Kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 49)

a) Về số lượng dạy nghề

Giai đoạn 2007 - 2012, mạng lưới dạy nghề phát triển mạnh mẽ, nhà nước tăng cường kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho nông dân theo dự án hàng năm với số

lượng lớn hơn nên kết quả dạy nghề đã có sự tăng mạnh về quy mô. Nhiệm vụ dạy nghề chủ yếu do Trường Cao đẳng nghề Yên Bái và các trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

b) Liên kết đào tạo

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã bước đầu liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong việc tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái hàng năm đã liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng các chuyên ngành; liên kết đào tạo trung cấp nghề cho 227 học sinh, gồm các chuyên ngành chế tạo thiết bị cơ khí, nghề nề theo chương trình 135; quản lý điện nông thôn; vận hành máy thi công công trình...

Trường Cao đẳng nghề Âu Lạc đã liên kết đào tạo ở các trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 1.243 học sinh gồm các nghề kế toán doanh nghiệp, lập trình máy tính, điện công nghiệp, công nghệ ô tô, công nghệ hàn, cơ điện tử, luyện thép, cán kéo kim loại, nguội sửa chữa...

Các cơ sở dạy nghề như Trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ, Trung tâm Dạy nghề Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Mù Cang Chải đã liên kết với Trường Cao đẳng nghề Yên Bái mở các lớp đào tạo lái xe B2. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề đã mở các lớp tin học văn phòng để khai thác điều kiện cơ sở vật chất hiện có và đáp ứng nhu cầu của người học tại địa phương.

c ) Dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động

Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã liên kết đào tạo hàng trăm công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng, Công ty cổ phần xi măng Yên Bái, Công ty cổ phần xi măng Yên Bình, Nhà máy Z183, Nhà máy sắn Văn Yên, Công ty cổ phần lâm nông sản thực phẩm, Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn...

Kết quả dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động: năm 2007 là 756 người, năm 2008 là 577 người, năm 2009 là 650 người, năm 2012 là 700 người. Một số đơn vị triển khai thực hiện hiệu quả gồm: Trung tâm Dạy nghề Nghĩa Lộ, Trung tâm Dạy nghề Văn Yên, Trung cấp nghề Lục Yên, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Hội Phụ nữ...

Các cơ sở dạy nghề đã giới thiệu người lao động sau khi được học nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh như nhà máy xi măng Yên Bình, xi măng Yên Bái, nhà máy sứ, nhà máy sắn Văn Yên, Nhà máy Z183, thuỷ điện Ngòi Hút... và tại các tỉnh khác như Hà Nội, Hưng Yên, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài ra, còn giới thiệu đi xuất khẩu lao động các nghề như gò hàn, điện dân dụng, xây dựng, sửa chữa máy nông cụ... cho tổng số 820 lao động.

Việc triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình đào tạo nghề gắn với tạo việc làm đã giúp cho hàng ngàn người lao động của tỉnh có cơ hội được học nghề và tìm việc làm trong và ngoài nước, từ đó góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn được ngân sách hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 49)