Phân bố nội dung chương trình từ loại trong Sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng Việt (Trang 47)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Phân bố nội dung chương trình từ loại trong Sách giáo khoa

Tiếng Việt

Phần kiến thức về từ loại được dạy ở phân môn Luyện từ và câu (Mỗi tuần có hai tiết Luyện từ và câu) và chủ yếu được học ở kì 1 các lớp.

Sách giáo khoa Tiếng Việt đưa những kiến thức rất sơ giản liên quan đến từ loại ngay từ tuần thứ ba của lớp 2: Từ chỉ sự vật và được dạy cùng câu kiểu Ai là gì? Đầu tiên chỉ là việc tìm các từ với ý nghĩa khái quát. Ví dụ: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con người, cây cối,…), nhận diện các từ chỉ sự vật, đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?

Tuần 4: Từ chỉ sự vật (tìm những từ theo mẫu trong bảng: chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ cây cối).

Tuần 5: Tên riêng và cách viết hoa tên riêng: tên riêng của người, sông, núi,… phải viết hoa. Tiếp tục học kiểu câu Ai là gì?

Tuần 7: Từ chỉ hoạt động: tìm từ chỉ mỗi hoạt động theo tranh vẽ; kể lại nội dung tranh bằng một câu; chọn từ chỉ hoạt động điền vào chỗ trống của các câu.

Tuần 8: Từ chỉ hoạt động, trạng thái: tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong các câu cho trước; chọn điền các từ cho sẵn vào chỗ còn trống của một bài đồng dao ngắn. Các tuần sau đó tiết Luyện từ và câu có học câu kiểu Ai làm gì?

Tuần 15: Từ chỉ đặc điểm: dựa vào tranh trả lời các câu hỏi người, con vật, đồ vật, cây cối “thế nào”? tìm những từ chỉ đặc điểm, tính tình, màu sắc, hình dáng của người và vật; chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy. Từ chỉ đặc điểm được dạy cùng câu kiểu Ai thế nào?

50

Tuần 16: Từ chỉ tính chất được dạy bằng cách dạy lồng ghép với việc tìm từ trái nghĩa; chọn một cặp từ trái nghĩa vừa tìm để đặt câu với mỗi từ theo kiểu câu Ai thế nào?

Sách giáo khoa lớp 3 gồm những kiến thức về từ loại như sau:

Tuần 1: Ôn về từ chỉ sự vật, tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ, tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu. Ôn tập về từ chỉ sự vật lại được học cùng với phép so sánh.

Đến tuần 7: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ có sự so sánh các hoạt động trạng thái; đọc lại bài Tập đọc trong cùng tuần để tìm những từ chỉ hoạt động, chỉ thái độ; liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn tuần 6 của chính mình.

Tiếp theo đến tuần 12: Luyện từ và câu có tiết ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: tìm những từ chỉ hoạt động và nêu cách miêu tả hoạt động trong khổ thơ; tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong ba đoạn trích thơ, văn; ghép những từ ngữ ở hai cột (cột chỉ sự vật, cột chỉ hoạt động- trạng thái) để thành câu.

Tuần 14: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ; các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm nào trong ba đoạn thơ. Ở tiết học này, học sinh đồng thời được ôn tập kiểu câu Ai thế nào?: tìm bộ phận của câu: trả lời câu hỏi Ai(con gì, cái gì)?, câu hỏi “Thế nào?”.

Tuần 17: Tiếp tục ôn về từ chỉ đặc điểm và ôn tập về kiểu câu Ai thế nào? Tìm những từ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới đọc; đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả người, vật, thiên nhiên.

51

Lên lớp 4, 5- hai lớp cuối cấp tiểu học, các em mới chính thức được học các khái niệm sơ giản về một số từ loại.

Ở lớp 4, tuần thứ 5, học sinh được học từ loại cơ bản bậc nhất của tiếng

Việt - danh từ: tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau đó, SGK yêu cầu chính học sinh xếp các từ mới tìm được vào nhóm thích hợp: từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng, từ chỉ khái niệm, từ chỉ đơn vị (mỗi tiểu loại SGK có xếp mẫu các từ). Các em ghi nhớ: danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). Ngay sau phần Ghi nhớ là phần Luyện tập: tìm các danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm trong đoạn văn; đặt câu với một danh từ khái niệm vừa tìm được.

Tuần 6: học sinh được học hai tiểu loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng: bằng yêu cầu tìm những từ có nghĩa cho sẵn, so sánh các cặp từ, nêu cách viết các từ trên (các em đã được học: tên riêng phải viết hoa). Phần ghi nhớ: Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

Tuần 7: trong Luyện từ và câu (tiết1), học sinh được học cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Từ việc nhận xét cách viết những tên riêng: tên người, tên địa lí, SGK đi đến ghi nhớ: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Phần Luyện tập: viết tên em và địa chỉ gia đình em; viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em; viết tên và tìm trên bản đồ các quận, huyện, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em. Sang tiết 2, các em vẫn được luyện tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam nhưng bằng cách sửa lỗi viết hoa danh từ riêng qua ngữ liệu là bài ca dao về rất nhiều địa danh ở Hà Nội. Đặc biệt, lần đầu tiên trong tiết Luyện từ và câu

52

phần từ loại xuất hiện kiểu bài tập trò chơi: trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam.

Tuần 8: Cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài: đọc các tên người, địa lí nước ngoài, nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài; cách viết tên người, địa lí (ngữ liệu là những tên riêng phiên âm theo tiếng Hán) có điểm gì đặc biệt, sau đó rút ra ghi nhớ: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận nào thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. Luyện tập bằng cách chữa lỗi viết các tên riêng và trò chơi du lịch: thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy.

Tuần 9: học sinh được học khái niệm về một từ loại cơ bản nữa đó là động từ. Từ ngữ liệu đoạn văn, yêu cầu các em tìm các từ chỉ hoạt động của các nhân vật trong đoạn, từ chỉ hoạt động trạng thái của các sự vật. Sau đó đi tới phần Ghi nhớ: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Phần Luyện tập cho học sinh viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy; tìm những động từ trong các đoạn văn và có bài tập dưới hình thức trò chơi: xem kịch câm, nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.

Tuần 11: Luyện từ và câu (tiết 1): Luyện tập về động từ học về ý nghĩa và cách sử dụng của các từ (phụ từ) hay đứng trước động từ: đã, sẽ, đang.

Ở tiết Luyện từ và câu thứ hai trong tuần, SGK cung cấp khái niệm sơ giản về tính từ cho học sinh: qua ngữ liệu là một chuyện kể danh nhân nước ngoài, yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ tính tình, tư chất của nhân vật; màu sắc,

53

hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật; tìm hiểu cả ý nghĩa của tính từ đối với một ngữ động từ; Ghi nhớ: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…Phần luyện tập là bài nhận diện các tính từ và sử dụng tính từ để đặt câu nói về những sự vật quen thuộc.

Tuần 12: Tính từ (tiếp theo): so sánh sự khác nhau trong việc miêu tả các sự vật, các thể hiện ý nghĩa mức độ sau đó cho học sinh ghi nhớ: có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau: tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho; thêm các từ rất, quá, lắm,…vào trước hoặc sau tính từ, tạo ra phép so sánh. Phần Luyện tập có các bài tập nhận diện các từ ngữ biểu thị mức độ của tính từ; tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các tính từ chỉ màu sắc, hình dạng, trạng thái cho trước; đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.

Tuần 17: Trong bài Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?, học sinh thấy rõ hơn vai trò vị ngữ của động từ: vị ngữ có thể là: động từ hay động từ đi kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ).

Tuần 19: học sinh lại được nắm rõ hơn vai trò ngữ pháp của danh từ: chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.

Tuần 21: Luyện từ và câu - tiết 2- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? lại cung cấp thêm chức năng của động từ và tính từ trong việc tạo câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất, trang thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.

Đến lớp 5, kiến thức về từ loại bắt đầu được học ở tuần 9, trong tiết 2

của Luyện từ và câu: Đại từ. Qua việc cho các em tìm hiểu ý nghĩa của các từ ngữ dùng để xưng hô, thay thế động từ, tính từ trong ngữ liệu đi đến phần ghi

54

nhớ: Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ trong các câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.

Tuần 11: Luyện từ và câu (tiết 1): Đại từ xưng hô. SGK cung cấp tác dụng, ý nghĩa của các đại từ xưng hô trong tiếng Việt.

Sang luyện từ và câu (tiết 2), học sinh được học một loại hư từ trong tiếng Việt đó là quan hệ từ. Từ phần nhận xét, học sinh tìm ra mục đích của các từ in đậm (quan hệ từ); tìm hiểu cách biểu hiện mối quan hệ giữa các ý của các câu. Trong phần ghi nhớ, các em được cung cấp khái niệm cũng rất sơ giản về quan hệ từ: Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Cặp quan hệ từ thường gặp là: vì…nên; do…nên; nhờ…mà…(biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả);

nếu…thì…; hễ…thì…(biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả, điều kiện- kết quả);

tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…(biểu thị quan hệ tương phản); không những… mà còn…; không chỉ…mà còn…(biểu thị quan hệ tăng tiến). Phần luyện tập, SGK cho học sinh nhận diện các quan hệ từ, cặp quan hệ từ song song với việc nêu tác dụng của chúng; sau đó cho học sinh đặt câu với một số quan hệ từ.

Tuần 12: Luyện tập về quan hệ từ: SGK tổ chức cho các em nhận diện, tác dụng và ý nghĩa của một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ; chọn các quan hệ từ cho sẵn điền vào ô trống trong các câu; cuối cùng yêu cầu học sinh đặt câu với các quan hệ từ (khó sử dụng) mà cho sẵn: mà, thì, bằng.

Tuần 13: học sinh tiếp tục được luyện tập về quan hệ từ: nhận biết về các cặp quan hệ từ; hiểu cách sử dụng chúng trong từng trường hợp; thấy được giá trị của các cặp quan hệ từ trong việc liên kết câu văn, đoạn văn bằng

55

việc so sánh hai đoạn văn: một đoạn có dùng quan hệ từ và một đoạn không dùng quan hệ từ.

Tuần 14: Kiến thức về phần từ loại kết thúc bằng bài Ôn tập về từ loại (2 tiết). Tiết thứ nhất ôn lại danh từ chung, danh từ riêng, quy tắc viết hoa danh từ riêng, đại từ xưng hô. Đặc biệt, SGK còn cho bài tập để học sinh nhận thấy chức năng của danh từ và đại từ trong việc làm chủ ngữ của các kiểu câu

Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. Và chức năng làm vị ngữ trong câu kiểu Ai là gì của danh từ chỉ qua ngữ liệu bài ôn tập. Tiết thứ hai, SGK giúp học sinh phân biệt và nhận diện động từ, tính từ và quan hệ từ trong ngữ liệu cho sẵn và cả trong đoạn văn tự viết của các em.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phân định từ loại Tiếng Việt (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)