skkn Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS

30 1.1K 0
skkn Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS    Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ ra cần phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Thực tế cho thấy một thời gian dài vừa qua, hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thụ động, một chiều, vừa quá tải về kiến thức, vừa gây nhàm chán cho người học. Môn Ngữ văn cũng không phải là ngoại lệ. Chất lượng cũng đang ngày càng đi xuống. Số lượng học sinh chọn học các môn xã hội, trong đó có môn văn có chiều hướng giảm; nhiều người học theo kiểu đối phó, thuộc vẹt, học tủ; sự hứng khởi và đam mê của học sinh với môn văn có biểu hiện mất dần. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, rất nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp dạy học mới đã được đưa vào là Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. Tuy nhiên, việc ứng dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học là vấn đề còn khó khăn, lúng túng đối với nhiều giáo viên, trong đó có giáo viên dạy môn Ngữ văn. Họ tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng bản đồ tư duy vào khâu nào trong quá trình dạy học? Phương pháp thiết kế bản đồ tư duy, hướng dẫn cách thức sử dụng cho học sinh ra sao? Nhất là đối với những giáo viên mới vào nghề và những giáo viên chưa quen với việc ứng dụng Công nghệ thông tin, trình độ Tin học còn hạn chế. Trường THCS Ba Khâm -Trang 1- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Mặt khác, huyện Ba Tơ nói chung và xã Ba Khâm nói riêng, mặt bằng dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh nơi đây còn hạn chế, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn. Do vậy bản thân tôi thiết nghĩ việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ phần nào góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. Bản thân tôi thật sự tâm đắc với phương pháp trực quan Sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học. Bởi vì không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một phương pháp dạy học rất hiệu quả, rất khoa học, rất dễ sử dụng và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Vì vậy, tôi viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:  !" #$%&'()*+$,-./&01 $2-03!4156&789: để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. ;<=>?@>A=BCD a/ Thời gian: - Bắt đầu nghiên cứu tháng 8/2013 - Hoàn thành tháng 3/2014 b/ Địa điểm: Trường THCS Ba Khâm, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. EFG=H=BCD Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu nhược điểm trong bài dạy của các đồng nghiệp. - Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu. - Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. Trường THCS Ba Khâm -Trang 2- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS ; ID= ;G9JDKL Năm học 2013 - 2014 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải triệt để thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy học. Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về văn hóa, con người Việt Nam và thế giới, hướng các em đến những giá trị cao đẹp của cuộc sống như Chân – Thiện – Mĩ. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. ;;G9JMNL Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền Trường THCS Ba Khâm -Trang 3- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ tư duy giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. ;EMOP=Q>RSR>T Thực tế hiện nay, môn Ngữ văn đang dần dần mất vị trí là một môn học chính, quan trọng mà bị xếp sau một số môn học được coi là thực tế hơn để thi tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng như Toán, Hóa, Lý, Anh, Tin… Môn Ngữ văn là một môn học khó với học sinh bởi dung lượng kiến thức rất nhiều. Học sinh phải học văn học Việt Nam (Văn học dân gian, văn học Việt Nam trung đại, cận đại, hiện đại), và văn học Thế giới (Văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Phương Tây). Các kiến thức về tiếng Việt, Tập làm văn cũng không hề đơn giản. Có rất nhiều văn bản mới được đưa thêm vào trong sách giáo khoa. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện chương trình Trường THCS Ba Khâm -Trang 4- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS giảm tải, lược bỏ đi một số bài học hoặc đưa một số bài học chính vào phần đọc thêm. Song không vì thế mà chương trình đã thật sự nhẹ nhàng. Giáo viên và học sinh vẫn phải gồng mình dạy và học để theo kịp chương trình. Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy rằng có rất nhiều biểu hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là: - Học sinh thờ ơ với Văn: Đa phần các em xem thường và không muốn học Văn. Các em thường chỉ quan tâm đến các môn tự nhiên và phần lớn dành thời gian cho các môn này. Và nếu có học thì đó cũng chỉ là đối phó, qua loa. Mặt khác, chính vì môn văn có khối lượng kiến thức nhiều và khó, tâm lí thực dụng nặng nề nên nhiều em học sinh thấy học văn là một công việc nặng nhọc, mệt mỏi, khó khăn! Đôi khi giờ học văn đối với các em thật vất vả… - Khả năng trình bày: Khi học sinh tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong bậc học THCS. Điều đó, một phần thể hiện rõ qua kết quả khảo sát đầu năm học 2013- 2014 như sau: Điểm Lớp Điểm 8-10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % Lớp 6 (31 HS) 1 3,2 16 51,6 14 45,2 Lớp 9 (33 HS) 2 6,1 18 54,5 13 39,4 U&,-V!WL - Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau: Trường THCS Ba Khâm -Trang 5- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS + Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. + Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. + Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. - Đối với học sinh: + Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn + Địa phương xã Ba Khâm huộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học. + Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn dẫn đến sao nhãng việc học tập. ;XI9Y'RH9Z[='\]FDTO=R PT^=_S9 ;X9#$%&()*+$,-./&1"1!`!!a1bc5.d: Có thể nói, đây là việc làm rất đơn giản nhưng lại còn rất xa lạ, mới mẻ đối với rất nhiều giáo viên. Qua dự giờ, góp ý, trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp trong tổ, trong trường, tôi nhận thấy, hầu hết giáo viên rất băn khoăn khi nghe đề nghị dùng bản đồ tư duy để kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút hay kiểm tra một tiết. Sau đây là một vài kinh nghiệm xin chia sẻ cùng đồng nghiệp: a. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ: Trường THCS Ba Khâm -Trang 6- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ bản đồ tư duy thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ Bản đồ tư duy theo yêu cầu. Ue$%L Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại” tiết 1, 2 trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến phương châm hội thoại ở Tiết 3 (Tiết 13, lớp 9), giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập bản đồ tư duy để củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở hai tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Ta đã học qua những phương châm hội thoại nào? Em hãy lập bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức về chúng? Sau đó, giáo viên ghi cụm từ khóa lên giữa bảng phụ “Phương châm hội thoại”, rồi gọi một em xung phong lên bảng vẽ. Học sinh sẽ dễ dàng vẽ được bản đồ tư duy theo nội dung yêu cầu. Dưới đây là bản đồ tư duy về các phương châm hội thoại có tính chất minh họa, các em vẽ bản đồ tư duy đảm bảo các nội dung tương tự như sau là tốt. Hình 1- bản đồ tư duy: Phương châm hội thoại Trường THCS Ba Khâm -Trang 7- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Khi học sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm. b. Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra 15 phút, 1 tiết: Chúng ta cũng có thể dùng bản đồ tư duy trong các hình thức kiểm tra trên giấy (15 phút, 1 tiết) một cách dễ dàng để tăng cường việc rèn luyện thói quen tư duy lô-gic, tư duy hệ thống cho học sinh thông qua các bài kiểm tra viết, nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho các em. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý rằng kiểm tra kiến thức cũ bằng phương pháp vẽ bản đồ tư duy chỉ là một hình thức kiểm tra nhằm việc giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức có tính chất lý thuyết. Do đó, giáo viên nên chọn kiểm tra những kiến thức có tính hệ thống, xâu chuỗi, các em có thể dễ dàng hệ thống hóa bằng bản đồ tư duy. Ví dụ: lập bản đồ tư duy về Từ loại (xét về cấu tạo, xét về ngữ pháp), về các Phương châm hội thoại, về Trau dồi vốn từ, về Nghĩa của từ, Các cách phát triển từ vựng, trong phân môn Tiếng Việt; lập bản đồ tư duy về hệ thống luận điểm, luận cứ trong một văn bản nghị luận, về dàn ý của một kiểu văn bản nào đó trong phân môn Tập làm văn; hay lập bản đồ tư duy để khái quát, sơ đồ hóa kiến thức về một tác giả, tác phẩm nào đó, về quá trình phát triển tính cách, tâm trạng của một nhân vật trong tác phẩm truyện hay mạch cảm xúc, trình tự kết cấu của một bài thơ đối với phân môn Văn học. Mặt khác, về yêu cầu của đề kiểm tra, giáo viên cần đưa ra từ hay cụm từ khóa ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, khái quát được chủ đề của phần kiến thức cần kiểm tra trong câu hỏi để định hướng, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt chính xác yêu cầu đề và có thể vẽ đúng bản đồ tư duy theo yêu cầu. Sau đây là một số ví dụ minh họa các dạng đề kiểm tra viết yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy: Ue$%LTừ tiếng Việt (xét về mặt cấu tạo) gồm có những loại nào? Em hãy vẽ bản đồ tư duy giới thiệu chi tiết về chúng. Trường THCS Ba Khâm -Trang 8- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Hình 2- bản đồ tư duy: Từ Tiếng Việt (xét về cấu tạo) Ue$%;LCho từ khóa .,-fg,. Em hãy vẽ bản đồ tư duy giới thiệu nguồn gốc, thể loại và giá trị “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Hình 3- bản đồ tư duy: Truyện Kiều Ue$%EL Bài thơ “Viếng lăng Bác” ghi lại diễn biến tâm trạng cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương theo trình tự không gian và thời gian của chuyến ra thăm lăng Bác Hồ. Với cụm từ khóa “h&i8&'"1:,em hãy lập bản đồ tư duy ghi lại diễn biến tâm trạng cảm xúc ấy của tác giả qua mỗi khổ thơ. Trường THCS Ba Khâm -Trang 9- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Hình 4- bản đồ tư duy: Văn bản Viếng lăng Bác *e$%XL Có mấy cách phát triển của từ vựng? Em hãy lập bản đồ tư duy minh họa với cụm từ khóa sau: “Sự phát triển của từ vựng” Hình 5- bản đồ tư duy: Sự phát triển của từ vựng *e$%jL Em hãy lập bản đồ tư duy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Du (Tên hiệu, xuất thân, thời đại, cuộc đời, sự nghiệp văn học?) U+,kL Trường THCS Ba Khâm -Trang 10- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương [...]... 11- bản đồ tư duy: Ôn tập Tiếng Việt Trường THCS Ba Khâm -Trang 16- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng Bản đồ tư duy kết hợp trong việc dạy học bài mới với dùng chính nó để cô đọng kiến thức của bài học cho học sinh ghi Việc sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học bài mới sẽ giúp học. .. kiến thức môn học Một số học sinh trung bình đã biết dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng bản đồ tư duy để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học tiếng Việt Trường THCS Ba Khâm -Trang 23- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Thực... như câu hỏi yêu cầu lập bản đồ tư duy là một phần trong đề kiểm tra) Hình 6- bản đồ tư duy: Nhà thơ Nguyễn Du 2.4.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài mới và ghi bảng: Lâu nay, việc sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học bài mới thì ít nhiều giáo viên chúng ta đã và đang ứng dụng Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ tư duy vừa để tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu,... được học qua sách vở vào cuộc sống Bản đồ tư duy còn là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả trong hoạt động nhóm bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm Trường THCS Ba Khâm -Trang 22- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS việc khoa học Sử dụng. .. bản đồ tư duy cho các em Hình 16- bản đồ tư duy: Từ loại (Tổng kết Ngữ pháp) b Sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập và hệ thống kiến thức đã học *Ví dụ 1: Cho học sinh lập bản đồ tư duy hệ thống kiến thức bài “Ôn tập Tiếng Việt” học kỳ II (Tiết 139,140 lớp 9) như sau: Hình 17- bản đồ tư duy: Ôn tập Tiếng Việt Trường THCS Ba Khâm -Trang 21- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy. .. khiêm tốn ở thầy cô, bạn bè về việc vẽ, học và ghi chép với bản đồ tư duy Xin trân trọng cảm ơn! Người viết Nguyễn Hải Dương Trường THCS Ba Khâm -Trang 26- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì... về bản đồ tư duy: khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ bản đồ tư duy trên lớp và những tiện ích Trường THCS Ba Khâm -Trang 25- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS - Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng bản đồ tư duy vào việc soạn, giảng, kiểm tra đánh giá, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng; ... tiếng Việt bằng bản đồ tư duy dựa vào tập bản đồ tư duy đã có Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong bản đồ tư duy sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung … Có Trường THCS Ba Khâm -Trang 20- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS thể cho học sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích… rồi... hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong văn bản “Bàn về đọc sách” (Tiết 91, 92 lớp 9), giáo viên cho học sinh lập bản đồ tư duy hệ Trường THCS Ba Khâm -Trang 19- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS thống kiến thức của bài học Dưới đây là bản đồ tư duy củng cố, hệ thống kiến thức bài “Bàn về đọc sách": Hình 15- bản đồ tư duy: Bàn về đọc... (cách làm tư ng tự như trên) Kết thúc 2 tiết học, ta có bản đồ tư duy giới thiệu một cách cô đọng, khái quát, lô-gic những tri thức cơ bản về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” trên bảng đen như sau: Hình 9- bản đồ tư duy: Truyện Kiều Trường THCS Ba Khâm -Trang 14- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS * Ví dụ 4: Khi dạy bài . các ý tư ng. Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền Trường THCS Ba Khâm -Trang 3- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS tảng,. viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Hình 7- bản đồ tư duy: Văn bản “Thầy bói xem voi” Ue$%;L Khi học bài “So sánh” (Tiết. thú học tập của học sinh. Hình 8- bản đồ tư duy: So sánh Trường THCS Ba Khâm -Trang 13- Giáo viên: Nguyễn Hải Dương Một số biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Ue$%EL

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan