Phát triển liên kết trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 82)

a) Đổi mới hoạt động dạy nghề của tỉnh theo hướng cầu thị trường lao động - Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường trong việc

đào tạo nghề theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của tỉnh. Tăng cường dạy nghề gắn với xuất khẩu lao động, dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm, dạy nghề theo địa chỉ sử dụng.

- Triển khai thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề, đặc biệt là giữa các trường dạy nghề với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo điều

kiện thuận lợi cho cơ sở dạy nghề dạy thực hành cho người học; phối hợp với nhà trường trong việc kiểm tra đánh giá kỹ năng nghề của người học trước khi tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Trên cơ sở việc thành lập các trung tâm thực hành sản xuất và hợp tác đào tạo tại các trường dạy nghề, tiến hành đầu tư hệ thống máy móc thiết bị từ nguồn ngân sách, cùng với sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp để các trung tâm có khả năng nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp để gắn đào tạo với sản xuất.

- Các địa phương lập kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề theo các trình độ, ngành nghề trên cơ sở các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế để lập kế hoạch đào tạo nghề phù hợp cho lao động địa phương.

b) Gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với cơ sở dạy nghề để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề (tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề…).

- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác…), và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi…) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với người lao động do cơ sở dạy nghề đào tạo.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 82)