Hoàn thiện nội dung và quy trình đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 74 - 76)

- Rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định về môi trườn g ô nhiễm môi trường, chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe người dân, công

2.2.1.Hoàn thiện nội dung và quy trình đánh giá rủi ro

nhánh Cầu Giấy

2.2.1.Hoàn thiện nội dung và quy trình đánh giá rủi ro

2.2.1.1. Hoàn thiện nội dung phân tích đánh giá rủi ro

Để đưa ra được quyết định xem có nên tài trợ cho dự án hay không, ngân hàng sử dụng các kết quả của việc phân tích các nội dung đánh giá rủi ro. Chính vì vậy, để đưa ra sự đánh giá một cách chính xác đối với một dự án đầu tư, ngân hàng phải xử lý tốt các nội dung đánh giá, từ đó giúp lựa chọn được cho mình nhà đầu tư thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cho vốn đầu tư mà Ngân hàng bỏ ra.

Thứ nhất, chúng ta đi xem xét công tác đánh giá nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng và hệ thống ngân hàng BIDV nói chung cần phải xây dựng cho mình một bảng giá định mức trong từng lĩnh vực cụ thể để làm căn cứ cho việc tiến hành thẩm định đánh giá rủi ro. Mặt khác, ngân hàng cũng phải thành lập một tổ định giá độc lập để từ đó có thể định giá một cách chính xác nhất những nhu cầu vốn đầu tư trong từng trường hợp của dự án, cũng như những dự án đầu tư đặc thù.

Thứ hai, xác định lại những yếu tố doanh thu hoặc chi phí một cách chính xác và đầy đủ hơn nữa. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức về chuyên môn cũng như cần phải có kiến thức về thị trường liên quan với những vấn đề của dự án. Đối với chi phí của dự án, việc xác định thường có nhiều khó khăn. Bởi lẽ, giá cả của các yếu tố đầu vào của khối lượng tính toán thường được xác định theo định mức. Trong khi đó, các định mức này cần phải được xây dựng dựa trên những quy định của ngành và Nhà nước hay từ các dự án tương tự đã và đang hoạt động. Chính vì vậy, cán bộ thẩm định đánh giá rủi ro luôn cần cập nhật các quy định của Nhà

nước đối với những vấn đề có liên quan đến dự án để có thể xây dựng được những thông số chuẩn hơn đánh giá chi phí từ đó có hiệu quả tốt nhất trong công tác thẩm định rủi ro.

Thứ ba, trong công tác đánh giá hiệu quả tài chính đối với một dự án đầu tư, khi tính toán đến dòng tiền của dự án, cán bộ Chi nhánh cần tính đến các yếu tố lạm phát hay trượt giá, yếu tố này rất có thể sẽ xảy ra, và khi đó nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến dự án nếu dự án được thực thi. Nguyên nhân là do có liên quan đến tỷ suất chiết khấu của dự án, từ đó liên quan đến dòng tiền và hiệu quả tài chính đối với dự án.

2.2.1.2. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro

Để nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn Chi nhánh cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao quy trình đánh giá rủi ro bằng việc tiến hành thẩm định một cách đầy đủ và tỉ mỉ hơn nữa các khía cạnh của dự án:

+ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án => Rủi ro về cơ chế chính sách

+ Thẩm định khía năng cung cấp, đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào = > Rủi ro về cung cấp

+ Thẩm định về thị trường của sản phẩm => Rủi ro về thị trường và thu nhập + Thẩm định các điều kiện vĩ mô => Rủi ro về kinh tế vĩ mô

+ Thẩm định về kỹ thuật và công nghệ => Rủi ro về kỹ thuật vận hành

+ Thực hiện về phương thức diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án => Rủi ro về thi công xây dựng

+ Thẩm định hiệu quả tài chính dự án => Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án Để đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn một phương thức được rất nhiều ngân hàng ở nước ta hiện nay áp dụng là phương thức xếp hạng tín dụng, với những cách thức rất chuyên nghiệp để đưa ra từng mức điểm đối với dự án từ đó đưa ra kết luận của mình, đồng ý cho vay hay khước từ đối với dự án. Phương thức xếp hạng tín dụng là rất quan trọng, do vậy Chi nhánh cần tiếp tục xây dựng và củng cố phương thức này có chiều sâu hơn nữa, để có những cách nhìn, cách đánh giá về dự án ngày càng chính xác và đầy đủ hơn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phương pháp này, là sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản trị trong tình hình mới và tiếp cận tối đa với các chuẩn mực quốc tế. Việc đo lường và định dạng các loại rủi ro tín dụng tại Chi nhánh sẽ ngày càng được thực hiện thống nhất và tập trung hơn trong suốt quá trình cho vay, quản lý khoản vay từ Hội sở đến tất cả các điểm giao dịch. Từ đó, giúp cho Chi nhánh nói riêng và Hội sở

chính nói riêng có thể hoạch định được các chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng đúng theo quy định của NHNN.

Về phần các khách hàng, việc áp dụng thành công chương trình này cũng sẽ mang nhiều lợi ích hơn cho họ. Bởi lẽ, thông qua phương thức chấm điểm tự động thời gian xử lý các giao dịch của ngân hàng sẽ nhanh chóng hơn. Đồng thời, các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi về giá, phí, chương trình khách hàng thân thiết hay có nhiều cơ hội hợp tác cùng ngân hàng. Ngoài ra các khách hàng sẽ có cơ hội thường xuyên được bảo đảm hoạt động tài chính, kinh doanh lành mạnh. Bởi lẽ, họ sẽ được tư vấn chu đáo hơn từ các cán bộ của ngân hàng.

Tuy vậy, trong công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn thì kinh nghiệm đánh giá và chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp vẫn là yếu tố chủ quan và quan trọng hơn cả mà không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể thay thế được. Do đó bên cạnh việc hoàn thiện quy trình đánh giá thì Chi nhánh cũng cần quan tâm đúng mức tới việc nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 74 - 76)