PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Lịch Sử 6 (Trang 28 - 31)

1. Phân tích dữ liệu:

Bảng 5. So sánh điểm trung bình (giá trị trung bình) sau khi tiến hành kiểm tra trước và sau tác động:

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0,0001 cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý

nghĩa; tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm

đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =1,7. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc hướng dẫn cho học sinh cách học với BĐTD trong quá trình học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.

Giả thuyết của đề tài “Việc phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6 có làm tăng hiệu quả dạy và học môn Lịch sử 6 được nâng cao”đã được kiểm chứng.

2. Bàn luận kết quả:

Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 5,67 ; kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng là 4,94. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,73; Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,73. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình.

Phép kiểm chứng T-test giá trị trung bình sau tác động của hai lớp là p=0,0001< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.

Qua kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng việc hướng dẫn cho học sinh cách học với BĐTD làm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức cho học sinh, học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn, đồng thời tạo được hứng thú trong quá trình giảng dạy cho cả cô và trò. Nhờ đó mà học sinh khi học Lịch sử có sự tập trung cao độ đối với môn học. Lớp học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần. Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái.

Một phần của tài liệu Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Lịch Sử 6 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w