Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 71)

Đổi mới nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề

trình giáo trình dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực Asean và quốc tế phù hợp với thị trường lao động Việt Nam do Tổng cục Dạy nghề ban hành và thống nhất áp dụng trên toàn quốc.

- Đối với các nghề trọng điểm quốc gia: sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề xây dựng và ban hành.

- Chương trình, giáo trình các nghề khác không thuộc cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia do các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo thống nhất về danh mục nghề và kiến thức, kỹ năng đào tạo chủ yếu của nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo đào tạo trong liên thông giữa các trình độ. Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp phân tích nghề, từng bước chuyển sang chương trình dạy nghề theo modul.

Chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn: hướng dẫn các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn thường xuyên tham gia xây dựng và chỉnh lý chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở chương trình, giáo trình đã có hoặc xây dựng mới cho phù hợp với nhu cầu đào tạo. Bổ sung vào chương trình, giáo trình kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn học nghề.

Xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề.

- Xây dựng các chương trình dạy nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nghề đối với những ngành nghề thị trường lao động đang có nhu cầu cao như Hàn, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Vận hành máy...; những ngành nghề có thế mạnh của cơ sở dạy nghề, các chương trình dạy nghề được xây dựng theo phương pháp tiên tiến, hướng tới xây dựng theo các modul, đáp ứng yêu cầu liên kết đào tạo giữa các cấp trình độ.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề.

động. Đến năm 2020, tất cả các cơ sở dạy nghề được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng. Đầu tư tập trung cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giảng viên, giáo viên dạy nghề và các cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình. Phát huy thế mạnh trong hoạt động đào tạo theo hướng chuyên môn hóa, mỗi cơ sở dạy nghề tập trung đầu tư chuyên sâu vào một số lĩnh vực, nhóm nghề chủ đạo, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của thị trường lao động.

- Tăng quy mô tuyển sinh dạy nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Đổi mới tuyển sinh dạy nghề theo hướng tuyển sinh lưu động tại các xã phường, thị trấn với các loại hình phù hợp; tăng cường liên kết với các trường THCS, THPT để tuyển sinh học sinh sau khi tốt nghiệp vào học nghề. Đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề để tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu người học. Khảo sát, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh để tuyển sinh và đào tạo theo nhu cầu, địa chỉ sử dụng.

- Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo:

Sử dụng các chương trình, giáo trình đào tạo các nghề trọng điểm cấp quốc tế, cấp khu vực, cấp quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Chỉ đạo các trường và trung tâm dạy nghề của tỉnh biên soạn chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xây dựng các chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo theo quy định.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của giáo viên, quy định việc sử dụng các giáo án, bài giảng điện tử trong hoạt động giảng dạy của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, các trường có tham gia hoạt động dạy nghề để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề.

- Đổi mới phương pháp đào tạo:

tích hợp theo hướng modul hoá bài giảng. Ở những lớp dạy nghề trình độ thấp dạy nghề hướng theo nhu cầu thực tế của người học và phải đạt được yêu cầu về kỹ năng nghề.

+ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề. Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề có máy tính kết nối máy chiếu tại các phòng học; đến năm 2020 tất cả các cơ sở dạy nghề đều có máy tính kết nối máy chiếu đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy nghề thực tế.

c. Phương thức tổ chức đào tạo

- Đối với đào tạo chính quy: chủ yếu được thực hiện theo hình thức mở các lớp đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề cho học sinh theo các khoá học tập trung và liên tục tại cơ sở dạy nghề.

- Đối với dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn: được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học,

+ Nghề nông nghiệp: chủ yếu đào tạo lưu động tại các thôn, bản, xã, cụm xã của các huyện, thị xã, thành phố cho phù hợp với điều kiện đi lại của người dân và thực tế sản xuất nông nghiệp tại địa bàn. Đào tạo theo hướng gắn lý thuyết với thực hành, thực tế ngay tại các hộ sản xuất, chăn nuôi điển hình; thời gian thực hành đạt 60% trở lên. Kết hợp vừa đào tạo nghề, vừa sản xuất theo 2 hình thức: thứ nhất là

mở các lớp đào tạo nghề với thời gian linh hoạt (từ 10 - 15 ngày/tháng, kéo dài thời gian của khóa học cho đảm bảo đủ thời gian đào tạo của nghề) để gắn với đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi trong quá trình thực tập tại hiện trường. Thứ 2 là tổ chức cho học viên học lý thuyết tập trung trong thời gian đầu của khoá học sau đó bố trí vào các xưởng sản xuất, cơ sở sản xuất để vừa lao động sản xuất, vừa học nghề dưới sự kèm cặp, hướng dẫn của giảng viên, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao.

+ Nghề phi nông nghiệp: chủ yếu đào tạo theo hình thức mở các lớp dạy nghề

tập trung tại cơ sở dạy nghề. Đào tạo lưu động tại các xã, cụm xã, thôn bản. Kết hợp đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề (đào tạo phần lý thuyết) với đào tạo tại các

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh dịch vụ...

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 71)