2.2.1 Thực trạng văn hóa ứng xử của người Viêt Nam.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 35
Dân tôc Việt Nam với hàng nghìn năm lịch sử dưng nước và giữ nước. Thiên tai cùng với chiến tranh chống giăc ngoại xâm đã hình thành trong con người Việt Nam một thế ứng xử hoà nhã, khiêm nhường, kính trọng, khiêm tốn giúp đõ nhau, cử xử với nhau bằng lời ăn tiếng nói đẹp
Dân tộc ta rất đỗi tự hào là một dân tộc “nghìn năm văn hiến’’ để khích lệ lòng yêu nước, tự hào dân tộc của mỗi ngươì Việt Nam. Trong ý thức tâm linh người Việt, truyền thống văn hoá được hiểu như linh hồn dân tộc, là sự bền vững nối tiếp có tính lịch sử cần giữ gìn và phát huy
Trong cuộc sống hàng ngày người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc xử dụng ngôn ngữ đẻ đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Vì vậy ca dao Việt Nam có câu:
“Lời nói chăng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu:
“Ăn phải nhai nói phải nghĩ”
Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xử Người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu.
Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, nói phục vụ đại đa số nhân dân. Cái đẹp mang tính dân tộc, nó phản ánh cái đẹp riêng của con nguoi Việt Nam. Cái đẹp đó còn mang tính nhân loại vì nó là tia sáng mà tất cả mọi người trên hành tinh này muốn hương
Trường ĐHSP Hà Nội 2 36
tới. Cái đẹp đó đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, cái hồn đất, hồn nước, tinh hoa của dân tộc.
Trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét hoa tinh tế nhất trong các nét đặc sắc. Đặc biệt nét văn hóa này được biểu hiện rất rõ được cô đọng và đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam đó là ca dao và tục ngữ.
Thế ứng xử trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng người và đã mặc nhiên trở thàng một quan niệm sống quan niêm lý giải cuộc sống và mặc nhiên cũng trở thành lối sống, nếp sống lối hành động của cả một cộng đồng người.
Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa các dong họ, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa …
Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp ứng xử là Quan hệ trên dưới tôn kính Quan hệ cha con chí hiếu Quan hệ vợ chồng ân tình Quan hệ anh em thuận hoà.
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp ứng xử. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp ứng xử, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè.Người Việt Nam rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp ứng xử.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 37
Vì coi trọng giao tiếp ứng xử cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp ứng xử này thể hiện chủ yếu ở hai điểm: “Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp ứng xử, người Việt Nam có tính thích thăm viếng” [12, 155]. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì “người Việt Nam có tính hiếu khách” [12,155]. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng và tính tự trị: Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ “lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử” [12,156]. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học
Trường ĐHSP Hà Nội 2 38
vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình... là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp ứng xử, có đặc điểm là trọng danh dự: “ Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm” [12,157]. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ", đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ, và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên đó chính là danh dự, uy tín. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, trọng sự hòa thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ . Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : “Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...” [12,158]. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận
Trường ĐHSP Hà Nội 2 39
cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng ttrong thói quen giao tiếp của người lý Việt.
+ Văn hóa ứng xử người Việt còn nhiều hạn chế.
Xã hội ngày càng văn minh, phát triển thì con người ngày càng cần đến cái đẹp nói riêng và cái thẩm mĩ nói chung. Trong bốn phạm trù thẩm mĩ cơ bản cái đẹp là một phạm trù được quan tâm nhiều nhất so với các phạm trù thuộc hệ thống khách thể thẩm mĩ.Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư duy lí luận mĩ học trong quá khứ và hiện tại. Thực tế cái đẹp giữ vị trí lớn lao trong sự đồng hóa thực tại trên phương diện thẩm mĩ.Phạm trù cái đẹp có nội hàm lớn, biên độ rộng, nó thẩm thấu tất cả các lĩnh vực của đời sống các ngõ ngách của tâm hồn vì thế mà cái đẹp là đối tượng nghiên kứu khám phá của muôn đời.
Cái đẹp có ở mọi lúc mọi nơi dưới dạng vật chất hay tinh thần ta có thể nhìn thấy, sờ thấy nghe thấy và cảm thấy bằng các giác quan. Cái đẹp trong tự nhiên là cảnh quan của sông, núi, biển,rừng…cái đẹp của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Cái đẹp trong tiềm ẩn trong đời sống con người biểu hiện qua văn hóa ứng xử, vẻ đẹp tâm hồn đạo đức… Cái đẹp giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn nó góp phần xây dựng nhân cách con người mới.
Vào thế kỷ XIX trước Công nguyên nhà mĩ học Hy Lạp Ariixtot đã manh nha: “ Cái đẹp nằm trong kích thước và trong trật tự bởi vậy không có vật nào quá nhỏ cũng như quá lớn mà lại có thể coi là đẹp” [6, 211]. Trong khi đó nhà lý luận mĩ học người Đức Henden thì lại nói : Cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lí bất cứ cái đẹp nào cũng cần dẫn tới cái chân lí và điều kiện. Định nghĩa về cái đẹp của nhà mĩ học thời kì Phục Hưng người Ý Anbecti lại cho rằng : “Cái đẹp là sự phù hợp, sự hòa nhịp như thế nào đó giữa các phần trong tổng thể mà chúng tạo thành, sự hòa hợp và hòa nhịp phải đáp ứng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 40
những số liệu chặt chẽ, đáp ứng được tổ chức và bài trí sự hài hòa-tức cái nguyên lí tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên đòi hỏi” [6, 220].
Ngược lại với quan điểm duy vật các nhà mĩ học duy tâm chủ quan cho rằng: “ Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh của người quan sát nó, nghĩa là cái đẹp có được là do cái tôi chủ quan quyết định” [6, 234]. Theo các nhà mĩ học duy tâm khách quan mà đại diện là Hêghen thì lại định nghĩa về cái đẹp như sau: Cái đẹp là phẩm chất đặc biệt của ý niệm tuyệt đối khi nó tìm được hình thức thể hiện phù hợp nhất. Với tư cách là một nhà văn M.Gooki lại định nghĩa: Cái đẹp là sự phối hợp các chất liệu khác nhau cũng như các âm, màu, từ ngữ sao cho tác phẩm tạo ra có được một hình thức có thể tác động lên tình cảm và lí trí như một sức mạnh khơi dậy ở con người sự ngạc nhiên, lòng kiêu hãnh và niềm vui sung sướng trước khẳ năng sang tạo của mình.
Quan điểm về cái đẹp của các nhà mỹ học Dân chủ cách mạng Nga đều nhất trí cho rằng: Cái đẹp là cuộc sống và Cái đẹp trong nghệ thuật là sự phản ánh cái đẹp ngoài đời. Quan điểm về cái đẹp của chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng cái đẹp là phạm trù mĩ học cơ bản và trung tâm của mĩ học. Từ năm 1844 trong tác phẩm “ Bản thảo kinh tế triết học” các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khẳng định : Cái đẹp có nguồn gốc từ lao động và chính Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất cái đẹp gắn liền với lao động; ông đã nói ; Cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo của con người kinh qua lao động.
Như vậy có thể thấy ở mỗi thời kì khác nhau, mỗi thời điểm khác nhau, ở bản thân mỗi con người đều có những định nghĩa và những quan điểm về cái đepj khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là giúp hoàn thiện nhân cáchlối sống của con người, của toàn xã hội. Cái đẹp được biểu hiện qua ba hình thức : cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong nghệ
Trường ĐHSP Hà Nội 2 41
thuật. Cái đẹp trong tự nhiên do tư nhiên, do chính tự nhiên sinh ra( cỏ, cây, hoa, lá, biển, sông, núi…) nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Cái đẹp trong tự nhiên đa dang và phong phú, hấp dẫn nhưng lại rời rạc và không có chọn lọc. Khác với mĩ học duy tâm mĩ học duy vật biện chứng coi cái đẹp trong tự nhiên là đối tượng sáng tạo, bởi nhờ nó mà người nghệ sĩ mới có được những cảm xúc thẩm mĩ, khơi nguồn cảm hứng sang tảoa các tác phẩm thi, ca, nhạc, họa và các loại hình nghệ thuật khác. Như vậy ta có thể khắng định được rằng “ Thiên nhiên là ngọn nguồn là nơi bất đầu của mọi cái đẹp. Vẻ đẹp của thiên nhiên ngày càng phong phú vì con người đã thổi vào nó linh hồn, sự sống, tác đọng vào nó bằng tư duy và hành vi thẩm mĩ-đó là việc chinh phục tự nhiên và bảo vệ tự nhiên. Con người đã phát hiện ra cái đẹp của tự nhiên và đua nó vào quỹ đạo của quy luật thẩm mĩ đẻ phục vụ con người.
Cái đẹp trong nghệ thuật là tổng hòa cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp trong xã hội. Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp mang tính điển hìnhđược diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật khác nhau với những thủ pháp khác nhau.Tuy nhiên,nghệ thuật phản ánh cái đẹp trong hiện thực, nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không thống nhất với cái đẹp trong hiện thực.
Đặc biệt là cái đẹp trong xã hội nó do con người tạo ra và biểu hiện trên cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cái đẹp trong xã hội bắt đầu từ những nguyên lí chính trị, đạo đức truyền thống, lối sống-đó chính là văn hóa ứng xử nghĩa là con người phải sử xụ với nhau như thế nào cho đẹp! Văn hóa ứng xử thể hiện qua lối sống triết lí sống, lối suy nghĩ hành đọng của con người với con người, con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô( gia đình) đến vĩ mô( xã hội, nhân gian). Bản chất của cái đẹp trong văn hóa ứng xử là chữ Tâm và chữ Nhẫn. Chữ Tâm tượng hình nguyên nghĩa là “ tâm phòng” Tâm còn mang ý nghĩa là lương tâm, đạo đúc, lòng bao dung nhân ái đọ lượng vị tha. Trong từ
Trường ĐHSP Hà Nội 2 42
điển tiếng Việt thì tâm có nghĩa là tình cảm ý chí. Chữ Nhẫn có nghĩa là sự nhẫn nhịn, nhường nhị, thậm chí là nhận phần thiệt hơn về mình. Nhẫn là bí quyết của mọi thành công nó giúp bạn trọn vẹn đạo nghĩa trên đời.
Đối với người Việt Nam tư khi còn nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, luôn rèn luyện để