Rủi ro trong các quy định về quản lý môi trường, khai thác và quản lý tài nguyên, quy định về lao động, bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30 - 33)

nguyên, quy định về lao động, bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan.

b. Đánh giá rủi ro về điều kiện tự nhiện, xã hội, con người, điều kiện vĩ mô liên quan tới dự án

Vì công tác lập dự án hiện nay vẫn chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức, chất lượng lập dự án còn kém. Đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã hội, con người và điều kiện kinh tế vĩ mô có liên quan đến dự án. Đôi khi nó chỉ là những nghiên cứu, báo cáo sơ sài chủ quan mà không có nghiên cứu, thu thập thông tin số liệu từ thực tế. Điều đó dẫn đến những nhận định sai lầm trong báo cáo nghiên

cứu khả thi gửi lên ngân hàng. Nhiện vụ của cán bộ tín dụng là phải biết đánh giá đúng tính chân thực của thông tin trong hồ sơ dự án và có cách đánh giá rủi ro cho dự án nếu thông tin về dự án là sai trái.

c.Đánh giá về rủi ro kỹ thuật, công nghệ và giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của các dự án chủ yếu nhập từ nước ngoài vì vậy ngân hàng cần xem xét tới hợp đồng nhập và chuyển giao công nghệ giữa các bên. Đánh giá thế hệ công nghệ nhập về vì rủi ro công nghệ nhập về bị lỗi thời là rất lớn, nếu là nhập dây chuyền cũ phải xem xét tới công tác định giá dây truyền và thời gian tuổi thọ công nghệ còn bao lâu. Bên cạnh đó còn phải xem xét tới tỷ giá hối đoái, thuế nhập khẩu và các ưu đãi liên quan để đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro.

Để đánh giá rủi ro này cần có phương pháp đồng bộ phối hợp cả định tính và định lượng.

d. Đánh giá về rủi ro nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào

Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến tiến độ, chất lượng và lợi nhuận từ dự án. Thời gian gần đây nguyên liệu cho các dự án xây dựng, vật liêu xây dựng liên tục biến động về giá, gây rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị cho công trình thi công chủ yếu cũng là nhập khẩu hay thuê, rủi ro về chuyển giao công nghệ và tỷ giá hối đoái, cũng như chất lượng máy móc nhập về.

e. Đánh giá về rủi ro thị thường đầu ra của sản phẩm

Thị trường đầu ra và thị trường đầu vào của dự án liên quan đến phương án chọn địa điểm xây dựng dự án để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển. Từ đó đánh giá tính hợp lý của địa điểm xây dựng dự án mà chủ đầu tư dự định.

Thị trường đầu ra của dự án liên quan trực tiếp tới doanh thu của dự án. Phương án tiêu thụ sảm phẩm và phương án mở rộng thị trường thiêu thụ sản phẩm cần được xem xét tới tính biến động của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, văn hóa, tập quán, có khi còn phải xem xét tới cơ cấu dân số, độ tuổi, thói quen tiêu dùng của đối tượng khách hàng mà sản phẩm đầu ra của dự án sẽ hướng tới.

Ngân hàng cần xem xét tới cả đối thủ cạnh tranh của khách hàng và những cơ hội mà khách hàng có thể có trong thời gian tới.

f. Đánh giá rủi ro về cơ cấu tổ chức quản lý, thực hiện dự án

Các dự án, tùy theo quy mô loại hình dự án đầu tư mà áp dụng các mô hình quản lý cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Năng lực quản lý của nhà quản lý dự

án là rất quan trọng, nó quyết định tới chất lượng và tiến độ thực hiện của dự án. Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải xem xét tới cơ cấu nhân sự và trình độ của ban quản lý.

g. Đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Đây là một khâu quan trọng trong việc thẩm định và xem xét mức độ rủi ro của dự án. Các chỉ tiêu cần đánh giá khi xem xét khía cạnh tài chính của dự án bao gồm: NPV, IRR, B/C, Thời gian thu hồi vốn, kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, nguồn trả nợ, tính toán độ nhạy của dự án…

1.2.4. Phân loại rủi ro dự án vay vốn

Phân loại rủi ro là việc đánh giá, phân tích, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay đối với dự án. Đây là việc làm hết sức quan trọng, mục đích nhằm làm tăng tính khả thi cho phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Rủi ro khi cho vay đối với dự án tại ngân hàng có thể chia làm hai loại chính: rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng.

1.2.4.1. Rủi ro đầu tư

Rủi ro đầu tư bao gồm rủi ro về chủ đầu tư ( khách hàng vay vốn) và rủi ro về dự án đầu tư ( dự án vay vốn ).

Rủi ro về chủ đầu tư (khách hàng vay vốn)

Rủi ro về chủ đầu tư là những rủi ro xuất hiện khi doanh nghiệp đó không có đủ năng lực về pháp lý, hay sự yếu kém trong năng lực điều hành quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, với mô hình tổ chức- bố trí lao động không hợp lý- khoa học hay hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả ( doanh thu thấp, cơ cấu tài sản, nguồn vốn không hợp lý..).

Rủi ro về chủ đầu tư có thể chia làm 4 loại rủi ro: - Rủi ro về năng lực pháp lý của doanh nghiệp

- Rủi ro về năng lực điều hành quản lý của doanh nghiệp - Rủi ro về mô hình tổ chức - bố trí lao động của doanh nghiệp. - Rủi ro về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Rủi ro về dự án đầu tư: Các loại rủi ro dự án đầu tư thường gặp bao gồm: Rủi ro về cơ chế chính sách:

Rủi ro về cơ chế chính sách bao gồm tất cả những bất ổn về tài chính và chính sách tác động đến dự án. Có thể kể đến như: Các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác liên quan đến dòng tiền của dự án.

Cụ thể các rủi ro về cơ chế - chính sách có thể gặp phải :

- Rủi ro về Thuế: khi có bất cứ sự thay đổi nào đó liên quan đến dự án, đều có thể dẫn đến tác động tích cực hoặc tiêu cực đến dự án. Với sự thay đổi các sắc thuế áp dụng cho lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến dự án sẽ làm thay đổi dòng tiền hàng năm của dự án, dẫn đến thay đổi kết quả các chỉ tiêu NPV, IRR của dự án, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Một ví dụ cụ thể là khi có sự tăng lên của thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao đối với với dự án. Rủi ro này làm giảm mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, làm giảm tính khả thi của dự án về mặt tài chính.

- Rủi ro về chính sách tuyển dụng lao động: Những chính sách thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như: thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, thay đổi chính sách với lao động nữ ( thời gian nghỉ thai sản…), chính sách hạn chế hoặc khuyến khích đối với lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nhân sự, nhân công lao động của dự án, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.

- Rủi ro về hạn ngạch thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: Các rủi ro này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chi phí của dự án. Ví như việc Nhà nước quyết định hạn chế nhập khẩu mặt hàng hoặc nguồn nguyên vật liệu nào đó mà dự án đang cần, rủi ro này làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án, ảnh hưởng đến sản lượng, chi phí của dự án..

- Rủi ro về kiểm soát ngoại hối: Việc hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án, ảnh hưởng đến lợ nhuận thu được của các nhà đầu tư.

- Rủi ro độc quyền: Sự độc quyền trong kinh doanh của một doanh nghiệp, tập đoàn nào đó sẽ làm hạn chế sự tự do đầu tư của các doanh nghiệp khác. Một số ngành mà Nhà nước gần như là độc quyền ở nước ta như: sản xuất, cung cấp Điện, dịch vụ hàng không… sẽ làm giảm cơ hội đầu tư cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w