1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẬN XÉT VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ( PHIM GIỜ DẠY )

14 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 42,24 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA : TÂM LÝ GIÁO DỤC  HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỀ TÀI: NHẬN XÉT VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ( PHIM GIỜ DẠY ) GVHD: Ts. Ngô Đình Qua Nhóm thực hiện: 1. Võ Nguyên Anh 2. Vũ Thị Chinh 3. Trương Thị Hằng 4. Võ Ngọc Kim Sơn 5. Trần Lê Tường Vy Lớp: Tâm lý Giáo dục 3. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20, tháng 12, năm 2012. I. KHÁI QUÁT Các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng trong tiết học Hóa học: Trang 1 1. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 2. Phương pháp giảng giải 3. Phương pháp vấn đáp 4. Phương pháp thực hành thí nghiệm 5. Phương pháp dạy học trực quan 6. Phương pháp ôn tập II. KHÁI NIỆM II.1. Khái niệm phương pháp dạy học • Phương pháp là cách thức, con đường hoạt động nhằm đạt mục đích đã định. • Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, HS tự giác, tích cực, độc lập tiến hành hoạt động nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. II.2. Khái niệm các phương pháp dạy học đã được sử dụng II.2.1 Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo là một nguồn tri thức vô tận và đa dạng, là phương tiện quan trọng để nhận thức thế giới xung quanh, vì nó phản ánh những kinh nghiệm đã được loài người khái quát hoá, hệ thống hoá trong suốt quá trình phát triển lịch sử của mình. Đề – các, nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên người Pháp đã nói: “ Đọc một cuốn sách tốt, khác nào như trao đổi ý kiến với các nhân vật ưu tú của các thế kỷ đã qua, và hơn nữa, cuộc trao đổi này hoàn toàn bổ ích vì những con người ưu tú này chỉ thông báo cho chúng ta những tư tưởng cao quý của mình”.Nhưng muốn cho sách vở trở thành phương tiện có hiệu quả, giúp phát triển trí tuệ và làm phong phú tinh thần con người thì cần phải biết đọc sách. Vì vậy phương pháp làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu sách tham khảo có một vị trí quan trọng không chỉ trong việc lĩnh hội tri thức mà còn làm cho học sinh hình thành cách đọc sách. Nhờ đó mà họ có thể tiến hành học tập liên tục, học tập suốt đời . Bản chất của phương pháp làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo là ở chỗ: trong quá trình làm việc tự lực với sác giáo khoa và tài liệu tham khảo, học sinh không chỉ nắm vững, đào sâu và mở rộng tri thức mà còn hình thành những kỹ năng, kỹ xảo đọc sách để học tập suốt đời - học qua sách. Ưu điểm: Trang 2 • Giúp học sinh bổ sung và đào sâu kiến thức tiếp thu trong thời gian hạn chế ở lớp. • Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo và thói quen sử dụng sách. • Giúp học sinh phát triển tư duy độc lập và ý thức tự giác. Nhược điểm: • Có kết quả hạn chế do học sinh vẫn chưa thể hiểu hết kiến thức chỉ bằng việc đọc sách. • Đây chỉ là phương pháp bổ trợ, nó chỉ có thể phát huy hết tác dụng khi kết hợp vớ phương pháp khác. II.2.2 Phương pháp giảng giải Là phương pháp thuyết trình bằng cách sử dụng những luận cứ, số liệu để giải thích và chứng minh một hiện tượng, sự kiện , định luật, định lý… Giảng giải chứa đựng những yếu tố suy đoán, suy lí nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh. Ưu điểm: • Cho phép trình bày nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp và chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh không tự tìm hiểu được. • Cho phép trình bày mô hình mẫu của tư duy logic, của cách trình bày và lí giải một vấn đề khoa học, mô hình dùng ngôn ngữ để diễn đạt vấn đề khoa học. • Hình thành tư tưởng và tình cảm tốt đẹp, niềm tin và hoài bão qua ngôn ngữ và nhân cách của giáo viên. • Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý, năng lực tư duy bằng khái niệm ở học sinh. • Tính kinh tế cao. Nhược điểm: • Dễ làm người học thụ động, mệt mỏi vì tính đơn điệu. • Ít phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và kĩ năng. • Thông tin ngược không được đảm bảo tốt. II.2.3 Phương pháp vấn đáp. Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới Trang 3 bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.  Ưu điểm : • Kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. • Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ và súc tích. • Giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh nhanh, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học, học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập – nhận thức của mình.  Nhược điểm: • Nếu vận dụng không khéo léo, sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh. • Nhược điểm lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt học sinh theo một chủ đề nhất quán. Vì vậy đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà HS thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt. • Nếu GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời hoặc không. Hiện nay nhiều GV thường gặp khó khăn khi xây dựng hệ thống câu hỏi do không nắm chắc trình độ của HS, vì vậy thường ngay sau khi đặt câu hỏi là nêu ngay gợi ý câu trả lời khiến HS rơi vào trạng thái bị động, không thực sự làm việc, chỉ ỷ lại vào gợi ý của GV. • Khó kiểm soát quá trình học tập của HS (có nhiều tình huống bất ngờ trong câu trả lời, thậm chí câu trả lời từ phía người học, giờ học dễ lệch hướng do câu hỏi vụn vặt, không nhất quán). Trang 4 • Khó soạn và xây dựng đáp án cho các câu hỏi mở (vì phương án trả lời trả của HS sẽ không giống nhau). II.2.4 Phương pháp thực hành thí nghiệm Là phương pháp dạy học dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm kiểm chứng lại những vấn đề lý thuyết ma giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố hay vận dụng tri thức , hình thành kĩ năng, kĩ xảo… Ưu điểm: + Giúp học sinh nắm được quy trình, các thao tác, phản ứng trong quá trình thí nghiệm. + Hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành thí nghiệm. Nhược điểm: + Có thể cả lớp cùng lúc không thể quan sát hết thí nghiệm. II.2.5 Phương pháp dạy học trực quan Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan , phương tiện kĩ thuật dạy học để hình thành, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức , kĩ năng, kĩ xảo ở học sinh.  Ở đây, giáo viên đã sử dụng phương pháp trình bày trực quan : là cách thức giáo viên trình bày nội dung bài học dựa trên các phương tiện trực quan khác nhau tùy mục đích, yêu cầu, nội dung bài học . Phương pháp này thường được thể hiện dưới hai hình thức là minh họa ( bản mẫu, bản đồ, tranh ảnh, chân dung, hình vẽ,…) và trình bày ( thí nghiệm, thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu,…)  Ưu điểm: - Giúp học sinh có thông tin sâu sắc và đầy đủ về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu trên cơ sở huy động nhiều giác quan tham gia vào quá trình tri giác đối tượng nhận thức , từ đó, phát triển tư duy trừu tượng, hình thành khái niệm về đối tượng. - Làm thỏa mãn và phát triển hứng thú của người học. Trang 5 - Làm cho tài liệu học tập vừa sức hơn đối với học sinh bằng tính trực quan thông qua những phương tiện dạy học. - Tăng cường lao động của người học và bằng cách đó nâng cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập.  Nhược điểm: Nếu lạm dụng sẽ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, thiếu tập trung vào các dấu hiệu bản chất, hạn chế phát triển tư duy trừu tượng… II.2.6 Phương pháp ôn tập Là phương pháp dạy học giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức đã học, kĩ năng, kĩ xảo đã được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy và qua đó điều chỉnh những sai lầm trong nhận thức của họ.  Hình thức ôn tập : Ôn ngay sau khi lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo : hình thức này thường diễn ra thường ngày, sau khi lĩnh hội nội dung bài học nhằm củng cố sơ bộ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Ưu điểm của phương pháp: - Tiến hành thuận lợi trong các môn học. - Dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. - Học sinh dễ nắm bắt kiến thức trọng tâm của bài học. Nhược điểm: - Thời gian tiến hành lâu. - Đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo của giáo viên. - Học sinh dễ bị nhàm chán, ít chú ý. Nếu không có cách thức tiến hành phù hợp, học sinh sẽ thụ động. III. NHẬN XÉT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC III.1. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Trang 6 Giáo viên sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa trong phần “ Tính chất vật lí”: sử dụng bằng hình thức phát các phiếu học tập có chừa những chỗ trống, học sinh bằng việc nghiên cứu trước SGK ở nhà để điền vào những chỗ trống ấy. Giáo viên sử dụng đối với phần kiến thức không trọng tâm, dễ hiểu, học sinh có thể tự làm một cách độc lập mà không có sự hướng dẫn trước của giáo viên. – sử dụng phù hợp. III.2 Phương pháp giảng giải Giáo viên dùng phương pháp giảng giải trong phần “tính chất hóa học của nước” – “tác dụng với một số kim loại mạnh”: sau khi biểu diễn thí nghiệm và chia nhóm cho các học sinh làm thí nghiệm, giáo viên dùng phương pháp vấn đáp để kích thích học sinh tìm ra câu trả lời và cuối cùng giáo viên dùng phương pháp giảng giải để: • Sửa những lỗi trong phát biểu của học sinh. • Cung cấp kiến thức đúng nhất. • Củng cố và tổ chức lại kiến thức cho học sinh nắm vững. Lúc này giáo viên đang giảng giải về phương trình giữa nước tác dụng với NaOH: “Ở phản ứng này có công thức là NaOH, NaOH gồm 2 thành phần, thành phần thứ nhất là kim Natri và thành phần thứ hai là nhóm OH, người ta gọi đây là nhóm hidroxit chất này có 2 thành phần và những hợp chất mà có nguyên tử kim loại kết hợp với nhóm hidroxit như thế này người ta gọi đó là bazo, và bazo NaOH người ta gọi đó là Natri hidroxit”. Cũng trong phần “tính chất hóa học” – phần “ tác dụng với 1 số oxit bazo”, cũng với trình tự trên thí nghiệm – vấn đáp – giảng giải, giáo viên nói: “như vậy tính chất thứ 2 của nước sẽ là nước tác dụng với oxit bazo sinh bazo nhưng trong tính chất này thì nước chỉ tác dụng được với 1 số oxit bazo như natri oxit, kali oxit nhưng không tác dụng được với các oxit của kim loại hoạt động hóa học bình thường và yếu như FeO, …” Cũng trong phần này, giáo viên lưu ý: “quan thí nghiệm 1, chúng ta cũng thấy dung dịch NaOH làm đổi quỳ tím thành xanh, ở thí nghiệm 2 dung dịch canxi hidroxit cũng đổi màu quỳ tím thành xanh vậy dung dịch bazo có tính chất làm đổi màu quỳ tím thành xanh” Phần thứ 3 của phần “tính chất hóa học” là phần “tác dụng với oxit axit”, giáo viên giảng giải: “chất làm đổi màu quỳ tím thành đỏ chính là axit, và axit này là H 3 PO 4 gọi là axit Trang 7 photphoric”, “Tương tự như dung dịch bazo, dung dịch axit cũng có tác dụng làm đổi màu quỳ tím nhưng là đổi thành mà đỏ, như vậy tính chất tiếp theo của dung dịch axit chính là đổi màu quỳ tím thành đỏ” Ngoài ra, còn có những phần giảng giải ngắn trong phần bài tập củng cố và vai trò của nước. Đánh giá: Giáo viên sử dụng hợp lý phương pháp giảng giải, sử dụng trong thời gian và nội dung thích hợp: khi những phần trước đã sử dụng phương pháp thí nghiệm, vấn đáp thì phần sau sử dụng phương pháp giảng giải, phù hợp với phần kiến thức mới mà học sinh chưa thể tự hiểu nếu chỉ làm thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Phương pháp này không được sử dụng quá nhiều trong bài giảng (ít lần thực hiện và thời lượng không nhiều) để hạn chế tối đa những yếu điểm đã nêu trên. III.3 Phương pháp vấn đáp  Quy trình: Ở mỗi thí nghiệm: sau khi học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm  Giáo viên tổng kết  Đặt ra cho học sinh hệ thống các câu hỏi từ đó hướng học sinh rút ra những nội dung chính của bài học. Ví dụ: Sau khi học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm : Nước + Natri, Nước + Đồng, Giáo viên đưa ra các câu hỏi như : 1.Dựa váo thành phần của các chất tham gia phản ứng, em hãy dự đoán cho cô khí thoát ra là khí gì? 2. Tương tự hãy dự đoán cho cô chất rắn màu trắng thu được sau khi cô cạn có công thức là gì? 3. Dựa vào các sản phẩm của phản ứng, hãy viết tiếp cho cô phản ứng của Nước với Natri? Trang 8 4. Dựa vào thí nghiệm, em nào có thể cho có thể cho cô biết dung dịch Natri Hiđroxit có tính chất gì? 5. Dung dịch bazo có tính chất gì? 6. Em nào cho cô biết sản phẩm của thí nghiệm 3 có thuộc loại bazo không? Vì sao? … Từ đó, rút ra tính chất hóa học của Nước là : Nước tác dụng với một số kim loại mạnh ( Na, K, Ba,…) ở nhiệt độ thường . Nước tác dụng với một số oxit bazo; dung dịch bazơ làm quì tím hóa xanh. Tác dụng với nhiều oxit axit để sinh axit ; dung dịch axit làm quì tím hóa đỏ. …. Nhận xét: - Phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều trong tiết học. - Hệ thống các câu hỏi đặt ra rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với nội dung bài học. - Các câu hỏi phù hợp với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh: học sinh nghe - hiểu câu hỏi - trả lời được câu hỏi của giáo viên. - Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp sau đó chỉ định học sinh trả lời( học sinh xung phong) . Khi một học sinh trả lời xong, giáo viên yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp. - Các câu hỏi đặt ra gợi cho học sinh suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề, thúc đẩy học sinh tìm kiếm câu trả lời. III.4 Phương pháp thực hành thí nghiệm  Quy trình : Trang 9 + Giáo viên làm mẫu thí nghiệm trước dựa vào bảng quy trình thao tác thí nghiệm: có các thí nghiệm giữa đồng kim loại, natri, thí nghiệm với giấy quỳ tím, hơ trên tấm kính với ngọn lửa đèn cồn, canxi oxit, điphotphobentaoxit ) + Sau khi giáo viên làm mẫu xong thì học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát phản ứng. Ví dụ: nước tác dụng với đồng thì không xảy ra phản ứng, natri tác dụng với nước thì sẽ hòa tan hết vào nước và sủi bọt, P2O5 tan hết có hơi nước bốc lên làm quỳ tím đổi thành màu đỏ + Giáo viên tổng kết rút ra kết luận. Ví dụ: đồng kim loại không phản ứng với nước; natri tác dụng với nước thì xảy ra hiện tượng sủi bọt( H2), làm quỳ tím đổi thành màu xanh, cô cạn thì thu được chất rắn trắng( NaOH), CaO tan trong nước và làm quỳ tím đổi thành màu xanh, … + Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết lại phương trình phản ứng dực trên thí nghiệm vừa làm. Ví dụ: 2H2O + Na  2NaOH + H2, CaO + H2O Ca(OH)2, dung dịch bazo làm quỳ tím đổi thành màu xanh  Nhận xét:  Nội dung thí nghiệm phù hợp với chủ đề bài bài học ( Bài học : Nước  Thí nghiệm : các phản ứng của nước với kim loại, nước với oxit bazơ, nước với oxit axit )  Có sự kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn.  Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh : học sinh trong lớp sau khi nghe và quan sát cô giáo làm thí nghiệm thì đều có thể biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm ( ống thí nghiệm, kẹp, đèn dầu, các loại hóa chất,…) để tiến hành thí nghiệm.  Có sự kết hợp thực hành thí nghiệm với hình thức học tập theo nhóm thống nhất ( chia thành các nhóm thực hành thí nghiệm – tất cả các nhóm đều thực hiện những nhiệm vụ học tập như nhau.) III.5 Phương pháp trình bày trực quan Hình thức thể hiện: Minh hoạ: - Giáo viên minh họa các tính chất hóa học của Nước bằng các phương trình hóa học. - Giáo viên ghi trước một phương trình hóa học, sau đó gọi học sinh lên bảng ghi những phương trình hóa học tương tự. - Sử dụng vật thật: vôi sống để cho học sinh thấy rõ được tính chất hóa học của Nước. Trang 10 [...]... Nhận xét phương pháp vấn đáp,đóng góp ý kiến nhận xét các phương pháp khác - Nhận xét phương pháp trình bày trực quan - Nhận xét phương pháp thực hành thí nghiệm - Đóng góp vào soạn phần KHÁI NIỆM - Nhận xét phương pháp ôn tập - Đóng góp vào phần KHÁI NIỆM - Nhận xét phương pháp giảng giải + phương pháp làm việc với SGK và tài liệu tham khảo - Đóng góp vào phần KHÁI NIỆM Trang 13 Nhận xét Tích cực tham... thí nghiệm theo nhóm - ( nhóm thống nhất ) Nhận xét: Giáo viên sử dụng tương đối tốt phương pháp trình bày trực quan Một phần do đặc thù môn học, mặt khác, giáo viên đã sáng tạo sử dụng phương pháp trình bày trực quan và đặt câu hỏi kích thích học sinh trả lời, làm say mê khám phá tri thức khoa học cho học - sinh Lựa chọn các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học ( thí nghiệm, máy - chiếu,... các vật mẫu, ) Có sự phối hợp các phương tiện trong dạy học, qua đó, phát huy được tính tích cực của - học sinh trong việc lĩnh hội nội dung bài học Có sự phối hợp lời nói của giáo viên với việc sử dụng phương tiện trực quan Tuy nhiên, giáo viên vẫn còn hạn chế khi không dùng bản đồ, tranh ảnh về các phản ứng hoá học tương tự hoặc ứng dụng trong cuộc sống từ các chất hoá học trên Như vậy, học sinh không... và học sinh, … IV TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12 - Ts Trần Thị Thu Hương ( Chủ biên), Ts Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ts Hồ Văn Liên, Ts Ngô Đình Qua, Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, 2009 V BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM STT 1 Họ và tên Vũ Thị Chinh 2 Võ Nguyên Anh 3 Trần Thị Hằng 4 Võ Ngọc Kim Sơn 5 Trần Lê Tường Vy Công việc - Tổng hợp bài nhóm - Soạn phần: KHÁI NIỆM - Nhận xét phương. .. chưa….”  Nhận xét :  Giáo viên sử dụng đúng, thành thạo, hợp lý phương pháp này, không những giúp cho các em củng cố kiến thức qua việc nhắc lại của giáo viên mà cón cho các học sinh tự củng cố, từ đó giáo viên giúp các em chỉnh sửa những kiến thức chưa đúng  Rèn luyện những kỹ năng biết triển khai và làm bài tập, viết phương trình, biết nhận xét, đáng giá,…  Phát huy được sự tích cực của học sinh,... xung phong đứng dậy cho cô biết? Học sinh: Thưa cồ là Natri, Canxi oxít Giáo viên: Em nào có thể viết cho cô phương trình phản ứng? Học sinh: Viết phương trình phản ứng lên bảng Giáo viên mời các học sinh nhận xét bài của học sinh vừa thực hiện trên bảng, rồi giáo viên giải thích phương trình phản Nhắc lại tính chất của nước một lần nữa Bài tập 2: Tương tự bài tập 1, học sinh lên bảng tiến hành viết... bài học dựa trên các phương tiện trực quan khác nhau như: làm thí nghiệm mẫu cho học sinh quan sát, sử dụng máy chiếu, các dụng cụ hỗ trợ cho - công tác thí nghiệm ( hóa chất, ống thủy tinh, đèn dầu, ), Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đứng lên đọc các thao tác thí nghiệm được chiếu trên màn hình máy chiếu, cùng với lời đọc của học sinh, giáo viên làm thí nghiệm mẫu cho cả lớp quan sát kết hợp với việc. .. giáo viên mời cả lớp nhận xét, giáo viên hỗ trợ học sinh sửa sai và giải thích cho các em, cũng như là nhắc lại cho các em kiến thức liên quan: “Như vậy qua bài tập này, cô muốn nhắc các em rằng: Khi xét một phản ứng biết đúng hay sai, các em phải xét xem các chất tham gia phản ứng có đúng hay không, tiếp theo chúng ta phải xét xem các công thức hoá học đúng không và các phản ứng hoá học đã cân bằng đúng... tế III.6 Phương pháp ôn tập Quy trình ôn tập của giáo viên : Phần cuối từ phút 39 đến 42 - Giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Chúng ta đã nghiên cứu xong một số tính chất hoá học - và vai trò của nước, em nào có thể nhắc lại cho cô tính chất hoá học của nước?” Học sinh: Em thưa cô, các tính chất hoá học của nước là tác dụng với một số kim loại mạnh như là Natri, Kali, Bari ở điều kiện thường, tác dụng với... điều kiện thường, tác dụng với một số ôxit bazơ để tạo ra bazơ, tác dụng với nhiều ôxit axit tạo ra axit  Ôn tập ngay sau khi lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ sảo: hình thức ôn tập này thường diễn ra thường ngày, sau khi lĩnh hội nội dung bài học nhằm củng cố sơ bộ tri thức, kỹ năng, kỹ sảo Trang 11  Giáo viên hướng dẫn các em từ kiến thức học sinh vừa nhắc lại để tiến hành làm bài tập: Bài tập 1: Đánh . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA : TÂM LÝ GIÁO DỤC  HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỀ TÀI: NHẬN XÉT VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ( PHIM GIỜ DẠY ) GVHD: Ts. Ngô. đáp 4. Phương pháp thực hành thí nghiệm 5. Phương pháp dạy học trực quan 6. Phương pháp ôn tập II. KHÁI NIỆM II.1. Khái niệm phương pháp dạy học • Phương pháp là cách thức, con đường hoạt động. QUÁT Các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng trong tiết học Hóa học: Trang 1 1. Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 2. Phương pháp giảng giải 3. Phương pháp vấn

Ngày đăng: 01/04/2015, 16:48

w