MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3 1.1 Những khái niệm cơ bản về bản đồ địa chính 3 1.1.1 Bản đồ địa chính cơ sở 5 1.1.2 Bản đồ địa chính 5 1.1.3 Bản đồ địa chính số 6 1.1.4 Bản trích đo 7 1.1.5 Thửa đất 8 1.2 Nội dung bản đồ địa chính 9 1.2.1 Điểm khống chế toạ độ và độ cao 9 1.2.2 Địa giới hành chính các cấp 10 1.2.3 Ranh giới thửa đất 11 1.2.4 Loại đất 11 1.2.5 Công trình xây dựng trên đất 12 1.2.6 Ranh giới sử dụng đất 12 1.2.7 Hệ thống giao thông 12 1.2.8 Mạng lưới thuỷ văn 12 1.2.9 Địa vật quan trọng 12 1.2.10 Mốc địa giới quy hoạch 12 1.2.11 Dáng đất 13 1.2.12 Cơ sở hạ tầng 13 1.2.13 Ký hiệu bản đồ địa chính 13 1.2.14 Ghi chú thuyết minh 14 1.3 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 14 1.3.1 Lưới khống chế tọa độ và độ cao 14 1.3.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính 15 1.3.3 Phương pháp phân mảnh 18 1.3.4 Khung bản đồ địa chính 22 1.4 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính 23 1.4.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa ( phương pháp toàn đạc ) 24 1.4.2 Phương pháp biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn 27 1.4.3 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không phối hợp với đo vẽ ngoài thực địa 27 1.4.4 Phương pháp đo vẽ ảnh lập thể 28 1.4.5 Phương pháp đo vẽ sử dụng công nghệ GNSS (Phương pháp đo động) 28 CHƯƠNG II: PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS 30 2.1 Phần mềm Microstation 30 2.1.1 Giới thiệu về MicroStation 30 2.1.2 Cơ sở dữ liệu trong MicroStation 30 2.1.3 Tính năng,tác dụng phần mềm MicroStation thành lập bản đồ địa chính 33 2.1.4 Xây dựng và quản lý dữ liệu trong MicroStation 44 2.2 Phần mềm Famis 44 2.2.1 Giới thiệu phần mềm Famis 44 2.2.2 Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis 46 2.2.3 Các bước thành lập bản đồ địa chính bằng Famis 46 CHƯƠNG III : ỨNG DỤNG MICROSTATION THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:500 PHƯỜNG MỸ ĐỘ, THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG 55 3.1 Khái quát khu vực nghiên cứu 55 3.1.1 Vị trí địa lý 55 3.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu 56 3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 56 3.1.4 Tình hình sử dụng đất, quản lý đất đai 57 3.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính 57 3.3 Số liệu đo đạc thực địa. 58 3.4 Kết quả thực nghiệm ứng dụng của MicroStation trong thành lập bản đồ địa chính phường Mỹ Độ 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sựgiảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô em đã học hỏi được nhiều kiến thứcchuyên môn, các kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống
Em xin trân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Trắc địa –Bản đồ đã truyền đạt lại cho em những kiến thức chuyên nghành từ lý thuyết và cáckinh nghiệm thực hành để chúng em có hành trang vững chắc trong công việc saukhi tốt nghiệp ra trường
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Ts Nguyễn Bá Dũng
đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệpnày
Em cũng xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt
đồ án tốt nghiệp Bạn bè đã chia sẻ kiến thức và tài liệu cho em trong quá trình làm
đồ án
Em xin trân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang 5MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần khôngthể thiếu được đối với mỗi quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội,việc tăng qui mô dân số, quá trình đô thị hoá nhanh đòi hỏi nhà nước phải quản lýchặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai để đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả
và bảo vệ môi trường Quản lý sử dụng đất là nội dung quan trọng của công tácquản lý nhà nước về đất đai, được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địaphương Với yêu cầu việc quản lý là phải nắm vững hiện trạng sử dụng đất và kếtquả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì việc sử dụng các tờ bản đồ địachính trong công tác quản lý là vô cùng quan trọng
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, là tài liệu quan trọng trongcông tác quản lý nhà nước về đất đai Nó làm cơ sở cho việc đăng ký, thống kê, lập
và hoàn thiện hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý cho việc giaođất, thu hồi đất về xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ngoài ra, bản đồ địachính còn phục vụ việc bảo vệ cải tạo đất và làm cơ sở tài liệu cơ bản
Chính vì vậy, việc xây dựng bản đồ địa chính là một nhiệm vụ quan trọngmang tính cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Ngày nay, với sựphát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì tin học đã trở thành một công cụ phổbiến, rộng rãi và được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong công tácquản lý đất đai Những năm gần đây việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai đãđược Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm thay thế dần các phương pháp thủ côngkém hiệu quả để tiến tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai một cách chính xác,khoa học và tiện dụng Việc xây dựng bản đồ địa chính từ các phần mềm là mộttrong những phần quan trọng của việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai đó.Hiện nay, có rất nhiều phần mềm ứng dụng cho ngành quản lý đất đai nóichung và thành lập bản đồ địa chính nói riêng đã ra đời và được ứng dụng rộng rãinhư: Mapinfo, Autocard, Microstation, Famis… Trong đó, phần mềm Microstation
Trang 6và phần mềm Famis là phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính, có tính
ưu việt và khả năng ứng dụng rất lớn nên chúng ta có thể áp dụng phần mềm nàyvào đo vẽ thành lập bản đồ địa chính Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước tạiphường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, cụ thể là việc giao đất, thựchiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, làm cơ sở để lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai… đòi hỏi phải cóbản đồ địa chính được thành lập đúng theo với quy định, quy phạm của Bộ Tàinguyên và Môi trường, phản ánh đúng hiện trạng công tác quản lý đất đai của địa
phương đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation thành lập bản đồ địa chính phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” được lựa chọn từ nhu cầu
thực tiễn đó, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai tại địa phương trong bốicảnh đô thị hóa đang ngày càng mạnh mẽ
Trang 7CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1 Những khái niệm cơ bản về bản đồ địa chính
*Khái niệm
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai,cung cấp thông tin về đất đai Trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, hình thể, diệntích…của từng thửa đất Bản đồ địa chính còn thể hiên các yếu tố địa lý khác liênquan đến đất đai Bản đồ địa chính đươc xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp các đầy đủ thông tin thuộc tính về đất đai.Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồđịa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp trên quy mô toàn quốc Bản đồđịa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi, biến động hợp pháp của đất đai,
có thể cập nhật hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… hoặc theo định kỳ theo quyđịnh của Nhà nước
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, nó mang tínhpháp lý phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ đất đai trên từng thửa đất, từng chủ sửdụng Bản đồ địa chính thu được dưới hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địachính Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiệntoàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Còn bản đồ số địa chính có đầy
đủ nội dung thông tin địa chính và các thông tin này được lưu trữ dưới dạng sốtrong máy tính , sử dụng một hệ thống ký hiệu đã số hoá
Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từngtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định theo thông tư 25- BTNMTban hành ngày 19/5/2014, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độcao quốc gia hiện hành
Trang 8Bảng 1.1 Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ
Trang 91.1.1 Bản đồ địa chính cơ sở
- Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung của bản đồ địa chính gốc được đo vẽbằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sửdụng ảnh chụp từ máy bay, ảnh vệ tinh kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địahay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có.Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín theo khungmảnh bản đồ
- Bản đồ địa chính cơ sở là cơ sở để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thànhbản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được thành lậpphủ kín một đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn và được quản lý theo đơn vịhành chính cấp huyện, tỉnh để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ôthửa có tính ổn định lâu dài để xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất cóloại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê
1.1.2 Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tên gọi cho bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địachính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để
vẽ trọn thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ
sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong
hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quantrọng trong hồ sơ địa chính, trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, sốthửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ sử dụng hoặc đồng sử dụng đáp ứngđược yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương
- Mục đích của bản đồ địa chính:
+ Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng kýđất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
Trang 10quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.
+ Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn; quận,huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (gọi chung là tỉnh)
+ Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến độngcủa từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã
+ Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cáckhu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng vàlàm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm
+ Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo,tranh chấp đất đai
+ Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai
+ Làm cơ sở để xây dựng cở sở dữ liệu đất đai các cấp
- Yêu cầu đối với bản đồ địa chính:
+ Thể hiện đúng hiện trạng của các thửa đất, chính xác rõ ràng cả về mặt địa
lý và pháp lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng đất và loại đất
+ Lựa chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất - Bản đồđịa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tốtrên bản đồ biến dạng nhỏ nhất
+ Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác
1.1.3 Bản đồ địa chính số
- Bản đồ số là bản đồ trên đó có sự chồng xếp các lớp thông tin khác nhau, làtập hợp của các thông tin được lưu trữ trong máy tính (trong đĩa) dưới dạng số vàđược thành lập dưới sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên dùng gắnliền với kỹ thuật sản xuất bản đồ
Trang 11- Bản đồ địa chính số là bản đồ được xây dựng bằng cách kết hợp các phươngpháp của bản đồ truyền thống với công nghệ thông tin sử dụng máy tính điện tử, sảnphẩm thu được là bản đồ số và bản đồ giấy in được từ bản đồ số.
Bản đồ số là tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có khảnăng đọc được bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ
- Để thành lập bản đồ số địa chính cần nghiên cứu các chuẩn về bản đồ số và tổ chức
dữ liệu:
+ Chuẩn hệ quy chiếu
+ Chuẩn khuôn dạng dữ liệu đồ họa
+ Chuẩn về phân lớp nội dung bản đồ địa chính
+ Chuẩn về công tác biên tập bản đồ địa chính
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bảntrích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất Khi đăng ký quyền sửdụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích
sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống nhất với sốliệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 121.1.5 Thửa đất
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thựcđịa hoặc được mô tả trên hồ sơ Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằngcác cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốcgiới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửađất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa
là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định.Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới (hìnhthể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự Trên bản đồ địa chính ranh giới thửađất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó.Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,
…) không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên bản
đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép củađường ranh tự nhiên giáp với thửa đất Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đườngranh tự nhiên không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được
bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trungtâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản
đồ địa chính Các trường hợp do thửa đất quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự,diện tích, loại đất thì được lập bản trích đo địa chính và thể hiện ở bảng ghi chúngoài khung bản đồ Trường hợp khu vực có ruộng bậc thang, thửa đất được xácđịnh theo mục đích sử dụng đất của cùng một chủ sử dụng đất (không phân biệttheo các bờ chia cắt bên trong khu đất của một chủ sử dụng)
Trên bản đồ địa chính còn có các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thànhthửa đất bao gồm đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thống thuỷ lợitheo tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi, kênh, rạch,suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụng không có ranhgiới thửa khép kín trên tờ bản đồ; ranh giới sử dụng đất xây dựng đường giao thông,xây dựng hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, xây dựng các công trình theo tuyến khác
Trang 13được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình, trường hợpđường giao thông, hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, các công trình khác theo tuyếnkhông có mái đắp hoặc mái đào thì xác định theo chỉ giới xây dựng công trình; ranhgiới đất có mặt nước sông, ngòi, kênh, rạch, suối được xác định theo đường mépnước của mực nước trung bình; ranh giới đất chưa sử dụng không có ranh giới thửakhép kín trên tờ bản đồ được xác định bằng ranh giới giữa đất chưa sử dụng và cácthửa đất đã xác định mục đích sử dụng.
1.2 Nội dung bản đồ địa chính
1.2.1 Điểm khống chế toạ độ và độ cao
- Các điểm khống chế tọa độ, độ cao phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồbằng tọa độ sử dụng ký hiệu quy định
- Tâm của các ký hiệu phải tương ứng với toạ độ thực của điểm và phù hợpvới vị trí của chúng trên thực địa
- Điểm thiên văn: là các điểm toạ độ Nhà nước có đo thiên văn hoặc xác địnhtoạ độ bằng thiên văn
- Điểm tọa độ Nhà nước, điểm địa chính cơ sở: là những điểm khống chế hạng
I, II, III được đo và xác định toạ độ bằng các phương pháp đường chuyền, tam giáchoặc GPS
- Điểm tọa độ địa chính: là các điểm tọa độ được xây dựng nhằm chêm dàylưới khống chế đo đạc trên cơ sở các điểm tọa độ Nhà nước và điểm địa chính cơ sởphục vụ cho đo vẽ chi tiết
- Điểm độ cao Nhà nước: là những điểm gốc độ cao nằm trong mạng lưới độcao Quốc gia xác định bằng các phương pháp thủy chuẩn hình học hạng I, II, III, IV
- Điểm độ cao kỹ thuật, điểm trạm đo, điểm kinh vĩ 1, 2 có chôn mốc cố định:
là những điểm khống chế được tăng dày thêm để đo vẽ, bổ sung chi tiết nội dungbản đồ
- Những điểm này chỉ biểu thị trong trường hợp có chôn mốc cố định bằng bêtông có dấu mốc ngoài thực địa, không biểu thị các điểm chỉ là cọc dấu, đóng đinhhoặc đánh dấu sơn
1.2.2 Địa giới hành chính các cấp
Trang 14- Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính cáccấp Tỉnh, huyện, xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địagiới Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơnthì biểu thị đường địa giới cấp cao Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địagiới đang được lưu trữ trong các cơ quan nhà nước
- Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ phảiphù hợp với Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩaViệt Nam với các nước lân cận; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thể hiệntheo quy định của Bộ Ngoại giao
- Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với
hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địagiới hành chính các cấp Riêng ranh giới sử dụng đất của các đơn vị hành chính tiếpgiáp với biển, của các đảo tính đến đường thủy triều trung bình thấp nhất trongnhiều năm
- Các mốc địa giới hành chính phải xác định toạ độ với độ chính xác như điểmtrên ranh giới thửa đất và thể hiện lên bản đồ
- Đối với các đơn vị hành chính giáp biển, các đảo nếu trong hồ sơ địa giớihành chính không khép kín ranh giới hành chính thì trên bản đồ địa chính thể hiệnranh giới sử dụng đất đến đường mép nước triều kiệt Đường mép nước triều kiệt(đường thủy triều trung bình thấp nhất trong nhiều năm) thể hiện theo quy định của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Trường hợp chưa xác định được đường mép nướctriều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp vớibiển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính
- Khi biểu thị địa giới hành chính thì địa giới hành chính cấp cao thay cho địagiới hành chính cấp thấp
- Sau khi xác định địa giới hành chính phải lập biên bản xác nhận thể hiện địagiới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan Trường hợp bản đồ địachính cùng tỷ lệ hoặc có tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ thể hiện địa giới hành chính theo
Trang 15Chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Thủ tướng Chính phủ (sauđây gọi tắt là bản đồ địa giới hành chính 364) thì được phép chuyển vẽ và có đốichiếu ở thực địa, có xác nhận chuyển vẽ của cơ quan lưu trữ tư liệu địa giới hànhchính 364 mà không cần lập biên bản xác nhận địa giới hành chính, nếu có sự khácbiệt giữa hồ sơ địa giới hành chính 364 và thực tế quản lý thì mới phải lập biên bản.
1.2.3 Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đất được thểhiện chính xác trên bản đồ bằng đường ranh giới khép kín dạng đường gấp khúchoặc đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặctrưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm cong củađường biên Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là
số thứ tự thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng
1.2.4 Loại đất
- Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng Trên bản đồ địa chính cần phânloại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết
- Loại đất là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên bản đồ địachính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất đượcquy định Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo
vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lại theo kết quả đăng ký quyền sử dụng đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thểhiện loại đất chính của thửa đất
- Trường hợp trong quá trình đo vẽ bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất hoặcxét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong một thửa đất có hai hay nhiềumục đích sử dụng đất mà chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai chưa xác địnhđược ranh giới đất sử dụng theo từng mục đích thì trong hồ sơ đăng ký quyền sửdụng đất, trên bản đồ địa chính, trong hồ sơ địa chính, trên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất phải ghi rõ diện tích đất cho từng mục đích sử dụng
1.2.5 Công trình xây dựng trên đất
Trang 16Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu vực đô thị thì trênthửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng theo méptường phía ngoài Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như nhàgạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng.
có độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ 1 nét và ghi chú độ rộng
1.2.8 Mạng lưới thuỷ văn
Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ Đo vẽ theo mức nước caonhất hoặc mực nước tại thời điểm đo vẽ Độ rộng kênh mương lớn hơn 0.5 mm trênbản đồ phải vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét theo đường timcủa nó Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nướccông cộng Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên và hướng nước chảy
1.2.9 Địa vật quan trọng
Trên bản đồ địa chính phải thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng
1.2.10 Mốc địa giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới quyhoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ
đê điều
Trang 17a Các kí hiệu vẽ theo tỷ lệ
Khi thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối lớn ta dùng kí hiệutheo tỷ lệ Phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ Đường viền củađối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đường chấm chấm Bên trong phạm
vi đường viền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ, biểu tượng và ghi chú để biểu thị đặctrưng địa vật Với bản đồ địa chính gốc thì cho phép ghi chú đặc trưng và biểutượng được dùng làm phương tiện chính Các kí hiệu này thể hiện rõ vị trí, diệntích, các điểm đặc trưng và tính chất của đối tượng cần biểu diễn
b Các kí hiệu không theo tỷ lệ
Dùng để thể hiện vị trí và các đặc trưng số lượng, chất lượng của các đốitượng song không thể hiện diện tích, kích thước và hình dạng của chúng theo tỷ lệbản đồ Loại kí hiệu này còn sử dụng cả trong trường hợp địa vật được vẽ theo tỷ lệ
mà ta muốn biểu thị thêm yếu tố tượng trưng làm tăng thêm khả năng nhận biết đốitượng trên bản đồ
Trang 18c Các kí hiệu nửa tỷ lệ
Dùng để thể hiện các đối tượng có thể biểu diễn kích thước thực một chiềutheo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích thước quy ước
1.2.14 Ghi chú thuyết minh
Ngoài các kí hiệu, người ta còn dùng cách ghi chú để biểu đạt nội dung củabản đồ địa chính Các ghi chú có thể chia làm 2 nhóm:
a Ghi chú tên riêng
Dùng để chỉ các đơn vị hành chính, tên các cụm dân cư, các đối tượng kinh tế
xã hội, tên sông, hồ, núi đồi, xứ đồng
b Ghi chú giải thích
Dùng trong bản đồ địa chính nhằm thể hiện, giải thích về phân loại đối tượng,
về đặc trưng số lượng, chất lượng của chúng Ghi chú này được viết tắt, giản lượcngắn gọn
1.3 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành về đất đai có yêu cầu độ chính xáccao và yêu cầu thể hiện nội dung tỷ mỉ, chính xác theo tiêu chuẩn quy định chặt chẽ
do cơ quan chủ quản ban hành
1.3.1 Lưới khống chế tọa độ và độ cao
Hệ thống các điểm cơ sở về tọa độ và độ cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa chínhbao gồm:
1 Lưới tọa độ và độ cao Nhà nước
2 Lưới tọa độ địa chính cơ sở (tương đương tọa độ điểm hạng III, hạng IVnhà nước)
3 Lưới tọa độ địa chính và lưới thủy chuẩn kỹ thuật
Trang 19- Trường hợp mật độ các điểm khống chế nhà nước chưa đủ ta phải tiến hànhxây dựng điểm địa chính cơ sở từ các điểm hạng I, II hoặc tiến hành đo tăng dầyđiểm không chế bằng công nghệ GPS.
- Mật độ các điểm toạ độ các hạng I, II, III, IV, điểm địa chính cơ sở (gọichung là điểm toạ độ Nhà nước) phục vụ cho xây dựng lưới địa chính, lưới khốngchế đo vẽ, lưới khống chế ảnh khi đo vẽ bản đồ địa chính được xác định dựa trênyêu cầu về quản lý đất đai, mức độ phức tạp, khó khăn trong đo vẽ bản đồ, phụthuộc vào tỷ lệ bản đồ và công nghệ thành lập bản đồ địa chính
- Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểmkhống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên
độ không quá 2 điểm
- Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phươngpháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha
có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên
Trang 20- Mật độ thửa đất trên một ha: Mật độ thửa càng dày thì thành lập bản đồ địachính ở tỷ lệ càng lớn.
- Loại đất khi thành lập bản đồ địa chính: đất nông ,lâm nghiệp thì thành lậpbản đồ tỷ lệ nhỏ hơn đất ở nông thôn, ở đô thị
- Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên, tập quán sử dụng đất khác nhau, đấtnông nghiệp ở Nam Bộ thường thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn đất nông nghiệp ởđồng bằng Bắc Bộ
- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn tỷ lệ bản
đồ cần thành lập
- Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau:
1 Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5 000
Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹphoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ởchọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết
kế kỹ thuật - dự toán công trình
2 Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng
- Các thành phố lớn, khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quyhoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500
- Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoáquan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000
- Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000
3 Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là
1:5 000 hoặc 1:10 000
4 Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên
được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ
Trang 21Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo
Trong trường hợp thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn các tỷ
lệ nêu trên, phải tính cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đảm bảo yêu cầu về quản lýđất đai và đảm bảo độ chính xác của các yếu tố nội dung bản đồ ở tỷ lệ lựa chọntrong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình của khu vực
Bảng 1.2 Tỷ lệ bản đồ địa chính
Thị xã, thị trấnNông thôn
1:500; 1:2001:500
1:1000Đất nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Nam Bộ
1:2000; 1:10001:5000; 1:2000Đất lâm nghiệp Đồi núi 1:5000; 1:10000
1.3.3 Phương pháp phân mảnh
Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ:
Trang 22- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thướcthực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là
10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ sốsau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêuchuẩn của mảnh bản đồ địa chính
- Bản đồ tỷ lệ 1:5.000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:5000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu
là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y củađiểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:10 000; bản
đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:5 000 có số hiệu tương ứng là:
Trang 23Hình 1.1 Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 từ mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:10000
Số hiệu mảnh bản đồ 1:10 000 là: 10-728 494, số hiệu mảnh bản đồ 1:5000chia trên hình vẽ có số hiệu là: 725 497
- Bản đồ tỷ lệ 1:2.000.
Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 9 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x
50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyêntắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông
Trang 24là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:1000 có sô hiệu 725500 - 6 - d
Hình 1.3 Sơ đồ phân mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
- Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
Trang 251:500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là
50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyêntắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ôvuông trong ngoặc đơn
cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự
ô vuông
Trang 26là 5 đến 10 cm)
- Bố cục khung của tờ bản đồ địa chính
+ Kích thước khung trong của bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khungtrong theo hệ thống chia mảnh là 10 hoặc 20 cm (nghĩa là các mảnh bản đồ địachính trong đơn vị hành chính xã có độ gối phủ là 20 hoặc 40 cm ở mỗi cạch khungbản đồ)
+ Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh Huyện - Xã) địa danh lập bản đồ địa chính Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm
-mã hiệu của mảnh bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánhtheo đơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sangphải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong mộtđơn vị hành chính xã
Trang 27Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
Phương pháp đo ảnhBiên tập từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn
Phương pháp toàn đạc Phương pháp đo vẽ phối hợpPhương pháp đo vẽ lập thể
Phương pháp bàn đạc
Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Đo ảnh tương tự Đo ảnh giải tích Đo ảnh số
- Phá khung bản đồ
+ Khi lập bản đồ địa chính gốc, trong trường hợp khu vực đo vẽ có biển, phần
lãnh thổ của nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh không cùng một khu
đo (đã có hoặc chưa có bản đồ địa chính) chiếm phần lớn diện tích của mảnh bản đồ
mà phần đất liền (hoặc phần lãnh thổ Việt Nam) hay phần diện tích của đơn vị hành
chính cần đo vẽ bản đồ chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích hoặc nhỏ hơn thì cho phép
ghép vào mảnh bản đồ kề sát
+ Mảnh bản đồ kề sát được phép mở rộng kích thước khung (gọi là phá
khung) nhưng đường khung mở rộng này vẫn phải lấy chẵn 10 hoặc 20 cm trên bản
đồ
+ Kích thước của mảnh bản đồ vẽ phá khung được quy định trên cơ sở khả
năng cho phép, thuận tiện cho quản lý, sử dụng Kích thước các mảnh bản đồ vẽ phá
khung phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
1.4 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Hình 1.6 Sơ đồ mô tả các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Trang 28Các thửa đất nông nghiệp thường cố diên tích lớn hơn và đường biên củachúng ít bị che khuất Các thửa đất này thể hiện khá rõ trên ảnh hàng không Vì vậycần tận dụng máy móc, thiết bị và tư liệu ảnh để thành lập bản đồ địa chính vùngđất nông nghiệp Tư liệu ảnh cũng rất thuận lợi cho việc số hoá bản đồ và quản lí tưliệu trên máy tính
Kết hợp phương pháp toàn đạc và dùng ảnh hàng không cũng là một phươngpháp khá thuận lợi Phần lớn công việc xác định ranh giới thửa đất sẽ được thựchiên trong phòng bằng ảnh hàng không Phần việc thực địa là đo đạc và bổ xung,điều tra các yếu tố phi không gian của bản đồ địa chính
Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng phương pháp biên vẽ từ các bản đồ địachính hay từ nền bản đồ địa hình vẫn còn giá trị sử dụng, có tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn
tỷ lệ bản đồ địa chính cần thành lập
Việc lựa chọn phương pháp vẽ bản đồ ở từng đơn vị hành chính tỉnh, huyện,
xã thường được quyết định trong các phương án kỹ thuật Cơ sở để lựa trọn phươngpháp đo vẽ là đặc điểm loại đất, vùng đất cần đo, tỷ lệ bản đồ cần vẽ máy móc thiết
bị sẵn có và tư liệu bản đồ ảnh hàng không có thể sử dụng
1.4.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa ( phương pháp toàn đạc )
Phương pháp này thường được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính cho cáckhu vực có đối tượng phân bố phức tạp, các khu vực đông dân cư, các thửa đất nhỏhẹp, khu vực xây dựng không có quy hoạch rõ ràng Tỷ lệ bản đồ địa chính cầnthành lập là bản đồ tỷ lệ lớn
*Ưu điểm:
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, khu vựcđông dân cư, có nhiều địa vật che khuất
- Thông tin trên bản đồ hoàn toàn mới, tính thời sự và độ tin cậy cao
- Sử dụng các loại máy móc hiện đại và có độ chính xác cao, do đó chất lượngbản đồ tốt và độ tin cậy cao
Trang 29*Nhược điểm:
- Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động đòi hỏi có trình
độ tay nghề và kinh nghiệm
- Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động vàtiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc
Trang 30Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật
Thiết kế lưới
Thi công lưới
Vẽ lược đồ Thu thập thông tin chủ SDĐ, loại đất Thu thập địa giới, ranh quy hoạch
Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đo đạc
Xuất bản bản đồ Lập hồ sơ địa chính
Đăng ký, cấp mới GCN QSDĐ
Bàn giao sản phẩm
Hình 1.7 Sơ đồ mô tả quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ
trực tiếp ngoài thực địa
Trang 311.4.2 Phương pháp biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn
Chúng ta có thể thành lập bản đồ dựa trên việc biên tập các bản đồ hiện còngiá trị sử dụng có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập Thường phương pháp nàyđược sử dụng để làm mới bản đồ, thành lập các loại bản đồ tỷ lệ trung bình, tỷ lệnhỏ, thành lập các loại bản đồ chuyên đề
1.4.3 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không phối hợp với đo vẽ ngoài thực địa
Phương pháp này thường được áp dụng cho các khu vực đất canh tác nôngnghiệp (loại đất trồng cây hằng năm) ở các tỉnh đồng bằng với các tỷ lệ 1:2000,1:5000, áp dụng cho cả khu vực đồi núi, khu đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có tỷ
lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000
*Ưu điểm:
- Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải chomột khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho vùngrộng lớn có hiệu quả về năng suất, giá thành và thời gian
- Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp
- Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chínhđảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình
- Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa nhiều
- Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền vớinhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao)
Trang 321.4.4 Phương pháp đo vẽ ảnh lập thể
Có khả năng khái quát địa hình tốt nhất so với tất cả các phương pháp khác.Ngày nay nhờ có các thiết bị hiện đại như máy móc đo vẽ ảnh lập thể toàn năng giảitích và trạm đo ảnh số mà phương pháp lập thể thoả mãn tất cả các loại bản đồ có tỷ
lệ trung bình và nhỏ Phương pháp đo ảnh lập thể càng ưu việt khi địa hình khókhăn, phức tạp Ví dụ như ở vùng núi cao, địa hình chia cắt nhiều, khu núi đá…
Đo vẽ trên mô hình nên phương pháp lập thể hầu như hạn chế đến mức tối
đa ảnh hưởng của thời tiết và địa hình Đặc biệt đối với bản đồ tỷ lệ trung bình và tỷ
lệ nhỏ thì không có phương pháp nào cho độ chính xác cao hơn phương pháp đoảnh lập thể Có thể nói phương pháp này luôn được áp dụng các thành tựu mới vàosản xuất để giảm công sức, và thời gian đo vẽ ngoại nghiệp, tăng năng xuất laođộng dẫn tới giảm giá thành sản phẩm
Ngày nay trên thế giới và ở nước ta công nghệ đo ảnh số đã và đang đượcnghiên cứu áp dụng trong sản xuất
1.4.5 Phương pháp đo vẽ sử dụng công nghệ GNSS (Phương pháp đo động)
Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối chỉđược áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp vàbản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết
kế kỹ thuật - dự toán công trình Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệtọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhânthì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do
Khi lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS thì thời gian đo ngắmđồng thời 4 vệ tinh trở lên tối thiểu là 15 phút; ngoài ra, tùy tỷ lệ bản đồ địa chínhcần đo vẽ, khi thiết kế lưới trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình phải quy địnhcác tiêu chí đánh giá chất lượng khác của lưới gồm: số vệ tinh khỏe liên tục tốithiểu; PDOP lớn nhất khi đo; góc mở lên bầu trời; các chỉ tiêu tính khái lược lưới
Trang 34- Không áp dụng được trong khu vực bị che khuất.
- Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động vàtiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc
- Không áp dụng được trong thời tiết xấu như trời mưa, âm u, nhiều mây ( doảnh hưởng đến việc thu nhận tín hiệu vệ tinh)
Trang 35CHƯƠNG II: PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS
ơ
Hiện nay, ứng dụng phần mềm MicroStation và Famis rất phổ biến, phần lớncác đơn vị đều sử dụng, với các tính năng tiên tiến giúp ích rất nhiều cho công việcthành lập bản đồ địa chính
2.1 Phần mềm Microstation
2.1.1 Giới thiệu về MicroStation
- Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rấtmạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bảnđồ.MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Geovec,Iasb, MSFC, MRFCLEAN, MRFFLAG chạy trên đó
- Các công cụ của Microstation dùng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh, sửachữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ
- Microstation còn cung cấp các công cụ nhập xuất dữ liệu đồ họa từ các phầnmềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)
- Chạy trên nền MicroStation, Famis là phần mềm tích hợp cho đo vẽ, thànhlập và quản lý bản đồ địa chính Phần mềm có khả năng thực hiện các công đoạn từ
xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh bản đồ địa chính,kết với cơ sở dữliệu hồ sơ địa chính để dùng một dữ liệu thống nhất Famis là hệ thống phần mềmchuẩn thống nhất sử dụng trong ngành địa chính nhằm mục đích tiến tới chuẩn hóathông tin đo đạc bản đồ và tài nguyên đất Mọi hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính
đã được lập theo các phần mềm khác cần được chuyển vào hệ thống phần mềm này
để quản lý
2.1.2 Cơ sở dữ liệu trong MicroStation
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường rất mạnhcho phép xây dựng quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ,Microstation còn được dùng để làm nền cho các phần mềm khác như Geovec,
Trang 36IrasB, IrasC, Msfc, Mrfclean, Mrfflag,….
1) IRASB
IRASB là phần mềm hiển thị xử lý và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng),các công cụ trong IRAB sử dụng để làm sạch các ảnh quét vào tư liệu cũ, cập nhậtcác bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vectơ hoá bán tựđộng GEOVEC Chuyển đổi dữ liệu raster và vectơ trong cùng một môi trường.Ngoài việc sử dụng IRASB để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá trình sốhoá trên ảnh, công cụ Warp của IRASB được sử dụng để nắn các file ảnh raster từtoạ độ hàng cột của các pixel về toạ độ thực của bản đồ
2) IRASC
IRASC là hệ phần mềm xử lý ảnh cao cấp của Intergraph Với các lệnh công
cụ thuận tiện, IRASC cho phép điều khiển và sửa đổi toàn bộ các yếu tố của ảnhnhư điều chỉnh mức độ tương phản và độ sáng tối, các chức năng cải thiện chấtlượng ảnh, tắt mở mắt lưới, cắt ghép ảnh, các phép nắn phổ dụng khác trong sử lýảnh hàng không và rất nhiều chức năng hữu dụng khác
IRASC cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và xử lý ảnhhàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc đọc trực tiếp nếu là ảnh
số IRASC cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao
tác với cả hai dữ liệu raster và vectơ Khả năng này rất tốt khi người sử dụng tiến
hành số hoá trên màn hình
3, GEOVEC
GEOVEC là một modul của hãng Intergraph chuyên để vecter hóa bán tựđộng Chạy trên nền IRASB và MIROSTATION Nó tự động nhận các đối tượngảnh dạng tuyến và cho phép ta chuyển thành một loạt các vetex nằm đúng tâmđường ảnh Còn đối với điểm giao nhau của các đường ảnh GEOVEC sẽ dừng lại
và khi đó cần sự quyết định của người sử dụng rẽ trái, phải hay dừng lại
Đối với các bản đồ ít màu và quét nổi bật được các đối tượng dạng tuyến thìphương pháp này là rất hiệu quả về độ chính xác và chất lượng
GEOVEC có thể tự động thay thế một nhóm các pixel là ảnh của nhà, chùa,…
Trang 37bằng các symbol tương ứng.
4, MSFC (Microstation Feature Collection)
Modul cho phép người sử dụng khai báo và đặt các đặc tính đồ hoạ cho cáclớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hoá, đặc biệt là số hoátrong Geovec Ngoài ra MSFC cung cấp một loạt các công cụ số hoá bản đồ trênnền Microstation Microstation Feature collection được sử dụng để:
- Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ hoạ cho các đối tượng
- Quản lý các đối tượng cho quá trình số hoá
- Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng riêng lẻ
5, MRFCLEAN
Là Modul được viết bằng MDL (Microstation Development Languege) dùng
để kiểm tra lỗi tự động nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng kýhiệu (D, X, S), xoá đường, điểm trùng nhau tách một đương thành hai đường tại cácđiểm giao với các đường khác, tự động loại các đường, đoạn có độ dài nhỏ hơn giớihạn cho phép
6, MRFFLAG
Là phần mềm thiết kế nhằm mục đích tự động hiện lên màn hình lần lượt các
vị trí có lỗi mà MRFCLEAN đã đánh dấu trước đó mà người dùng sẽ sử dụng cáccông cụ của Microstation để sửa chữa
7, IPLOT
Iplot gồm có Iplot Client và Iplot Server được thiết kế riêng cho việc in cáctệp tin.dgn của Microstation Iplot Client nhận yêu cầu in trực tiếp tại các trạm làmviệc, còn Iplot Server nhận các yêu cầu in qua mạng Do vậy trên màn tính của bạn
ít nhất phải cài đặt Iplot Client Iplot cho phép đặt các thông số in như lực nét thứ tự
in các đối tượng… thông qua tập tin điều khiển là pen – table
Trang 382.1.3 Tính năng,tác dụng phần mềm MicroStation thành lập bản đồ địa chính
Trong MicroStation cho phép người sử dụng thực hiện lệnh thông qua cửa sổlệnh quan sát, các thực đơn, các hộp thoại và các bảng công cụ trên cửa sổ hiển thịtệp đang mở:
- Status: Hiển thị trạng thái của yếu tố được chọn
- Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố
- Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện
- Prompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện
- Input: Dùng để gõ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím
- Error: Hiển thị các thông báo lỗi
Để dễ dàng thuận tiện trong thao tác, MicroStation cung cấp rất nhiều cáccông cụ (drawing tools) tương đương như các lệnh Các công cụ này thể hiện trênmàn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ (icon) và được nhóm theo các chức năng cóliên quan thành thanh công cụ (tool box) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng.Thanh công cụ chính được tự động mở mỗi khi bật MicroStation và cho thấy cácchức năng của MicroStation trong đó Thông thường thanh công cụ chính (Maintool box) tự động hiển thị trên màn hình mỗi khi khởi động MicroStation Trường
hợp chưa có, từ menu lệnh của MicroStation chọn Tool → Main → Main xuất hiện
thanh lệnh Main
Các thanh công cụ chính thường dùng nhất được Microstation tập hợp lại và
để trên một thanh công cụ gọi là Main Tool Box và được rút gọn lại thành nhóm ởdưới dạng biểu tượng
Trang 39Hình 2.1 Thanh công cụ Main ToolBox
1 Công cụ chọn đối tượng
Hình 2.2 Công cụ chọn đối tượngTrong đó:
- Element Selection: Lựa chọn đối tượng
- PowerSelector: Dùng để lựa chọn hoặc loại bỏ nhiều đối tượng cùng lúc tùy
theo chế độ được chọn trong thanh Tool Setting (Method: Individual, chọn từng đốitượng một; Block Inside, chọn tất cả các đối tượng trong vùng kéo chuột; Line,chọn các đối tượng nằm trên đường thẳng cắt chúng)
2 Nhóm công cụ Linear Elements
Hình 2.3 Nhóm công cụ Linear Elements
Trong đó:
- Nút 1: Vẽ đường, Sharp, Arc, Cung tròn
- Nút 2: Vẽ đoạn thẳng