Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 61 - 63)

- Rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định về môi trườn g ô nhiễm môi trường, chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe người dân, công

1.4.1.Những kết quả đã đạt được

c. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng

1.4.1.Những kết quả đã đạt được

1.4.1.1. Về quy trình đánh giá rủi ro

Tại Chi nhánh đã xây dựng được một quy trình đánh giá rủi ro dự án một cách khoa học và ngày càng được hoàn thiện. Cán bộ Chi nhánh trong quá trình tiến hành đánh giá rủi ro dự án luôn thực hiện theo quy trình một cách hết sức nghiêm túc. Công tác đánh giá rủi ro luôn đảm bảo đúng yêu cầu, thời hạn, nhanh chóng trả lời khách hàng vay vốn, để giúp cho các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội đầu tư của mình.

Trong công tác đánh giá rủi ro, ngân hàng chú ý hơn cả là khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả năng hoàn trả vốn vay, khả năng sinh lời của dự án, cũng như thời gian trả nợ vốn vay… Chi nhánh luôn cố gắng thực hiện một cách rõ ràng minh bạch nhất để đảm bảo có thể đưa ra quyết định chính xác phục vụ cho lợi ích của khách hàng và ngân hàng.

1.4.1.2. Về phương pháp đánh giá rủi ro

Tại Chi nhánh các phương pháp đánh giá rủi ro được áp dụng một cách linh hoạt, kết hợp giữa các phương pháp với nhau trong quá trình thực hiện đánh giá. Điều này giúp nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro, đặc biệt là trong công tác đánh giá rủi ro đối với các dự án vay vốn. Tuỳ từng đối tượng khách hàng, tuỳ quy mô, tính chất của dự án vay vốn mà cán bộ Chi nhánh áp dụng các phương pháp khác nhau một cách linh hoạt. Phương pháp phân tích SWOT là một trong những phương pháp được cán bộ chi nhánh thường xuyên áp dụng một cách có hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng vay vốn.

1.4.1.3. Về nội dung đánh giá rủi ro

Nội dung đánh giá rủi ro dự án vay vốn được xây dựng khá đầy đủ và được tiến hành một cách tuần tự, có hệ thống. Các dự án được đánh giá định tính đầy đủ các phương diện, để từ đó định tính đưa ra được cái nhìn cơ bản về chủ đầu tư, về dự án và góp phần đưa ra quyết định xem ngân hàng có nên cho vay vốn hay không.

Đối với phương pháp định lượng qua phân tích độ nhạy các dự án đã được đánh giá rủi ro một cách khách quan hơn qua một hệ thống bảng biểu chỉ tiết về doanh thu, chi phí lãi vay, khấu hao…Kết luận đưa ra dự trên các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, B/C….Do vậy nội dung phân tích định lượng được xem như khá đầy đủ và đa dạng. Bao gồm: Rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro thị trường, rủi ro thu thập, thanh toán, rủi ro về cung cấp, rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro về kỹ thuật vận hành bảo trì, rủi ro về xây dựng hoàn tất, rủi ro về môi trường xã hội, rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng…

1.4.1.4. Về đội ngũ cán bộ đánh giá rủi ro

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại Chi nhánh nhìn chung có tuổi đời còn khá trẻ do đó rất năng động và nhiệt huyết với công việc, đặc biệt có khả năng nhanh nhạy, linh hoạt trong việc nắm bắt và xử lý thông tin. Chất lượng đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh khá cao bởi cán bộ nhân viên trong chi nhánh đều được tuyển chọn một cách hết sức nghiêm túc, gắt gao từ các trường đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng tài chính có tiếng trên cả nước. Mặt khác, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ

tại Chi nhánh thường xuyên được củng cố và nâng cao nhờ ban lãnh đạo chi nhánh đã làm khá tốt công tác đào tạo cán bộ thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và chính sách khuyến khích học tập đối với cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 61 - 63)