Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
591,61 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ************** HÀ THỊ VƯNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học GVC: NGUYỄN CÔNG TIẾN HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Thấy giáo, Cô giáo trong khoa Gíao Dục Chính Trị - Trường ĐHSP Hà Nội2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạtu kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường, cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Công Tiến đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo điều kiện, động viên khuyến khích, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Hà Thị Vưng Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự của các thầy cô trong khoa Gíao dục Chính trị - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội2. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những câu trích trong đề tài có nội dung chính xác và các tài liệu có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Hà Thị Vưng Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………… 1 NỘI DUNG…………………………………………………………………6 Chương I: Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng xử 6 1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử 6 1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng xử 9 1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa 9 1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử…………………….16 1.3 Đặc điểm, vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay 19 1.3.1 Đặc điểm sinh viên hiện nay………………………………………….19 1.3.2 Vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay…………………………………………………………………….22 Chương II: Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay 24 2.1 Tình hình kinh tế xã hội và tác động của nó đối với văn hóa ứng xử của sinh viên……………………………………………………………………24 2.2 Thực trạng văn hóa ứng xử 30 2.2.1 Thực trạng văn hóa ứng xử của người Việt Nam………………… 30 2.2.2 thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay………………… 41 2.3 Yêu cầu phải giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay…………………………………………………………………….46 Chương III: Giải pháp tiếp tục xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn đổi mới………………………………… 50 3.1 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng………………………………………50 3.2 Gỉai pháp tiếp tục xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới………………………………………………………54 KẾT LUẬN ………………………………………………………………70 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 73 Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thanh niên dang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phù hợp tryền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lụa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống,trong học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Ðây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc và khách quan. Về hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng. Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt được những thành công. Trong nhiều kỳ thi Ô-lim-pích các môn học, những giải thi đấu thể thao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mang vinh quang về cho đất nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Ô-lim- pích Toán học quốc tế IMO 50 được tổ chức tại Ðức, Ðoàn Việt Nam có sáu thành viên đều giành huy chương, trong đó có hai vàng, hai bạc và hai đồng. Ðây chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ của chúng ta tham gia và Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 6 đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuổi trẻ không ngừng vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể. Ðáp lại sự nỗ lực đó, hằng năm, có rất nhiều chương trình và giải thưởng khác nhau tôn vinh các bạn trẻ tiêu biểu do trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Bên cạnh đó, các Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân nói về xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên, như: Diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích do Báo Nhân Dân phối hợp trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức; diễn đàn Thanh niên sống đẹp của trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Những hoạt động này góp phần giúp đoàn viên, thanh niên có những ứng xử tích cực, thể hiện bản lĩnh, sức trẻ và trách nhiệm với đất nước. Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ phận trong giới trẻ, đăc biệt một bộ phận sinh viên có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Ðối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm Ðây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ sinh viên, thậm chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người già; hành động thiếu văn hóa nơi công cộng còn khá phổ biến. Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ sinh viên cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại. Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong giới trẻ sinh viên, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ sinh viên có cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người sung quanh để làm chuyển biến nhận thức giới trẻ; phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vào những hành động tốt; ngoài ra còn sử dụng những tấm gương gần gũi như bạn bè, người thân, những tấm gương điển hình cùng trang lứa để tác động lên nhận thức, tình cảm và nhất là khơi gợi lòng tự trọng của họ; tổ chức các diễn đàn thanh niên, sinh viên nói về sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Khóa luận nhằm làm rõ đặc điểm, tình hình giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở nước ta hiện nay, từ đó thấy được thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên và đưa ra những giải pháp để tiếp tục và xây dựng, giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó khóa luận nhằm làm sáng tỏ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. Với khuôn khổ phạm vi của đề tài, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu những đặc điểm, tình hình giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 8 đoạn hiện nay ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu những chính sách chủ yếu để giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó để thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài. Văn hóa và văn hóa ứng xử là một đề tài rộng lớn về nội dung, phạm vi cũng như khía cạnh nghiên cứu. Vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay vẫn thu hut được nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, nghiên cứu chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Đăc biệt trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế. Giới trẻ nói chung va sinh viên nói riêng đang được sống trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin hiện đại, thì việc ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa trong khu vực và trên thế giới thì rất nhiều.Ngoài những cái hay, cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ của các nên văn hóa trên thế giới mang lại thì bên cạnh đó còn không ít những luồng văn hóa đồ trụy, thiếu đạo đức… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến một số bộ phận giới trẻ, sinh viên mà sự ảnh hưởng thấy rõ nhất đó chính là văn hóa ứng xử của giới trẻ sinh viên hiện nay ngày càng đứng trước tinh trạng báo động về sự yếu kém trong văn hóa ứng xử. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước như: + Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn: Nghiên cứu về “ lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới”. + Nhà xã hội học Phạm Thị Thúy: Nghiên cứu về “ Trăn trở với văn hóa học đường”. Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 + Gíao sư Đặng Xuân Kỳ: Nghiên cứu về “ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. 5. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tuân thủ tính Đảng và tính khoa học. Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng các phương pháp: + Phương pháp phân tích tổng hợp. + Phương pháp xã hội học. + Phương pháp logic-lịch sử. Đồng thời tác giả cũng tham khảo các công trình nghiên cứu xã hội học có liên quan đến vấn đề mà khóa luận đề cập đến. 6. Kết cấu khóa luận. Tên đề tài: giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Ngoài phần mở đầu, phần nội dung gồm 3 chương và phần kết luận. Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 NỘI DUNG Chương I: Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng xử. 1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử. Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Điều đó, theo tôi, có những nguyên nhân sau đây: Trước hết, trong số những người nghiên cứu văn hóa, hoặc, như người ta thường gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế có tính chất lịch sử, rất nhiều người bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ thường quy văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thường bói văn hóa, cũng như bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách xem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổng thể. Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu. Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài người. [...]... và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng văn hoá ứng xử được hiện thực hoá trong cuộc sống 1.3 Đặc điểm, vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay Trường ĐHSP Hà Nội 2 23 Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Vưng – K33B GDCD 1.3.1 Đặc điểm sinh viên Việt Nam hiện nay Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác... bên trong mỗi người Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả năng nhất 1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử Cảm hoá, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người - được coi là nét chủ đạo trong triết lý nhân văn của Hồ Chí Minh Bởi vậy đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, văn hoá ứng xử của... 1.3.2 vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay Văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm Trong nhà trường, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết Nhà trường không chỉ dạy chữ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mà còn dạy làm người cho các thế hệ sinh viên những chủ nhân tư ng lai của... có những hành động cụ thể, ứng xử với nhau trong đời thường Để khắc phục tình trạng đáng buồn trong ứng xử của thế hệ trẻ, ngành giáo dục hiện nay cũng đang nỗ lực làm sống dậy phương châm đào tạo “tiên học lễ” bằng chuyên đề về giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Mục đích không gì khác là giáo dục cho sinh viên về nếp sống thanh lịch văn minh, bởi đây là một yêu cầu... thiết của nguồn lực con người cho một thời kỳ phát triển mới Việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong ý thức, hành vi đạo đức và văn hóa ứng xử của sinh viên có tác dụng vô cùng to lớn trong việc bảo vệ, đào tạo và sử dụng nguồn lực quý này Chính bởi vậy, việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn mới đang là vấn đề bức xúc... Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa ứng xử 1.2.1Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “ Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương... ái, khoan dung, độ lượng Hồ Chí Minh Tư ng P Valuy đã nhiều lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong năm 1946 có nhận xét: hết sức nhã nhặn, hết sức lịch sự và sự quyến rũ của Người Được thuyết phục bởi phong cách văn hoá ứng xử của Người, ông đã trở thành người đối thoại rất tâm đắc với Hồ Chí Minh và giữa hai người đã có một “tình hữu nghị keo sơn”.Giá trị văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh luôn sống mãi với thời... minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn Như vậy, khái niệm văn hoá mà Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra để phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của con người Chính vì thế, trong khi đề cập những điểm lớn xây dựng nền văn hoá. .. liệt cho mọi người hợp lực lại, đoàn kết lại để đạt được mục tiêu đó Sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta cũng chính là sự nghiệp của văn hoá Chính vì vậy, văn hoá có vai trò, chức năng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam Và, Hồ Chí Minh đưa ra một quan điểm tổng quát nhất về vai trò của văn hoá là: Văn hoá soi đường cho quốc dân đi Vì sao? Trước hết, văn hoá định hướng đi cho cả một dân tộc Bản thân Hồ. .. trẻ sinh viên được giáo dục trong một gia đình nền nếp thì lớn lên dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt Giáo dục văn hóa giao tiếp trong gia đình cũng góp phần không nhỏ cho việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa đối với các bạn trẻ sinh viên hiện nay Ông bà ta thường nói: Tiên học lễ, hậu học văn Chữ “lễ” ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm cả cách cư xử trong . trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay ………………………………………………………………….22 Chương II: Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay 24 2.1. HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ************** HÀ THỊ VƯNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT. của Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử ………………….16 1.3 Đặc điểm, vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay 19 1.3.1 Đặc điểm sinh viên hiện nay ……………………………………….19 1.3.2 Vai trò giáo dục