0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay dự án của Chi nhánh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY (Trang 78 -81 )

- Rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định về môi trườn g ô nhiễm môi trường, chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe người dân, công

nhánh Cầu Giấy

2.2.3. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay dự án của Chi nhánh

án của Chi nhánh

2.2.3.1.Tư vấn giải pháp hạn chế rủi ro cho khách hàng

Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, sử dụng thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc tài chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro:

•Tư vấn hoàn thiện về mặt pháp lý cho dự án •Tư vấn cung cấp đầu vào cho dự án

•Tư vấn các giải pháp kỹ thuật cho khâu thiết kế và xây dựng •Tư vấn về thị trường đầu ra cho sản phẩm

•Tư vấn bảo hiểm, bảo đảm, bảo lãnh dự án

a. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay

Quy trình cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một quy trình cho vay chặt chẽ và có hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình cho vay là một quy trình kể từ khi khách hàng lập đơn xin vay cho đến lúc ngân hàng thu hồi hết nợ vay. Nó gồm 5 giai đoạn:

- Lập hồ sơ xin vay

- Giai đoạn phân tích tín dụng - Giai đoạn quyết định tín dung

- Giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro - Giai đoạn kiểm tra và thanh lý hợp đồng

Các giai đoạn trên có mối quan hệ chặc chẽ với nhau và đòi hỏi được thực hiện một cách đầy đủ sát sao của tổng giai đoạn. Tuy nhiên trong thực tế có không ít cán bộ tín dụng lơi lỏng hời hợt trong việc thực hiện các giai đoạn điều đó gây ra rủi ro. Chính vì vậy, từ khi thiết lập cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, các cán bộ ngân hàng phải áp dụng đồng bộ quy trình nhưng cũng phải hết sức linh hoạt mềm dẻo. Có như vậy hiệu quả đầu tư tín dụng mới được tăng cao rủi ro tín dụng mới được hạn chế ở mức thấp nhất. Tuy nhiên ngân hàng cần đặc biệt kiểm tra phân tích một cách toàn diện chặt chẽ về khách hàng trước khi cho vay, đồng thời phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay sau khi đã phát hành tiền vay.

b. Sử dụng các đảm bảo tín dụng cho dự án vay vốn

Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định.

Đảm bảo tín dụng là cơ sở giúp các NHTM có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không còn khả năng trả nợ.

Đảm bảo tín dụng có thể là lời cam kết trả nợ thay của người bảo lãnh hoặc cam kết của người vay dùng tài sản đảm bảo để thế chấp hay cầm cố các khoản vay. Tuy nhiên bản thân đảm bảo tín dụng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro.

Cần thực hiện nghiêm túc quy định về điều kiện bảo đảm tín dụng:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên đi vay, riêng với đất thì phải có quyền sử dụng đất

- Tài sản được phép giao dịch theo luật, không phải đối tượng cấm - Tài sản không có tranh chấp

- Tài sản được mua bảo hiểm theo quy định - Tài sản được định giá chính sác

c. Tham gia bảo hiểm tín dụng

Đây là một giải pháp nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho các ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay. Trên thực tế, ngân hàng có thể tham gia bảo hiểm tín dụng dưới 3 hình thức:

Một là, ngân hàng khuyến khích người gửi tiền tham gia bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. Như vậy, khoản tín dụng trong trường hợp này được coi như là đã tham gia bảo hiểm.

Hai là, ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

Ba là, ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách thành lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp những thiệt hại do rủi ro gây ra, tạo sự chủ động đối với những rủi ro có thể xảy ra trong qúa trình kinh doanh. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro vẫn phải thực hiện nghiêm túc theo quy định nhưng cách trích lập có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Việc trích lập có thể được thực hiện theo từng quý dựa trên cơ sở số dư nợ qúa hạn cuối quý trước. Thực hiện phương án này sẽ giúp cho việc trích lập trở nên linh hoạt và phản ánh đúng thực chất của quỹ dự phòng. Ngay từ đầu năm tài chính ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng. Tuy nhiên, để phản ánh đúng số quỹ dự phòng rủi ro được trích phu hợp với tình hình nợ quá hạn NHNN nên cho phép các ngân hàng được đưa vào thu nhập bất thường hoặc thoái chi số đã trích đối với các khoản nợ quá hạn mới phát sinh trong năm cũng phải được trích lập đầy đủ.

d. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng

Để tiến hành phân tán, chia sẻ rủi ro tin dụng, Chi nhánh tiến hành thực hiện dưới hai hình thức

- Đa dạng hoá đối tượng tín dụng:

Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hoá.

Không nên đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san sẻ ra nhiều khách hàng.

- Liên kết đầu tư: trong kinh doanh có những doanh nhiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Chi nhánh không thể đáp ứng được hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro. Do đó Chi nhánh Cầu Giấy có thể tiến hành liên kết đầu tư cho vay

với các chi nhánh khác cùng hệ thống ngân hàng hoặc . Theo cách này thì ngân hàng cũng đã phân tán rủi ro của mình cho ngân hàng khác.

e. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, để việc đầu tư tín dụng có chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải thu thập và phân tích, xử lý chính xác các thông tin liên quan đến hoạt đông tín dụng. Do vậy, ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin và kết hợp nhiều biện pháp để thu thập thông tin ở trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Có thể nói, chất lượng thông tin thu thập được là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng của các khoản vay của ngân hàng.

Bên cạnh những thông tin thu thập được do khách hàng cung cấp, Chi nhánh cần thu thập thông tin từ các mối quan hệ của khách hàng như: nhà cung cấp đầu vào, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh,… Chi nhánh cũng có thể thu thập thông tin từ các ngân hàng khác mà trước kia khách hàng có mối quan hệ vay vốn để xem xét quá khứ vay mượn của khách hàng như quy mô, hiệu quả sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ… giúp ngân hàng đưa ra các phán quyết đúng đắn. Ngoài ra, Chi nhánh cũng có thể thu thập thông tin bằng cách thăm viếng cơ sở kinh doanh của khách hàng, tìm kiếm, mua thông tin từ nhiều nguồn để có được thông tin tổng hợp và chính xác nhất.

Để đảm bảo hệ thống thông tin của Chi nhánh hoạt động có hiệu quả, là nơi tin cậy giúp cán bộ tín dụng nắm bắt được thông tin cần thiết, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với chủ đầu tư.

- Xây dựng trang Web cung cấp thông tin tín dụng điện tử trực tuyến cho toàn hệ thống bao gồm: thông tin kinh tế, thông tin tổng hợp định kỳ, thông tin hoạt động tín dụng của khách hàng bất kỳ, thông tin xếp hạng tín dụng, thông tin hạn mức tín dụng.

- Kết nối với các hệ thống thông tin khác của NHNN, Bộ công thương… thu thập thông tin tín dụng toàn ngành ngân hàng và thông tin kinh tế khác.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY (Trang 78 -81 )

×