Những nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 54)

- Nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

lao động, gắn với nhu cầu xã hội, chưa có những mô hình hay, cách làm rõ về đào tạo nghề theo nhu cầu người học và chưa có nhiều những hoạt động thiết thực cụ thể hỗ trợ tạo việc làm, xây dựng mô hình tạo việc làm sau đào tạo nghề.

- Cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề đào tạo chưa phù hợp, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trường lao động. Số lượng chương trình khung và chương trình dạy nghề đã lạc hậu. Nhìn chung, các cơ sở dạy nghề chưa chú trọng đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình bằng các nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia được Nhà nước cung cấp hàng năm, mà chủ yếu dùng số tiền này mua sắm trang thiết bị và đồ dùng thực hành, thực tập và giảng dạy lý thuyết.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Cán bộ quản lý dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm quản lý.

Tóm lại, giai đoạn 2003- 2012 công tác dạy nghề tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực, hoàn thành so với mục tiêu đề ra. Những năm cuối của Kế hoạch, đã thực hiện chiến dịch tăng tốc về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đặc biệt là việc thành lập mới các trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phát triển mạng lưới dạy nghề. Điều kiện cơ sở vật chất, giáo án, giáo trình, đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề từng bước được củng cố và tăng cường đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy nghề của tỉnh.

Với những kết quả đạt được ở giai đoạn 2003 - 2012, sự nghiệp dạy nghề của tỉnh Yên Bái đã đạt được bước phát triển mạnh, làm tiền đề cho việc tăng cường quy mô dạy nghề nhất là dạy nghề ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề đồng thời chú trọng, tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề của tỉnh ở giai đoạn 2013 - 2020 tiếp theo.

Tiểu kết chương 2:

Bằng sự kết hợp giữa tư liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo chính thức và thông qua phương pháp tổng hợp phân tích, tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái. Các vấn đề được đề cập khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái; những vấn đề được đi sâu nghiên cứu như: Thực trạng công tác dạy nghề tỉnh Yên Bái; đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: Mạng lưới cơ sở dạy nghề; Ngành nghề quy mô và cơ cấu đào tạo; Cơ sở vật chất trang thiết bị; Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; Đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; Số lượng giáo viên dạy nghề; Đánh giá nhận định chung về thực trạng dạy nghề.

Về mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh phân bố tương đối đồng đều rải đều trên các huyện, địa điểm gần dân phù hợp với nhu cầu người học. Việc đầu tư trang thiết bị dạy nghề đã tập trung cho các trường, trung tâm trọng điểm, đầu tư dạy nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng nghề đây cũng là hướng đi đúng phù hợp với nhu cầu học nghề trình độ cao hơn của người dân miền núi. Nghề dạy, mô hình dạy nghề, tạo việc làm sau đào tạo nghề đã hình thành và gắn kết người học với doanh nghiệp sử dụng lao động và gắn kết nhóm người học lại với nhau thành lập tổ hợp tác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng miền. Chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo đã bước đầu phù hợp với nhu cầu người học, yêu cầu người sử dụng lao động, tuy nhiên các nghề mới, nghề có thu nhập cao chưa được quan tâm . Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đã được quan tâm đào tạo song còn ít và tính chuyên nghiệp còn hạn chế. Số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề ở tỉnh Yên Bái còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác dạy nghề hiện nay đặt ra.

Chương II cho chúng ta một bức tranh mới về công tác phát triển đào tạo nghề của Yên Bái. Tuy còn những mảng chưa rõ nét, tuy hiện tại chúng ta đang gặp nhiều khó khăn nhưng trước yêu cầu của sự phát triển, để đón cơ hội kinh tế phát triển, vị trí việc làm gia tăng, nhu cầu sử dụng lao động tăng, khoa học kỹ thuật phát triển nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề tăng, nghề mới, nghề có thu nhập cao xuất hiện, quy mô đào tạo các nghề mới mở rộng tỉnh Yên Bái cần có những

phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề rõ nét

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GII PHÁP PHÁT TRIN ĐÀO TO NGH TNH YÊN BÁI GIAI ĐON 2013 - 2020

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề của tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)