Về dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 31)

Hiện trạng và dự báo dân số, nguồn lao động

- Về dân số, hết năm 2012, dân số trung bình của tỉnh là 751.922 người, trong đó nam 376.912 người (chiếm 50,13%), nữ 375.010 người (chiếm 49,87%); chia theo khu vực, thành thị là 146.793 người, chiếm 19,52%; dân số khu vực nông thôn là 605.129 người, chiếm 80,48%. Dự báo đến năm 2015, dân số toàn tỉnh là 781.800 người, năm 2020 là 814.500 người.

Về nguồn lao động: hết năm 2012, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có 480.234 người, chiếm 63,87% dân số. Lao động là người dân tộc thiểu số chiếm 51,21% (trong đó: dân tộc Tày chiếm 18,9%; Dao chiếm 10,46%; Mông chiếm 8,45%; Thái chiếm 6,95%; Nùng chiếm 2,08%; còn lại các dân tộc khác).

STT Chỉ tiêu ĐVTĐ

vt 2007 2012 Dự báo 2015

Dự báo 2020

1 Tăng trưởng kinh tế % 9,81 12,31 12,5 13,0

2 Cơ cấu kinh tế 1

- Nông, lâm nghiệp % 38,98 33,31 26 2

- Công nghiệp, xây dựng % 27,78 33,68 40 65 - Thương mại, dịch vụ % 33,24 33,01 34 55

Bng 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động

(Ngun: Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2007 - 2020)

Lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế: bao gồm lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và số người trong độ tuổi có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm. Chỉ tiêu lực lượng lao động là cơ sở để tính tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh hàng năm.

Năm 2012, lực lượng lao động của tỉnh Yên Bái là 414.153 người, trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 407.828 người, chiếm 98,47% lực lượng lao động (trong đó: lao động thành thị có 69.126 người chiếm 16,95%; lao động khu vực nông thôn có 338.702 người, chiếm 83,05%). Số lao động thất nghiệp là 6.625 người.

Nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái đông về số lượng và có độ tuổi trẻ, số lao động trong độ tuổi từ 15 đến 39 tuổi chiếm 70,6% tổng dân số trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động trẻ, có sức khoẻ, năng động, có khả năng nắm bắt tiếp thu

Stt Chỉ tiêu Đvt 2007 2012 2015 2020

1 Lao động tham gia trong

nền kinh tế người 392.991 413.759 435.000 460.000 - Nông, lâm nghiệp 297.411 302.189 308.198 308.200

Tỷ lệ % 75,68 73,04 70,85 67

- Công nghiệp, xây dựng % 29.923 40.181 44.805 59.800

Tỷ lệ người 7,61 9,71 10,3 13

-Thương mại, dịch vụ người 65.657 71.389 81.998 92.000

Tỷ lệ % 16,71 17,25 18,85 20

2 Số lao động được giải quyết

việc làm người 17.000 17.350 18.000 18.000

khoa học kỹ thuật và làm việc với lòng nhiệt tình, năng suất lao động cao. Yên Bái đang có cơ cấu dân số vàng nhưng lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 70%. Cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi (so với dân số trong độ tuổi lao động) như sau: từ 15 đến 19 tuổi: chiếm 17,7%; từ 20 đến 29 tuổi:chiếm 29%; từ 30 đến 39 tuổi chiếm 23,9%; từ 40 đến 49 tuổi chiếm 20,2%; từ 50 tuổi trở lên chiếm 9,2%.

Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2010: tỷ lệ lao động không biết chữ chiếm 12,7%; chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 7,4%; tốt nghiệp tiểu học chiếm 20,1%; tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 37,6%, tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 22,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2012 đạt 32.2% (trong đó: sơ cấp nghề, đào tạo ngắn hạn 13,29%, trung cấp nghề 4,18%, cao đẳng nghề 0,53%, trung cấp chuyên nghiệp 5,87%, cao đẳng 3,27%, đại học 4,85%, trên đại học 0,06%).

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ.

Hết năm 2012, cơ cấu lao động tham gia trong nền kinh tế là lĩnh vực nông, lâm nghiệp: 297.890 người, chiếm 73,04%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 39.889 người, chiếm 9,78%; lĩnh vực dịch vụ: 70.049 người, chiếm 17,18%.

Do các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ chưa phát triển mạnh nên việc chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của sự dịch chuyển chậm về cơ cấu lao động và sự mất cân bằng trong các nhóm ngành chính là do: lực lượng lao động của tỉnh chưa được đào tạo cơ bản và có kỹ năng nghề cao đạt về số lượng và chất lượng; phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của tỉnh chậm do đó vấn đề giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh ngoài còn gặp nhiều khó khăn; lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn đi làm việc tại tỉnh ngoài ngày càng nhiều; một bộ phận sinh viên học các trường đại học, chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp không về công tác tại tỉnh mà tìm việc ở các thành phố lớn; những chính sách đãi ngộ, khuyến khích tôn vinh nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao của tỉnh chưa có hiệu quả rõ nét.

Đánh giá, nhận định chung.. - Thuận lợi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn lao động của tỉnh Yên Bái rất dồi dào và có độ tuổi trẻ, chiếm tới 63,87% trong tổng dân số, trong đó, nguồn lao động ở khu vực thành thị chiếm 16,95%; nông thôn chiếm 83,05 %. Với nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương sẽ là điều kiện thuận lợi khi tỉnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với phương án sử dụng nhân lực.

- Khó khăn:

Nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu về khả năng cạnh tranh với thời kỳ hội nhập quốc tế, bao gồm trình độ, thể lực, tính chuyên nghiệp, ý thức kỷ luật, khả năng thích ứng với thay đổi. Nguồn nhân lực của tỉnh còn một hạn chế nữa là tỷ lệ lao động có kỹ năng thấp, mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng, lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng.

Cơ cấu đào tạo còn mất cân đối, số người tốt nghiệp các cấp đào tạo của tỉnh là 1/0,89/2,47 (theo chuẩn mực của thế giới là 1 cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề); số người có trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu là các ngành kinh tế (kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh...), còn các ngành thiên về kỹ thuật có nhu cầu sử dụng rất cao thì lại thiếu nguồn tuyển; chất lượng lao động của tỉnh thấp hơn mặt bằng chung của toàn quốc. Nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

So sánh một số chỉ tiêu của Yên Bái với các tỉnh lân cận gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ; Yên Bái đứng thứ 3/6 về quy mô dân số, và quy mô lực lượng lao động sau Tuyên Quang và Phú Thọ; các chỉ tiêu về dân số, lao động, tỷ lệ thất nghiệp của Yên Bái và Tuyên Quang gần giống nhau.

Hàng năm, số lao động được giải quyết việc làm của tỉnh Yên Bái gần bằng tỉnh Phú Thọ và chỉ đứng sau tỉnh Hà Giang, con số này của Yên Bái cao hơn hẳn so với các tỉnh còn lại. Tỷ lệ thất nghiệp của Yên Bái và các tỉnh đều ở mức từ 3 - 4%, chỉ có duy nhất tỉnh Lào Cai duy trì và hạ tỷ lệ thất nghiệp được dưới mức 3%.

Theo số liệu thống kê năm 2012, so với 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc thì tỉnh Yên Bái đứng thứ 6 về dân số, thứ 4 về tốc độ tăng trưởng GDP, thứ 8 về GDP (giá thực tế), thứ 11 về GDP bình quân đầu người, thứ 9 về thu ngân sách trên địa bàn, thứ 7 về tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP. Như vậy, so với các tỉnh trong vùng thì GDP, GDP/người và thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt thấp.

Về tốc độ phát triển kinh tế: các tỉnh có số liệu so sánh bao gồm Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai đa số đều có tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tương đối cao, chiếm khoảng 70% (tỷ lệ này của Yên Bái năm 2010 là 73,04%).

So với kết quả đào tạo nghề của cả nước (năm 2012 đạt 30%) thì tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái còn thấp, hết năm 2012 mới đạt 18%.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 31)