Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020

89 388 1
Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020 NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60340102 Người hướng dẫn khoa học GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN Hà Nội, Tháng 9 năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn. Các số liệu, tính toán trong luận văn là trung thực, các luận điểm và phương hướng giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố trên dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi: “Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh” Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan. Tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Loan ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn đã tận tình giúp đỡ từ việc xây dựng đề cương đến khi hoàn thành Luận văn và các Thầy Cô giảng dạy tại Khoa sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình Cao học và giúp đỡ để tôi hoàn thiện bản Luận văn này. Cũng qua đây, tôi tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới phòng Dạy nghề, phòng Việc làm và An toàn lao động - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cùng tập thể Ban giám hiệu, Ban giám đốc, cán bộ, giáo viên của các Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề; Các trung tâm dạy nghề đã đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và có những trao đổi, đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin, tư liệu để tôi có thể hoàn thành những nội dung nghiên cứu của đề tài. Dù rất cố gắng, nhưng chắn chắn bản Luận văn này vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của các Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v MỞ ĐẦU 1 Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ 4 1.1. Một số khái niệm chung 4 1.1.1 Khái niệm về nghề 4 1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề 5 1.2. Phát triển đào tạo nghề 5 1.2.1 Phát triển mạng lưới 5 1.2.2 Ngành nghề và quy mô đào tạo 7 1.2.3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề 7 1.2.4. Mục tiêu và chương trình đào tạo 8 1.2.5. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 12 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề 15 1.3.1. Nhân tố thuộc về tự nhiên – môi trường . 15 1.3.2. Nhân tố thuộc về kinh tế 16 1.3.3. Nhân tố thuộc về văn hóa xã hội 17 1.3.4. Nhân tố thuộc về các cơ chế chính sách của nhà nước 17 Tiểu kết chương 1 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TỈNH YÊN BÁI 20 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái 20 2.1.1 Về vị trí địa lý 20 2.1.2. Về phát triển kinh tế 21 2.1.3. Về dân số và nguồn lao động 24 2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái. 28 2.2.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề 28 iv 2.2.2. Ngành nghề, quy mô và cơ cấu đào tạo 31 2.2.3. Cơ sở vật chất trang thiêt bị dạy nghề 38 2.2.4. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy 40 2.2.5. Đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề 40 2.2.6. Số lượng giáo viên dạy nghề 41 2.3. Đánh giá tổng quát 42 2.3.1. Kết quả tích cực 42 2.3.2. Những hạn chế tồn tại 44 2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản 47 Tiểu kết chương 2: 49 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 50 3.1. Phương hướng phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020 50 3.1.1. Dự báo phát triển cung, cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Yên Bái. . 50 3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2020 52 3.2. Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020 . 55 3.2.1. Phát triển mạng lưới 55 3.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất 62 3.2.3. Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo. 64 3.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên 68 3.2.5. Phát triển liên kết trong đào tạo nghề 75 3.3. Một số kiến nghị 76 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HNDN : Hướng nghiệp dạy nghề CĐ : Cao đẳng HTX : Hợp tác xã BDGV : Bồi dưỡng giáo viên GVDN : Giáo viên dạy nghề CTGT : Chương trình giáo trình TTDN : Trung tâm dạy nghề LĐXH : Lao động xã hội LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội TP : Thành phố DN : Doanh nghiệp LĐ : Lao động QĐ : Quyết định TTg : Thủ tướng TTGT : Trung tâm giới thiệu vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội 24 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động 25 Bảng 2.3. Kết quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề giai đ0ạn 2007-2012 31 Bảng 2.4: Quy mô đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề đến năm 2015 32 Bảng 2.5: Hệ thống trường, quy mô đào tạo nghề của các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2015 33 Bảng 2.6: Chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Yên Bái đến năm 2020 34 Bảng 2.7: Quy mô tuyển sinh và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề qua các năm (2008-2012) 42 Bảng 3.1: Dự báo về dân số và nguồn lao động của tỉnh Yên Bái đến năm 2015, 2020 50 Bảng 3.2: Dự báo cầu về lao động trên các lĩnh vực 51 Bảng 3.3: Dự báo, nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế của tỉnh 52 Bảng 3.4: Tỷ lệ lao động qua đào tạo các năm 2012, 2015 Đến năm 2020 54 Bảng 3.5. Chỉ tiêu chính của kế hoạch phát triển dạy nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2020 60 Bảng 3.6: Cơ cấu số lao động cần được đào tạo nghề chia theo các huyện, thị, thành phố ở giai đoạn 2011 - 2020 62 Bảng 3.7: Tăng cường số lượng biên chế giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập 68 Bảng 3.8. Số lượng giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề (công lập và tư thục) 70 Bảng 3.9: Dự kiến, số lượng biên chế giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập đến năm 2015, 2020 72 Bảng 3.10: Số lượng giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề (công lập và tư thục đến năm 2015, 2020 73 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh Yên Bái, cần có nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, để có nguồn nhân lực có chất lượng, người lao động cần thiết phải được đào tạo nghề đảm bảo yêu cầu. Như vậy, đào tạo nghề có một vai trò quan trọng góp phần trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có đòi hỏi cao và rất khắc nghiệt về chất lượng lao động, chậm phát triển dạy nghề sẽ không thể hội nhập về thị trường lao động; lao động chất lượng cao của tỉnh bạn, của nước ngoài sẽ chiếm vị trí và thay thế lao động của tỉnh Yên Bái. Toàn tỉnh Yên Bái có trên 30 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc với số dân trên 10.000 người, cơ cấu dân tộc Kinh chiếm 49,6%, Tày 18,6%, Dao 10,3%, Mông 8,9%, Thái 6,7%, còn lại là các dân tộc khác như Mường, Nùng, Cao Lan chiếm dưới 2% dân số. Năm 2012, lực lượng lao động của tỉnh Yên Bái là 414.153 người, trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 407.828 người, chiếm 98,47% lực lượng lao động (trong đó: lao động thành thị có 69.126 người chiếm 16,95%; lao động khu vực nông thôn có 338.702 2 người, chiếm 83,05%). Số lao động thất nghiệp là 6.625 người. Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 29 cơ sở đào tạo nghề gồm: - 02 trường cao đẳng nghề - 02 trường trung cấp nghề - 06 trường chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề - 10 trung tâm dạy nghề - 09 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề Ngoài mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên, còn có sự tham gia của các doanh nghiệp, các cơ sở khác trong việc tổ chức đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động của tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề trong giai đoạn năm 2013-2020, cần thiết phải có những phương hướng và giải pháp để đến năm 2020 công tác đào tạo nghề cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc và đảm bảo an sinh xã hội cho tỉnh Yên Bái. Đó cũng chính là lý do tôi chọn Đề tài “ Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020” để làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái phát hiện những hạn chế bất cập và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Yêu cầu đối với phát triển đào tạo nghề là gì? - Thực trạng công tác Đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái như thế nào? - Nhu cầu và những điều kiện bảo đảm phát triển có hiệu quả các Trường 3 Cao đẳng nghề; Trung cấp nghề và các Trung tâm đào tạo nghề tại tỉnh Yên Bái trong những năm tới là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế các cơ sở đào tạo nghề ở tỉnh Yên Bái. + Về địa bàn nghiên cứu: Các Trường Cao đẳng nghề; Trung cấp nghề và các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái + Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá công tác đào tạo nghề từ năm 2007 đến năm 2012, phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Thu thập dữ liệu. 5.1.1. Dữ liệu thứ cấp: Qua nghiên cứu, báo cáo có liên quan đến các Trường và các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái 5.2. Xử lý số liệu thu thập: - Phương pháp thống kê: Tập hợp số liệu theo từng lĩnh vực, địa bàn và trình tự thời gian - Phương pháp tổng hợp: Từ các dự báo, phân tích đánh giá về thực trạng đào tạo nghề của các Trường và các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua và đề ra các phương hướng và giải pháp cho đến năm 2020. 6. Kết cấu của Luận văn: Luận văn gồm có các phần sau đây: - Mở đầu - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đào tạo nghề. - Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái. - Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. - Kết luận. [...]... phương hướng, giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020 Đặc biệt chương này Luận văn đã đề cập đến 5 yếu tố tác động đến phát triển đào tạo nghề đó là: Phát triển mạng lưới đào tạo; ngành nghề và quy mô đào tạo; Cơ sở vật chất trang thiết bị; Mục tiêu và chương trình đào tạo; Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Các yếu tố đều tác động đến sự phát triển của đào tạo nghề và. .. cánh cửa mở ra để phát triển đào tạo nghề 1.2.1 Phát triển mạng lưới Mạng lưới các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề ở ba cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo nghề thường xuyên 5 Tùy vào năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề có thể phân chia như sau: Các trung tâm dạy nghề đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề thường xuyên Dạy nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề trình độ sơ... tổng quan về phát triển đào tạo nghề Đây là căn cứ quan trọng để Luận văn tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái trong các chương tiếp theo của Luận văn 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TỈNH YÊN BÁI 2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái 2.1.1 Về vị trí địa lý Yên Bái là một tỉnh miền... dạy nghề và cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề là yếu tố then chốt mở ra cánh cửa cho sự phát triển đào tạo nghề cho thế hệ tương lai, đào tạo giáo viên dạy nghề không chỉ là đào tạo những thầy giỏi lý thuyết và là đào tạo những bàn tay vàng, những thợ tài hoa làm thầy để góp phần cho sự phát triển đào tạo nghề 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề Khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến phát. .. đạt 30%) thì tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái còn thấp, hết năm 2012 mới đạt 18% 2.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái 2.2.1 Mạng lưới cơ sở dạy nghề Thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của tỉnh Yên Bái, hệ thống mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh Yên Bái đã ngày càng được củng cố và phát triển Giai đoạn 2007 - 2012, đã... mô đào tạo nghề được mở rộng và phát triển theo Quy mô đào tạo nghề thể hiện ở số lượng tuyển sinh trong năm hoặc trong giai đoạn nhất định và số lượng học viên tốt nghiệp trong năm hoặc giai đoạn đó Quy mô đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo có liên quan mật thiết với nhu cầu đào tạo của người lao động và yêu cầu sử dung lao động qua đào tạo của người sử dụng lao động Khi cầu về lao động qua đào tạo nghề. .. nghề Đào tạo nghề cần được nhìn nhận toàn diện trên các khía cạnh: Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề; các cấp trình độ đào tạo nghề; ngành nghề và quy mô đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề Phát triển một cách đồng bộ, hài hòa, hợp lý theo vùng miền, theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động sau đào tạo nghề. .. cập đến một số quan niệm chung về nghề, quan niệm về đào tạo nghề, phát triển dạy nghề, các vấn đề liên quan, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề Những vấn đề cơ bản trên đã làm cơ sở lý luận để nghiên cứu những vấn để thực tiễn xoay quang những vấn đề mà lý thuyết đã chỉ ra đồng thời áp dụng vào thực tiến sinh động về phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái năm 2007-2012 từ đó đưa ra phương. .. tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để đạt được mục tiêu đặt ra chúng ta cần tiến hành phát triển đào tạo nghề một cách khoa học, hợp lý giữa các vùng miền, các cơ sở dạy nghề, các cấp đào tạo trình độ nghề 1.2 Phát triển đào tạo nghề Phát triển đào tạo nghề cần được thể hiện đầy đủ các nội dung cấu thành của đào tạo nghề. .. định.Việc tạo ra các quy định về điều kiện thủ tục thành lập, điều kiện hoạt 6 động của các cơ sở dạy nghề có tác động tới việc mở rộng hay thu hẹp các cơ sở dạy nghề, đồng thời khuyến kích hoặc hạn chế một cấp trình độ nào đó góp phần vào sự phát triển đào tạo nghề 1.2.2 Ngành nghề và quy mô đào tạo Ta biết rằng, phát triển đào tạo nghề là tăng quy mô đào tạo nghề đảm bảo cơ cấu ngành nghề đào tạo phù . tạo nghề tỉnh Yên Bái. . 50 3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 -2020 52 3.2. Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020. thực trạng đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái phát hiện những hạn chế bất cập và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 3. Câu. đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái. - Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. - Kết luận. 4 Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT

Ngày đăng: 17/07/2015, 10:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan