ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- NGUYỄN TIẾN THÁI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI ĐẠI MINH TẠI HUYỆN YÊN BÌNH -
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
NGUYỄN TIẾN THÁI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI ĐẠI MINH TẠI HUYỆN
YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN
Thái Nguyên - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
NGUYỄN TIẾN THÁI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI ĐẠI MINH TẠI HUYỆN
YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Thái
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Quốc Hùng và thầy giáo TS Nguyễn Thế Huấn Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Thái
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.2 Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2.1 Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam 6
1.2.2 Các nghiên cứu về cây bưởi liên quan đến đề tài 11
1.2.2.1 Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi 11
1.2.2.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa đối với cây bưởi 19
1.2.2.3 Các nghiên cứu về biện pháp thụ phấn bổ sung đối với cây bưởi 20
1.2.2.4 Các nghiên cứu về biện pháp bao quả đối với bưởi 24
Trang 6Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng 26
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 26
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
2.2.2.2 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 30
2.3 Xử lý số liệu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng, năng suất của bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái 33
3.1.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian ra lộc và chất lượng lộc của bưởi Đại Minh 33
3.1.2 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Đại Minh 35
3.1.3 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu cơ giới quả 37
3.1.4 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 38
3.1.5 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến hiệu quả kinh tế
bưởi Đại Minh 40
3.2 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đối với bưởi Đại Minh 41
3.2.1 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc và chất lượng lộc bưởi Đại Minh 41 3.2.2 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả bưởi Đại Minh 43
Trang 73.2.3 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu cơ giới quả
bưởi Đại Minh 45
3.2.4 Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi Đại Minh 46
3.2.5 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái 48
3.3 Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn trong phương pháp thụ phấn bổ sung đối với bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái 49
3.3.1 Khả năng nảy mầm của các nguồn thụ phấn (giống) khác nhau trên bưởi Đại Minh 49
3.3.2 Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh 50 3.3.3 Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến một sổ chỉ tiêu quả bưởi Đại Minh 52
3.4 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đôi với bưởi Đại Minh tại Yên Binh - Yên Bái 53
3.4.1 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến mẫu mã bưởi Đại Minh 53
3.4.2 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến một số chỉ tiêu quả bưởi Đại Minh 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Đề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
I Tài liệu tiếng Việt 61
II Tài liệu tiếng Anh 64 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV : (Coefficient of variation) Hệ số biến động
KH & CN : Khoa học và công nghệ
LSD : (Least-Significant Difference) Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa NN-PTNT : Nông nghiệp - phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Lượng phân bón hàng năm cho một số giống bưởi đặc sản ở
Việt Nam 17
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến thời gian ra lộc của bưởi Đại Minh 33
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng lộc
bưởi Đại Minh 34
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả ở
bưởi Đại Minh 36
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu
cơ giới quả 37
.Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của bưởi Đại Minh 38
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh ở các công thức bón phân khác nhau 40
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc
bưởi Đại Minh 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến chất lượng lộc
bưởi Đại Minh 42
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Đại Minh 44
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu cơ giới quả bưởi Đại Minh 45
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi Đại Minh 46
Trang 10Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế
bưởi Đại Minh 48
Bảng 3.13: Khả năng nảy mầm của nguồn hạt phấn khác nhau trên
bưởi Đại Minh 49
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Đại Minh 50
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến một số chỉ tiêu của
bưởi Đại Minh 52
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tình trạng vỏ quả, tỷ lệ quả có vết thương và tỷ lệ quả thực thu 53
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến một số chỉ tiêu quả 56
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh ở các công thức bón phân
khác nhau 36 Hình 3.2: Biểu đồ tổng quá/cây và năng suất bưởi Đại Minh ở các công thức
bón phân khác nhau 39 Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại minh qua các thời kỳ trong thí
nghiệm cắt tỉa 44 Hình 3.4: Biểu đồ tổng quả/cây và năng suất bưởi Đại Minh trong thí nghiệm
cắt tỉa 47 Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh trong thí nghiệm thụ phấn
bổ sung 50 Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ vết thương bề mặt vỏ quả bưởi khi sử dụng các vật
liệu bao quả khác nhau 54 Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ quả thực thu khi sử dụng các vật liệu bao quả khác nhau 55
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Cây bưởi (Citrus grandis L Osbeck) là một loại cây ăn quả rất quen
thuộc với người dân Việt Nam Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì không những có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao
mà còn có giá trị trong y học và mỹ học
Bưởi là loài có phổ thích nghi rộng, có thể trồng khắp từ 42 0 vĩ bắc cho đến 42 0 vĩ nam, từ mặt biển lên đến độ cao 2000m [28] Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long… Hiện nay, phát triển cây ăn quả trong đó bao gồm cả cây bưởi là một định hướng được ưu tiên và là một chiến lược có lợi thế cạnh tranh cao
Bưởi Đại Minh có nguồn gốc ở làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Đây là giống bưởi thấp cây, lá tròn, tán rộng, cho quả sai, hình cầu dẹt, vỏ vàng, múi mỏng, tôm ngọt, mọng nước, ăn ngọt và có mùi thơm dìu dịu Bưởi Đại Minh là giống bưởi có tiềm năng phát triển lớn nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi đặc trưng do ảnh hưởng điều tiết của hồ Thác Bà Mặt khác, vùng bưởi đặc sản này nằm trên điểm giao nhau của nhiều tuyến giao thông trọng yếu của nhiều tỉnh phía Bắc và đang được chính quyền địa phương và nhiều tổ chức quan tâm
Tuy nhiên, do nhiều năm khai thác liên tục nhưng không được chăm sóc, đầu tư đúng mức cộng với sâu bệnh gây hại ngày càng nặng, giống bưởi Đại Minh đã có biểu hiện thoái hóa nghiêm trọng Nhiều vườn không cho quả, một
số hộ gia đình đã chặt bỏ để trồng các loại cây trồng khác [9] Cho đến nay, các
Trang 13biện pháp kỹ thuật để khắc phục hiện tượng thoái hóa, phát triển giống bưởi Đại Minh theo hướng tác động nâng cao được năng suất và chất lượng quả vẫn là một câu hỏi lớn Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng, phát triển của bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái”
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh nhằm khắc phục tình trạng thoái hóa, nâng cao và giữ ổn định năng suất cũng như chất lượng của bưởi Đại Minh
2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các chỉ tiêu lộc, tỷ lệ đậu quả, các chỉ tiêu quả, năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh
- Nghiên cứu sinh trưởng lộc, tỷ lệ đậu quả, một số chỉ tiêu quả, năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế trong các phương pháp cắt tỉa khác nhau đối với bưởi Đại Minh
- Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh khi thụ phấn bằng các nguồn hạt phấn khác nhau
- Tiến hành thí nghiệm bao quả bằng các vật liệu bao quả khác nhau nhằm thấy rõ tác động của các vật liệu bao quả đến mẫu mã và một số chỉ tiêu quả bưởi Đại Minh
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đối với bưởi Đại Minh sẽ thấy được chiều hướng tác động tích cực hay tiêu cực của các biện pháp đến sinh trưởng, phát triển của bưởi Đại Minh Từ đó mà tìm ra các giải pháp tác động nhằm nâng cao và giữ ổn định năng suất cũng như phẩm chất của bưởi Đại Minh
Trang 14- Những kết luận của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy và phổ cập kiến thức về giống bưởi Đại Minh - giống bưởi đặc sản của xã Đại Minh - Yên Bình - Yên Bái
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng mất mùa
nghiêm trọng của giống bưởi Đại Minh trong nhiều năm liên tục, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, cây trồng nói chung và bưởi nói riêng chịu sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
mà ngày càng trở nên phong phú hơn và có nhiều ưu việt hơn
Bưởi là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai và chế độ chăm sóc; hay sự biểu hiện của kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường (Trần Như Ý và cộng sự, (2000) [25, 28])
Cũng như tất cả các loại cây trồng khác, bưởi cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, ổn định Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, trong thành phần của cây trồng có mặt 92 nguyên tố hoá học, nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng được Galston tìm ra vào năm 1980[36, 37] Các nguyên tố này bao gồm các nguyên tố không thuộc nguyên tố khoáng là hydro (H 2 ), oxy (O 2 ) và cácbon (C) và các nguyên tố khoáng bao gồm nitơ (N), photpho (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), boron (B), đồng (Cu), sắt (Fe), clo (Cl), mangan (Mn), molipden (Mo), kẽm (Zn) [12, 37] Đến năm 1998, Lincoln Taiz đã bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si,
Ni Tùy theo nhu cầu của cây mà các nguyên tố này được chia thành các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng hay vi lượng
Theo tác giả Nguyễn Thế Đặng và cs [7], lượng chất dinh dưỡng cây hút thể hiện yêu cầu chất dinh dưỡng của cây Cây yêu cầu chất dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định Lượng dinh dưỡng cây hút thay đổi theo loại cây trồng, năng suất thu hoạch, yêu cầu của người trồng trọt Trong cùng một
Trang 16loại cây trồng thì lượng chất dinh dưỡng do cây hút phụ thuộc vào điều kiện sinh thái (đất đai, thời tiết khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa)
Cũng theo tác giả, mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây sử dụng đều có các giá trị tối ưu và tối đa Tại lượng bón mà cây trồng cho năng suất cao nhất gọi
là giá trị tối đa về mặt kỹ thuật Tuy nhiên, Mục đích của người sản xuất không phải chỉ nhằm đạt năng suất cao nhất mà còn là tìm lợi nhuận cao nhất Lượng bón đạt lợi nhuận cao nhất là lượng phân bón mà ở đó hiệu suất 1kg phân bón đủ bù đắp được chi phí sản xuất tăng lên [7]
Bưởi là cây trồng lâu năm, sinh trưởng của chúng được chia thành 2 giai đoạn chính là giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, quá trình chăm sóc chủ yếu là tạo cho cây phát triển thân cành tốt, cắt tạo hình, tạo tán là chủ yếu Đến giai đoạn kinh doanh, việc tạo ra sự cân đối hài hòa giữa thân lá và quả chiếm một vai trò hết sức quan trọng Để thực hiện được điều này thì cắt tỉa là một yếu tố quyết định cần thiết
Việc cắt tỉa có thể loại bỏ được cành tăm, cành chết, cành trong tán, cành vượt nhằm tập trung dinh dưỡng cho bộ khung tán chính và nuôi quả Theo tác giả Trần Như Ý (Trích theo Nguyễn Đức Lương [13]), cành quả ở ngọn cành sẽ cho quả nhiều và phẩm chất tốt Mặt khác, vì phải tập trung dinh dưỡng cho quả nên trong năm cành quả sẽ không nảy lộc Sau khi thu quả, phải qua một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng, nó mới có thể trở thành cành mẹ, điều này dẫn đến hiện tượng ra quả cách năm của bưởi Việc cắt tỉa cũng giúp hạn chế hiện tượng này
Các giống bưởi (Citrus grandis) phần nhiều có hiện tượng tự không
tương hợp (Anil Kumar Shukla et al, 2004) Tự không tương hợp là một dạng bất thụ xảy ra khi phấn hoa và tế bào trứng vẫn phát triển bình thường nhưng không thể thụ tinh do những rào cản về sinh lý Tính trạng tự không tương hợp do gen S (Self - incompatibility gen) kiểm soát Nếu S alleles của phấn
Trang 17hoa và S alleles của nhụy cái giống hệt nhau, ống phấn không phát triển được trong bầu nhụy và do vậy không xảy ra quá trình thụ tinh Trái lại, nếu alleles
ở phấn hoa và alleles ở nhụy cái khác nhau, ống phấn phát triển bình thường, giao tử đực sẽ thụ tinh với tế bào trứng
Bưởi sau khi được thụ phấn, thụ tinh sẽ hình thành quả, trong quá trình sinh trưởng trải qua 2 lần rụng quả sinh lý Tuy nhiên, có một nhân tố bên ngoài gây ra các tác động làm rụng quả, biến dạng quả…, làm giảm mạnh năng suất chính là sâu bệnh hại (12 loài nhện và 352 loài côn trùng) mà đặc biệt là sâu bệnh hại quả Sâu bệnh hại trực tiếp đến quả cần có sự tiếp xúc và gây hại Sử dụng biện pháp bao quả ngăn chặn sự tiếp xúc và gây hại của yếu
tố sâu bệnh, nhờ đó làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế [28]
1.2 Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1 Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu về cây ăn quả ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm Các nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành cũng
đã thu được những kết quả không nhỏ trong công tác nghiên cứu, góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả của nước ta, trong đó cây
có múi có một vị trí quan trọng và được đông đảo bà con nông dân các vùng miền quan tâm, hưởng ứng
Cho đến nay, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang tính đặc sản địa phương Một số giống bưởi nổi tiếng ở các địa phương nước ta được trồng với mục đích sản xuất hàng hóa có các đặc điểm như sau:
- Bưởi Năm Roi: Trồng nhiều trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh Hậu Giang, Bến Tre… Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
Trang 18thôn, đến năm 2010 diện tích trồng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long là 13.000 ha, sản lượng 150.000 tấn Không những tiêu thụ trong nước bưởi Năm Roi còn được xuất khẩu đi một số nước Doanh nghiệp Hoàng Gia
đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và lập trang Web riêng nhằm quảng bá cho loại quả đặc sản này [25]
Bưởi Năm Roi có quả hình quả lê đẹp, trọng lượng trung bình khoảng 1
- 1,4kg Khi chín, vỏ có màu vàng xanh, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng nhất Múi và vách múi dễ tách, ăn dòn, ngọt hơi dôn dốt chua Con tép tách khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả khá, hương vị thơm, không the đắng
và đặc biệt là không có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti Tỷ lệ phần ăn được khoảng 55%, độ Brix từ 9 - 12 Thời vụ thu hoạch từ tháng 9 dương lịch [27]
- Bưởi Diễn: Có nguồn gốc từ Đoan Hùng - Phú Thọ, trước đây được
trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh huyện Từ Liêm Hà Nội, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương như: Hà Nội (Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Phần Mỹ, Quốc Oai, ); Bắc Giang (Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, ); Hưng Yên (Văn Giang, Tiên Lữ, ) với diện tích ước khoảng 1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng Quả bưởi Diễn tròn, võ nhẵn, khi chín vỏ có màu vàng cam Trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1 kg/quả Múi và vách múi dễ tách rời nhau Thịt quả màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt Độ Brix từ 12 - 14 Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thưởng trước tết Nguyên đán khoảng nửa tháng [27]
- Bưởi Phúc Trạch: nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh Hiện nay được trồng ở hầu hết 28 xã trong huyện và các vùng phụ cận Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất ở nước ta hiện nay Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng trung bình từ 1- 1,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60- 65%, số lượng hạt từ 50- 80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12- 14 Thời gian thu hoạch vào tháng 9
Trang 19- Bưởi Đoan Hùng: trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng
Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông
Lô và sông Chảy Bưởi Đoan Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở
xã Chí Đám và bưởi Khả Lĩnh, nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái với diện tích cây cho quả khoảng trên 300 ha Trong những năm gần đây bưởi Đoan Hùng liên tục mất mùa, năng suất, sản lượng suy giảm một cách rõ rệt, sản phẩm hiện không đủ cho tiêu thụ nội tỉnh [23]
+ Bưởi Bằng Luân quả hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7 - 0,8kg/quả, vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép múi màu trắng xanh, mọng nước, thịt quả hơi nhão, độ Brix từ 9 - 11 Được thu hoạch vào tháng 10, 11
Có thể để được lâu sau khi thu hoạch
+ Bưởi Tộc Sửu quả lớn hơn, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả Thịt quả nhão ít hơn giống bưởi Bằng Luân, vị ngọt nhạt và có màu trắng xanh Thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng
- Bưởi Da Xanh: Có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có 2.940 ha, dự kiến đạt 4.000 ha vào năm 2010 Ngoài tiêu thụ nội địa bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Thái Lan
Quả bưởi da xanh có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín, con tép tách khỏi vách múi tốt, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá, vị ngọt không the đắng Nhược điểm của giống này là nhiều hạt
- Bưởi đường Lá Cam: Trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai,
hiện nay ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển trồng nhiều giống bưởi này Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa
Dạng quả của bưởi đường lá cam khá đẹp, hình quả lê thấp, phẩm chất ngon được nhiều thị trường ưa chuộng Quả có trọng lượng trung bình từ 0,8 -
Trang 201,2kg, quả lớn có thể đạt 1,4 - 1,5kg Vỏ quả khi chín có màu vàng xanh, láng, nhẵn và tác rát dễ Thịt quả màu vàng nhạt, đồng nhất Các con tép bó chặt, vị ngọt rất ngon Độ Brix từ 9 - 12 Tỷ lệ phần ăn được khoảng trên 50% Nhược điểm của giống này là khá nhiều hạt
- Bưởi đường Hương Sơn: trồng nhiều ở vùng thung lũng hai sông
Ngàn Phố và Ngàn Sâu thuộc hai huyện Hương Sơn và Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh Hai giống điển hình là bưởi Phúc Trạch (Hương Khê) và bưởi đường Hương Sơn Lá và quả bưởi đường Vinh đều to hơn bưởi Đoan Hùng, vỏ mỏng hơn, ngọt và khô hơn bưởi Đoan Hùng
- Bưởi Lông Cổ Cò: là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè tỉnh Tiền
Giang Hiện nay, diện tích bưởi Lông Cổ Cò vào khoảng 1.700 ha, sản phẩm chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa
- Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên
Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế Diện tích bưởi Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế Trong quy hoạch của tỉnh, diện tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha
- Bưởi Biên Hoà: vùng trồng nổi tiếng là ở cù lao Phố và cù lao Tân
Triều trên sông Đồng Nai Quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp trắng, múi dễ tách, ăn giòn, ngọt dôn dốt chua Khối lượng quả trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, tỷ
lệ phần ăn được trên 60% Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch
- Bưởi Đỏ (Bưởi Đào): Giống bưởi này có nhiều dạng khác nhau, điển
hình là bưởi đỏ Mê Linh, trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi gấc ở Đại Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc, bưởi Xiêm Vang ở tỉnh Vĩnh Cửu - Đồng Nai
- Bưởi Phục Hoà: có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở
vùng Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng từ những năm 1960 khi bộ đội Trung Quốc sang giúp Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ Bưởi Phục Hoà cây
Trang 21sinh trưởng khoẻ, phân cành nhiều, cành lá mở rộng, tán hình bán cầu, lá hình ovan, xanh đậm ra hoa vào khoảng tháng 2 tháng 3 hàng năm, thu hoạch vào tháng 11- tháng 12, quả hình lê, vỏ quả sau khi chín có màu xanh vàng hoặc màu da cam, quả dễ bóc, tép bó chặt, ngọt có mùi thơm, không he đắng Bưởi Phục Hoà có những đặc điểm giống như bưởi Sa Điền (huyện Dung, Quảng Tây, Trung Quốc) qua quá trình trồng ở Việt Nam thấy chất lượng tốt hơn như vị ngọt thanh hơn, có nhiều nước hơn,… nên rất được ưa chuộng
Bưởi nhập nội: Bưởi chùm hoặc bưởi Pomelo thuộc loài C paradise
Macf Cây phân cành thấp, nhiều cành, quả chùm hoặc quả đơn, to hơn cam, nhỏ hơn bưởi (từ 400 - 500g/quả) Quả nhiều nước, hơi chưa, vỏ khó bóc, ăn ngon Khả năng cất giữ tốt, vận chuyển dễ nên được trao đổi nhiều trên thị trường quốc tế Nguồn gốc có thể là thứ lai giữa bưởi và cam hoặc đột biến
mầm từ bưởi Loài C paradise nhập nội vào ta có thứ quả to, tép hồng, chín
sớm, chất lượng khá, thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái [28]
Năm 2008, bộ môn Rau - Hoa - Quả, khoa Nông học thuộc trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên đã thu thập giống bưởi Sa Điền (một trong những giống bưởi ngon của Trung Quốc tại thôn Sa Điền - huyện Dung - tỉnh Quảng Tây) và trồng thử nghiệm tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Giang Các nghiên cứu ban đầu của Lương Thị Kim Oanh, Lê Quang Ưng cho thấy rằng bưởi Sa Điền có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện miền Bắc Việt Nam
Trồng bưởi mang lại giá trị kinh tế cao Người ta tính được hiệu quả của việc trồng bưởi Diễn gấp 4 - 5 lần trồng lúa, giá trị thu nhập của 1 sào bưởi (360m 2 ) khoảng trên 10 triệu đồng Đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi thu từ 15 - 20 triệu đồng/năm Với các giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu nhập lên tới 120 - 150 triệu đồng/ha
Như vậy, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, mỗi vùng sinh thái được
đặc trưng bởi những giống nhất định với các đặc điểm nông sinh học khác nhau
Trang 22Bưởi Đại Minh có nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh - xã Đại Minh - huyện yên Bình - Yên Bái Có thể bưởi Đại Minh là nguồn gốc của giống bưởi Bằng Luân hay Tộc Sửu ở Đoan Hùng
1.2.2 Các nghiên cứu về cây bưởi liên quan đến đề tài
1.2.2.1 Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây
có múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới Nhìn chung, các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện, trong
đó những vấn đề về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng đều được nghiên cứu
Cũng giống như những cây trồng khác, bưởi cần có đầy đủ nguyên tố thiết yếu để sinh trưởng và phát triển
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, trong thành phần của cây trồng có mặt 92 nguyên tố hoá học, nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng được Galston tìm ra vào năm 1980[3]
Theo Galston, 16 nguyên tố thiết yếu đó là: C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca,
Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl Đến năm 1998, Lincoln Taiz [33] đã bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si, Ni Tổng số có 19 nguyên tố thiết yếu
Dựa vào hàm lượng của chúng trong cây và cả chức năng sinh lý mà người ta chia các nguyên tố thiết yếu thành các nhóm khác nhau Dựa vào hàm lượng trong cây người ta chia thành nguyên tố đa lượng (0,1 - 1,5% khối lượng chất khô), nguyên tố vi lượng (< 0,1% chất khô) và nguyên tố siêu vi lượng (10 -8 - 10 -17 % khối lượng chất khô) [19, 35] Dựa vào chức năng hóa sinh và sinh lý của các nguyên tố khoáng đối với cây, người ta phân chúng thành 4 nhóm bao gồm: chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo chất hữu cơ của cây; các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong dự trữ năng lượng và toàn vẹn cấu trúc; các nguyên tố dinh dưỡng tồn tại ở dạng ion và các chất dinh dưỡng có liên quan đến vận chuyển điện tử [17]
Trang 23* Đạm: Đạm là nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất trong sản xuất cây có múi, cây có múi cần nhiều nitơ hơn so với chất dinh dưỡng khác Nitơ là một thành phần của chất diệp lục, kết hợp với chức năng quan trọng trong cây như tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành hoa, đậu, phát triển và chất lượng quả Đủ nitơ cây sinh trưởng khỏe, sung sức, quả nhiều, phát triển cân đối Thiếu nitơ mất màu xanh của lá cây, lá cây tái nhợt, nhỏ Lá già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết Cây tăng trưởng chậm, phát triển nhiều cành tược, tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, giảm năng suất đáng kể Khi thiếu nitơ nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non
Sự thiếu hụt nitơ tồi tệ hơn khi lượng phốt pho thấp Thừa nitơ làm giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ Quả lớn nhanh và phồng, tăng thời gian quả xanh, quả chín chậm Vỏ quả dày lên và thô, tép khô, tăng thời gian chuyển màu của dịch quả Dư thừa nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh
* Phospho: Đối với nguyên tố này, ít có các triệu chứng thiếu hụt được nhìn thấy trên lá, sự sinh trưởng, năng suất, chỉ khi thiếu hụt quá mức thì lá có màu xanh sạm và cây dễ bị đổ Phospho thấp ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây biến dạng quả và lõi rỗng và thô, vỏ dày, quả mê m và khô nước, chua Tuy nhiên, không ảnh hưởng đến tổng chất rắn hòa tan của dịch quả Trong nhiều trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu lân lên chất lượng quả sẽ rõ ràng hơn Do đó, việc cung cấp cân đối đạm và lan sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn
Quá nhiều phospho không gây ra bất kỳ tổn thất nào về năng suất, chất lượng quả, nhưng cũng có thể tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu quả sản xuất
* Kali: Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm
Trang 24trọng đầu đọt bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua quá cao Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì
* Sắt: Thiếu sắt thì lá cây mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô
từ đầu cành trở xuống, quả rụng, cây kém chịu rét Khắc phục bằng cách phun FeSO 4 0,5%
* Đồng: Thiếu Cu thì cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to đậm, gân chính nhô lên Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả hay bị nứt, khi còn xanh, quả chín có màu vỏ tối, thịt quả chua xốp
* Kẽm: Thiếu Zn thì lá mọc đứng màu vàng, gân xanh, cành ngắn khô dần, quả nhỏ, vị nhạt, thịt quả khô, phẩm chất kém Cách khắc phục: phun hỗn hợp ZnSO 4 0,6%
* Bo: Thiếu Bo trên lá xuất hiện đốm trắng, dần dần thành từng đám đục nhờ, lá rụng sớm, quả nhỏ, dễ rụng, phẩm chất kém Cách khắc phục: phun axit boric 0,25% lên lá
Trang 25Vai trò của chất khoáng đối với cây đã được nhiều nghiên cứu khẳng định, rõ rệt nhất là khi đáp ứng đúng lúc cây cần
Theo một số tác giả nghiên cứu tại Pháp với năng suất 20 tấn quả/ha cam quýt lấy từ đất 50 kgN, 15kgP 2 O 5 và 50kg K 2 O Theo Chapman (1968) thì trong 18 tấn quả cam quýt đã lấy từ đất 21kgN, 5kg phosphorus, 41kg Kali, 19kg Calcium, 3,5kg Mg, 2,3kg Sulfua, 45g B, 50g Fe, 90g Cu, 13g Mn
và 13g Zn Theo Tandon (1987) cũng báo cáo rằng trong 30 tấn quả có: 100kg
N, 60kg P 2 O 5 350kg K 2 O, 40kg MgO và 30kg S [34]
Quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng của cây phụ thuộc vào tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, nước, thức ăn Trong điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố để tăng sinh trưởng
và năng suất rất khác nhau Điều khiển chế độ nước, thức ăn dễ hơn và thực tế sản xuất người ta coi phân bón là đòn bẩy tăng năng suất cây trồng
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây
Bón phân cân đối và vừa phải có thể làm tăng chất lượng sản phẩm Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của cây đều làm giảm chất lượng nông sản Giữa các bộ phận trong cây thì phân bón làm thay đổi thành phần hoá học của lá dễ hơn là làm thay đổi thành phần hoá học của hạt
Tài liệu của các tác giả Nguyễn Danh Vàn và Nguyễn Thế Đặng đồng nhất quan điểm rằng phân hữu cơ là loại phân rất tốt cho nhóm cây có múi, mỗi năm nên bón cho cây khoảng từ 20 - 50kg phân hữu cơ đã hoai mục vào lúc sau khi thu hoạch [7, 27]
Phân hữu cơ khi bón vào đất sẽ có tác dụng tổng hợp đối với đất Ngoài khía cạnh dinh dưỡng nó còn có tác dụng làm tăng khả năng hấp phụ, tăng
Trang 26tính đệm của đất, làm cho đất dự trữ dinh dưỡng, nước được tốt hơn và phản ứng môi trường đất ít biến đổi hơn Về mặt lý học, phân hữu cơ làm tăng kết cấu đất nhất là số lượng kết cấu viên, làm cải thiện thành phần cơ giới đất và cải thiện tính chất vật lý nước của đất Về mặt sinh tính, phân hữu cơ làm tăng
số lượng sinh vật đất, nhất là vi sinh vật Khi bón đầy đủ phân hữu cơ, hệ sinh vật đất sẽ phát triển mạnh và theo đúng quy luật tự nhiên, góp phần làm cho đất có sức sống tốt
Đối với cây trồng, phân hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà còn có tác dụng hoạt hoá các quá trình chuyển hoá dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây
Như vậy, phân hữu cơ có tác dụng khá toàn diện đối với cây trồng, đất đai, môi trường… Tuy nhiên, đối với trình độ phát triển của nước ta nói riêng
và nên nông nghiệp của thế giới hiện nay nói chung thì phân hữu cơ đóng vai trò là điều kiện đủ Phân hóa học mới là yếu tố đóng vai trò điều kiện cần Trong nền nông nghiệp hiện này, việc ra đời của phân hóa học đã làm tăng rất nhanh năng suất cây trồng Thực tế đã chứng minh rằng, mức tăng năng suất
cây trồng ở trong mối liên hệ chặt chẽ với số lượng phân bón được sử dụng
Đối với Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn quá độ nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm năng thâm canh cây trồng còn lớn, hệ số sử dụng đất và phân bón còn thấp Nước ta đang cần một lượng lương thực thực phẩm lớn để giải quyết vấn đề lương thực trong nước và xuất khẩu Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá - hoá học hoá nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân hóa học để tăng năng suất và sản lượng cây trồng Tuy nhiên về vấn đề kỹ thuật, chúng ta phải quan tâm khuyến cáo việc sử dụng phân bón cân đối giữa vô cơ - hữu cơ, cân đối NPK, bón phân hợp lý theo nhu cầu của cây và tính chất đất để vừa đảm bảo năng suất vừa tiết kiệm phân bón
Trang 27Nguyễn Thế Đặng đã đưa ra khái niệm về quy trình bón phân hợp lý rằng: Quy trình phân bón cho cây là toàn bộ các quy định hợp lý về loại, dạng, lượng phân, thời kỳ bón và cách bón cho một cây trồng cụ thể Quy trình bón phân hợp lý là quy trình bón phân vừa đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu của cây, vừa góp phần cải tạo đất và đem lại lợi nhuận tối đa cho nông dân Do vậy muốn giải quyết tốt chế độ phân bón cho cây phải dựa vào đất đai, căn cứ vào yêu cầu của cây, xem xét điều kiện thời tiết, khí hậu Ngoài ra còn phải xem xét đến hệ thống luân canh, chế độ canh tác, hệ thống nông nghiệp và ngay cả loại phân đem bón nữa [7]
Cây bưởi cũng như những cây ăn quả thân gỗ khác, vòng đời của chúng được chia thành 3 thời kỳ bao gồm: thời kỳ cây con (thời kỳ kiến thiết cơ bản), thời kỳ cho thu hoạch sản lượng (thời kỳ kinh doanh) và thời kỳ già cỗi Trong mỗi thời kỳ thì sự sinh trưởng có sự khác nhau, quá trình chăm sóc cũng khác nhau Chu kỳ phát triển hàng năm bao gồm giai đoạn ra lộc, giai đoạn ra hoa, giai đoạn mang quả và giai đoạn sau thu hoạch Trong phạm vi của đề tài, chúng ta chỉ xét đến dinh dưỡng cho cây theo chu kỳ phát triển hàng năm trong thời kỳ kinh doanh
Cùng quan điểm với Nguyễn Thế Đặng, tác giả Nguyễn Danh Vàn (2008) đã đưa ra mức phân bón chung cho cây bưởi trong thời kỳ kinh doanh rằng: thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 5 trở đi) cần gia tăng phân Kali để cho quả ngọt và chắc Tùy theo độ màu mỡ của đất, độ lớn của cây mà lượng phân
có thể gia giảm như sau: 20 - 50kg phân chuồng đã hoai mục; 0,2 - 0,5kg Urea; 4,0 - 5,0kg Lân, 1,5 - 2,5kg Kali/cây/năm và được chia làm 3 lần bón là sau thu hoạch, trước khi ra hoa 4 - 6 tuần và khi nuôi quả
Tuy nhiên, mỗi giống bưởi ở mỗi vùng sinh thái lại có những nhu cầu khác nhau, lượng phân và số lần bón cho một cây trong một năm đối với một
số giống được tổng hợp trong bảng sau:
Trang 28ra dựa vào năng suất của cây để bón phân
Nhìn chung, cho đến thời điểm cho thu hoạch ổn định (> 10 năm với năng suất trên dưới 100kg/cây), lượng phân chuồng cho các giống dao động
từ 30 - 100kg/cây, 0,7 - 2,2kg/cây phân Urea, 1,5 - 2,2kg/cây phân Supe Lân, lượng Kali là 0,5 - 1,1kg/cây và vôi là 1 - 1,5kg/cây Trong đó, quy trình sử dụng cho bưởi Năm Roi yêu cầu lượng phân lớn nhất, sau đó là bưởi Diễn,
Trang 29bưởi Phúc Trạch và cuối cùng là bưởi Da Xanh Riêng quy trình bón cho bưởi Diễn không thấy nhắc đến yếu tố vôi
* Về số lần bón và cách bón
Trong thời kỳ cho thu hoạch, số lần bón đối với mỗi giống có sự khác nhau, quy trình bón phân cho bưởi Diễn bao gồm 3 lần bón là bón thúc hoa (tháng 2), bón thúc quả (tháng 4 -5), bón sau thu hoạch (tháng 11 - 12), quy trình trồng bưởi Năm Roi của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và quy trình trồng bưởi Phúc Trạch của Nguyễn Hữu Ngọc (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm hà Tĩnh) chia ra 4 lần bón vào các đợt tháng 1 -2, tháng 4, tháng 6
và tháng 9 - 10 Quy trình trồng bưởi Da Xanh của tác giả Tuyết Mai (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre) chia thành 5 lần bón gồm bón sau thu hoạch, bón thúc hoa, sau khi đậu quả, giai đoạn quả phát triển và bón sau thu hoạch
Về phương pháp bón, có thể bón theo 2 cách bón như sau:
- Bón trực tiếp vào đất: Đây là cách bón thông dụng và rẻ tiền nhất, đầu tiên người ta đào một rãnh xung quang tán có độ sâu từ 30 đến 45cm sau đó rải phân đều và lấp hố Bón phân theo cách này luôn phải kết hợp với việc tưới nước
- Phun phân qua lá: Cách bón này dựa trên nguyên lý là lá cây cũng có thể hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng và chuyển hoá thành năng lượng nuôi cây Sử dụng phân bón lá đã khá phổ biến ở nhiều nước trồng cây có múi Người ta thường áp dụng phân bón lá trong các trường hợp sau
+ Đất nghèo dinh dưỡng
+ Đất khô hạn
+ Bộ rễ cây kém phát triển
Trong phạm vi của đề tài, phân được bón theo cách thứ nhất Theo cách bón này, các quy trình đồng nhất về kỹ thuật bón là bón theo hình chiếu của tán Đối với bón lót thì đào rãnh 30 - 40cm, bón và lấp phân Đối với bón thúc thì bón theo hình chiếu tán, lấy cào lấp phân, nếu trời khô hạn thì tưới nước
Trang 30sau khi bón hoặc hòa phân vào nước để tưới Cũng có thể vãi phân theo hình chiếu tán vào lúc trời có mưa, đất ẩm
Tổng quan tài liệu về dinh dưỡng đối với cây bưởi cho thấy, mỗi giống
ở mỗi vùng sinh thái, trong mỗi giai đoạn khác nhau có những yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau Việc nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý cho mỗi giống ở mỗi vùng sinh thái là cần thiết cho việc nâng cao năng suất
và chất lượng cho cây bưởi nói chung và cho giống bưởi Đại Minh nói riêng
1.2.2.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa đối với cây bưởi
Tỉa cành là việc làm rất cần thiết trong thời kỳ kinh doanh, nhằm loại
bỏ những cành vô hiệu, sâu bệnh, không có khả năng cho trái, chỉ làm tiêu hao dinh dưỡng nuôi cây để thay thế bằng những cành non trẻ sẽ mang trái cho những năm tiếp theo Đồng thời, giúp tán cây được thông thoáng, hạn chế
sự phát triển của sâu bệnh, cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ sẽ làm tăng năng suất và chất lượng trái bưởi Hàng năm, nếu không xén tỉa cành thì các thân, các cành, các lượt sẽ mọc đầy làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các cành mang trái sẽ không phát triển được, vì thế bưởi sẽ cho trái đầu cành nhiều [16]
Theo PGS.TS Trần Văn Hậu, ĐH Cần Thơ, TS Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ
Đốn tỉa giúp tạo ra nhiều cành quả, tạo sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giảm sự phát sinh của sâu bệnh hại và có thể làm trẻ hoá vườn cây
+ Đốn tỉa thời kỳ kiến thiết: Khi cây được trồng ổn định, cắt bỏ ngọn cây ở vị trí cách mặt đất 70 - 75cm, để trên cây từ 3 - 5 cành phân bố đều về
Trang 31các phía Mục đích của cắt tỉa giai đoạn này là tạo cho cây có bộ khung tán hợp lý làm cơ sở cho các kiến thiết về sau
+ Đốn tỉa thời kỳ thu hoạch: Mục đích chính là tạo cho cây duy trì được
bộ khung tán hợp lý, tạo sự cân bằng về sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, có năng suất tăng hàng năm Cần cắt bỏ tất cả các cành sâu, bệnh, cành chết, gãy, loại bỏ những cành sinh trưởng quá mạnh Cắt bỏ các hoa, quả dị hình, tỉa thưa chùm hoa, quả cũng là việc làm cần thiết
+ Đốn trẻ lại: Đối với các vườn cây già, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng (qua đất hoặc qua lá) thì việc cắt tỉa đau cũng có tác dụng kích thích việc ra cành mới nhằm tạo lại bộ tán cho cây
+ Thời gian cắt tỉa: Đối với cây có múi có thể cắt tỉa quang năm nhưng tốt nhất là tránh những giai đoạn cây sinh trưởng mạnh Với cây đang trong thời kỳ thu hoạch thì thời gian đốn tỉa tốt nhất là sau thu hoạch trái, tránh đốn tỉa vào lúc điều kiện thới tiết bất thuận (quá nóng hoặc quá lạnh) Với cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể đốn quanh năm Việc tỉa nhẹ như loại bỏ cành chết, cành sâu, bệnh có thể làm quanh năm trên cả hai đối tượng cây Trong các thí nghiệm bước đầu xác định những nguyên nhân gây giảm năng suất của bưởi Đại Minh, Viện Nghiên cứu Rau quả đã có một số kết luận rằng: Phương pháp cắt tỉa kết hợp với thụ phấn bổ sung làm tăng chất lượng lộc thu, tăng tỷ lệ đậu quả nhờ đó tăng năng suất từ 6,64 kg/cây lên 40,6 kg/cây Các chỉ tiêu cơ giới quả không có sự thay đổi
1.2.2.3 Các nghiên cứu về biện pháp thụ phấn bổ sung đối với cây bưởi
Khởi đầu cho sự hình thành hoa và quả là quá trình thụ phấn, thụ tinh Sau khi hạt phấn rơi trên đầu nhụy, điều quan trọng trước tiên là hạt phấn nảy mầm và ống phấn sinh trưởng Để quá trình này xảy ra thì cần có các điều kiện như: có độ ẩm nhất định, được đảm bảo bởi dịch tiết của núm nhụy và độ
ẩm không khí; có các chất dinh dưỡng và các phytohocmon (có bản chất
Trang 32auxin và giberelin) Các chất này được dự trữ trong hạt phấn và có thể có trong dịch tiết của núm nhụy
Người ta chứng minh là hạt phấn có chứa một lượng auxin nhất định Tuy nhiên, hàm lượng auxin trong hạt phấn có hạn nên chỉ có tác dụng thụ tinh và không có ý nghĩa trong việc hình thành quả Dịch tiết của núm nhụy cũng có chứa các chất tương tự như auxin có khả năng kích thích sự này mầm
và sinh trưởng của ống phấn Ngoài ra, hạt phấn cũng có thể tiết ra một chất
ức chế sinh trưởng nào đó để ức chế sự nảy mầm của hạt phấn khác loài Thụ phấn được chia làm 2 kiểu: Thụ phấn sinh học và thụ phấn phi sinh học Thụ phấn sinh học là thụ phấn cần tới sự trợ giúp của sinh vật, thụ phấn phi sinh học là thụ phấn không cần tới sự trợ giúp của sinh vật, mà là nhờ gió (chủ yếu là các loài cỏ, cây lá kim và các loài cây rụng lá mùa đông) hoặc nước (chủ yếu là các loài cây trồng thuỷ sinh) Có khoảng 80% các loài thực vật thuộc nhóm thụ phấn sinh học, chỉ 20% các loài thực vật còn lại thuộc loại thụ phấn phi sinh học Trong các loài thụ phấn phi sinh học có khoảng 98% là thụ phấn nhờ gió và 2% thụ phấn nhờ nước
Thụ phấn yêu cầu phải có nguồn cung cấp phấn Một số loài thực vật tự thụ phấn, hoặc tự tương hợp, chúng có khả năng tự thụ phấn bằng nguồn phấn của chính mình Một số loài khác không tự thụ phấn được do bị ngăn cản bởi các yếu tố hoá học hoặc vật lý nào đó, cần phải thụ phấn chéo Nguồn phấn tốt nhất phải là phấn từ những cây thích hợp, hạt phấn phải có sức sống tốt, nở hoa đồng thời với cây được thụ phấn
Người ta phân thụ phấn làm 3 loại sau:
- Thụ phấn chéo: Là hình thức thụ phấn mà hạt phấn được tung lên hoa của một cây khác, thụ phấn chéo cần có tác nhân truyền phấn và nguồn phấn ngoài Những loài thực vật thích hợp với thụ phấn chéo cần phải có nhị đực cao hơn lá noãn để truyền phấn tốt hơn cho các hoa khác
Trang 33- Tự thụ phấn cần tác nhân truyền phấn: Là hình thức thụ phấn mà hạt phấn di chuyển tới đầu nhụy của cùng một hoa, hoặc hoa khác trên cùng một cây bởi các tác nhân truyền phấn như gió, côn trùng, Những loài thực vật có hình thức thụ phấn này thường có cấu tạo hoa thuận lợi cho việc tiếp nhận phấn
- Tự thụ phấn không cần tác nhân truyền phấn (tự thụ bên trong): Là sự
tự thụ phấn xảy ra trước khi hoa nở Hạt phấn được rời khỏi bao phấn, di chuyển tới đầu nhụy ngay trong hoa, hoặc hạt phấn trên bao phấn nảy mầm thành ống, chui thẳng vào chỉ nhụy xuống các lỗ noãn Những loài thực vật tự thụ trong buộc phải có tính tự tương tác hoặc tự thụ tinh, những loài thực vật
có tính bất tự tương tác thì không thể có sự tự thụ trong
Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng cây bưởi không ra quả xảy ra ở nhiều nơi, trên nhiều giống bưởi như bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng… Qua nghiên cứu cho thấy, bưởi có tính trạng “tự bất thụ” tức là khả năng không tự thụ phấn cùng giống mà phải có sự thụ phấn chéo của các giống bưởi khác Do trồng thâm canh, đa số các vườn bưởi chỉ trồng thuần một giống, thậm chí cả một vườn bưởi, các cây đều được nhân giống từ một cây bưởi gốc, hầu hết các cây bưởi cũ hoặc khác giống (bưởi chua, bưởi điều ) đều chặt bỏ, gây ra sự mất cân bằng, thiếu “cây thụ phấn”
Tính trạng “tự bất thụ” là một trong 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất mùa liên tục ở bưởi Để khắc phục hiện tượng mất mùa do tính trạng này gây ra thì cần thiết phải thực hiện áp dụng kỹ thuật thụ phấn bổ sung bằng một trong các phương pháp như: áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung thủ công đã được Viện Nghiên cứu rau quả phổ biến, dùng phấn hoa bưởi chua hoặc bưởi khác giống, thụ phấn bằng tay cho vườn bưởi; trong vườn bưởi mới trồng, trên một số cây bưởi trong vườn, cắt bỏ 1-2 cành vượt,
để nảy mầm phát triển đến độ bánh tẻ thì tiến hành ghép mắt các giống bưởi khác giống (bưởi ngọt hoặc chua) Sau một năm, cành này ra hoa, hoa này là nguồn thụ phấn bổ sung cho cây bưởi đó và các cây xung quanh; nếu vườn
Trang 34bưởi hiện tại quá dày, có thể loại bỏ một số cây kém hiệu quả, sau đó ghép giống bưởi khác giống điểm vào trong vườn Các cây ghép cải tạo này sau một năm cũng ra hoa, dùng để làm cây thụ phấn cho các cây bưởi xung quanh Trong đó, phương pháp thụ phấn bổ sung thủ công là phương pháp cho tỷ lệ đậu quả cao, có thể tiến hành nhanh chóng và dễ dàng
Từ những năm 1998 đến 2008, cây bưởi Phúc Trạch liên tục mất mùa làm cho diện tích suy giảm, nông dân bỏ bê Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhưng không thu được kết quả Từ năm 2009, Ban Khoa học và Công nghệ địa phương (Bộ KH&CN) phối hợp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) giao Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì thực hiện đề tài khoa học: “Nghiên cứu xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch, huyện Hương Khê” Đến năm 2011, TS Vũ Việt Hưng khẳng định đề tài đã gặt hái được thành công, trong đó thụ phấn bổ sung và bao quả đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch, công đoạn thụ phấn bổ sung lúc bưởi ra hoa đã nâng tỷ lệ đậu quả đạt 100% [8]
Ông Lê Trần Sáng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cũng cho biết: “Vườn bưởi được áp dụng quy trình kỹ thuật mới luôn vượt trội hơn hẳn
về tỷ lệ ra hoa, đậu quả cũng như năng suất, chất lượng so đối chứng; hạn chế được các loại dịch bệnh” [29, 30]
Đỗ Đình Ca và Cộng sự khi nghiên cứu về hiện tượng rụng hoa và quả non trên cây bưởi Phúc Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh) đã cho thấy: Năm
2007, sử dụng nguồn hạt phấn của bưởi chua và bưởi Đào thụ phấn cho bưởi Phúc Trạch, cho tỷ lệ đậu quả đạt lần lượt là 36 % và 28% (sau thụ phấn 45 ngày), trong khi đó ở công thức tự thụ (thụ phấn với nguồn hạt phấn cùng cây và khác cây của bưởi Phúc Trạch) và công thức thụ phấn tự do (để tự nhiên) 100% số hoa bị rụng Tuy nhiên cần nhấn mạnh thêm rằng sự rụng hoa, sự rụng quả sau khi quả được hình thành (sau thụ phấn thụ tinh) còn
Trang 35phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Ca và Cộng sự (giai đoạn 2005- 2008) cho thấy trong 3 năm 2006 và 2007 và 2008 nguyên nhân làm bưởi Phúc Trạch (tại Hương Khê - Hà Tĩnh) rụng quả non hàng loạt là do diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu (rét đậm mưa phùn trong thời gian nở hoa và thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ cao đột ngột và ẩm độ không khí thấp trong giai đoạn quả non)
Năm 2014, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh quyết định thành lập đoàn công tác chỉ đạo, chuyển giao TBKT khắc phục tình trạng ra hoa, đậu quả không ổn định của cây bưởi Phúc Trạch Ông Lê Anh Ngọc (giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh) khẳng định, việc thụ phấn bổ sung bằng phấn hoa bưởi thực sinh không hề ảnh hưởng đến chất lượng của bưởi Phúc Trạch [21]
Trên cây bưởi Phúc Trạch được trồng tại Thái Nguyên, tác giả Hoàng Thị Thủy đã chỉ ra rằng, việc thụ phấn bổ sung làm tăng rõ rệt tỷ lệ đậu quả trên giống bưởi này, tỷ lệ đậu quả tăng từ 0,9% ở công thức tự thụ lên 30% khi sử dụng hạt phấn của bưởi đỏ Các nguồn hạt phấn cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo hạt của bưởi Phúc Trạch, công thức tự thụ tạo ra quả không hạt, các công thức còn lại đều có khả năng duy trì sinh sản hữu tính cao
Trên cây bưởi Phục Hòa, việc thụ phấn bổ sung đã làm tăng tỷ lệ đậu quả từ 1,96% lên 5,02%, làm giảm số hạt từ 149 hạt/quả xuống còn 120 hạt/quả Các chỉ tiêu khác không có sự sai khác (Nông Trung Hiếu, 2010)
1.2.2.4 Các nghiên cứu về biện pháp bao quả đối với bưởi
Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến đối với tất cả các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tấn công, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả (Trích theo Nguyễn Đình Tuệ [2]) Đối với cây có múi nói chung và bưởi nói riêng, bao quả có những lợi ích trực tiếp như sau:
Trang 36- Bao quả chống được sâu, ruồi đục quả, ngài chích hút và bệnh hại quả, nhờ đó hạn chế dùng thuốc sâu, bệnh
- Bao quả giúp hình thức bên ngoài bóng đẹp, đồng đều, ít bị rám bởi nắng, không bị trầy xước do gió bão hay một số nguyên nhân khác
- Do bao quả hạn chế sâu bệnh, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên đây là một trong nhưng kỹ thuật để sản xuất quả có múi an toàn theo GAP Đồng thời có thể áp dụng tốt cho những vườn du lịch sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản dưới mương
Người ta khuyến cáo rằng: trước khi bao quả phải tỉa bỏ quả nhỏ, kém phát triển bên cạnh, nhưng cành lá cản trở quanh cuống quả, phun thuốc trừ sâu, nấm bệnh trên quả sau một ngày mới tiến hành bao quả Khi bao quả phải buộc chặt miệng bao Thường bao quả vào thời điển sau khi quả rụng sinh lý, khoảng 45 ngày sau khi đậu quả và nên tháo túi trước khi thu khoảng 15 - 20 ngày để cho quả lên mã trở lại trạng thái tự nhiên Tuy nhiên, hiệu quả của việc bao quả phụ thuộc vào từng loại quả, thời điểm bao và vật liệu bao, đặc biệt là thời điểm bao vì liên quan đến sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại, sự sinh trưởng và phát triển của quả Bao sớm quả còn non có thể làm rụng quả và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của quả, ngược lại bao muộn, sâu, bệnh đã đẻ trứng hoặc nhiễm vào quả sẽ không có tác dụng, do vậy việc bao quả phải căn cứ vào điều kiện sinh thái khí hậu cụ thể của từng địa phương để xác định thời điểm bao quả thích hợp Theo Phạm Hồng Sơn (2006), bao quả bằng các vật liệu giấy báo và bao xi măng đều cho kết quả tốt, tỷ lệ sâu bệnh trên quả giảm rõ rệt [31]
Trang 37Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giống bưởi Đại Minh 15 tuổi được
trồng trên đất phù sa cổ tại địa bàn xã Đại Minh - huyện Yên Bình - Yên Bái
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng lộc, tỷ lệ đậu quả, các chỉ tiêu quả, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
bổ sung
Các công thức thí nghiệm như sau:
Trang 38
(Kg/cây)
Ure (Kg/cây)
Supe lân (Kg/cây)
Kali (Kg/cây)
Vôi (Kg/cây)
+ Bón lót: Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25 - 30cm), trộn và rải
đều phân quanh rãnh, lấp đất kín
+ Phân vô cơ: Có thể vãi quanh tán, dùng cào lấp phân, nếu khô hạn
sau khi bón phân thì tưới nước hoặc hoà phân vào nước để tưới
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đối với bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn trên vườn trồng sẵn 15 tuổi với 3 công thức, 3 lần nhắc lại Mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức theo dõi 1 cây
Nền thí nghiệm: Cây tham gia thí nghiệm được bón phân với lượng 50kg phân chuồng + 1,5kg ure + 2kg lân supe + 1kg kali + 0,5 kg vôi kết hợp áp dụng kỹ thuật thụ phấn bổ sung
Các công thức bao gồm:
CT1 (Đối chứng): không cắt tỉa
Trang 39CT2: Cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả
Cắt tỉa vụ xuân: Tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng
3, cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dày và những nụ, hoa dị hình
Cây tham gia thí nghiệm được cắt tỉa những cành cấp 1, cấp 2 mọc ở giữa tán, chỉ để lại từ 3-5 cành chính (cành khung) Thường xuyên cắt bỏ những cành có xu hướng vươn cao, cành sâu bệnh và những cành nằm phía trong tán cây có đường kính nhỏ hơn 0,2cm
- Thí ngiệm 3: Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn trong phương pháp thụ phấn bổ sung đối với bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái
+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn trên vườn trồng sẵn 15 năm tuổi với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, theo dõi 1 cây ở mỗi lần nhắc lại của 1 công thức
Nền thí nghiệm: Cây tham gia thí nghiệm được bón phân với lượng 50kg phân chuồng + 1,5kg ure + 2kg lân supe + 1kg kali + 0,5 kg vôi, cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau Quả
Các công thức thí nghiệm:
CT 1(ĐC): Bưởi Đại Minh x bưởi Đại Minh
CT 2: Bưởi chua quả tròn x bưởi Đại Minh
CT 3: Bưởi chua quả dài x bưởi Đại Minh
Trang 40CT4: Bưởi Diễn x bưởi Đại Minh
CT5: Bưởi Lá to x bưởi Đại Minh
Quy trình thụ phấn bổ sung được thực hiện như sau:
Chuẩn bị phấn: Phấn lấy từ cây khỏe trên những hoa vừa nở, dùng panh
bỏ cánh hoa, nhị hoa sau đó đặt trong đĩa Pettri
Thụ phấn bổ sung: Cầm hoa bưởi cho nhị quét nhẹ vào đầu nhụy của giống được thụ sao cho phấn bám chắc được vào đầu nhụy (mỗi hoa bưởi cho phấn có thể thụ bổ sung cho 8-10 hoa được nhận), một ngày thụ bổ sung 2 lần, buổi sáng từ 8h30 đến 10h30, buổi chiều từ 14h-16h, liên tục từ khi hoa
Thí nghiệm gồm 5 công thức:
Công thức 1 (ĐC): không bao
Công thức 2: nilon trắng,
Công thức 3: nilon đen,
Công thức 4:bao xi măng
Công thức 5: bao chuyên dụng (bao Hoa Mai 30 x 35cm)
Mỗi công thức bao 30 quả, nhắc lại 3 lần Tiến hành bao khi quả to bằng quả chanh Các túi bao quả cần đục các lỗ nhỏ 2 bên và 2 lỗ ở phía đáy Sau 15 ngày theo dõi 1 lần