Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

+ Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay.

Bên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe: Thanh niên là rường cột của nước nhà, là hy vọng của quốc gia và nhiều nữa. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu, với một thế hệ trẻ thừa-kiến-thức nhưng lại thiếu-văn-hóa như thế nhỉ?

Nhấc điện thoại lên, tiếng quát bên kia đầu dây: "Mày đang ở đâu đó con... ngựa kia?" làm tôi hốt hoảng dù vẫn biết đó là cô bạn thân của mình. Bạn trẻ vào quán cà phê vô tư cho cả... 4 chân lên ghế cũng không còn là chuyện lạ và họ vẫn mặc nhiên xem đó là chuyện bình thường, vì nào có ai dám nói gì họ đâu. Khách hàng là Thượng Đế kia mà! Một tiếng rít rợn cả người của cái thắng xe ngay trước câu gắt: "Đui sao, ông già?". Nhìn người đàn ông lắc đầu, vội vã bước đi, tôi chợt chạnh lòng sao các bạn trẻ lại có thể hành xử với người đáng tuổi cha chú mình như thế được nhỉ? Chẳng lẽ ở nhà các bạn cũng... chửi rủa phụ huynh mình như thế?

Trường ĐHSP Hà Nội 2 46

Chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để chứng tỏ sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề bằng cả tiếng ngoại quốc nữa kia. Chuyện có thật trong một quầy bida, sau khi cô gái tóc nhuộm vàng hoe đánh hụt một cơ, cô giậm chân: "Oh, shit!". Chàng trai đi cùng cô, cũng đánh hụt một cơ, cũng vung cây cơ, buông tiếng "Damn it!". Chắc các bạn nghĩ rằng phải vậy mới là người văn minh mà lại không hiểu rằng đó là một sự phỉ báng tiếng Việt - ngôn ngữ là niềm tự hào của dân tộc. Các bạn đâu biết khi buông lời như thế, các bạn đang phỉ nhổ vào chính bản thân mình.

Cứ thế, những minh chứng cho lối ứng xử thiếu văn hóa của người Việt trẻ vẫn đầy dẫy, mà nếu tôi liệt kê chắc cũng được vài trăm hay vài nghìn trang giấy. Trên những chatroom, forum trực tuyến vẫn nhan nhản những lời lẽ cục súc, miệt thị lẫn nhau. Đến cả những em bé đang theo bậc tiểu học vẫn sử dụng tiếng chửi thề làm tiếng đệm đầu môi. Nếu hỏi chúng từ đâu mà biết những từ ngữ như thế, chúng sẽ trả lời cho ta rằng chúng học được từ cha mẹ, anh chị... Từng ngày từng giờ, chúng ta đang làm nhơ nhuốc tâm hồn của trẻ thơ mà không hề cảm thấy đó là tội ác. Thậm chí khi dạy cho các em bé tập nói ta lại càng khuyến khích trẻ chửi thề qua những câu như: "Chửi nó đi con!"

Mang nỗi lòng ấy trò chuyện với vài bạn trẻ, tôi lại thêm bẽ bàng khi các bạn nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ từ hành tinh nào đấy. Và câu trả lời tôi nhận được là: "Chuyện bình thường thế mà cũng lôi ra nói. Điên à?" Vâng, tôi điên nên mới trăn trở về một thế hệ trẻ - tương lai của nước nhà. Tôi điên nên mới nói về những cái mà các bạn mặc nhiên thừa nhận như là chuyện thường ngày và chẳng có gì sai. Tôi điên?

Trường ĐHSP Hà Nội 2 47

Chuyện văn hóa không chỉ dừng lại đó khi ta nhìn thấy cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, chuyện những chàng trai vô tư "ôm cây đợi thỏ" sau những cuộc nhậu triền miên, chuyện nẹt pô xe trước cổng bệnh viện, chuyện bấm kèn tin tin vào giữa đêm khuya khi ta trở về nhà... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước miệt khinh ta. Không miệt khinh sao được khi mà rõ ràng là vẫn còn đấy các cô gái trẻ, đầy nhan sắc từng ngày ngồi trên net để "câu" ngoại kiều, cố sống cố chết moi cho được những đồng đô xanh đỏ...

Kém cỏi trong văn hóa giao tiếp ứng xử là hiện tượng phổ biến nhất trong giới trẻ sinh viên. Những hình ảnh khó coi rất dễ bắt gặp trên các con đường giao thông ở khu vực trung tâm đô thị cho đến nông thôn. Lạng lách, đánh võng, chạy nhiều hàng chen lấn, chạy quá tốc độ, bấm còi, hú ga… kinh động mọi người và vô số những hành vi, từ gây phiền hà cho mọi người xung quanh cho đến vi phạm nghiêm trọng luật giao thông.

Thể hiện sự yêu đương nơi công cộng với những hành động tưởng chừng như đang ở chổ chỉ có hai người. Với tình cảm đôi lứa của mình như thế, các bạn trẻ làm mọi người xung quanh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng vẻ mỹ quan và không phù hợp với truyền thống văn hóa phương Đông. Những hình ảnh phản cảm lại là những hình ảnh thường xuyên ở các khu vực công viên – nơi vui chơi giải trí đông người.

Dễ bốc đồng dẫn đến xích mích, bạo lực, phạm tội nghiêm trọng từ những va chạm nhỏ, đó cũng là vấn đề bức xúc hiện nay thể hiện sự khiếm khuyết trong văn hóa giao tiếp ứng xử của các bạn trẻ sinh viên. Ở các nơi công cộng như quán cafe, xe buýt, cả phòng họp, hội trường, nhà văn hóa v.v… nhiều bạn trẻ sáng sủa, ăn mặc đẹp lại có những kiểu ngồi hợm hỉnh, nói năng văng tục lớn tiếng, những hành động nhằm làm nổi bật mình hoặc

Trường ĐHSP Hà Nội 2 48

thể hiện đẳng cấp, tuy nhiên lại khiến mọi người xung quanh vô cùng khó chịu.

Thực tế cho thấy, bên cạnh nhiều ưu điểm của các bạn trẻ sinh viên hiện nay như năng động, thích ứng nhanh… thì có vẻ như còn rất nhiều bạn thiếu một kỹ năng được xem là cực kỳ quan trọng, đó là giao tiếp và ứng xử có văn hóa. Nhường nhịn, giúp đỡ người già và trẻ em, xếp hàng có thứ tự khi sử dụng một số dịch vụ, hay ăn mặc, nói năng tôn trọng mọi người xung quanh… Những điều tưởng chừng như là cơ bản, nhưng dường như ngày càng bị nhiều bạn trẻ lãng quên.

Các bạn trẻ sinh viên ngày nay có điều kiện đầy đủ để học tập, nâng cao trình độ, có đầy đủ các phương tiện vui chơi giải trí hơn các thế hệ đi trước… đó là điều mà ai cũng phải công nhận. Tuy nhiên, với những điều kiện và cơ hội thuận lợi ấy, nhiều bạn đã thể hiện đẳng cấp văn hóa chưa xứng tầm với những gì bản thân đã được thụ hưởng. Hành vi kém cỏi của nhiều bạn trẻ trong giao tiếp, ứng xử, nhất là nơi công cộng hiện nay, ở góc độ nào đó thể hiện sự vô tâm, vô cảm của các bạn với con người, với môi trường xã hội xung quanh, thể hiện sự hụt hẫng trong nhận thức về đạo đức, về tình cảm, về văn hóa.

Trao đổi với một số bạn trẻ, trong đó có bạn là sinh viên tiêu biểu trong học tập, rèn luyện đạo đức; có bạn đang là giảng viên trường đại học… các bạn cũng cho rằng một bộ phận không nhỏ thanh niên đồng trang lứa hiện nay có nhiều hành vi kém cỏi trong giao tiếp, ứng xử, nhất là giao tiếp ứng xử nơi công cộng. Các bạn cũng nhận thấy đó là vấn đề bức xúc hiện nay trong giới của mình.

Có một người nghiên cứu về hiện tượng xuống cấp trong đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử hiện nay của một bộ phận sinh viên cho rằng : Tình hình hiện nay của chúng ta giống như một gia đình mà bố mẹ chỉ lo làm kinh

Trường ĐHSP Hà Nội 2 49

tế, không mấy quan tâm đến chuyện học hành, vui chơi của con cái nên con cái hư hỏng. Thật vậy, sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho nhiều thanh niên chạy theo lối sống đua đòi, ích kỷ, thích hưởng thụ, nhận thức về đạo đức, ý thức đạo đức có xu hướng phai dần, có tâm lý hướng ngoại, xem thường việc rèn luyện đạo đức, nhân cách lối sống… Xã hội và gia đình cũng tập trung nhiều vào phát triển kinh tế hơn và thiếu mô hình hoạt động phù hợp, hiệu quả để giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đầu tư, giáo dục thanh niên nhiều nơi cũng chưa chặt chẽ…

Nói về các mô hình hoạt động phù hợp, nhằm giáo dục tốt đạo đức, lối sống, trong đó có nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử cho sinh viên, thiết nghĩ cũng cần phải nói đến tổ chức Đoàn, Hội thanh niên với vai trò nhiệm vụ này. Có một thực tế là hiện nay khả năng thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chức này còn hạn chế, thiếu sáng tạo, chưa đủ hấp dẫn để thu hút thanh niên. Kinh phí, cơ sở vật chất đầu tư cho các hoạt động giáo dục của tổ chức Đoàn, Hội chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là ở cơ sở. Một số nơi, cấp ủy, chính quyền còn thiếu quan tâm, định hướng, tạo điều kiện cho công tác giáo dục của Đoàn, Hội thanh niên. Trong khi mô hình giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử thì thiếu hụt và chưa đáp ứng yêu cầu mới thì có quá nhiều những tác động xấu làm biến đổi nhanh suy nghĩ, ảnh hưởng mạnh đến văn hóa, truyền thống, đạo đức, lối sống. Sinh viên lại là những đối tượng dễ tiếp nhận cái mới, nhưng lại thiếu khả năng chọn lọc. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay xa rời với một số giá trị đạo đức truyền thống, mà biểu hiện dễ nhận thấy trước mắt là kém cỏi trong giao tiếp, ứng xử với con người trong xã hội.

Sinh viên là lực lượng trụ cột, lực lượng kế thừa của bất kỳ một địa phương hay quốc gia nào. Giao tiếp, ứng xử trong thanh niên thể hiện nhận

Trường ĐHSP Hà Nội 2 50

thức và ý thức của các bạn về đạo đức, văn hóa và truyền thống, thể hiện đạo đức, lối sống và văn hóa của những thế hệ tiếp theo. Giao tiếp, ứng xử kém thể hiện văn hóa, đạo đức kém và ngược lại. Những thế hệ làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước có những khiếm khuyết về văn hóa, đạo đức thì sẽ tác động thế nào đến các mục tiêu xây dựng, phát triển khác, đó là điều không cần nói chắc ai cũng có thể nhận biết. Vì vậy, công tác giáo dục, đạo đức lối sống, mà trước mắt là giáo dục cho các bạn các kỹ năng, các kiến thức và sự nhận thức đúng đắn về giao tiếp ứng xử dựa trên nền tảng văn hóa, đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)