1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Lịch Sử 6

50 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Mà đúng ra, từ tinh thần dân tộc, từ niềm tự hào dân tộc sẽ nângcánh cho những con người có tâm, có lực đóng góp công sức cho việc xây dựngquê hương đất nước của chính mình b

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN

TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

“ PHỐI HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 ”

Giáo viên: VŨ THỊ QUỲNH

Năm học: 2011 – 2012

Trang 2

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

II. GIỚI THIỆU 5

1 Hiện trạng 5

2 Giải pháp thay thế 7

3 Một số đề tài gần đây 10

4 Vấn đề nghiên cứu 11

5 Giả thuyết nghiên cứu 11

III PHƯƠNG PHÁP 11

1 Khách thể nghiên cứu 11

2 Thiết kế 12

3 Quy trình nghiên cứu 13

4 Đo lường 25

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 27

1 Phân tích dữ liệu 27

2 Bàn luận kết quả 29

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM 30

VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

VIII CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 34

PHỤ LỤC I: Xác định đề tài nghiên cứu 34

PHỤ LỤC II: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 35

PHỤ LỤC III: Bài kiểm tra trước tác động 36

PHỤ LỤC IV: Bài kiểm tra sau tác động 38

PHỤ LỤC V: Phân tích dữ liệu 40

PHỤ LỤC VI: Kế hoạch bài học 41

Trang 3

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

“ PHỐI HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ

DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 ”

Giáo viên nghiên cứu: Vũ Thị Quỳnh

Đơn vị: Trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Sơn, Khánh Hòa

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam 2009 ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2009 trong Chương I, Điều 5khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

Trước tiên phải hiểu học Lịch sử là để học tinh thần yêu nước, mà tinhthần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước Tuynhiên hiện nay, một bộ phận lớp trẻ bây giờ đang quên đi điều đó Xu thế xã hội

đã hình thành suy nghĩ cục bộ của nhiều người cho rằng cứ theo kế toán, ngânhàng, tài chính thì khi ra trường đi làm sẽ có tiền được ngay Nhưng xét về anninh quốc gia, khi có giặc thì không thể lấy kế toán, ngân hàng ra để đánh nhauvới địch được Mà đúng ra, từ tinh thần dân tộc, từ niềm tự hào dân tộc sẽ nângcánh cho những con người có tâm, có lực đóng góp công sức cho việc xây dựngquê hương đất nước của chính mình bằng năng lực, nghiệp vụ trong nhữngnghành nghề như kế toán, ngân hàng, tài chính… được phát huy hơn nữa

Vì vậy, trước hết vẫn là truyền ngọn lửa về tinh thần yêu nước, niềm tựhào dân tộc, để từ đó có được sự đoàn kết giữa các dân tộc với nhau thì mới cósức mạnh của một quốc gia độc lập, tự chủ Sau đó mới là những kiến thức kĩnăng nghề nghiệp khác cho mỗi sở trường của mỗi cá nhân, và tất nhiên nhữngkiến thức kĩ năng thuộc về nghề nghiệp ấy sẽ thấm đượm được tinh thần yêunước, tinh thần cống hiến, xây dựng đất nước chứ không chỉ đơn thuần là nghề

để kiếm sống, “mạnh ai nấy sống”

Và cũng bởi không hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu như một đất nước mà lại cócác thế hệ con người không hiểu biết về lịch sử và dĩ nhiên cũng chẳng còn lòng

Trang 4

yêu nước, chỉ còn biết lối sống thượng tôn cá nhân, và đặc biệt - họ chỉ biếtyêu… tiền!

Khi học phổ thông, bên cạnh việc được giáo dục đạo đức, tư tưởng để trởthành những công dân tốt, HS cần được học các môn như Toán - dạy cho conngười cách tư duy, cách làm việc khoa học, học Văn để hiểu biết về con người,

để cảm thụ được cái đẹp, để nâng cao cái vốn văn hóa và củng cố các giá trịnhân văn, học cách diễn đạt tư tưởng và cảm xúc… Thì việc dạy và học Lịch Sửtrong nhà trường THCS bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hàocủa dân tộc ngay từ thời niên thiếu; phải truyền được ngọn lửa yêu nước cho các

em làm hành trang vào đời qua những dữ kiện, kiến thức lịch sử trong khungchương trình, điều này là điều bức thiết và phải trở thành nền tảng bắt buộc đốivới mỗi công dân của bất cứ quốc gia nào, học Sử là để hiểu về những gì chaông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà conngười hiện nay đang được hưởng Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nướcvà lòng tự hào dân tộc Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm

ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng tiền

Bác Hồ của chúng ta cũng đã viết: “Dân ta phải biết Sử ta/ Cho tường gốctích nước nhà Việt Nam”

Đường Cao Tông, một ông vua của thời nhà Đường đã có câu rất hay vềSử: “Soi tấm gương bằng đồng thì thấy được mặt, mũi, râu, tóc của ta Soi vàolịch sử thì thấy được việc ta làm hôm nay đúng hay sai”

Thời xưa, vị trí của những người chép Sử được coi trọng vô cùng và sửsách là thứ được giữ gìn cẩn trọng Nước ta là một nước văn hiến, mà theo nghĩavăn hiến thì có nghĩa là “có nhiều vở, thư tịch”

Và như vậy, đối với cá nhân tôi, tôi luôn khẳng định bộ môn Lịch sửtrong trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào nhiệm vụ thực hiệnmục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân toàn diện cho côngcuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước

Trong quá trình công tác tại trường THCS Ba Cụm Bắc, qua những thôngtin trên các phương tiện thông tin nghe nhìn về tình trạng chất lượng giáo dục bộ

Trang 5

môn tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng dạy và học bộmôn Lịch sử sa sút nghiêm trọng, và đặc biệt qua thực tế đứng lớp tôi thấy nhưsau:

+ Bản thân tôi đang sử dụng các phương pháp dạy học như: Phát vấn, nêuvà giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, kể chuyện, đồ dùng trực quan, khai tháckênh hình, quy nạp và diễn giải, thuyết trình, đàm thoại, đóng vai, kiểm tra đánhgiá, trò chơi…nhưng chưa tìm ra phương pháp tăng tính tác động đến sự chủđộng, tích cực hơn nữa khi học bộ môn cho HS

+ HS chưa tìm ra cách học cho riêng mình, thụ động trong tiếp thu kiếnthức Có những học sinh khi cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong vở củamình, về nhà mở sách, vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi màvẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ thống.Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian mà chưa đem lại hiệu quảcao Và bây giờ học sinh quay lưng lại với học Sử, chỉ vì với lý do là học Sử khôkhan, không hấp dẫn, nặng nề, khó nhớ, …

Vậy trong cách giảng dạy có điểm nào bất cập, chưa hợp lý? Đó là câu hỏimà bản thân tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm ra hướng khắc phục

Trong quá trình công tác, tôi nhận được sự động viên cũng như tạo cơ hộicho việc nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn từ phía lãnh đạo nhà trườngdành cho đội ngũ giáo viên trong trường bằng nhiều hình thức phong phú, thiếtthực

Bên cạnh đó, sự phủ sóng rộng khắp của hệ thống Internet đã mang lạicho tôi và rất nhiều GV khác cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trongviệc giảng dạy bộ môn, đặc biệt gây thu hút cho tôi là việc sử dụng Bản đồ tưduy (BĐTD) - một phương pháp giảng dạy mới ở VN do Tiến sĩ Trần ĐìnhChâu - người đầu tiên tiến hành nghiên cứu và tìm cách đưa phương pháp bản

đồ tư duy vào giảng dạy tại Việt Nam (người sáng lập là Anthony Tony PeterBuzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác gia, nhà tâm lý và là cha

đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý - Ông hiện là tácgiả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia)

Trang 6

Thấy được lợi ích của Bản đồ tư duy, từ đó tôi phát triển ý tưởng kết hợpbản đồ tư duy với những phương pháp đang được sử dụng như kể chuyện, thuyếttrình, trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập về nhà, kiểm tra thường xuyên (15 phút,kiểm tra miệng) … có mang lại kết quả như tôi mong đợi hay không, và saukhi áp dụng thấy có hiệu quả, tôi mạnh dạn chia sẻ ý tưởng này với các bạnđồng nghiệp có cùng mối quan tâm như tôi thông qua đề tài NCKHSPƯD : “Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy(BĐTD) trong dạy học lịch sử 6 ”.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: là hai lớp 6trường THCS Ba Cụm Bắc Lớp 6A (18 học sinh) làm lớp thực nghiệm; Lớp 6B(18 học sinh) làm lớp đối chứng Lớp thực nghiệm được tổ chức dạy và họcbằng bản đồ tư duy có phối hợp với các phương pháp khác như: kể chuyện,thuyết trình, trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập về nhà, kiểm tra thường xuyên (15phút, kiểm tra miệng), nêu và giải quyết vấn đề,… sau đó cho các em trình bàysản phẩm của mình bằng một số phương pháp phù hợp như: thuyết trình vấn đề(hay nội dung đã được học), kể chuyện từ bản đồ tư duy của các em Kết quảcho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh Điểmtrung bình (giá trị trung bình) thang đo kết quả của lớp thực nghiệm là 5,67; củalớp đối chứng là 4,94 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,0001<0,05 cónghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớpđối chứng Điều đó chứng minh rằng việc phối hợp một số phương pháp dạy họcvới phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6 giúp học sinhyêu thích hơn, hứng thú hơn và học tập có kết quả tốt hơn đối với môn lịch sử

II GIỚI THIỆU

1 Hiện trạng:

Môn Lịch sử góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trítuệ, thẩm mỹ và một số kĩ năng sống cơ bản nhằm hình thành nhân cách conngười Việt Nam, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống laođộng, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhưng:

Trang 7

+ Lịch sử là môn học với nhiều lượng thông tin, các vấn đề Lịch sử cầnxâu chuỗi một cách logic nhằm giúp học sinh nhận biết được quy luật Lịch sử,tiến trình lịch sử, vì vậy học sinh cần được “học cách học” điều đó sẽ giúp các

em học tập một cách tích cực, ghi chép có hiệu quả, tránh được sự nhàm chántrong việc học Lịch sử hiện nay

+ Trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như của học sinh đây làmôn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường

+ Thực trạng việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề,ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế,chưa đem lại những kết quả như mong đợi của giáo viên giảng dạy bộ môn

+ Đời sống vật chất và tinh thần của đa số các em HS người sở tại củatrường THCS Ba Cụm Bắc còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, các em chưadành nhiều thời gian cho học tập nói chung và học môn Lịch sử nói riêng

+ Khả năng tiếp thu và học tập của HS người sở tại còn hạn chế hơn sovới mặt bằng chung của HS người Kinh

+ Tài liệu phục vụ cho bộ môn lịch sử như: sách tham khảo, tài liệu băngđĩa hình, truyện tranh, hiện vật phục chế, sa bàn, … còn hạn chế

Và chắc chắn việc học tập chăm chỉ chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu, bởikhi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thếnào và sử dụng phương pháp gì Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu khi học,không chỉ học có kiến thức mà còn phải có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từkiến thức đó, như vậy, việc học mới hoàn thành chu trình khép kín của nó, haynói cách khác, “học phải đi đôi với hành”

Môn Lịch sử nói riêng và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hộikhác nói chung thường xuyên được tiếp xúc với kiến thức lí thuyết nhiều nên đểlĩnh hội kiến thức đòi hỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên Đối vớinhững người có phương pháp ghi chép bằng những kí hiệu, bằng những cáchhiểu biết của mình thì ít gặp phải khó khăn trở ngại (điều này rõ nhất ở kĩ năng

tốc kí của các nhà báo) nhưng đối với mỗi học sinh, đặc biệt là các em HS khối

Trang 8

đầu cấp, khối 6, việc ghi chép của các em gặp rất nhiều khó khăn vì trong suynghĩ của các em cần phải ghi tỉ mỉ những lời nói, lời giảng của cô giáo, như thếviệc lĩnh hội những kiến thức mới được đầy đủ

Trong thực tế có những học sinh khi thầy cô giáo giảng bài chỉ cắm cúighi vào trong vở của mình, về nhà mở vở ra học mặc dù ghi được rất nhiềunhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thứckhông thành hệ thống Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian, họcthụ động và nhất là sự thụ động rất lớn của các em HS người sở tại, và cách học

đó chưa đem lại hiệu quả cao Vậy làm thế nào để các em học sinh nắm bắt kiếnthức được dễ dàng thuận tiện hơn?

Với suy nghĩ ấy tôi luôn tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực saocho hiệu quả “Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có nhữngphương pháp dạy học tích cực” tôi đã dần đưa học sinh của mình học tập theohướng tích cực bằng cách vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy họctích cực, thay vì học sinh lệ thuộc vào giáo viên, sách giáo khoa và học tập mộtcách thụ động, có một công cụ hiệu quả giúp tôi hướng dẫn học sinh tự tìm tòi,lĩnh hội, hệ thống hoá kiến thức - kĩ thuật dạy học dùng Bản đồ tư duy kết hợpnhững phương pháp dạy học khác như : phát vấn, kể chuyện, thuyết trình, tròchơi, thảo luận nhóm, bài tập về nhà, kiểm tra thường xuyên, …

Việc sử dụng Bản đồ tư duy rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập vàphát triển khả năng học tập chủ động và năng động của học sinh Đây là cáchlàm khả thi có thể góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học “đọc –chép” mà Bộ giáo dục - đào tạo đã chỉ đạo khắc phục

2 Giải pháp thay thế:

Với những trăn trở để tìm ra nguyên nhân khắc phục, tôi có suy nghĩ đếncác giải pháp như: Chú trọng sử dụng kênh hình, tư liệu tham khảo; Tổ chứcngoại khóa Lịch sử; Phát huy vai trò của các phương pháp dạy học đang sửdụng; Ứng dụng CNTT trong giảng dạy; Tăng cường bài tập về nhà; Tuy nhiên,giải pháp gây hứng thú, thu hút sự quan tâm rất lớn của tôi đó là sự phối hợpmột số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng BĐTD

Trang 9

Những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm gầnđây cho thấy bộ não không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ranhững kết nối, những nhánh thần kinh Việc ghi chép tuần tự theo lối truyềnthống với bút và giấy có dòng kẻ đã khiến cho con người cảm thấy nhàm chán

Từ trước đến nay đã có một số quan điểm cho rằng con người không sửdụng hết 100% công suất bộ não Những nghiên cứu bằng ảnh cộng hưởng từ

cho thấy toàn bộ não hoạt động một cách đồng bộ trong các hoạt động tinh thần của con người và quá trình tư duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình

ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu Tức là quá trình tư duy sẽ sử

dụng toàn bộ các phần khác nhau trên bộ não

Trực giác đóng vai trò rất quan trọng trong sáng tạo Cơ sở của trực giáclà trí tưởng tượng Khi ta suy nghĩ một vấn đề gì đó, thông tin được tích luỹtrong não một cách dần dần Bằng trí tưởng tượng của mình, con người xâydựng các sơ đồ, mô hình và tiến hành “thao tác” với các “vật liệu” ấy Khinhững sự kiện mới làm nảy sinh, kích thích, khơi gợi, những thông tin trong nãobật ra tự nhiên và dễ dàng giúp con người phán đoán nhanh và cái mới xuấthiện

Những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong tưởngtượng vì chúng là những vật liệu “neo thông tin ”, nếu không có chúng thì khôngthể tạo ra sự liên kết giữa các ý tưởng Như vậy, trong sơ đồ tư duy, học sinh tự

do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình để giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn

Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộngvà đào sâu các ý tưởng Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng,

có thể miêu tả đó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não,giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não

Dựa vào cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chúng ta có thể vận dụngvào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệthống hoá kiến thức sau mỗi chương …

Trang 10

Chương trình Lịch sử 6 trong trường THCS có nhiều nội dung phù hợp,phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh thiết kế Bản đồ tư duy.

Kĩ thuật Bản đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi 11 -> 15 muốnthể hiện mình, muốn được bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng, đồng thời khắcphục sự nhàm chán của phương pháp dạy học thụ động, một chiều Học sinh ghichép nhanh, tự do, linh hoạt sẽ gây hứng thú cho người học, kích thích tư duytích cực

Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọcxung quanh “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính, các nhánh lớn sẽđược phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằmthể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiếnthức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau, sự liên kết này tạo ra một “bức tranhtổng thể ” mô tả ý tưởng chung một cách đầy đủ, rõ ràng

Sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao,phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâuthay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “ vẹt ”

Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơngiản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng cách ghi nhớ dưới dạng sơ đồhoá kiến thức, có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào của nhàtrường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất

Cách tiến hành

- Các cách tạo lập BĐTD phối hợp với các phương pháp khác.

+ Tạo lập theo gợi ý trực tiếp, cụ thể của GV (kết hợp phương pháp phát vấn).+ Học sinh lập Bản đồ tư duy theo cá nhân (kết hợp phương pháp Nêu và giảiquyết vấn đề)

+ Tạo lập tại lớp hoặc chuẩn bị trước ở nhà

+ Học sinh lập Bản đồ tư duy theo nhóm ( kết hợp phương pháp thảo luận )

+ Tạo lập theo ý tự do của HS với chủ đề chính được đưa ra (theo nhóm hoặc cánhân)

+ Tạo lập kết hợp phương pháp một trò chơi, một cuộc thi nhỏ, …

Trang 11

+ Tạo lập trước khi học hoặc tìm hiểu nội dung bài học.

+ Tạo lập sau khi học hết nội dung bài học, nội dung chương, (kết hợp phươngpháp hệ thống hóa kiến thức )

+ Tạo lập nhằm kiểm tra kiến thức các em: KT 15 phút, KT thường xuyên (điểmmiệng)

- Trình bày sản phẩm BĐTD.

+ Học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh, kểchuyện, diễn giải… về Bản đồ tư duy mà nhóm mình hoặc mình đã tạo lập (GVhướng dẫn kết hợp phương pháp thuyết trình, kể chuyện, thảo luận, … cho HSkhi đứng trước tập thể.)

+ Học sinh được rèn sự tự tin, khả năng thuyết trình …

- Vai trò của giáo viên :

+ Hướng dẫn học sinh tạo lập Bản đồ tư duy

+ Yêu cầu về nhà làm: tìm tư liệu và viết, vẽ theo cách hiểu của mình.

+ Khi ở trên lớp, giáo viên làm trọng tài, phân giải các cuộc tranh luận.Đồng thời bổ sung những phần kiến thức mà các em chưa phân tích sâu

+ Chấm điểm, nhận xét

3 Một số đề tài gần đây:

- Đề tài: Áp dụng BĐTD trong việc tăng cường hứng thú học tập môn lịch

sử ở trường THPT hiện nay

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: QH-2007-S Sư phạm Lịch sử trường ĐHQG Hà Nội, ĐHSP.

Trang 12

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Đức

- Đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPTNgọc Hồi” - Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Anh Nguyệt – Giáo viên môn văn

- Đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức môn lịch sử THPT”

Sinh viên: Đặng Thị Tuyết Mai

Lớp: QH-2007-S Sư phạm Lịch sử.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Đức.

Với những đề tài và các nguồn tài liệu khác nhau, tôi mới thấy sự hiệu quả độc lập của BĐTD, nhưng chuyên về phương pháp giảng dạy thì tôi chưa thấy sự cụ thể và sự phối hợp giữa các phương pháp dạy học với BĐTD, vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu sự phối hợp giữa việc sử dụng BĐTD với các phương pháp đang sử dụng sẽ đem lại hiệu quả như thế nào, có góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hay không, nên tôi đã tiến hành nghiên cứu theo hướng ý tưởng

đó của mình

4 Vấn đề nghiên cứu:

Việc phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản

đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6 có làm tăng hiệu quả dạy và học hay không?

5 Giả thuyết nghiên cứu:

Có, việc GV dạy kết hợp bản đồ tư duy với các phương pháp khác và HShọc có sử dụng bản đồ tư duy trong học tập góp phần làm cho kết quả dạy vàhọc môn lịch sử 6 được nâng cao

III PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu

1.1 Khách thể nghiên cứu:

Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ

tư duy (BĐTD) trong dạy học lịch sử 6 trường THCS Ba Cụm Bắc

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ

tư duy trong dạy học lịch sử 6

Trang 13

Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhauvề tỉ lệ giới tính, dân tộc Cụ thể như sau:

Bảng 1 Giới tính và thành phần dân tộc của HS hai lớp 6 trường THCS Ba Cụm Bắc:

Tổng số Nam Nữ Kinh Raclay

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhómtương đương (được mô tả ở bảng 3):

Bảng 3 Thiết kế nghiên cứu

Trang 14

3 Quy trình nghiên cứu:

3.1 Tạo lập BĐTD phối hợp với các phương pháp khác.

3.1.1 Quy trình học làm quen cách thiết kế BĐTD

Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu BĐTD cho trước.

Bước 2: Học cách thiết kế BĐTD bằng cách cho học sinh hoàn thiện các BĐTD

do GV vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung…

Bước 3: Thực hành vẽ BĐTD trên giấy, bìa, bảng.

3.1.2 Bảy bước để tạo nên một BĐTD

1 Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh (hoặc từ khóa) của chủ đề Tại sao nên dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp chotrí tưởng tượng được phát huy một cách tốt nhất Một hình ảnh ở trung tâm sẽ khiến tư duy tập trung cao vào chủ đề chính và tạo nên sự hưng phấn hơn

2 Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh

3 Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai, bằng các đường kẻ Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô

đậm hơn, dày hơn Khi nối các đường với nhau, người tạo lập BĐTD sẽ hiểu và

nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não được làm việc bằng sự liên tưởng

4 Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối

5 Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc, )

6 Nên dùng các đường nối cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều

7 Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

3.1.3 Ví dụ minh họa:

Trang 15

3.1.3.a Tạo lập BĐTD phối hợp phương pháp phát vấn trong triển khai nội dung bài mới.

Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI.

Mục 1 Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

Sau khi HS biết thế nào là BĐTD và cách tạo lập BĐTD “ thô”, GV yêu cầu trong mục 1 bài 6 cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng BĐTD, các em chuẩn bị tâm thế, vật dụng - tạo lập BĐTD của cá nhân trong vở

HD HS tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ đề mục 1 Có thể có những từkhóa như thế nào? => “ thành tựu văn hóa p.Đông cổ đại”, hoặc “ Văn hóa phương Đông cổ đại”…

Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sgk

mục 1 (trang 16)

Ở đây có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về một lĩnh vực văn hóa => có 4 ý lớn cấp

1, đó là 4 lĩnh vực nào? => Thiên văn; Chữ viết; Toán học; Kiến trúc.

-Trong lĩnh vực thiên văn, họ đã biết được điều gì? => Sự chuyển động

của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh…….=> ý cấp 2

-Tại sao họ cần quan tâm tới điều đó? => ý cấp 3 Vì họ cần biết để thuận

lợi cho việc cày cấy đúng thời vụ và năng suất mùa vụ cao hơn

Trang 16

-Từ những hiểu biết đó, người p.Đông đã sáng tạo ra điều gì? => ý cấp 2,

nhánh 2 và 3: Sáng tạo ra lịch; Biết làm đồng hồ

Cứ như thế, hoàn thiện nội dung của 3 nhánh ý cấp 1 còn lại là : Chữ viết, Toán học, và Kiến trúc

3.1.3.b Tạo lập BĐTD phối hợp phương pháp thảo luận nhóm trong triển khai nội dung bài mới.

Trang 17

Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư

duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm

thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào

Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phụcđược những hạn chế đó, bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề

Không những vậy, sơ đồ tư duy đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá

được nguồn lực của cá nhân và tập thể Mỗi thành viên đều rèn luyện được

khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học Sử dụng sơ đồ

tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn

Mục tiêu cần đạt: chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào

của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học

Sơ đồ tư duy cung cấp cho HS cái nhìn chi tiết và cụ thể Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm sẽ tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả

Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi

Trang 18

thành viên.

Như vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cánhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn

Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI

Mục 2 Người Hi Lạp và Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?

- Cả lớp chia thành 4 nhóm, hoàn thiện BĐTD còn dở dang của GV thành

4 BĐTD của riêng 4 nhóm hoặc chia lớp thành 4 nhóm hoàn thiện 4 nhánh lớn

cấp 1 của 1 BĐTD như sau:

3.1.3.c Tạo lập BĐTD phối hợp phương pháp trò chơi trong triển khai nội dung bài mới.

Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI.

Trang 19

Mục 1 Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

Sau khi HS biết thế nào là BĐTD và cách tạo lập BĐTD “ thô”, GV yêu cầu trong mục 1 bài 6 cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng BĐTD, các em chuẩn bị tâm thế, vật dụng – tạo lập BĐTD của cá nhân trong vở

- HD HS tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ đề mục 1 Có thể có những từ khóa như thế nào? => “ thành tựu văn hóa p.Đông cổ đại”, hoặc

“ Văn hóa phương Đông cổ đại”…

- Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung

sgk mục 1

Ở đây có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về một lĩnh vực văn hóa => có 4 ý lớn cấp 1,

đó là 4 lĩnh vực nào? => Thiên văn; Chữ viết; Toán học; Kiến trúc.

- GV chuẩn bị một BĐTD trên bảng phụ hoặc vẽ khung BĐTD trực tiếp trên bảng, chỉ có 4 ý lớn cấp 1, còn lại là các nhánh trống Chuẩn bị 13 ô nội dung

kiến thức tương ứng nhưng cắt rời => Trò chơi lắp ghép nhanh.

+ Thể lệ: Chia thành 13 ô dữ liệu phát xuống cho cả lớp

Trang 20

Trong vòng 2 phút, HS phải xác định miếng ghép của mình sẽ nằm ở đâu trên BĐTD rồi chạy lên dán vào đúng vị trí.

Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1,

từ đó mới tìm ra vị trí miếng ghép của mình là ở đâu, như vậy sẽ hình thành mạng lưới kiến thức theo kiểu “ ý gọi ý ” để chạy lên ghép đúng vị trí của ô kiếnthức

Lưu ý: GV có thể linh hoạt biến tấu thành những trò chơi với những hình

thức và tên gọi khác nhau nhằm đem lại hứng thú cho HS hơn nữa, ví dụ:

- Trò chơi “ Thêm cánh cho hoa”: Thiết kế BĐTD trên bảng hoặc bảng phụ

theo hình dáng một bông hoa, có nhụy hoa là từ khóa trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, sau đó phát triển ý thành mạng lưới kiến thức là những cánh hoa,

có thể xếp chồng lên thành hoa nhiều lớp cánh như kiểu ý cấp 1, cấp 2

- Trò chơi “ Tiếp sức”: Để hoàn thành một BĐTD trên bảng, có thể theo

hình thức chạy tiếp sức, HS thứ nhất chạy lên tạo nhánh nội dung cấp 1 xong,chạy về vị trí, HS thứ hai tiếp tục, cứ như thế cho tới khi hoàn thiện BĐTD hoàn chỉnh

- Trò chơi “ Tôi đố bạn ”, Trò chơi “ Tớ là phóng viên”, Trò chơi “ Nếu –

Thì” : Những dạng trò chơi này rèn luyện khả năng đặt câu hỏi đi tìm kiến

thức cho HS Với BĐTD dang dở trong tay, HS có thể hỏi các bạn cùng lớp

để có câu trả lời cho việc xây dựng BĐTD của mình

3.1.3.d Tạo lập BĐTD phối hợp phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực HS bằng bài kiểm tra thường xuyên( 15phút, kiểm tra miệng), kiểm tra định kì.

Lưu ý: Đề bài cho hình thức kiểm tra này nên mang tính gợi mở, hay nói

cách khác là sử dụng phối hợp với phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề, hiệu quả hơn việc đưa ra những câu hỏi mang tính liệt kê, chắt lọc nội dung

từ SGK

Ví dụ: Thể hiện bằng BĐTD: Em biết gì về chính sách cai trị của phong kiến

phương Bắc đối với nước ta trong suốt thời kì Bắc thuộc? Suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên

Trang 21

Yêu cầu: Ngoài những kiến thức về chính sách cai trị của phong kiến phương

Bắc như: Chính sách thuế, chính sách lao dịch, chính sách cống nạp sản vật quý hiếm, chính sách đồng hóa HS sẽ trả lời thêm ý kiến cá nhân, đánh giá của cá nhân đối với những chính sách đó Chính sách nào là thâm hiểm nhất?

Có thể gợi ý thêm cho HS khá giỏi việc liên hệ so sánh với chính sách thuế hiện nay, hoặc vấn đề đồng hóa trong giai đoạn hiện nay có hay không, hay dưới dạng hình thức nào? Có phải một bộ phận nhỏ trong xã hội vì đua đòi,

ăn chơi đã dần dần tự đánh mất bản sắc cá nhân mình, bản sắc dân tộc mình, đang tự biến mình thành cái bóng của những giá trị hư ảo du nhập từ nước ngoài hay không? Đó có thể gọi là quá trình tự đồng hóa hay không?

3.1.3.e Tạo lập BĐTD phối hợp phương pháp sử dụng phần mềm

ImindMap 5.3 và phần mềm PowerPoint ( GV: Soạn bài giảng điện tử).

Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Mục 1 Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Sau khi khai thác và giảng dạy nội dung tóm tắt về nhân vật Ngô Quyền, thiết kế bằng phần mềm ImindMap 5.3 hai BĐTD (có thể như sau):

Trang 22

Trong các nhánh sẽ tạo thứ tự cho các hiệu ứng và liên kết với các slide

mà GV muốn làm rõ cho nhánh đó Sau đó trình chiếu kết hợp giảng dạy, giải

thích, phát vấn, thảo luận nhóm,…để tìm ra ý tiếp theo cho đến hết

Yêu cầu: HS phải thực sự theo dõi được quá trình tạo lập nên một BĐTD

với hệ thống câu hỏi và những phương pháp mà GV sử dụng kết hợp (Cụ thể, chi tiết thể hiện trong giáo án, phần Phụ lục của đề tài)

Phần củng cố kiến thức:

1 Bài tập trắc nghiệm: Mỗi nhánh kiến thức là một câu trắc nghiệm, HS

sẽ tìm câu trả lời để điền vào nhánh kiến thức đó cho tới khi hoàn thành BĐTD trên phần mềm PowerPoint

2 Cho những dữ liệu kiến thức, sau đó các em hoàn thành BĐTD cho từ khóa là “ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938”, có thể chuẩn bị

BĐTD như sau:

Trang 23

Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1, từ đó

mới tìm ra vị trí miếng ghép của mình là ở đâu, như vậy sẽ hình thành mạng lướikiến thức theo kiểu “ ý gọi ý ” để chạy lên ghép đúng vị trí của ô kiến thức

3.2 Trình bày sản phẩm BĐTD.

3.2.1 Đối với GV:

Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn HS tạo lập BĐTD, GV dùng từ khóa, viết tắt, hình ảnh, … nhưng khi hoàn thành, GV phải diễn giải dưới hình thức tường thuật, kể chuyện hoặc thuyết trình một cách mạch lạc, khúc triết bằng ngôn ngữ ngắn gọn, cụ thể, đầy đủ về nội dung của BĐTD, từ đó, HS sẽ được khắc họa lại một lần nữa về bức tranh tổng thể của vấn đề, đây là điều nhấtthiết GV phải thực hiện vì đối tượng của mình là HS lớp 6, khả năng tiếp nhận của các em được hình thành từ sự hướng dẫn và làm mẫu cụ thể, khi HS đã quenvới việc học tập cùng BĐTD thì các em có thể tự mình thuyết trình với sản phẩm của chính mình

3.2.2 Đối với HS:

Trang 24

- Nếu với cách ghi chép thông thường, HS luôn phải tuân theo một quy luật, trình bày theo một khuôn mẫu có sẵn ( ví dụ: vở ghi bài), HS sẽ trong tư thếbị động, phụ thuộc vào từ ngữ và trình bày một cách máy móc, mất đi sự thoải mái trong lúc thuyết trình.

- Còn với BĐTD, HSđặt các chủ đề của bài thuyết trình ở trung tâm của trang giấy và phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà HS định trình bày Cách làm này rất khoa học giúp HS tự tin rất nhiều, ngoài ra, HS sẽ phải tự tìm

ra cách để diễn đạt các ý từ ý trung tâm tới ý các nhánh bằng ngôn ngữ nói, ngônngữ biểu cảm Từ đó góp phần khiến các em phát triển ngôn ngữ giao tiếp, một điều thực sự còn yếu ở HS lớp 6 trường THCS Ba Cụm Bắc nói riêng và HS THCS của huyện Khánh Sơn nói chung

- Bản đồ tư duy được hình thành, các nhánh, các ý trung tâm sẽ được sắp xếp theo trật tự, làm nổi bật vấn đề và liên kết giữa các nhánh

3.3 Hoàn thiện BĐTD cùng tập thể:

Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Bản đồ tư duy vềkiến thức của bài học Giáo viên sẽ là người cố vấn là trọng tài giúp học sinhhoàn chỉnh Bản đồ tư duy, từ đó dẫn đến kiến thức của bài học bằng cách đặtcâu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh phát biểu, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành

sơ đồ, học sinh ghi nhớ nhanh , không phải đọc – chép

Sau khi các em vẽ xong rất nhanh “Tác phẩm kiến thức – hội hoạ” vàtrình bày lại cho cả lớp nghe một cách hào hứng nên một lần nữa các em thuộcbài rất nhanh, thêm được một lần ghi nhớ rất sâu kiến thức và rèn tính tự tin ,khả năng thuyết trình, phát triển khả năng thẩm mỹ, sắp xếp ý tưởng một cáchkhoa học, hệ thống, ghi nhớ sâu kiến thức … là những điểm còn yếu của họcsinh hiện nay (đặc biệt là HS sở tại)

Củng cố kiến thức bằng một Bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵnhoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, học sinhlên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó

Lưu ý : Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các

nhóm học sinh có chung một kiểu Bản đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa

Trang 25

cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hìnhthức

Trước đây tiết ôn tập chương, học kỳ tôi cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồsẵn và cả lớp có chung một cách trình bày như giáo viên chứ không phải do họcsinh xây dựng trên cách hiểu của mình, hơn nữa không chú ý đến hình ảnh, màusắc, đường nét Nhưng khi sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy thì đã khắc phục đượcnhững hạn chế trên

3.4 Vai trò của giáo viên :

- Hướng dẫn học sinh làm Bản đồ tư duy: khi mới làm quen với BĐTD, thờigian hướng dẫn nên bố trí kết hợp với việc học trái buổi trong thời khóa biểu củacác em như buổi chiều học thể dục, còn tiết dạy chính khoá vẫn hoàn thành bàigiảng theo đúng phân phối chương trình, giáo viên chuẩn bị kĩ nội dung và hệthống câu hỏi khơi gợi …

- Khi ở trên lớp, giáo viên ghi chép, quan sát kĩ các thiết kế Bản đồ tư duyvà cách thuyết trình của các em để nhận xét, góp ý và làm trọng tài, phân giảicác cuộc tranh luận Đồng thời bổ sung những phần kiến thức mà các em chưaphân tích sâu

- Yêu cầu làm việc ở nhà: Bản đồ tư duy được triển khai sau khi kết thúcmột bài học Học sinh về nhà tìm tư liệu và viết vẽ theo cách hiểu của mình, các

ý kiến của học sinh đều được tôn trọng, ghi nhận

- Không phải bài nào cũng làm

- Chấm điểm, cho các em nhận xét, chấm bài của nhau, động viên, khuyếnkhích kịp thời

- Yêu cầu quan trọng nhất là nội dung chính xác và bám sát nội dung bàihọc, dù hình thức học có biến hoá đa dạng nhưng kiến thức vẫn đảm bảo theochương trình

- Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, nêu chủ đề để học sinh là chủ thể hoạtđộng

3.5 Chọn đối tượng thực hiện:

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w