Kiểm tra, giám sát các rủi ro phát sinh theo chu kỳ các dự án đầu tư vay vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 83 - 84)

- Rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định về môi trườn g ô nhiễm môi trường, chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe người dân, công

2.2.5.Kiểm tra, giám sát các rủi ro phát sinh theo chu kỳ các dự án đầu tư vay vốn

nhánh Cầu Giấy

2.2.5.Kiểm tra, giám sát các rủi ro phát sinh theo chu kỳ các dự án đầu tư vay vốn

2.2.5.1. Rà soát định kỳ

Công tác rà soát định kỳ và đánh giá định kỳ cùng là hoạt động theo chu kỳ và được lên kế hoạch từ trước. Rà soát bao hàm cả đánh giá, đánh giá là dựa trên những tiêu chuẩn nhất định để so sánh xem xét vấn đề, còn rà soát là kiểm tra lại tất cả các hoạt động của dự án xem có đúng với tiến độ và kế hoạch đã đề ra hay không. Thực hiện hai công tác trên nhằm kiểm soát và hạn chế những rủi ro bất thường có thể xảy ra với dự án.

Công tác rà soát đối với dư nợ của các dự án phải được cán bộ tín dụng thực hiện định kỳ ít nhất một năm 2 lần. Việc rà soát bao gồm: đánh giá tiến triển kinh doanh của dự án từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản vay, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng và cam kết trong thỏa thuận ban đầu và các vấn đề liên quan khác.

Mục đích chính của việc tiến hành rà soát là nhằm duy trì chất lượng tài sản có. Bất cứ dấu hiệu nào về sự vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/ cầm cố hoặc cam kết với ngân hàng của bên vay đều phải được điều tra và có các biện pháp giải quyết kịp thời.

Song song với việc tiến hành rà soát danh mục các dự án, các cán bộ tín dụng cần tiến hành đồng thời việc phân loại khách hàng và xếp loại rủi ro theo chất lượng dự án. Đối với những dự án có nguy cơ rủi ro cao, cán bộ tín dụng phải xác định lại và kiến nghị trưởng phòng để chuyển hồ sơ dự án sang bộ phận quản lý rủi ro để theo dõi và báo cáo lên ban lãnh đạo Chi nhánh kịp thời giải quyết. Đối với những dự án có dấu hiệu xấu đi cần phải được đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt, cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay này của khách hàng phải tiến hành theo dõi, rà soát hàng ngày.

Các bước thực hiện khi tiến hành rà soát nợ của dự án:

+ Cán bộ tín dụng ghi vào nhật ký theo dõi từng dự án vay mới và các dự án vay cũ sau từng lần rà soát

+ Lập báo cáo hoàn chỉnh về tình hình dư nợ có liên quan đến dự án

+ Phân tích thông tin để xác định chất lượng tiến độ hoạt động của dự án bao gồm việc sử dụng và khả năng thanh toán nhanh, đúng hạn. Đồng thời tiến hành xếp loại

khách hàng và xếp loại rủi ro theo chất lượng của dự án để đánh giá danh mục cho vay.

+ Rà soát lại các khoản mục cho vay nhằm đảm bảo người đi vay chấp hành đầy đủ các điều kiện trong hợp đồng

+ Trực tiếp đi kiểm tra khách hàng vay để thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của dự án.

+ Việc rà soát phải đảm bảo bao gồm cả đánh giá tình hình tài chính mới nhất, những vấn đề lớn mà dự án gặp phải, những vấn đề pháp lý nảy sinh, thực trạng tài sản đảm bảo…

+ Sau khi rà soát: Lập bảng phân tích toàn diện, chi tiết, hoàn thiện thành một bản báo cáo. Nội dung của báo cáo: tình hình hoạt động của dự án kể từ lần rà soát trước, kết quả kinh doanh, mức tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng vay vốn, định giá lại tài sản thế chấp, hiệu quả sử dụng khoản vay…

2.2.5.2. Rà soát bất thường:

Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra, rà soát đột xuất các dự án đầu tư nếu có một trong những sự kiện sau xảy ra với dự án:

+ Dự án có dấu hiệu chậm thanh toán lãi và trả nợ gốc

+ Có sự thay đổi về chủ sở hữu, cơ cấu điều hành, pháp lý của dự án vay vốn + Có sự thay đổi trong đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của dự án

+ Có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng về tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của dự án.

+ Biến động lớn về tỉ giá hối đoái hoặc lãi suất có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của dự án.

+ giá trị tài sản đảm bảo thay đổi theo hướng bất lợi cho ngân hàng

+ Lợi nhuận trước khi nộp thuế không đủ trả lãi vay cho ngân hàng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cảu dự án khi đến hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 83 - 84)