Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tổng quan văn học

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử dụng ở trường THPT (Trang 28)

6. Bố cục khóa luận

2.1.1.Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tổng quan văn học

Kiểu bài tổng quan văn học là kiểu bài trong đó tri thức văn học sử mang tính khái quát cao nhất so với toàn bộ các bài văn học sử của chương trình. Đó là các tri thức khái quát nhất về lịch trình, tiến triển của toàn bộ nền văn học Việt Nam, tri thức khái quát nhất về các đặc điểm, về sự phân loại các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam.

Bài mở đầu trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 chính là bài “Tổng

quan văn học Việt Nam” (tiết 1, 2).

Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” là kiến thức bao quát của những bài văn học sử và các bài đọc hiểu văn phía sau. Bài học này là cơ sở để tiếp nhận và đọc hiểu các bài học trong chương trình sách giáo khoa. Bài tổng quan được đánh giá là bài khó nhất trong chương trình học vì mang tính khái quát cao, kiến thức rộng và dung lượng bài học tương đối dài.

Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” là bài có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn, cung cấp kiến thức đại cương về hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam là văn học dân gian và văn học viết. Đồng thời giúp học sinh nắm được khái quát quá trình phát triển của văn học Việt Nam cũng như hiểu được nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. Khi dạy bài này, giáo viên cần phải biết cách hệ thống hóa kiến thức, giúp các em học sinh nắm được nội dung bài học một cách logic, khoa học. Cần giúp học sinh tóm lược các ý chính để học sinh ghi nhớ và làm nền tảng cho các bài học phía sau. Bài Tổng quan đưa đến cho học sinh kiến thức trọng tâm chính là cái nhìn tổng quát về sự phân kì lịch sử của văn học Việt Nam để qua đó học

sinh có thể hiểu được các thời kì văn học được học về sau cùng các giai đoạn của nó. Qua bài học, cũng cần cho học sinh cái nhìn tổng quát về cấu tạo của nền văn học với hai dòng văn học dân gian và văn học viết vốn phát triển song song và có tác động qua lại với nhau trong suốt quá trình phát triển của văn học Việt Nam.

Trong chương trình SGK, bài học được cấu trúc gồm 3 phần: I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam III. Con người Việt Nam qua văn học

Tổng quan văn học Việt Nam là bài học mang tính khái quát cao bởi vậy rất phù hợp cho việc xây dựng bản đồ tư duy để hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Có thể sử dụng bản đồ tư duy đối với bài học này ở cuối các phần I, II, III để chốt kiến thức cho học sinh. Hoặc có thể sử dụng bản đồ tư duy trong phần đầu giới thiệu vào bài để hướng học sinh tới các nội dung sẽ được học trong bài học này.

Cần xác định bản đồ tư duy theo các bước: 1. Xác định từ khóa trung tâm

2. Xây dựng các ý, nhánh

Nội dung của bản đồ tư duy bám sát bài học đồng thời nêu bật được thông tin và các dữ liệu quan trọng mà bài học đưa ra.

Giáo viên cũng có thể sử dụng bản đồ tư duy trong phần giới thiệu bài mới để khái lược các kiến thức trọng tâm học sinh sẽ được học trong bài để đưa đến cho học sinh cái nhìn khái quát đầu tiên cũng như tạo được sự hứng thú khi bắt đầu một bài học mới.

Hình 2: Tổng quan văn học Việt Nam

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam với 2 bộ phận văn học dân gian và văn học viết cũng có thể đưa bản đồ tư duy để học sinh có cái nhìn toàn cảnh về các bộ phận văn học, đồng thời tạo ghi nhớ cho học sinh một cách nhanh chóng, thay đổi cách tư duy truyền thống.

Có thể linh hoạt trong việc sử dụng bản đồ tư duy ở các phần cụ thể hoặc tổng kết bài học.

2.1.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài giai đoạn văn học

Kiểu bài văn học sử về giai đoạn văn học (kiểu bài khái quát thời kì văn học) là kiểu bài phạm vi rộng (ít nhất là 45 năm), với các kiến thức khái quát cao, đặc biệt rất phong phú về kiến thức cụ thể, cách trình bày kết hợp giữa

đồng đại và lịch đại. Phạm vi khái quát của thời kì văn học chứa đựng một

lượng tư liệu khá phong phú về quá trình phát triển của văn học cũng như về giá trị nội dung và nghệ thuật đạt được ở mỗi thời kì.

Tuy trong kiểu bài về giai đoạn văn học tính khái quát không cao như bài Tổng quan nhưng tư liệu minh họa khá đa dạng. Các bài được chia làm các giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn được minh họa bằng nhiều tác phẩm, tác giả tiêu biểu, có khi minh họa bằng các xu hướng, trào lưu văn học. Hầu hết các kiến thức khái quát về thời kì trong chương trình sách giáo khoa hiện hành đều có phần giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử, tình hình văn học bao gồm cả nội dung và hình thức nhưng cách viết ở mỗi thời kì lại khác nhau. Có bài kết hợp

phần hoàn cảnh lịch sử với phần tình hình văn học từng giai đoạn (Khái quát

văn học Việt Nam từ thế kỉ X - đến hết thế kỉ XIX), có bài phân tích diện mạo văn học theo tiến trình thời gian. Nhìn chung, cách trình bày các bài học khá linh hoạt.

Trong chương trình Ngữ Văn THPT, kiểu bài thời kì văn học được phân bố đồng đều ở ba khối lớp:

+ Lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

+ Lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách

mạng tháng Tám năm 1945

+ Lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm

Các bài được triển khai cấu trúc nội dung rõ ràng:

Bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thể kỉ X đến hết thế kỉ XIX cấu trúc

gồm 4 phần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng

Tám năm 1945 được cấu trúc theo 2 phần lớn:

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945

đến hét thế kỉ XX được cấu trúc thành 3 phần:

I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975

II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX III. Kết luận

Các bài khái quát về thời kì có vị trí quan trọng trong hệ thống các bài văn học sử, có khả năng giáo dục cho học sinh quan điểm về mối quan hệ qua lại trong văn học cũng như ngoài xã hội. Ngoài ra các bài văn học sử này còn giáo dục cho các em truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần nhân đạo, nhân văn qua từng thời kì. Bên cạnh đó, các tri thức khái quát về thời kì cũng chính là tri thức khái quát của các tri thức về tác giả và tác phẩm.

Khi dạy bài khái quát thời kì giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, giúp các em nắm được tri thức khái quát và tri thức cụ thể, tìm hiểu cấu trúc chiều sâu tối đa thông qua các ví dụ minh họa cũng như khắc họa được kiến thức trọng tâm. Đặc biệt hơn là giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và tình hình văn học, tìm hiểu giữa nội dung và hình thức văn học từng giai đoạn.

Với kiểu bài này, việc sử dụng bản đồ tư duy khá hiệu quả và đem đến một phương pháp mới giúp các em bớt nhàm chán và tạo được hứng thú trong giờ học. Đặc biệt hơn, bản đồ tư duy giúp hệ thống các kiến thức một cách rõ ràng, đưa đến cho học sinh cái nhìn khái quát về đặc điểm của các thời kì văn học cũng như thấy được rõ ràng mối quan hệ giữa các yếu tố trong từng giai đoạn cụ thể.

Cũng như bài tổng quan văn học, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy kiểu bài giai đoạn văn học khá hiệu quả, nâng cao chất lượng giờ học.

Cần xác định bản đồ tư duy theo các bước: 1. Xác định từ khóa trung tâm

2. Xây dựng các ý, nhánh

Nội dung của bản đồ tư duy bám sát bài học đồng thời nêu bật được thông tin và các dữ liệu quan trọng mà bài học đưa ra.

Ví dụ như khi dạy xong bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến

hết thế kỉ XIX”, giáo viên có thể đưa ra bản đồ tư duy hoặc yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy để hệ thống hóa lại kiến thức trọng tâm đã được học trong bài học này. Thông qua bản đồ tư duy học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát, rõ ràng về thành phần, các giai đoạn cũng như đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì từ thế kỉ X đến XIX.

Sơ đồ minh họa:

Hình 4: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Hoặc với bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách

mạng tháng Tám 1945 có thể sử dụng bản đồ tư duy trong phần I để khái quát các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trong giai đoạn này.

Hình 5: Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng 8-1945

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX cũng có thể sử dụng bản đồ tư duy khi dạy đến phần II. Các giai đoạn phát triển của văn học để giúp học sinh hình dung rõ ràng hơn và các giai đoạn phát triển văn học thời kì này theo dấu mốc thời gian.

Hình 6: Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Không phải ở bất cứ phần nào cũng bắt buộc áp dụng bản đồ tư duy, vì áp dụng nhiều quá gây loãng và có phần nhàm chán. Cần sử dụng bản đồ tư duy một cách thích hợp, hiệu quả ở các phần trong bài học, đưa đến sự hứng thú cho học sinh.

2.1.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiểu bài tác gia

Không có tác gia sẽ không có một nền văn học đỉnh cao. Sự xuất hiện của các tác gia góp phần làm rõ quy luật hình thành và phát triển của nền văn học. Nói đến tác gia là nói đến sự nghiệp văn học đã ổn định, một tài năng, một cuộc đời nghệ sĩ đẹp đẽ và nhân cách. Những tác gia văn học họ đã để lại những thành tựu văn học đáng kể không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài văn học sử về tác gia là nội dung quan trọng trong phân môn văn học sử ở trường THPT. Các tác gia được giảng dạy trọng chương trình bao gồm:

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (lớp 10), Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao (lớp 11),

cao, các bài tác gia sẽ được tách ra thành một bài văn học sử riêng biệt còn trong chương trình cơ bản các kiến thức này sẽ là một phần trong bài đọc - hiểu.

Nhắc đến kiến thức tác gia thông thường đề cập đến phần cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách và giá trị đóng góp của tác giả đó trong tiến trình văn học Việt Nam. Trong bài học về tác gia cuộc đời và sự nghiệp là hai nội dung chính. Các kiến thức về tác gia mang tính khái quát cao, khối lượng kiến thức lớn gồm nhiều tầng bậc đan xen. Những bài học về tác gia vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát. Tính cụ thể ở sự minh họa của các tác gia đối với các nhận định khái quát về thời kì, tức là đóng góp của tác gia với thời kì văn học. Khái quát là bài học về tác gia cần được minh họa qua các bài học về tác phẩm hay các bài giảng văn.

Văn học sử về tác gia cung cấp những kiến thức cơ bản, tạo cái nhìn tổng thể về tiến trình văn học và tránh được sự khô khan, phiến diện. Đây là kiểu bài quan trọng, hấp dẫn, có tác dụng đào tạo cao trong dạy văn học sử và là tiền đề giúp học sinh nghiên cứu các bài đọc hiểu văn bản.

Dạy học bằng phương pháp bản đồ tư duy đối với bài về tác gia là cách học tập mới mẻ, hiệu quả. Việc khái lược tác gia bằng bản đồ tư duy sẽ đưa đến cho cả giáo viên và học sinh cái nhìn tổng quan nhất về những vấn đề xoay quanh tác gia ấy.Từ cuộc đời, sự nghiệp đến những đóng góp tiêu biểu được thể hiện thông qua một trang giấy một cách rõ ràng, chi tiết. Việc thêm hình ảnh vào bản đồ tư duy giúp cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.

Trong bài văn học sử về tác gia, sau khi học xong về tác gia ấy, giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy để củng cố lại các kiến thức đã học hoặc hướng dẫn học sinh tự lập bản đồ tư duy để học sinh khắc sâu kiến thức.

Một số sơ đồ minh họa:

Hình 7:Tác gia Nguyễn Ái Quốc

Hình 8:Tác gia Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử dụng ở trường THPT (Trang 28)