất trong tư duy của phần lớn cá nhân mắc rối loạn tự kỉ,đặc biệt là những người có trí tuệ cao chính là tư duy bằng hình ảnh phát triểnmạnh Đặc điểm này đã được nhiều nhà nghiên cứu công nhận và trở thành cơ sởcủa rất nhiều phương pháp tri liệu và giáo dục cho trẻ em mắc rối loạn tự kỉ (PECS,TEACCH…)
Trong tác thẩm thinking in picture, tác giả, một người phụ nữ bị mắc rối loạn
tự kỉ, Temple Grandin đã mô tả rất kĩ đặc điểm tư duy này của bản thân mình cùngvới nhiều ví dụ sinh động ở các cá nhân bị tự kỉ khác Bà tâm sự “Tư duy bằng hìnhảnh có thể coi là ngôn ngữ thứ hai của tôi, tôi dịch chuyển cả ngôn ngữ nói và ngônngữ viết vào trong một vở kịch đầy màu sắc hoàn thiện nó với những âm thanh vàđưa nó vào trong đầu mình, nó sẽ hoạt động như một cuốn băng video trong đầu tôi.Khi một ai đó nói với tôi điều gì tất cả sẽ được chuyển thành hình ảnh” Theo
Trang 25Temple Grandin, lối tư duy này được hình thành một cách tự nhiên trong nhữngngười rối lạo tự kỉ.
Phần lớn những cá nhân bị rối lọan tự kỉ có trí tuệ cao và khả năng ngôn ngữtốt đều chia sẻ rằng trong đầu họ là một cuốn từ điển muôn mầu về các hình ảnh
Họ sử dụng các hình ảnh đó để giải quyết những vấn đề của cuộc sống và công việc
Trong cuốn “Helping children with austim learn” tác giả Bryna Seigel cũng
đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Trẻ em mắc rối loạn tự kỉ có tư duy bằng hình ảnhkhông?” Câu trả lời đã được bà tìm ra sau nhiều năm làm việc với trẻ này là có Bàcho rằng điều này là hoàn toàn có thể ở phần lớn trẻ em mắc rối loạn tự kỉ, thậm chí
là thành phần lòng cốt trong tư duy của trẻ
Khả năng tái hiện lại những gì đã đọc được mô tả như một khả năng đặc biệtcủa Raymond, nhân vật người đàn ông mắc rối loạn tự kỉ trong bộ phim Rain man.Nhân vật này có những khả năng tưởng tượng như Temple, điều đó có thẩ giúp anh
ta nhớ được những danh bạ điện thoại, bản đồ hoặc những thông tin khác Anh tasao chép những trang trong cuốn danh bạ điện thoại vào trong trí nhớ của mình Khicần tìm một thông tin nào đó anh ta quét lại hình ảnh của những trang giấy đó trongđầu mình Nhờ khả năng này anh ta có thể nhớ được cả cuốn danh bạ điện thoại
Do đặc điểm tư duy này người mắc rối loạn tự kỉ thường gặp khó khăn trongviệc tiếp nhận và xử lí những thông tin không thể hoặc khó hình ảnh hóa Điều nàycũng giải thích tại sao những từ đầu tiên mà đứa trẻ có rối loạn tự kỉ học là danh từ,những thứ có thể dễ dàng liên hệ với một hình ảnh cụ thể nào đó Việc học được cácđộng từ đặc biệt là các tính từ và trạng từ không hề đơn giản với chúng Những trẻ
có rối loạn tự kỉ có trí tuệ thấp có thể chỉ dừng lại ở việc hiểu và sử dụng nhữngdanh từ chỉ sự vật cụ thể
Tuy nhiên, không phải tất cả những người có rối lạo tự kỉ đều có khả năng tưduy hình ảnh ở mức độ cao, không phải tất cả đểu xử lí thông tin theo cách này.Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các thao tác tư duy mà họ có cũng như khả năngnhớ Nhiều lúc Temple cũng không thể hình ảnh hóa những gì mình đọc vào trongcác cuốn video, đó là khi những điều đó không có ý nghĩa cụ thể Những cuốn sáchtriết học thường rất khó hiểu và khó có thể hình ảnh hóa với người bị tự kỉ
- Tư duy logic thường gặp khó khăn
Trang 26Tư duy logic đối với người mắc rối loạn tự kỉ là một khó khăn khá phổ biên.Logic của họ thường không gắn với ngôn ngữ với những thứ được khái quát hóa màthường hết sức cụ thể, đó là thứ logic đơn giản nhất, là mối tương quan đơn thuầngiữa hai đối tượng
- Các thao tác tư duy có nhiều hạn chế
Mặc dù có tư duy bằng hình ảnh khá phát triển nhưng các thao tác tư duy baogồm phân tích và tổng hợp, so sánh,… có nhiều điểm hạn chế Những cá nhân mắcrối loạn tự kỉ thường gặp rất nhiều khó khăn trong công việc khái quát hóa nhữngthông tin mà họ thu thập được thường lẻ tẻ, chi tiết Họ có thể liệt kê các dữ liệutrong khi lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc khái quát chúng Nhiều trẻ em mắcrối loạn tự kỉ có thể không gặp khó khăn trong việc phân loại màu sắc (đặt nhữngvật có màu giống nhau vào một chỗ) nhưng điều đó lại hoàn toàn mang tính cảmgiác và trẻ thường không thể khái quát gọi tên đó là mầu gì
Trong một ví dụ khác do khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt tre em mac rôi loạn
tự kỉ có thể phân loại các vật (con vật riêng, đồ vật riêng) nhưng lại không hiểu sựphân loại đó đặc trưng bởi điều gì
Thoạt nhìn một đứa tre tự kỉ đặt những vật nhỏ vào hộp nhoe, vật lớn vàohộp lownschungs ta có thể nhậm tưởng là trẻ có khả năng so sánh to nhỏ nhưngthực chất đó đưn giản chỉ là khả năng tri giác hình ảnh mang tính đơn thuần
Khả năng trừu tượng hóa là một lĩnh vực thách thức với phần lớn cá nhân rốiloạn tự kỉ Bằng chứng là họ rất khó hiểu và sử dụng những từ trừu tượng
Trẻ em mắc rối loạn tự kỉ gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các kháiniệm Chúng có thể hoạt động và trải nghiệm, có thể học những kĩ năng, một số cóthể sử dụng ngôn ngữ, …nhưng chúng không thể hiểu nhiều về ý nghĩa của nhữngviệc chúng làm, chúng không tạo ra được sự liên kết giữa ý tưởng và sự kiên Thếgiới của chúng là một chuỗi những sự kiên, những hoạt động…trong khi đó cácnguyên tắc, nguyên nhân, khái niệm của các sự kiện đó lại không rõ ràng Khả năngkhái quát kém có thể dấn đến những khó khăn trong nhận thức khác
Trẻ em có rối loạn tự kỉ thường có khả năng quan sát tốt các chi tiết, nhữnghình ảnh cụ thể Chúng có thể nhanh chóng phát hiện ra nếu các đồ vật trong môitrường của chúng bị di chuyển chúng có thể nhìn thấy và nhặt những vật nhỏ xíu
Trang 27trên bàn Một số có thể rất thính với các kích thích cảm giác như tiếng quạt, tiếngmáy Với những trẻ có khả năng nhận thức cao cũng thường tập trung vào các nhậnthức chi tiết chúng thường thuộc mã điện thoại các vùng, tên thủ đô các nước,…Việc quá quan tâm đến chi tiết khiến trẻ có thể bỏ qua những sự kiện diễn ra xungquanh mình.
Một đặc điểm cũng rất quan trọng trong tư duy của trẻ em rối loạn tự kỉ là sựcúng nhắc Cụ thể: mọi thứ cần được dự tính từ trước, tư duy theo kiểu đen – trắng,thích các quy tắc rõ ràng, hành vi cứng nhắc
Đặc điểm tưởng tượng
Gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển các hoạt động chơi và tưởng tượng.Trẻ chơi với đồ vật theo 1 cách rập khuôn, kì quặc, chỉ quan tâm đến 1 vài chi tiếtnhất định chứ không hiểu chức năng của đồ vật Khi chơi trò chơi trẻ thường dừnglại ở mức độ chơi cảm giác, tức là chơi với đồ vật bằng cách sử dụng các giác quan
để khám phá (ví dụ như liếm, ngửi, xoay liên tục bánh xe đồ chơi …) mà khôngquan tâm tới đồ chơi đó có chức năng gì (ví dụ ô tô phải đi trên đường, kêu zinzin ,
ô tô là phương tiện đi lại dùng để trở người, đồ vật …), tức là chơi chức năng và trẻcũng không hiểu 1 số đồ vật có thể có liên tưởng thay thế cho đồvật khác (ví dụ cáighế có thể thay cho toa tàu ) tức là chơi tưởng tượng Hiếm khi chúng ta thấy mộttrẻ có rối loạn Tự kỉ tham gia các trò chơi xã hội Những trò chơi này đòi hỏi trẻphải liên tưởng các hành động này tới hành động khác (ví dụ trong trò chơi dân gian
“ kéo cưa lửa xẻ” hành động hai người chơi nắm tay nhau phối hợp kéo qua kéo lại
là nhằm liên tưởng tới hành động kéo gỗ trong thực tế) Khi học các kĩ năng xã hội,trẻ có rối loạn Tự kỉ không liên hệ các kĩ năng được học vào tình huống cụ thể, Trẻchỉ thực hiện máy móc những gì được học (ví dụ dạy trẻ cách chào cô giáo – “chàocô” thì khi được yêu cầu chào bất kì ai (ngay cả cha mẹ) trẻ cũng “chào cô”
1.3 Toán học
1.3.1 Khái niệm
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và cácphép biến đổi Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số."Theo quan điểm chính thống, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượngđịnh nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng Luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học
Trang 281.3.2 Nội dung và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
1.3.2.1 Nội dung hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Bao gồm các hoạt động làm quen về toán học
- Tập hợp số lượng, thứ tự và số đếm
+ Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng, luyện đếm đến 10
+ Dạy trẻ nhận biết các con số trong phạm vi 10
+ Dạy trẻ nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10
+ Dạy trẻ gộp hai nhóm đối tượng và đếm
- So sánh phân loại và xếp theo quy tắc
+ Luyện tập cách so sánh kích thước giữa hai đối tượng theo từng chiều đokích thước như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, và độ lớn bằng các biện pháp sosánh kích thước như: Đặt các đối tượng kề nhau, đặt chồng lên nhau, đặt lồng vàonhau, đặt trên cùng một mặt phẳng hoặc ước lượng bằng mắt
+ Dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước của từ
ba đối tượng trở nên, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ : to nhất, nhỏ hơn, nhỏnhất, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất,… để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thướcgiữa các vật
+ Luyện tập cách so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10bằng cách xếp tương ứng 1:1
+ Dạy trẻ sắp xếp 3 nhóm đối tượng theo sự tăng hay giảm dần về số lượngcủa các nhóm và sử dụng các từ nhiều nhất, ít hơn,ít nhất ,…
+ Phân loại: Taọ thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay hay dấu hiệunào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm khác Luyện cho trẻtạo nhóm theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước, tự phân chia thành các nhóm theo dấu hiệu
Trang 29chung của nhóm, tự nhận ra dấu hiệu chung của nhóm cho trước, tím ra một đốitượng không thuộc nhóm.
+ Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo một quy tắc chotrước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng vàtiếp tục sắp xếp theo quy tắc đó
- Đo lường
+ Dạy trẻ đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
+ Đo thể tích dung tích bằng một đơn vị nào đó So sánh và diễn đạt kết quả đo
- Định hướng trong không gian và thời gian
+ Củng cố xác định vị trí của các đối tượng: phía trên-phía dưới, phía trước –phía sau, phái phải – phía trái của trẻ và của người khác
+ Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác
+ Dạy trẻ xác định vị trí cả vật này so với vật khác
+ Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hômnay, ngày mai
Như vậy, nội dung chương trình “cho trẻ làm quen với toán” bao gồm nhữngphần nội dung cụ thể
- Hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm cho trẻ
- Hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ
- Hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ
- Hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian cho trẻ
- Hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ
1.3.2.2 Phương pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo
- Phương pháp dùng lời nói
Trang 30+ Kể chuyện: Là hình thức trình bày tri thức có hiệu quả dễ hiểu đối với trẻmẫu giáo Trong lợi kể, tri thức được truyền thụ cho trẻ dưới những hình ảnh minhhọa hay một câu chuyện sinh động, hấp dẫn
+ Trò chuyện (trao đổi): giáo viên giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi đãđược lựa chọn nhằm kích thích trẻ hoạt động nhận thức theo hướng cần thiết Sửdụng các câu hỏi (câu hỏi dựa trên tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ - ghi nhận cácđặc điểm bên ngoài của dối tượng mà trẻ vừa quan sát được hay nhắc lại lời nói củagiáo viên, câu hỏi tái tạo có nhận thức – giúp trẻ củng cố kiến thức một cách sâu sắchơn câu hỏi sáng tạo có nhận thức – nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đãđược học để giải quyết các tình huống khác nhau Hệ thống các câu hỏi sẽ giúp trẻlàm sáng tỏ những kiến thức mới, những kết luận cần thiết sau nội dung bài học haynhững kinh nghiệm trong thực tiễn của trẻ
- Các phương pháp dạy học trực quan
Là phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong hình thành các biểu tượngtoán học cho trẻ mầm non Cca biện pháp thuộc phương pháp nayfcos tác dụng giúp chotrẻ nhận biết các đặc điểm, thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng
+ Quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng trên cơ
sở tri giác trực tiếp các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh một cách có mụcđích có kế hoạc và tương đối lâu dài Quan sát không chỉ giúp trẻ nhận biết nhữngbiến đổi của hoàn cảnh xung quanh trong một quá trình
+ Minh họa: Sử dụng các phương tiện trực quan như vật thật, mô hình, tranhảnh, âm thanh, hình ảnh hay các ví dụ thực tiễn của giáo viên nhằm nắm bắt đượcnội dung một cách thuận lợi và có thể vận dụng được Phương pháp này gây hứngthú học tập và phát triển cho trẻ năng lực quan sát và kích thích tư duy
- Các phương pháp dạy học thực hành
+ Luyện tập: là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trí tuệ và thực hànhcủa nội dung học tập, về bản chất luyện tập chính là việc vận dụng các kiến thứcvào hành động Luyện tập quyết định vai trò của dạy học và phát triển qua việc trẻnắm các phương thức của hoạt động trí tuệ, nắm kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo,phương pháp này giúp trẻ hiểu kiến thức và nhớ lâu Tuy nhiên giáo viên cần lưu ýlựa chọn thời gian phù hợp với nội dung luyện tập vừa sức của trẻ sẽ không gâynhàm chán hay căng thẳng trong quá trình học tập
Trang 31+ Trò chơi: được sử dụng nhiều trong giáo dục trẻ mầm non Phương phápnày sử dụng các thành phần đa dạng của hoạt động vui chơi kết hợp cùng các biệnpháp khác như: các câu hỏi, chỉ dẫn, giảng giải…để tổ chức các hoạt động làm quenvới toán cho trẻ Trẻ sẽ thu nhận được các tri thức, kĩ năng kĩ xảo sau khi kết thúctrò chơi Trò chơi được sử dụng trong giờ học sẽ gây hứng thú cảm xúc tích cực chotrẻ, nội dung học tập được truyền tải và trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, vui vẻ.
1.3.3 Nội dung chương trình dạy toán cho trẻ tự kỉ 5 – 6 tuổi trong lớp chuyên biệt
Theo vào chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng có sự điều chỉnh
và giảm bớt để phù hợp với học sinh
Do số lượng học sinh trong lớp đông, mỗi học sinh có trình độ nhận thứctrong việc học toán khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng học sinh
mà giáo viên đưa ra chương trình học phù hợp Cụ thể nội dung chương trình dạytoán trong lớp tiền học đường gồm:
- Nhận biết các số từ 1 đến 10
- Đếm và khái quát các số trong phạm vi 10
- Nhận biết và phân biệt các hình vuông, tròn, tam giác
- So sánh các số trong phạm vi 10
1.4 Phiếu học tập có hình ảnh
1.4.1 Khái niệm
1.4.1.1 Khái niệm phiếu học tập
Theo từ điển tiếng việt phiếu có ba nghĩa:
Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm phânloại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó như: Phiếu điều tra, phiếu tra cứu
Tờ ghi nhận quyền lợi nào đó cho người sử dụng
Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết
Như vậy theo nghĩa thứ nhất: phiếu học tập được hiểu là tờ giấy rời cỡ nhỏ,ghi chép những nội dung kiến thức nhất định, phục vụ cho việc dạy và học của thầy
và trò ở mọi cấp học
Nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa về phiếu học tập như sau
Trang 32Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì: “Phiếu học tập là một trong nhữngphương tiện dạy học cụ thể đơn giản và có khả năng tương thích rất cao với tuyệtđại đa số người học thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập Đó là văn bảnbằng giấy hoặc dạng giấy do giáo viên tự làm gồm một hoặc một số tờ có vai tròhọc liệu để bổ sung cho sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ họctập và giảng dạy, vừa như công cụ hoạt động vừa như điều kiện hoạt động củangười học và người dạy, mà trước hết như một nguồn thông tin học tập.”
Còn tác giả Nguyễn Đức Vũ đã định nghĩa “Phiếu học tập là tờ giấy rời trên
đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập,…kèm theo gợi ý hướng dẫn, dựa vào
đó học sinh thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ sungkiến thức bài học
Như vậy qua xem xét một số định nghĩa trên có thể nhận thấy các tác giả đềunhất trí với quan điểm phiếu học tập là phương tiện dạy học do giáo viên tự thiết kếgồm một hoặc một số tờ giấy rời có ghi những nhiệm vụ học tập mà học sinh phảihoàn thành kèm theo những gợi ý, hướng dẫn hoặc bổ sung thông tin cho bài học
Từ những nhận định trên có thể hiểu phiếu học tập là những tờ giấy rời ghichép những nhiệm vụ học tập những thông tin bổ sung cho bài học…kèm theo gợi ýhướng dẫn yêu cầu học sinh tự lực hoàn thành
1.4.1.2 Khái niệm phiếu học tập có hình ảnh
Phiếu học tập có hình ảnh là những tờ giấy rời ghi chép những nhiệm vụ họctập những thông tin bổ sung cho bài học, có những hình ảnh để minh họa cho nộidung yêu cầu trong phiếu học tập…kèm theo gợi ý hướng dẫn yêu cầu học sinh tựlực hoàn thành
1.4.2 Phân loại phiếu học tập
Có thể phân loại theo các dấu hiệu như sau:
- Dựa vào mục đích bao gồm:
Dựa trên mục đích của phiếu học tập tổ chức hoạt động trong giờ học đểphân ra làm hai loại:
+ Phiếu học tập hình thành kiến thức mới: Là những phiếu học tập đề cậpđến những vấn đề nhỏ trọng tâm của nội dung bài học Thông qua sự hợp tacstrongnhóm học sinh rút ra những kết luận các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượngkhái niệm,…là những kiến thức tích hợp trong bài học
Trang 33+ Phiếu học tập củng cố hệ thóng kiến thức: Là những phiếu học tập với mụctiêu khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học và tăng cướng khả năng vận dụngkiến thức mới được hình thành.
- Dựa vào nội dung gồm:
+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họacho các kiến thức cơ bản của bài
+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề hoặc tình huống cần phải giải quyết+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến các nhiệm vụ thực hành, rènluyện kĩ năng
1.4.3 Chức năng phiếu học tập trong dạy học
- Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệuhoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó
- Công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bàitập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện kèmtheo những hướng dẫn, gợi ý cách làm
1.4.4 Vai trò của phiếu học tập trong dạy học
Phiếu học tập là một phương tiện để tổ chức hoạt động học tập độc lập củahọc sinh nhằm lĩnh hội, củng cố kiến thức Thông qua hoạt động giải quyết vấn đềđặt ra trong phiếu học tập, ở học sinh đã hình thành những năng lực và phẩm chấtcần thiết trong học tập và cuộc sống, như:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
Trang 34Phiếu học tập rõ ràng là một phương tiện thuận lợi để tổ chức học sinh họctheo nhóm hợp tác Đó vừa là một phương tiện trực quan, vừa thể hiện yêu cầu củagiáo viên đối với học sinh.Với đầy đủ thông tin, hình ảnh, yêu cầu cùng việc giớihạn thời gian hoạt động là một cách bắt buộc học sinh phải suy nghĩ và hợp táccùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.4.5 Cấu trúc phiếu học tập
1.4.5.1 Thành phần cơ bàn trong phiếu học tập
Mỗi phiếu học tập bao gồm 2 thành phần chính:
+ Vấn đề học tập trên phiếu học tập dưới dạng câu hỏi, bài tập cùng với cácphương tiện hổ trợ khác như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ
+ Kết quả học tập trên phiếu học tập: Sau mỗi câu hỏi, bài tập nên chừa trốngvừa đủ để học sinh điền kết quả học tập của mình Đây là một yếu tố ràng buộc yêucầu học sinh phải làm việc, là cơ sở để giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả họctập của từng nhóm học sinh
Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên ởtrường phổ thông, trên thực tế giảng dạy việc sử dụng phiếu học tập với cấu trúcnhư thế thực sự rất tốn kém gây khó khăn cho giáo viên trong việc sử dụng phươngtiện này Để khắc phục khó khăn đó, ta có thể bỏ đi phần kết quả học tập trên phiếu,học sinh sẽ ghi kết quả thảo luận của mình vào giấy riêng giáo viên cũng có thểkiểm tra kết quả thảo luận của các em bằng việc yêu cầu các em nộp lại tờ giấy này,còn phiếu học tập sẽ được thu và sử dụng lại Tuy như thế sẽ không được thuận tiệncho học sinh khi trả lời câu hỏi nhưng bù vào đó ngoài việc có thể sử dụng lại phiếuthì phần vấn đề học tập với các hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ…minh họa cũng sẽ đượcphóng to và trình bày rõ hơn, thu hút học sinh hơn
1.4.5.2 Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập
- Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp để kích thích tạo ra sự hứng thú học tập
- Nhiệm vụ học tập nêu trên phiếu học tập vừa sức với hoạt động của họcsinh trong một thời gian ngắn
- Phiếu học tập phải thể hiện được ý tưởng giảng dạy của giáo viên
-Thể hiện được yêu cầu làm việc hợp tác với nhau trong nhóm học tập
Trang 35- Vấn đề học tập trên phiếu học tập nên phân chia nhỏ từ dễ đến khó để họcsinh trong lớp với khả năng học khác nhau đều có thể tham gia hoạt động, là mộtđộng cơ thúc đẩy hoạt động học tập của các em
1.4.6 Quy trình thiết kế phiếu học tập có hình ảnh
1.4.6.1 Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập
- Nội dung phiếu học tập phù hợp với nội dung bài học
- Nội dung phiếu học tập phù hợp với đối tượng học sinh
- Ngôn ngữ trong lệnh ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu
- Thời gian và thời điểm sử dụng phù hợp với từng loại phiếu
- Xác định cách trình bày nội dung học tập và hình thức thể hiện nó trong phiếu học tập
Việc xác định vấn đề hay nhiệm vụ của bài học đã phải lài từ khi xây dựng ýtưởng Ở bước này cần cụ thể hóa và làm cho ý tưởng đó chính xác hơn trong nộidung các phiếu học tập Tương ứng với những yêu cầu cần phải giải quyết vấn đềthì học sinh cần những tư liệu và sự kiện nào cần tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm
gì, cần tiến hành những bài tập lí thuyết và thực hành nào Từ đó tổ chức bộ phiếusao cho thích hợp nhất về mặt nội dung , logic cấu trúc và kĩ thuật
Việc phân bố những sự kiện và công việc trong phiếu học tập cần được kếthợp nhuần nhuyễn với việc lựa chọn hình thức biểu hiện Có những dữ liệu và sựkiện nên được trình bày bằng văn bản bình thường , có loại nên đưa vào sơ đồ, biểumẫu, hình ảnh
Trang 36Hình thức biểu đạt công việc trong phiếu học tập cần được lựa chọn Đó cóthể là bài tập thực hành, bài tập xử lí tình huống, yêu cầu giải quyết vấn đề,…tất cảnhững việc này cần phải phù hợp với đặc điểm của lớp và bài học Nếu trong lớpghép, lớp hòa nhập hoặc trong lớp có nhiều khác biệt cá nhân và khác biệt nhómtương đối rõ rệt thì phải tổ chức phiếu học tập thật chi tiết theo cách tiếp cận phânhóa và cá nhân hóa Trong trường hợp này phiếu học tập càng thể hiện rõ chức năngcông cụ hoạt động và giao tiếp của nó trên lớp.
- Tập hợp thông tin dữ liệu và sự kiện
Bước này được tiến hành theo những tính toán ở trên, các nguồn thông tin,
dữ liệu và sự kiện có thể là sách hướng dẫn giảng dạy, sách hướng dẫn học tập, nhậtbáo, tạp chí chuyên ngành,…
Việc tập hợp dữ liệu cần trung thành với ý tưởng ban đầu và vừa đủ về khốilượng không thừa không thiếu đặc biệt trong phương pháp thảo luận và nghiên cứutìm tòi Để có phiếu học tập tốt giáo viên phải chịu khó tìm tòi khai thác những tàiliệu ngoài chương trình giáo dục và sách giáo khoa, sách giáo viên một cách thườngxuyên, thông tin và dữ liệu cần được chủ động tích lũy, chỉnh lí và cập nhật, được tổchức thành những cơ sở dữ liệu dễ truy cập hoặc theo bài học, hoặc theo chuyên đềhoặc theo hệ thống khái niệm hoặc theo những mô hình phương pháp dạy học đã dựkiến Khi cần đến dữ liệu thì có thể tập hợp nhanh chóng để thiết kế phiếu học tậpkịp thời và hệ thống này luôn có tính chất mới mẻ
- Trình bày phiếu học tập
Trình bày phiếu học tập trên một mặt giấy với ngôn ngữ chính xác dễ hiểuđối với học sinh Trên phiếu có thể sử dụng cả kênh hình và kênh chữ, hình thức rất
đa dạng để tạo hứng thú học tập cho học sinh
Cấu trúc phiếu học tập gồm: Tên bài học, câu hỏi và những khoảng trống đểhọc sinh tự trả lời
- Chuẩn bị những lập luận câu hỏi và nhận xét để chỉ đạo và để điều khiển quá trình học tập
Đây là sự kết hợp sử dụng phiếu học tập với những kĩ thuật quản lí lớp, kĩthuật sử dụng lời nói và câu hỏi trên lớp Trong phiếu học tập có thể có những sựkiên, tình huống vấn đề mang tính chất phân kì hoặc có tính chất sau xa về mặt nhậnthức lí trí cũng như về tình cảm
Trang 37Nếu thiếu những lập luận và ý kiến của giáo viên trong trường hợp này quátrình học tập có thể rơi vào tình trạng bế tắc hoặc chệch hướng hoặc ít nhất cũnglãng phí thời gian,giảm sút hiệu quả Việc chuẩn bị định hướng và điều chỉnh là mộtthủ tục bắt buộc không thể chủ quan coi thường.
Giáo viên phải là người biết xử lí tất cả các tình huống đột ngột và bất ngờ.Tuy vậy việc xử lí hoàn toàn không có nghĩa là giải đáp đúng mọi vướng mắc củahọc sinh, biết làm mọi việc mà học sinh không làm nổi, đua ra được những kết luậnhoàn toàn chuẩn xác, phát biểu những đánh giá hoàn toàn thuyết phục ý nghĩa chủyếu của việc xử lí là thúc đẩy học tập, hỗ trợ quá trình học tập tiến triển theo hướngtích cực, phá vỡ thế bế tắc và tâm trạng trùng giảm trong lớp và quan trọng nhất làkhuyến khích học sinh mạnh dạn suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn
Nếu việc chuẩn bị định hướng chu đáo và thông minh thì nó có tác dụng hếtsức manh mẽ đến hiệu quả học tập
1.4.7 Sử dụng phiếu học tập trong dạy học
Phiếu học tập có thể vận dụng vào các phương pháp khác nhau như: Diễngiảng, vấn đáp, nêu vấn đề, biểu diễn thí nghiệm trực quan, đều có hiệu quả hìnhthành kĩ năng giải quyết vấn đề, thái độ tích cực trong học tập
Sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động học tập, thường tiến hành quacác bước sau:
- Bước 1: Giáo viên chia nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm Nênchia nhóm cố định từ đầu đến cuối năm học Trong mỗi nhóm phải có cả học sinhkhá giỏi và yếu kém để tạo điều kiện cho các em có thể học hỏi lẫn nhau và cùngtiến bộ
- Bước 2: Học sinh hoạt động theo nhóm và ghi lại kết quả thảo luận
- Bước 3: Báo cáo kết quả học tập của nhóm: Do thời gian hạn định, giáoviên yêu cầu một nhóm báo cáo kết quả học tập của nhóm mình và có thể yêu cầucác nhóm khác bổ sung cho đầy đủ Giáo viên có thể giải thích những điều khácnhau giữa các nhóm, sau đó tóm tắt hình thành kiến thức mới
Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức hoạt động học tập dựa trên phiếu học tập:
+ Giáo viên nên quan sát và gíúp đỡ các nhóm cùng làm việc
+ Có biện pháp khích lệ học sinh tự giác như lời khen, điểm thưởng…
Trang 38+ Có thể sử dụng các phương tiện trực quan khác như tranh ảnh, đèn chiếu,
mô hình, băng video… cho tập thể lớp quan sát kết hợp với phiếu học tập để khaithác kiến thức do các phương tiện trực quan đó chuyển tải
+ Trong thời gian tiết học chỉ nên thực hiện từ 1-3 hoạt động tùy theo nộidung bài giảng, để có thời gian đủ cho các nhóm thực hiện xong yêu cầu trongphiếu học tập
+ Phiếu học tập sử dụng củng cố, hệ thống kiến thức thường tiến hành vàocuối giờ học hoặc đầu giờ học tiếp theo Đối với những vấn đề học tập như so sánh,
hệ thống có liên quan đến kiến thức đã học thì giáo viên nên yêu cầu học sinh ôn tậptrước khi tổ chức hoạt động tại lớp
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
CÓ HÌNH ẢNH TRONG DẠY TOÁN CHO TRẺ TỰ KỈ
2.1 Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1 Địa bàn khảo sát
Hà Nội, Thái Nguyên là 2 trong số những nơi đã và đang phát triển giáo dụccho trẻ khuyết tật nói chung cũng như giáo dục trẻ tự kỉ nói riêng Tại đây có nhiềutrung tâm chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỉ Những trung tâmnày đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của trẻ tự kỉ ở Hà Nội và một số tỉnh thànhkhác ở Miền Bắc Phần lớn giáo viên trong các trung tâm đều được qua các khóabồi dưỡng, tập huấn về giáo dục đặc biệt, giáo dục trẻ tự kỉ
Trường chuyên biệt Ánh Sao
Trường chuyên biệt Ánh Sao được thành lập năm 2006 (Tiền thân của trungtâm Ánh Sao) Trường chuyên hỗ trợ trẻ em khuyết tật với mục tiêu chính là: Canthiệp sớm, phục hồi chức năng cho trẻ chậm nói, trẻ tự kỉ, trẻ khuyết tật trí tuệ, tăngđộng giảm chú ý ở độ tuổi từ 18 tháng đến 10 tuổi
Trẻ đến đây sẽ được học các chương trình như: giáo dục mầm non và giáodục tiền học đường, giáo dục tiểu học, can thiệp hành vi và ngôn ngữ trị liệu, họccác kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, kĩ năng sống và vận động trị liệu
Dựa trên các nền giáo dục tiên tiến và hiện đại của một số nước trên thếgiới, nhà trường không chỉ cung caaps những kiến thức cơ bản cần thiết cho họcsinh mà còn giúp cho giáo viên, phụ huynh học sinh và những người quan tâmchăm sóc trẻ khuyết tật có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau để đưa ra những
kế hoạch giáo dục tốt nhất cho con em mình Chính vì vậy từ lâu trường màmnon Ánh Sao đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho phụ huynh, những giađình có con em bị khuyết tật
Để tạo mọi điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập tốt nhấttrường không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mở rộng quy mô trường, lớp,tuyển dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn sâu về giáo dục đặc biệt.Hàng năm, trường thường cử các giáo viên đi tập huấn thêm về nghiệp vụ chuyênmôn Hầu hết các giáo viên trong trường đều được đào taọ hệ đại học chính quykhoa giáo dục đặc biệt Đặc biệt nhà trường còn là một tập thể đoàn kết, tương thân
Trang 40tương ái Các giáo viên tâm huyết với nghề coi học sinh như con, đây chính lànhững điều kiện thuận lợi giúp trẻ khuyết tật phát triển Trong các hoạt động giáodục trường có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khả năng và nhu cầu của họcsinh Trường lựa chọn nhiều chương trình học phong phú đa dạng và phù hợp vớiđặc điểm của từng trẻ thông qua các chương trình hoạt động như: Làm quen với môitrường xung quanh, làm quen với toán học, làm quen với văn học, các chương trìnhdạy học và giáo dục tiền học đường, chương trình tiểu học,…
Trường chuyên biệt Ánh Sao còn là cơ sở nghiên cứu , địa chỉ tin cậy choviệc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp và chương trình giáo dục tiên tiến dànhcho trẻ khuyết tật đối với sinh viên khoa giáo dục đặc biệt trường Đại học sư phạm
Hà Nội với mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục , phụchồi chức năng cho trẻ khuyết tật
Hiện nay trường có 34 giáo viên trong đó có 30 giáo viên đã tốt nghiệp đạihọc chính quy, 4 giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm
Số lượng học sinh của trường hiện nay là 80 học sinh trong đó có 50 trẻ tự
kỉ, 20 trẻ khuyết tật trí tuệ và 10 trẻ chậm nói
Phương thức hoạt động của trường là chia thành 4 khối lớp chính:
+ Mẫu giáo bé
+ Mẫu giáo lớn
+ Tiền tiểu học
+ Tiểu học chuyên biệt
Nhà trường dành riêng tầng 1 rộng khoảng 75m2 cho hoạt động trị liệu vậnđộng và cảm giác Ngoài ra trường rất gần vườn hoa nên các hoạt động trị liệu vậnđộng được thực hiện khá tốt
Trường giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên
Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh được thành lập ngay29/11/1995, là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật của khu vực miền núi phía Bắc
Từ trung tâm giáo dục trẻ em thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên, trường đã được đổitên thành Trường giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên Ban đầuthành lập, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, giáo viên còn hạn chế về kiếnthức , chăm sóc trẻ khuyết tật, gia đình học sinh chủ yếu có hoàn cảnh khó khăn,