Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 54)

Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay là do sự ảnh hưởng văn hóa giao tiếp ửng xử của gia đình, nhà trường, xã hội. Gia đình, nhà trường ngày càng lơi lỏng việc dạy dỗ văn hóa ứng xử thì tình trạng xuống cấp trong văn hoá ứng xử của giới trẻ đã đến lúc báo động. Việc các luồng văn hoá phương Tây tràn vào VN, tiếp đó là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng có điều kiện được bộc lộ cái “tôi” của mình mà quên rằng, văn hoá phương Tây có nhiều điểm khác biệt với văn hoá VN.

Bên cạnh đó, không ít người lớn cũng cổ súy cho vấn đề này, cho rằng để các bạn thể hiện cái “tôi” như thế mới chứng tỏ được bản lĩnh cá nhân của mình. Chính vì thế, việc thế hệ trẻ lớn lên ngày một ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa là điều dễ hiểu.

Vấn đề đặt ra ở đây là gia đình, nhà trường, xã hội nhìn nhận thế nào về việc này. Nói văn hoá ứng xử của thanh, thiếu niên xuống cấp, lỗi tại các em chỉ chiếm một phần, lỗi nhiều hơn là từ người lớn, từ cách giáo dục của chúng ta. Khi cả bố mẹ, thầy cô chỉ chăm chăm vào kiến thức, không hướng dẫn các em phải sống như thế nào, không là những tấm gương thật sáng cho các em noi theo, thì việc các em có những suy nghĩ lệch lạc, chệch hướng là điều khó tránh.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 55

Văn hóa ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hóa của học sinh,sinh viên và của cả giáo viên. Văn hóa học đường đang xuống cấp trầm trọng là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục.

Xin được trích dẫn lời chia sẻ của chị Phạm Thị Thúy, một nhà xã hội học đồng thời là nhà giáo, nhà tư vấn tâm lý đầy tâm huyết và trách nhiệm: với thế hệ trẻ để thấy rằng dù biết là muộn nhưng cả xã hội cần phải có trách nhiệm, phải cùng bắt tay ngay, phải cùng đồng hành trong cuộc chiến chấm dứt nạn bạo lực học đường và giáo dục lại văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ. Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ đầu năm học 2009 – 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh, sinh viên đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh, sinh viên cũng như giáo viên bị kỷ luật, bị buộc thôi học hoặc bị ra khỏi ngành giáo dục vì văn hóa ứng xử và tư cách đạo đức “có vấn đề” gia tăng đến mức báo động. Tại buổi giao lưu nói chuyện cùng với nhà trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Dầu Tiếng, Thủ Đức) hôm 14/4 về chủ đề "Nét đẹp học đường"; Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê, một trái tim lớn của âm nhạc dân tộc nước nhà, một nhà văn hóa lớn của dân tộc nhưng luôn quan tâm rất sát sao về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay, ông nói: Ngày xưa, không bao giờ có cảnh trò vô lễ với thầy. Đối với trò: một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy. Không bao giờ trò dám cãi tay đôi với thầy chứ nói gì đến chuyện đánh thầy và ngược lại, những người thầy luôn có ý thức mình phải làm gương cho học trò, giữ khoảng cách thầy trò đúng đạo.Nhưng ngày nay, Giáo sư nói ông thấy rất xót xa và kinh hoàng khi hàng ngày hàng giờ nghe những tin như trò thuê xã hội đen đánh thầy, thậm chí có thể giết thầy chỉ vì một bất đồng rất nhỏ. Và càng đau xót hơn và đáng sợ hơn khi có những người thầy người cô chỉ vì những ham muốn cá nhân mà đánh đổi nhân cách của chính mình và

Trường ĐHSP Hà Nội 2 56

làm hại đến cả những học sinh v.v….Những hành động mất hẳn tính nhân văn như vậy chẳng phải là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục? Bằng tất cả tấm lòng và tình yêu đối với thế hệ trẻ, Giáo sư Khê khẳng định trách nhiệm thuộc về những người làm cha mẹ, những thầy cô giáo ươm mầm xanh cho xã hội. Giáo sư Khê nói: Con trẻ vô cảm, con trẻ thiếu hiểu biết hay kém văn hóa ứng xử… đều do người lớn không biết cách giáo dục, không biết cách ươm mầm nhân cách sống có văn hóa cho các em ngay từ khi còn nhỏ.

Tôi nhận ra điều Gs Khê đã nói văn hóa ứng xử của con trẻ phải được bắt nguồn từ giáo dục là như thế nào! Một nhà trường với một người thầy hiệu trưởng luôn ứng xử một cách nhân văn, văn hóa thì tất yếu nhà trường đó sẽ có được một đội ngũ thầy cô giáo và học trò biết ứng xử có văn hóa, có phép tắc và nề nếp.

Ngoài ra, Gs Khê cũng như nhà văn, nhà báo Thúy Ái có mặt trong buổi giao lưu hôm đó đều đồng ý rằng sở dĩ văn hóa ứng xử học đường trong những năm gần đây xuống cấp là do ảnh hưởng của văn hóa thời trang vào học đường.

Học sinh dễ đánh nhau hơn khi mặc quần jean, áo phông, áo sơ mi đến trường. Nhưng thử hỏi xem liệu nữ sinh có dám đánh nhau khi mặc những chiếc áo dài trắng, “quốc phục” một thời của các trường nữ sinh khi xưa! Nhà văn Thúy Ái cho rằng không phải vô cớ các trường học nữ sinh thời xưa như trường Nữ sinh Đồng Khánh, trường Quốc Học Huế lại bắt buộc nữ sinh mặc áo dài trắng đi học tất cả các ngày trong tuần. Đó chính là họ muốn hun đúc vẻ đẹp nữ tính cho các bạn trẻ. “Khi mặc áo dài, các nữ sinh sẽ không dễ gì để đánh nhau. Và với vẻ đẹp vốn có của chiếc áo dài sẽ làm cho người mặc điều chỉnh được cách đi đứng, nói năng và giao tiếp với mọi người, cũng

Trường ĐHSP Hà Nội 2 57

sẽ là một cách để rèn luyện nét đẹp văn hóa ứng xử cho các bạn trẻ”, chị Thúy Ái chia sẻ.

Chỉ khi con trẻ được sống hạnh phúc và vui vẻ, các em mới có thể biết cách cư xử. Con trẻ rất thông minh và biết nhiều hơn người lớn tưởng. Các em chỉ cần người đi trước định hướng đúng, động viên khuyến khích đúng, tạo điều kiện cho các em, các em sẽ có cơ hội tự khẳng định mình. Vì sao khi các em còn nhỏ, ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, ý thức lại tốt hơn khi đã lớn lên? Có phải do chúng ta buông lỏng việc giáo dục ý thức này vì nghĩ rằng các em đã lớn rồi, tự biết được? Chính vì thế, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của các bên, có như vậy mới xây dựng được nền tảng ý thức cho cả một thế hệ.

TS. Vũ Thị Kim Dung cho rằng: Thờ ơ vì đó là việc của… “người dưng” [10,111]. Cách đây chưa lâu, trên đường đi làm về, tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm, tôi thấy cảnh một phụ nữ đang gắng sức đẩy chiếc xe đạp, trên đó thồ đủ thứ gọi chung là ve chai đang leo lên cầu một cách khó khăn và suýt trượt ngã. Lúc ấy, trên cầu có 3-4 thanh niên đang đứng hóng mát, nhìn thấy cảnh ấy vẫn “bình chân như vại”, chẳng hề thể hiện thiện chí giúp đỡ... Và hầu như ngay lúc đó, lại có một anh chàng người tây (tôi đoán qua vẻ bề ngoài cao to, mắt xanh, tóc vàng...) vừa từ phía chùa bước ra đã chạy đến và cùng đẩy phụ chiếc xe đạp thồ của chị phụ nữ ấy... Chứng kiến cảnh ấy, tôi chạnh lòng!

Có thể người phụ nữ ấy đã làm nhiều người khó chịu vì chị ta đã “thồ” quá nhiều những thứ cồng kềnh, thậm chí có thể gây cản trở giao thông vào giờ cao điểm... Nhưng bên cạnh đó, có ai nhận biết được sự cực khổ, lam lũ và cần sự trợ giúp của chị ta ngay thời điểm đó? Tôi cho rằng những thanh niên ấy đã thờ ơ trước khó khăn của người khác – đó chính là sự ích kỷ, lối sống thờ ơ của nhiều người chúng ta hiện nay – trong đó có thể kể đến một bộ

Trường ĐHSP Hà Nội 2 58

phận không nhỏ các bạn trẻ sinh viên “sức dài vai rộng”. Riêng việc ông tây đã giúp đỡ người phụ nữ đó, theo tôi đó chính là ở họ “văn hoá đi trước văn minh”, những hành xử trong cộng đồng đều do giáo dục, văn hoá quyết định. Với thực trạng này, thiết nghĩ - mỗi gia đình, từng phụ huynh cũng có một phần trách nhiệm. Bởi, những biểu hiện ấy của thế hệ trẻ chính là do sự thiếu giáo dục con em mình lòng nhân ái, biết giúp đỡ những người xung quanh, biết thể hiện “ứng xử đẹp” trong đời thường.

Ông bà ta đã có câu đúc kết ngắn gọn “tiên học lễ, hậu học văn”. Chữ “lễ” ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm ý nghĩa ở cách cư xử trong cuộc sống, đó là lòng trắc ẩn, sự cảm nhận khó khăn của người khác... Và từ đó có những hành động cụ thể giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn khi họ cần đến. Thiết nghĩ, việc cần phải giáo dục thế hệ trẻ sinh viên biết chia sẻ, biết sống quan tâm đến cộng đồng đang là vấn đề cần sự quan tâm của từng gia đình và sự chung tay của xã hội.

3.2 Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên.

Thực trạng hạn chế của văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường người ta đã nói nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này người ta cũng đã liệt kê, phân tích không ít. Nào là do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, nào là do nhà trường và gia đình chưa chú ý đúng mức đến việc giáo dục văn hoa giao tiếp ứng xử cho con em, …. Những lý do đó không sai. Người ta cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường như phải xây dựng được các tiêu chuẩn giao tiếp, cần có nhiều hình thức bồi dưỡng văn hóa giao tiếp ứng xử, … Tất cả những giải pháp đó đều đúng. Nhưng trong nhiều giải pháp giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường, những giải pháp nào thuộc loại quan trọng nhất, nếu không có những cái đó thì dù các giải pháp khác có làm tốt bao nhiêu đi nữa thì chất lượng

Trường ĐHSP Hà Nội 2 59

giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử vẫn bị hạn chế? Hay nói cách khác, những giải pháp quan trọng cần giải quyết trong giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường là những giải pháp nào? Chúng tôi cho rằng đó là giáo dục về cái tâm, giáo dục cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện, giáo dục cho con người cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp.

Từ thực tiễn của sự biến đổi văn hóa đã và đang diễn ra và làm ảnh hưởng lớn đến lối ứng xử của giới trẻ sinh viên hiện nay, chúng tôi nhận thấy có 4 "địa chỉ" thực thi hữu hiệu nhất việc giáo dục, xây dựng những tiêu chí văn hóa cho giới trẻ” [1,154]. Đó là:

Thứ nhất là: Gia đình Định hướng giáo dục các giá trị văn hóa, đặc biệt là giá trị văn hóa thẩm mỹ cho giới trẻ trong gia đình là một quá trình trực tiếp và lâu dài. Công việc này phải nhờ tới vai trò to lớn của cha mẹ, ông bà, những người thân trong gia đình trong việc định hình cái đẹp cho các em. Giáo dục trong gia đình không chỉ dừng lại ở việc dạy dỗ các em cách ăn, cách mặc, cách đi đứng, nói năng sao cho có văn hóa, lịch thiệp mà còn bồi dưỡng cho các em những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đó là lòng yêu thương con người, chú trọng những yếu tố truyền thống gia đình như các hình ảnh về sự tôn trọng ông bà, lễ nghĩa, sống chung thủy trước sau, biết quý trọng lao động, biết sống có lý tưởng, biết đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người... Ý thức về giá trị văn hóa thẩm mỹ của giới trẻ được hình thành ngay từ tuổi ấu thơ nhưng đến giai đoạn trưởng thành lại rất cần có sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ trong việc hướng dẫn lựa chọn và biết đánh giá đúng các đối tượng thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể làm tốt công tác giáo dục trong điều kiện hiện nay. Không ít gia đình, do cha mẹ mải kiếm tiền đã thả lỏng con cái, dẫn tới tình trạng các em ở độ tuổi trưởng thành có thể tự do tìm đến những sản phẩm văn hóa phi thẩm mỹ và vô tình đánh mất đi nhân cách trong sáng của mình. Do vậy, việc tăng cường

Trường ĐHSP Hà Nội 2 60

công tác quản lý, giáo dục những giá trị thẩm mỹ cho giới trẻ trong gia đình hiện nay là hết sức cần thiết.

Thứ hai là: Nhà trường là nơi đào tạo nên những con người có kiến thức cơ bản trên tất cả mọi lĩnh vực, việc giáo dục cho giới trẻ trong nhà trường hiện nay bên cạnh việc chú trọng giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì giáo dục trong nhà trường cũng cần phải trang bị cho các em một bản lĩnh vững vàng, một "bộ lọc" cần thiết để các em có thể tự mình quyết định việc lựa chọn những giá trị văn hóa phù hợp với bản thân mình trong khuôn khổ những giá trị và chuẩn mực văn hóa chung của toàn xã hội.

Cần đưa nội dung "tiên dạy lễ" vào môn đạo đức, môn văn và nội quy, kỷ luật của học sinh. Việc đánh giá học sinh hoặc xếp loại những danh hiệu cao quý cần xét về mặt văn hóa ứng xử, tức là "lễ". Với môn giáo dục công dân, cần giảng giải cho các em hiểu và nắm bắt những giá trị đạo đức, cách sống và lối sống lành mạnh, biết kính trên nhường dưới... giúp các em hình thành một nhân cách và có nhận thức tốt trong ứng xử hàng ngày. Hiện nay, chúng ta vẫn bắt gặp ở lớp trẻ những người không nắm vững các mốc lịch sử, còn trong ngôn ngữ thì không nắm vững các thành ngữ dân tộc, hay nói gọn lại là sự hiểu biết về văn hóa và về cội nguồn của dân tộc đối với giới trẻ hiện nay rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục trong nhà trường ngoài việc dạy các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hiện đại, thì cần chú trọng hơn nữa đến việc dạy quốc ngữ, quốc sử, quốc văn, phải dạy những nội dung rất cơ bản về văn hóa của dân tộc... Việc bỏ quên các giá trị lịch sử ở giới trẻ sẽ khiến các em đánh mất các chuẩn giá trị của văn hóa dân tộc từ đó có thể đưa các em đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và trở thành nô lệ đối với văn hóa nước ngoài.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 61

Thứ ba là: Các cơ quan truyền thông đại chúng hiện nay các phương tiện truyền thông đang chạy theo nhu cầu giải trí của giới trẻ, mà cụ thể là “thế hệ @”. Một số chương trình, chuyên đề báo chí vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa thanh thiếu niên thành thị với nông thôn; khiến xã hội Việt Nam cũng như người nước ngoài nhìn nhận thế hệ thanh niên nghiêng về ăn chơi, hưởng thụ. Hình ảnh của các nhân vật đầy trí tuệ và bản lĩnh như: chàng trai đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006; hay cậu bé thần đồng tin học Nguyễn Khánh Ánh Hoàng, kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn… cùng bao bạn trẻ đang cống hiến tuổi thanh xuân và công sức của mình trên những miền đất xa xôi trong màu áo xanh tình nguyện; những tấm gương âm thầm vượt qua sự nghiệt ngã của số phận… nhưng những hình ảnh của họ được giới truyền thông tôn vinh và đánh giá chưa đúng mức. Trong khi đó

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)