1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử dụng ở trường THPT

63 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== PHẠM THỊ UYÊN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== PHẠM THỊ UYÊN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI MINH ĐỨC HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử ở trường THPT”, tác giả khóa luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và Tiến sĩ Bùi Minh Đức - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin được bày tỏ sự biết ơn và lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô. Tác giả cũng chân thành cảm ơn BGH trường THPT Yên Dũng 3 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong thời gian thực hiện khóa luận. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Uyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Minh Đức. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Uyên QUY ƢỚC VIẾT TẮT BĐTD: Bản đồ tư duy GV: Giáo viên HS: Học sinh NXB: Nhà xuất bản THPT: Trung học phổ thông TS: Tiến sĩ SGK: Sách giáo khoa SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Bố cục khóa luận 7 NỘI DUNG 8 Chương 1. BẢN ĐỒ TƯ DUY 8 1.1. Quan niệm về bản đồ tư duy 8 1.2. Đặc điểm của bản đồ tư duy 10 1.2.1. Đặc điểm cấu tạo và phương thức tạo lập 10 1.2.2. Ưu điểm của bản đồ tư duy 13 1.3. Mối tương quan giữa bản đồ tư duy và văn học sử 16 Chương 2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ 22 2.1. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử 22 2.1.1. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tổng quan văn học 22 2.1.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài giai đoạn văn học . 25 2.1.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tác gia 29 2.1.4. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học kiểu bài tác phẩm 31 2.2. Hướng dẫn học sinh tự xây dựng bản đồ tư duy trong việc học các bài văn học sử 33 Chương 3. THỰC NGHIỆM 37 3.1. Mục đích 37 3.2. Nội dung 37 3.3. Thiết kế giáo án có sử dụng bản đồ tư duy 37 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đánh giá về đổi mới trong phương pháp dạy học, Nghị quyết Đại hội Đảng X đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”. Hiện nay, các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần từ cách dạy học trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và chủ động tìm tòi kiến thức, từ đó học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế và biến đổi thành các kĩ năng cho riêng bản thân mình. Việc sử dụng bản đồ tư duy với cách ghi chép mạch lạc là một biện pháp hay và hữu hiệu, là con đường đổi mới trong dạy học nhằm khắc phục những hạn chế trong việc ghi nhớ kiến thức một cách thụ động của học sinh, tăng tính chủ động, sáng tạo cho người học. Thay cho việc học thiên về lý thuyết thì người học sẽ được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua làm, kiến thức sẽ được khắc sâu và bền vững. Thông qua bản đồ tư duy học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, lâu hơn và hứng thú hơn với các bài văn học sử nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung. 1.2. Những thành tựu nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy bộ não không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh. Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có những dòng kẻ đã khiến con người cảm thấy nhàm chán. Để khắc sâu được kiến thức sau mỗi giờ học thì việc sử dụng bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy) với cách thức ghi chép mạch lạc, thú vị là biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế trong việc tổng hợp kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức sâu hơn, nhanh hơn và lâu hơn. 1.3. Trong các hợp phần của môn Ngữ Văn, văn học sử là một nội dung quan trọng được phân bố đều ở ba khối lớp 10, 11, 12. Văn học sử trang bị 2 cho học sinh những kiến thức khái quát nhất, tiêu biểu nhất về một tác giả, một thời kì, một giai đoạn, một nền văn học dân tộc. Từ đó học sinh có nền tảng kiến thức cơ bản, vững chắc để đi sâu tiếp thu những bài học cụ thể. Theo điều tra của chúng tôi trên 103 học sinh ở 3 khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Yên Dũng 3, Bắc Giang: 50,5% các em đánh giá văn học sử có kiến thức rộng, khó nhớ; 31,1% đánh giá môn văn học sử có kiến thức khái quát cao; 13,6% cảm thấy thú vị khi học văn học sử và 4,8% các em cảm thấy không hứng thú khi học phân môn này. Từ kết quả điều tra trên chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy và học văn học sử cũng gặp nhiều khó khăn. Dung lượng kiến thức mỗi tiết dạy rất dài và có độ khái quát cao, bởi vậy để có được giờ dạy hiệu quả thì người dạy và người học đều cần có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng. Đặc biệt, kiến thức trong phân môn này rất khó, chủ yếu là các khái niệm khoa học trừu tượng nên không phải người học nào cũng cảm thấy thoải mái và hứng thú khi học. Cùng với đó, phương pháp chủ yếu trong các giờ học này là thuyết trình để chạy đua với thời gian nhằm đảm bảo dung lượng kiến thức. Yêu cầu đặt ra lúc này là làm thế nào để có thể tạo được một giờ văn học sử vừa giúp các em nắm chắc kiến thức một cách logic, chủ động, vừa tạo cho các em học sinh có hứng thú khi tham gia tiết học, cảm thấy yêu và tìm thấy niềm say mê với bộ môn Ngữ văn. Qua thực tế điều tra cho thấy hầu hết các em học sinh đều đã biết đến và từng sử dụng qua bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy): 73,8% đã một vài lần sử dụng bản đồ tư duy trong học tập; 9,7% sử dụng rất nhiều lần; 4,8% hiếm khi sử dụng và 11,7% chưa bao giờ sử dụng bản đồ tư duy. Các em cũng đã nhận thấy được những ưu điểm của việc sử dụng bản đồ tư duy như nhận thấy bản đồ tư duy có mức độ hệ thống hóa kiến thức cao, tăng tính chủ động sáng tạo của học sinh (45,6%), giúp học sinh dễ nhớ kiến thức (40,8%). Và khi đưa ra câu hỏi điều tra theo các em có nên sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy các 3 bài văn học sử hay không thì 89,3% học sinh đồng ý; 10,7% không tán thành. Có thể thấy, sử dụng bản đồ tư duy trong học tập là một phương pháp mới và thu hút được sự quan tâm không chỉ của giáo viên mà còn của học sinh. Xuất phát từ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trên, là giáo viên Ngữ văn trong tương lai, chúng tôi nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử ở trường THPT” với mục đích tìm ra phương pháp mới trong quy trình giảng dạy Ngữ văn nói chung và văn học sử nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Lí thuyết và kỹ thuật tạo ra bản đồ tư duy xuất hiện trên thế giới vào những năm 1960 của thế kỉ XX do một giáo sư người Anh tên là Tony Buzan sáng lập và phát triển. Trong cuốn “Bản đồ tư duy trong công việc” (Mindmaps at work), Tony Buzan đã giúp bạn đọc khám phá “khả năng đạt đến sự cân bằng trong công việc và cuộc sống" bằng việc trình bày những phương pháp mới để giải quyết vấn đề, nắm bắt sức mạnh của sự thay đổi, cách thức hoạt động nhóm hiệu quả, bí quyết thuyết trình thành công,… thông qua những ví dụ sinh động về sự áp dụng thành công bản đồ tư duy trong công việc. Từ đó, Tony Buzan đã đưa ra hàng loạt công trình nghiên cứu khác nhằm hệ thống lại cách tạo lập một bản đồ tư duy thông thường như sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc từ khóa. Nhưng do mục đích xây dựng lý thuyết bản đồ tư duy trong công việc nói chung như việc lập kế hoạch, ghi chép, quản lý cuộc họp, thuyết trình, học tập, phát triển cá nhân và tác giả đã không đề cập tới ứng dụng bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học ở nhà trường. Lí thuyết bản đồ tư duy vào Việt Nam khá muộn, phải đến những năm 2010, 2011 trong Hội thảo về Dự án phát triển giáo dục THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Sầm Sơn-Thanh Hóa, lần đầu tiên các nhà khoa 4 học, các chuyên viên giáo dục và các thầy cô giáo ở Việt Nam mới được làm quen với bản đồ tư duy cũng như kĩ thuật tạo ra nó. Sau hội thảo, Bộ GD&ĐT triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên THCS cốt cán trong thời gian hè năm 2011 về việc sử dụng bản đồ tư duy trong quản lí và dạy học. Trong những buổi tập huấn ấy, tài liệu “Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THCS” của nhóm tác giả thuộc dự án phát triển giáo dục THCS II - Bộ GD&ĐT do TS. Trần Đình Châu chủ biên được triển khai đến từng đại diện trường và từng cá nhân. Trong tài liệu nêu rõ việc thiết kế một bản đồ tư duy để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường. Song do mục đích quán triệt đổi mới phương pháp dạy học chung trong toàn ngành nên việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học vẫn chỉ mang tính định hướng chung, còn cụ thể ứng dụng trong từng trường hợp như thế nào thì vẫn chưa được đề cập tới. Ngay sau những hội thảo khoa học, năm học 2010 - 2011, một số trường THCS được lựa chọn để thí điểm ứng dụng phần mềm chuyên dụng iMindMap kết hợp với phần mềm Power Point trong việc dạy học ở nhiều bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn. Kết luận khoa học khẳng định những giá trị thiết thực của bản đồ tư duy trong dạy học. Ở lĩnh vực nghiên cứu, đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về bản đồ duy và nghiên cứu về việc ứng dụng nó vào giảng dạy. Trước hết phải kể đến cuốn sách“ Dạy tốt học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy (dùng cho giáo viên, sinh viên sư phạm, học sinh THCS và THPT) của hai tác giả là Tiến sĩ Trần Đình Châu và Tiến sĩ Đặng Thu Thủy (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam). Cuốn sách gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là phần chung, dành cho tất cả các lớp trong dạy học môn Toán và có thể áp dụng hiệu quả cho các môn học khác ở THCS và THPT, bao gồm vai trò của bản đồ tư duy trong dạy - học, cách thiết kế trên phần mềm và trên bảng phụ, giấy bìa, cách tổ [...]... vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học Văn có hiệu quả như Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc Hồi của cô giáo Nguyễn Thị Anh Nguyệt (SKKN đạt giải B cấp Thành phố Hà Nội năm học 2010-2011), Sử dụng bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học trong môn Ngữ văn THCS của giáo viên Trần Thị Thu Hiền (SKKN loại B cấp tỉnh Nghệ An năm 2011-2012), Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học Ngữ văn. .. và học sinh, kích thích được khả năng sáng tạo Trong giảng dạy văn học sử không có phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là vạn năng cả Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biện pháp một cách sinh động để gây hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giờ dạy 21 Chƣơng 2 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ 2.1 Sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học văn học sử 2.1.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong. .. Áp dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy và học tập phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam của tác giả Đặng Thị Phương Duy n (Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thương mại Hà nội), Giảng dạy và học tập với công cụ bản đồ tư duy của Thạc sĩ Trương Tinh Hà (Đại học Văn hóa Hà Nội), Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử 9 của giáo viên Nguyễn Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy trong. .. tài: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học Sử ở trường THPT 3 Mục đích nghiên cứu Xây dựng bản đồ tư duy cho giờ văn học sử Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn học sử trong trường phổ thông 4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu 4.1.1 Về thể loại Do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận chỉ tập trung tìm hiểu bốn kiểu bài chính của văn học sử trong trường. .. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1 Bản đồ tư duy Chương 2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử ở trường THPT Chương 3 Giáo án thực nghiệm 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 BẢN ĐỒ TƢ DUY 1.1 Quan niệm về bản đồ tƣ duy Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt Nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng Rene Descarters từng khẳng định: “Tôi tư duy, vậy tôi... trong dạy và học môn sinh học của giáo viên Võ Ngô Thị Lưu Ngọc Giàu (Trường PHTH Hoàng Văn Thụ - TPHCM) Ở riêng bộ môn Ngữ văn, có thể kể đến Luận văn Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học phần văn học dân gian (Chương trình Ngữ văn lớp 10, Ban cơ bản) của sinh viên Trần Thu Thủy trường ĐHSP TPHCM Tác giả luận văn trong nghiên cứu đã nhận định về vai trò của bản đồ tư duy rằng: Bản đồ tư duy có thể được sử. .. người sử dụng dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả Sử dụng bản đồ tư duy giúp được áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt trong dạy và học Sử dụng bản đồ tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh, bởi bản đồ tư duy chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt Bản. .. động, sáng tạo của học sinh Giáo viên là những người định hướng để học sinh chủ động tiếp nhận tri thức Các phương pháp đổi mới dạy học được đưa ra, trong đó một trong những biện pháp khả thi chính là việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy văn học sử Bản đồ tư duy và văn học sử có mối quan hệ tư ng quan chặt chẽ Bản đồ tư duy là công cụ tư duy của bộ não góp phần tổng hợp kiến thức một cách tối đa thông... Hoạt động dạy và học văn học sử ở trường THPT Kiểu bài văn học sử về tổng quan, giai đoạn văn học, tác gia, tác phẩm ở trường THPT 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Hệ thống hóa kiến thức Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh, đối chiếu 5.2 Phƣơng pháp thực nghiệm Thiết kế bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy) Thiết kế giáo án thực nghiệm có sử dụng bản đồ tư duy 6 Bố... Tổng quan văn học Việt Nam là bài học mang tính khái quát cao bởi vậy rất phù hợp cho việc xây dựng bản đồ tư duy để hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức cho học sinh Có thể sử dụng bản đồ tư duy đối với bài học này ở cuối các phần I, II, III để chốt kiến thức cho học sinh Hoặc có thể sử dụng bản đồ tư duy trong phần đầu giới thiệu vào bài để hướng học sinh tới các nội dung sẽ được học trong bài học này . 2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ 22 2.1. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử 22 2.1.1. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tổng quan văn học 22 2.1.2. Sử. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học Sử ở trường THPT . 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng bản đồ tư duy cho giờ văn học sử Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn học sử trong trường. 2.1.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài giai đoạn văn học . 25 2.1.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tác gia 29 2.1.4. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học kiểu bài

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w