Theo đánh giá của Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2007 - 2012: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,31%, năm 2010 đạt 13,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 10,75 triệu đồng (bằng 45,8% so với bình quân cả nước, cao gấp 2,5 lần so với năm 2006).
Năm 2012, toàn tỉnh có 1.090 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 7.466 tỷ đồng (trong đó có 16 doanh nghiệp nhà nước, 259 doanh nghiệp tư nhân, 552 công ty TNHH, 263 công ty cổ phần). Có 380 hợp tác xã, 2.550 tổ hợp tác.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong nền kinh tế đã giảm từ 38,98% năm 2007 xuống còn 33,31% năm 2012 (giảm 2,36%), tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng đã tăng từ
27,78% năm 2007 lên 33,68% năm 2012 (tăng 6,95%), ngành thương mại dịch vụ giảm từ 33,24% năm 2007 xuống 33,01%.
Về cơ cấu kinh tế theo thành phần, năm 2012, kinh tế nhà nước chiếm 34,48%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 64,46%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,06%.
- Công nghiệp xây dựng
Năm 2012, toàn tỉnh có 7.380 cơ sở sản xuất công nghiệp với 28.903 lao động. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước có 20 cơ sở, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 7.353 cơ sở, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 07 cơ sở.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh, nhằm khai thác tiềm năng của tỉnh như chế biến chè, chế biến gỗ, sản xuất giấy đế, sản xuất vàng mã, một số dự án sản xuất công nghiệp mang tính đột phá đã hoàn thành và đi vào hoạt động như các nhà máy thủy điện các huyện phía Tây, các nhà máy xi măng. Cơ cấu theo ngành trong sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
+ Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó tập trung chủ yếu với số lượng lớn là các cơ sở chế biến nông lâm sản thực phẩm, đặc biệt là chế biến thực phẩm và đồ uống. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến hết năm 2012 chiếm tỷ trọng 82,63%.
+ Các doanh nghiệp thuộc ngành khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với giá trị sản xuất hết năm 2012 chiếm 6,52%.
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, giá trị sản xuất hết năm 2010 chiếm tỷ trọng 10,85%.
Phân bố cơ sở công nghiệp theo địa bàn: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu ở thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, huyện Trấn Yên và huyện Văn Chấn.
Hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp: hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 18 khu, cụm công nghiệp (trong đó có 05 khu công nghiệp do tỉnh quản lý, 13 khu công nghiệp do huyện, thị, thành phố quản lý) gồm: Khu công
nghiệp Phía Nam; Khu công nghiệp Âu Lâu; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên; Khu công nghiệp Mông Sơn; Khu công nghiệp Minh Quân; Cụm công nghiệp Đầm Hồng. Ngoài ra còn có các cụm công nghiệp: Phía Tây cầu Mậu A, Yên Thế, Sơn Thịnh (Văn Chấn), Đông An (Văn Yên)...
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp năm 2007 đạt 5,84%, năm 2012 đạt 5,31%, bình quân 5 năm 2007 - 2012 đạt 5,16%. Trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2010, nông nghiệp chiếm 75,38%, lâm nghiệp chiếm 20,92%, thủy sản chiếm 3,7%.
Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình miền núi nên việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Về thuỷ sản: đã có sự phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều diện tích mặt nước chưa được khai thác, đàn giống thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao mới bước đầu thay thế cho giống cũ, diện tích nuôi chưa lớn, sản phẩm chưa nhiều.
- Dịch vụ.
Ngành dịch vụ đã từng bước phát triển, chất lượng các dịch vụ đã được tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân 5 năm 2007 - 2012 đạt 14,46%.
Hoạt động thương mại đã có bước phát triển đáng kể, kinh doanh thương mại theo hướng hiện đại đã bắt đầu phát triển. Du lịch có tiềm năng khai thác lớn tuy nhiên chưa được đầu tư khai thác triệt để. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hóa phục vụ sản xuất, chế biến. Hoạt động vận tải không đạt so với mục tiêu 5 năm tỉnh đề ra. Ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin có bước phát triển với tốc độ cao, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội
(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2007 – 2020)