Vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

nay.

Văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhà trường không chỉ dạy chữ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mà còn dạy làm người cho các thế hệ sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, ngoài việc truyền thụ và tiếp nhận kiến thức thì giao tiếp ứng xử của thầy và trò trong nhà trường phải được coi là mẫu mực… Đấy là những vấn đề vừa được đưa ra trong cuộc bàn tròn có tên “Giáo dục văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử cho sinh viên , thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Nhiều người cho rằng, văn hóa giao tiếp học đường (VHGTHĐ) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng và tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấp vấn đề này cũng đang bị xem nhẹ. Nhà trường quá tập trung vào giảng dạy kiến thức mà quên đi việc giáo dục nhân cách, giáo dục văn hóa ưng xử cho sinh viên. Thực tế cho thấy, trong môi trường học đường, nơi vốn được coi trọng văn hóa, lại đang diễn ra nhiều điều không văn hóa: Trò coi thường thầy, chửi thầy, sinh viên chửi cãi lộn với nhau, ăn nói thiếu văn hóa … Rồi

Trường ĐHSP Hà Nội 2 27

không chỉ sinh viên thiếu văn hóa giao tiếp, mà một số thầy cô giáo cũng chưa đúng mực trong hành xử với học trò là sinh viên của mình, tạo nên sự rạn nứt, đổ vỡ trong quan hệ thầy trò, gây bất bình trong xã hội. Chính cách hành xử như vậy của một số các thầy cô cũng làm ảnh hưởng một phần không nhỏ tới cách hành xử của sinh viên.

Một quan điểm cũng được đưa ra là để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường thì văn hóa giao tiếp trong gia đình cần được chú ý hơn. Từ nhỏ, nếu các bạn trẻ sinh viên được giáo dục trong một gia đình nền nếp thì lớn lên dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt. Giáo dục văn hóa giao tiếp trong gia đình cũng góp phần không nhỏ cho việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa đối với các bạn trẻ sinh viên hiện nay.

Ông bà ta thường nói: Tiên học lễ, hậu học văn. Chữ “lễ” ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm cả cách cư xử trong cuộc sống, từ câu chào, lời nói đến lòng trắc ẩn, sự cảm thông với người khác… Và từ đó có những hành động cụ thể, ứng xử với nhau trong đời thường.

Để khắc phục tình trạng đáng buồn trong ứng xử của thế hệ trẻ, ngành giáo dục hiện nay cũng đang nỗ lực làm sống dậy phương châm đào tạo “tiên học lễ” bằng chuyên đề về giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Mục đích không gì khác là giáo dục cho sinh viên về nếp sống thanh lịch văn minh, bởi đây là một yêu cầu đầu tiên và cần thiết đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng vì Hồ Chí Minh đã nói: Có tài mà không có đức cũng vô dụng…... Hiện nay, những tác động của xã hội hiện đại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên, từ lối sống, nếp nghĩ, hành vi… làm sao để sinh viên tiếp cận với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông để lại là những yêu cầu được đặt ra. Nhưng để tạo thành một thế hệ trẻ có thói quen giao tiếp, ứng xử văn hóa, thói

Trường ĐHSP Hà Nội 2 28

quen ấy lớn dần lên và tạo thành nhân cách thì lại cần sự vào cuộc của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Chương II: Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trong nhưng năm gần đây.

Một phần của tài liệu Giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)