1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng Việt

90 2,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 702,88 KB

Nội dung

3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC *** LÊ THỊ VIỆT HẰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt Người hướng dẫn khoa học: Th.S LÊ THỊ LAN ANH HÀ NỘI - 2011 4 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S. Lê Thị Lan Anh, người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo và các em học sinh của trường Tiểu học Trưng Nhị (Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc), trường Tiểu học Yên Lập (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện cho em khảo sát thực tế. Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn bên em, động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thị Việt Hằng 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thị Việt Hằng 6 KÝ HIỆU VIẾT TẮT DT : danh từ ĐT : động từ Đ : đại từ GV : giáo viên GD và ĐT : Giáo dục và đào tạo HS : học sinh M : mẫu Nxb : nhà xuất bản QHT : quan hệ từ SGK : sách giáo khoa TT : tính từ TTT : tình thái từ [X, Y] : X là số thứ tự tác phẩm, Y là số trang trong “Tài liệu tham khảo” 7 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 3 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………… 4 3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………. 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 8 6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 8 7. Cấu trúc của khóa luận……………………………………………………… 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN………………………………………………… 10 1.1. Khái niệm về từ loại…………………………………………………………. 10 1.2. Sự phân định từ loại Tiếng Việt…………………………………………… 11 1.3. Hệ thống phân định từ loại Tiếng Việt………………………………………. 13 1.4. Một số từ loại cơ bản và sự chuyển hóa từ loại …………………………… 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC……………………………………………………………………. 41 2.1. Nội dung chương trình từ loại trong Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học…………………………………………………………………………. 41 2.1.1. Nội dung chương trình từ loại……………………………………………… 41 2.1.2. Phân bố nội dung chương trình từ loại trong Sách giáo khoa Tiếng Việt…………………………………………………………………………. 43 2.1.3. Nhận xét ……………………………………………………………………. 49 8 2.2. Việc cần thiết dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học………………………… 49 2.3. Thực trạng khả năng phân định từ loại Tiếng Việt của học sinh Tiểu học…………………………………………………………………………… 50 2.3.1. Mục đích điều tra…………………………………………………………… 51 2.3.2. Đối tượng điều tra…………………………………………………………… 51 2.3.3. Cách thức điều tra và nội dung điều tra…………………………………… 51 2.3.4. Kết quả điều tra ……………………………………………………………. 57 2.3.5. Nhận xét kết quả khảo sát………………………………………………… 59 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC………. 65 3.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về từ loại cho giáo viên và học sinh…………… 65 3.1.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về từ loại cho giáo viên Tiểu học…………… 65 3.1.2. Cung cấp cơ sở lí thuyết và rèn luyện kĩ năng thực hành xác định từ loại cho học sinh Tiểu học…………………………………………………………… 66 3.2. Vận dụng sáng tạo quy trình học luyện từ và câu kiểu bài hình thành khái niệm…………………………………………………………………………. 79 KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 85 9 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu hướng chung của thế giới, khi cuộc cách mạng khoa học phát triển như vũ bão kéo theo những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội, khi thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hoá và phát triển bền vững, ngành giáo dục đào tạo đứng trước những thách thức và vận hội mới…Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực thích ứng với việc giải quyết những vấn đề thực tế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hợp tác. Để đạt được mục tiêu này cần phải đổi mới giáo dục. Trước hết là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các môn học. Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên này. Ở tiểu học, học sinh còn nhỏ tuổi, các em giàu trí tưởng tượng, cảm xúc và sáng tạo. Song sự sáng tạo ở lứa tuổi này vẫn còn phiến diện, nghiêng về nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng mới chỉ ở bước đầu phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thúc đẩy quá trình dạy học sao cho có hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhận thức của học sinh, khai thác và điều chỉnh vốn kinh nghiệm mà các em đã tích luỹ được trong cuộc sống, phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh. Năm 2001, Bộ GD và ĐT chính thức ban hành Chương trình tiểu học mới – bộ chương trình của giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với chương trình các môn học khác, chương trình môn Tiếng Việt được biên soạn mới nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, 10 viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Luyện từ và câu giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp. Dạy học từ loại là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng và chương trình Tiếng Việt ở phổ thông nói chung. HS nắm vững kiến thức về từ loại, nhận diện và xác định từ loại chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là một trong những cơ sở định hướng cho các em nói, viết tiếng Việt đúng chuẩn ngữ pháp, hình thành nơi các em năng lực hoạt động ngôn ngữ. Qua việc điều tra tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy hiện nay học sinh tiểu học nắm kiến thức về từ loại chưa chắc, việc phân định từ loại của các em khá khó khăn và có nhiều lỗi sai. Là một GV tiểu học trong tương lai, chúng tôi sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học thì đó là điều làm chúng tôi có nhiều trăn trở. Đồng thời, tự nhận thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt cho học sinh, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại tiếng Việt”. Đề tài này chắc chắn sẽ có ý nghĩa thiết thực trong công việc giảng dạy của bản thân tôi sau này, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học từ loại nói riêng cũng như chất lượng dạy học tiếng Việt nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề về từ loại đã được các nhà nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ đề cập từ rất xa xưa với nhiều khía cạnh, góc độ nhìn nhận khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin sơ lược qua một số tài liệu viết về vấn đề này: 11 Học thuyết về từ loại ra đời từ thời cổ Hy Lạp gắn với tên tuổi của nhà triết học Arixtot. Thuở ấy từ loại đã đặt trong quan hệ với logic song Arixtot đã không gắn các từ loại với các phạm trù mà ông đề xuất. Ông chỉ chú ý đến tính chất của vị ngữ của động từ và cho rằng động từ thể hiện vị thế của phán đoán. Danh từ thì được coi là tên gọi của các sự vật. Các nhà ngữ pháp của học thái Alêchxăngđri định nghĩa danh từ và động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo những khái niệm do chúng biểu hiện: danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thể đồ đạc, được phát ngôn cả cái chung và cái riêng, động từ là từ loại không biến cách và thể hiện các hoạt động chủ động, bị động. Thế kỷ XVII – XVIII các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của logic, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ với vị thế của phán đoán. Danh từ và tính từ được giải thích như là những từ chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu nhiên đối với bản chất của sự vật. Trong nhiều năm, mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của logic chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Phải đến cuối thế kỷ XIX vấn đề từ loại tiếng Việt mới được bàn lại, theo đó vấn đề từ loại được xem xét: Năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) [12] quan tâm đến các vấn đề: 1. Bản chất và đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại. 2. Hệ thống các từ loại tiếng Việt. 3. Từ loại là các phạm trù của tư duy. Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, [7] nghiên cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục đích 12 phân định từ loại. Đặc biệt tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản, ranh giới giữa các từ loại cơ bản với các từ loại không cơ bản. Năm 2004 trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [5] khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp. Ngoài ra khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ, tính từ. Đến năm 2005 trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2 – Ngữ đoạn và từ loại [13] do Cao Xuân Hạo chủ biên cũng đã giải quyết vấn đề về tử loại tiếng Việt một cách sâu sắc và thấu đáo. Và đến năm 2006, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Ngọc Phiến trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt [11] cũng có đề cập đến vấn đề từ loại ở phần thứ tư của cuốn sách – Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp Tiếng Việt. Các tác giả cũng chỉ xem xét ba từ loại lớn là danh từ, động từ và tính từ. Cũng trong năm 2006, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [6], tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt. Năm 2008, trong các cuốn Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5 [19] do tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên trong phần Hỏi đáp phân môn Luyện từ và câu, tác giả có nói về danh từ riêng, nêu sự phân biệt từ loại động từ và tính từ dựa trên ba tiêu chí là “ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết hợp của từ, khả năng làm thành phần câu” (lớp 4), định nghĩa về đại từ, quan hệ từ và giới thiệu các tiểu loại của đại từ, quan hệ [...]... năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học 4.3 Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định chính xác từ loại tiếng Việt 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nhiên cứu của đề tài là khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chỉ nghiên cứu khả năng phân định từ loại của học sinh lớp 5 thuộc hai trường tiểu học: - Trường Tiểu. .. khí từ, thán từ (thuộc nhóm hư từ) Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn Tiếng Việt hiện đại chia từ tiếng Việt thành 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại đã đưa ra sơ đồ hệ thống phân loại từ tiếng Việt như sau: 19 Vốn từ tiếng Việt Thực từ Thể từ Hư từ Vị từ Danh Động Tính Phụ Quan Tình từ từ từ từ hệ từ thái từ. .. thống từ loại tiếng Việt gồm 8 từ loại: - Từ loại thực từ: danh từ, động từ, tính từ - Từ loại hư từ: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ - Từ loại trung gian: Số từ, đại từ 1.4 Một số từ loại cơ bản và sự chuyển hoá từ loại 1.4.1 Một số từ loại cơ bản 1.4.1.1 Danh từ Danh từ có một số lượng rất lớn trong vốn từ vựng và có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp a Khái niệm Về ý nghĩa ngữ pháp, ... năng phân định từ loại của học sinh tiểu học - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng Việt Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng day học Tiếng Việt nói chung và dạy học từ loại (phân môn luyện từ và câu) nói riêng 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Có ba nhiệm vụ chính: 4.1 Trình bày khái quát cơ sở lí thuyết về từ loại và dạy học từ loại trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học 4.2... năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học Chương 3 Một số biện pháp giúp nâng cao học khả năng phân định từ loại tiếng Việt cho học sinh tiểu học 15 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về từ loại tiếng Việt Trong cuốn Từ điển tiếng việt - Nxb Đà Nẵng- 2008 đã định nghĩa: Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như: Danh từ, ... từ (1) (2) (3) (6) (7) (8) (9) Số từ (4) Thán Đại từ (5) Bảng 1.1 Theo Lê Biên thì quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt được tiến hành nhiều bước, nhiều bậc: từ cái nhìn bao quát về các lớp từ tiếng Việt đến việc phân định thành các phạm trù từ loại, các nhóm trong một từ loại Vốn từ Tiếng Việt phân chia thành 2 mảng lớn: Thực từ và Hư từ Thực từ Hư từ - Chiếm số lượng lớn nhất trong vốn - Chiếm số. .. 10 từ loại: danh từ, số từ, động từ, tính từ, đại từ, mạo từ, phó từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái, thán từ [5, 558] Diệp Quang Ban đã đưa ra bảng phân bố các lớp từ như sau: 21 BẢNG CÁC LỚP TỪ (CÓ ĐIỀU CHỈNH) CỦA TIỀNG VIỆT Khả năng kết hợp Lớp lớn Tên lớp cụ thể Bậc cụm từ đầu tố 1 Danh từ I Thực từ + 4 Động từ câu + 3 Tính từ hiện ở bậc + 2 Số từ Chỉ xuất + 5 Đại từ - Nhân xưng từ + - Chỉ định từ. .. Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, 16 theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp của một ngôn ngữ nhất định 1.2 Sự phân định từ loại tiếng việt 1.2.1 Mục đích phân loại từ loại tiếng Việt Kết quả của quá trình phân. .. cách một phụ ngữ hoặc nối liền hay ngăn cách với các ngữ đoạn ấy”, các tác giả đã phân biệt từ loại tiếng Việt thành hai loại: thực từ và hư từ Thực từ là những từ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn hoặc tham gia vào ngữ đoạn với tư cách phụ ngữ Hư từ là nhừng từ chỉ quan hệ cú pháp Cao Xuân Hạo chia từ loại thành 8 từ loại: vị từ, danh từ, lượng từ, đại từ (thuộc nhóm thực từ) , liên từ, giới từ, ngữ... luận mà không được thực nghiệm ở trường Tiểu học Nhận thức tầm quan trọng của việc gắn lí thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi tiến hành điều tra thực nghiệm về khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học Từ đó, có cả cơ sở lí thuyết và cơ sỏ thực tế đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh phân định từ loại đạt hiệu quả tốt nhất 13 3 Mục đích . Tiếng Việt ở tiểu học. 4.2. Thực trạng khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học. 4.3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định chính xác từ loại tiếng Việt. . khả năng phân định từ loại của học sinh tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng Việt. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng day học Tiếng Việt nói. Thực trạng khả năng phân định từ loại tiếng Việt của học sinh tiểu học. Chương 3. Một số biện pháp giúp nâng cao học khả năng phân định từ loại tiếng Việt cho học sinh tiểu học. 16

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w