3.2.1. Phát triển mạng lưới
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và thực trạng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh yên Bái cần mạnh dạn rà soát chia tách, sát nhập và xóa bỏ các cơ sở dạy nghề không đạt chuẩn hoặc trùng lắp, yếu kém về các điều kiện cần và đảm bảo công tác dạy nghề. Thành lập mới cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng đối với những nghề xã hội cần nhưng chưa có đơn vị đào tạo tại tỉnh. Ban hành chính sách khuyến khích tư nhân mở trường cao đẳng nghề đồng thời hỗ trợ về đất đai, đào tạo cán bộ, giáo viên chuyên ngành cho các trường, đảm bảo sự phát triển hài hòa bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực, thiếu nguồn lực cụ thể như sau:
- Đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Yên Bái trở thành trường cao đẳng nghề chất lượng cao, tập trung đầu tư các nghề trọng điểm cho Trường Cao đẳng nghề Yên Bái gồm nghề Công nghệ ô tô đạt cấp độ quốc tế; 04 nghề gồm Điện công nghiệp, Gia công thiết kế sản phẩm mộc, Chế tạo thiết bị cơ khí, Vận hành máy thi công nền đạt cấp độ khu vực ASEAN. Tập trung xây dựng trường đến năm 2015 thành trường cao đẳng nghề trong nhóm 40 trường chất lượng cao của cả nước.
- Đầu tư cho Trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ thành Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ. Đầu tư tập trung các nghề trọng điểm gồm 03 nghề đạt chuẩn quốc gia gồm kỹ thuật máy nông nghiệp, chăn nuôi thú y, công nghệ chế biến chè. Từng bước chuẩn bị nâng cấp trường lên Trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú của tỉnh vào năm 2020.
- Nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Lục Yên thành Trường Trung cấp nghề Lục Yên, đầu tư cho trường có 03 nghề đạt chuẩn quốc gia gồm hàn, kỹ thuật xây dựng; chạm khắc đá để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho các huyện thuộc khu vực Đông Bắc của tỉnh và các huyện thuộc các tỉnh lân cận trong khu vực.
- Đầu tư cho Trung tâm Dạy nghề Văn Yên trở thành trung tâm dạy nghề kiểu mẫu chuẩn quốc gia. Các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, mỗi huyện đều có các trung tâm dạy nghề và cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động của địa phương.
- Phát triển Khoa Công tác xã hội gắn với dạy nghề cho người khuyết tật tại trường Cao đẳng nghề Yên Bái và phát triển thành trường Trung cấp nghề Công tác xã hội vào năm 2016.
Thành lập mới các trường, trung tâm dạy nghề.
- Giai đoạn 2012 - 2015, thành lập Trường Trung cấp nghề 20/10 khu vực Tây Bắc trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Giới thiệu việc làm Hội phụ nữ tỉnh; đầu tư cho trường có 03 nghề đạt chuẩn quốc gia gồm tin học văn phòng, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ chăm sóc gia đình. Thành lập Trung tâm Dạy nghề thuộc Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch;
mô đào tạo cao đẳng nghề của toàn tỉnh; thành lập 02 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Phát triển Trung tâm Dịch vụ việc làm thành Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân thuộc Hội nông dân tỉnh Yên Bái. Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm Tỉnh đoàn thanh niên, trong đó tăng cường thực hiện nhiệm vụ dạy nghề và dạy nghề gắn với tạo việc làm.
- Sáp nhập Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố với Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu dạy nghề ở các địa phương.
Phát triển các cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề.
- Phát triển loại hình các lớp dạy nghề mở tại các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống... Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề để đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
- Khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề tư thục. Tạo môi trường bình đẳng đối với tất cả các cơ sở dạy nghề không phân biệt công lập hay tư thục.
Định hướng phân công ngành nghề đào tạo theo hướng chuyên sâu.
- Tăng khả năng cạnh tranh giữa các cơ sở dạy nghề. Phát huy thế mạnh trong hoạt động đào tạo các cơ sở dạy nghề theo hướng chuyên môn hóa, mỗi cơ sở dạy nghề tập trung đầu tư chuyên sâu vào một số nhóm nghề thuộc để tạo sản phẩm đào tạo chất lượng cao, thu hút người học.
- Căn cứ điều kiện của từng huyện, thị xã, thành phố, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xác định cụ thể sự phân công ngành nghề đào tạo hiện tại và lộ trình phát triển phù hợp.
- Có lộ trình đầu tư cho phù hợp đối với các trường dạy nghề để sớm đạt trình độ chuẩn quốc gia cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trình độ học sinh (phải phấn đấu đạt chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, phải có giáo viên dạy nghề giỏi, học
đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.
Phân bố các trường, trung tâm dạy nghề và cơ cấu đào tạo theo địa bàn.
- Địa bàn thành phố Yên Bái: là nơi tập trung chủ yếu các trường dạy nghề với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, các ngành nghề mũi nhọn để cung cấp cho địa phương và khu vực. Bao gồm các cơ sở dạy nghề:
+ Thành phố Yên Bái: 02 trường cao đẳng nghề gồm Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, Trường Cao đẳng nghề Âu Lạc; 01 Trường Trung cấp nghề 20/10 khu vực Tây Bắc; 03 trung tâm dạy nghề. Dự kiến thành lập 01 trường trung cấp nghề công lập, 01 trường cao đẳng nghề tư thục tại thành phố Yên Bái.
+ Thị xã Nghĩa Lộ: 01 Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ có nhiệm vụ đào tạo nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú các huyện gồm Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.
+ Huyện Lục Yên: 01 Trường Trung cấp nghề Lục Yên có nhiệm vụ đào tạo nghề cho các huyện Phía Đông của tỉnh gồm Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình.
+ Huyện Văn Yên: 01 Trung tâm Dạy nghề Văn Yên là trung tâm dạy nghề kiểu mẫu quốc gia.
- Các huyện còn lại bao gồm Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, mỗi huyện đều có trung tâm dạy nghề và cơ sở khác có tham gia dạy nghề để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động của địa phương.
Ngoài hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành phố. Địa bàn thành phố còn có các cơ sở dạy nghề thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên tỉnh, Liên minh Hợp tác xã... tham gia dạy nghề.
Căn cứ nhu cầu đào tạo nghề của các huyện, thị, thành phố; quy mô lực lượng lao động của các huyện, thị, thành phố; thực trạng số lao động được đào tạo nghề những năm qua. Cơ cấu số lao động cần được đào tạo nghề chia theo các huyện, thị, thành phố ở giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
Bảng 3.5. Chỉ tiêu chính của kế hoạch phát triển dạy nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2020 Stt Tên chỉ tiêu Đvt TH 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Giai đoạn 2012-2020 I Phát triển mạng lưới dạy nghề Cơ sở 29 31 34 35 37 37 37 37 38 38
1 Trường cao đẳng nghề công lập Trường 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2
2 Trường cao đẳng nghề tư thục Trường 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2
3 Trường trung cấp nghề công lập Trường 3 3 3 3 4 4 4 4 3 3
4 Trường chuyên nghiệp có hoạt
động dạy nghề Trường 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
5 Trung tâm dạy nghề công lập Trung tâm 8 9 10 10 10 10 10 10 10 10
6 Trung tâm dạy nghề tư thục Trung tâm 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2
7 Cơ sở có tham gia dạy nghề Cơ sở 12 14 15 16 17 17 17 17 17 17
II Quy mô đào tạo nghề Hs 8,940 11,000 13,920 13,972 12,210 12,580 12,950 13,320 14,200 123,213
1 Trình độ cao đẳng nghề Hs 558 1,050 1,170 1,380 1,690 2,000 2,310 2,620 2,930 16,373
2 Trình độ trung cấp nghề Hs t. mới 932 1,890 1,960 2,190 2,500 2,810 3,120 3,430 3,740 23,460
3 Trình độ sơ cấp nghề 2,800 2,930 3,500 3,550 3,300 3,200 3,100 3,000 3,700 32,080
4 Dạy nghề dưới 3 tháng Hs t. mới 4,650 5,130 7,290 6,852 4,720 4,570 4,420 4,270 3,830 51,300
III Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Stt Tên chỉ tiêu Đvt TH
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Giai đoạn 2012-2020
2 Lao động qua đào tạo nghề (lũy
kế) Người 95,108 106,108120,028132,500144,710157,290170,240183,560197,760 197,760
3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung % 36.9 39.4 42.6 45.0 48 51 54 57 60 60
3.1 + Tỷ lệ LĐ qua đào tạo chung
tăng hàng năm 2.3 2.5 3.2 2.4 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0
4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 22.6 24.9 27.8 30.0 32.0 34.0 36.0 38.0 40.0 40.0
4.1 + Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề
Bảng 3.6:Cơ cấu số lao động cần được đào tạo nghề chia theo các huyện, thị, thành phốở giai đoạn 2011 - 2020 Chia theo giai đoạn Tp. Yên Bái Trấn Yên Yên Bình Văn Yên Lục Yên Văn Chấn Nghĩa Lộ Trạm Tấu Mù Cang Chải 2011 – 2015 8.300 6.30 0 7.86 0 7.25 0 8.60 0 7.87 0 2.80 0 2.79 3 4.750 2016 – 2020 9.400 8.20 0 8.74 0 9.20 0 9.10 0 8.80 0 4.00 0 3.70 0 5.550 Tổng 17.700 14.5 00 16.6 00 16.4 50 17.7 00 16.6 70 6.80 0 6.49 3 10.300
(Nguồn: Quy hoạch đào tạonghề thời kỳ 2012 - 2020 của tỉnh Yên Bái)
Thành lập các cơ sở phục vụ dạy nghề, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các cơ sở dạy nghề.
Thành lập Khoa dạy nghề nội trú, Khoa đào tạo nghề công tác xã hội tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ làm công tác xã hội cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú, dạy nghề cho người khuyết tật. Thành lập mới và đẩy mạnh hoạt động các trung tâm thực hành sản xuất và hợp tác đào tạo tại các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đã thành lập.
Bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh để cung cấp thông tin về cung, cầu lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của cả nước, của các ngành kinh tế trong tỉnh; kết nối với dữ liệu của Trung tâm dự báo quốc gia làm cơ sở để định hướng hoạt động đào tạo nghề của tỉnh. Bổ sung nhiệm vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã, thành phố để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.