Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969)

60 819 4
Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ UÔNG THỊ HUYỀN HẠNH QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN , tôi , . : Khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 t . Thạc sĩ - Nguyễn Thị khóa lu . cho tôi . ạ . Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Uông Thị Huyền Hạnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản khóa luận này được hoàn thành do sự cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích. Bản khóa luận này không sao chép với nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu trùng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Uông Thị Huyền Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 6 6. Bố cục của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ CHO MỐI QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 7 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 7 1.2. VÀI NÉT VỀ TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE 13 1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA PHÁP DƯỚI THỜI CỘNG HÒA V 16 1.3.1. Nguyên tắc “Độc lập tự chủ” 17 1.3.2. Nguyên tắc “Lợi ích quốc gia” 19 1.3.3. Nguyên tắc “sử dụng sức mạnh quân sự làm công cụ thực thi chính sách đối ngoại” 20 1.4. KHÁI QUÁT QUAN HỆ PHÁP - MỸ THỜI KỲ TRƯỚC KHI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE LÊN NẮM QUYỀN 22 * Tiểu kết chương 1 24 Chƣơng 2. QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 26 2.1. LĨNH VỰC KINH TẾ 26 2.1.1. Hệ thống Bretton - Woods 26 2.1.2. Kế hoạch Marshall thúc đẩy hệ thống Bretton - Woods 28 2.1.3. Pháp chống lại sự ngự trị của đồng Dollar 29 2.2. LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ 32 2.2.1. Vấn đề NATO 32 2.2.1.1.Những nguyên nhân dẫn tới quyết định rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO của Pháp 32 2.2.1.2. Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966 35 2.2.1.3. Những tác động của việc Pháp rút khỏi NATO năm 1966 38 2.2.2. Vấn đề giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới 40 2.2.2.1. Cuộc khủng hoảng Berlin 40 2.2.2.2. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba 41 2.2.2.3. Vấn đề chiến tranh ở Đông Dương 42 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 45 2.3.1. Đối với nước Pháp 45 2.3.2. Đối với nước Mỹ 46 2.3.3. Đối với châu Âu và thế giới 47 2.4. NHẬN XÉT 48 * Tiểu kết chương 2 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Pháp là một trong những cường quốc chính trị - kinh tế của thế giới, mặc dù vị thế cường quốc bị đẩy lùi xuống hạng hai sau chiến tranh thế giới thứ hai song xét trên nhiều phương diện Pháp vẫn là quốc gia có tầm ảnh hưởng, có tiếng nói lớn trong các vấn đề trên thế giới đặc biệt là ở châu Âu. Ngày nay có thể coi Pháp là đầu tàu chính trị và có ảnh hưởng nổi trội nhất ở châu Âu. Trong quá trình tồn tại và phát triển của nền chính trị Pháp, chính sách đối ngoại được xem là có vị trí quan trọng và vai trò hết sức to lớn. Việc hoạch định và thực thi những chính sách đối ngoại có tác động trực tiếp đến đời sống chính trị của nước Pháp. Trên thực tế, lịch sử đã chứng minh trong quá khứ một số sai lầm, thất bại trong đối ngoại đã khiến thay đổi cả một hệ thống mô hình chính trị của Pháp. Với mỗi một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới mình Pháp luôn đề ra những chính sách đối ngoại khác nhau, chính điều này có ý nghĩa quyết định trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong số đó không thể không kể đến quan hệ giữa Pháp với Mỹ - một cường quốc đứng đầu thế giới, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quan hệ quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Pháp. Quan hệ Pháp - Mỹ ở mỗi một thời kì, một giai đoạn nắm quyền của một vị Tổng thống cũng có sự thay đổi khác biệt mà kể đến ở đây là thời kì của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969). Trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, Pháp luôn thi hành chính sách đối ngoại độc lập với Mỹ. Dưới thời kì nắm quyền của Tổng thống De Gaulle quan hệ Pháp - Mỹ có những biến chuyển được đánh giá là khác lạ, “được đặc trưng bởi một nghịch lí, theo đó mỗi khi quan hệ quốc tế lắng dịu, đi vào hòa hoãn thì sự đố kỵ và nghi ngờ lại bao trùm quan hệ giữa hai nước. Ngược lại, mỗi khi có khủng hoảng thì Pháp lại hoàn toàn đứng về phía Mỹ ” [8;69]. 2 Việc tìm hiểu quan hệ Pháp - Mỹ dưới tác động của những chính sách đối ngoại có ý nghĩa to lớn về cả lý luận khoa học cũng như ý nghĩa thực tiễn: Về lý luận, góp phần làm rõ những biến động trong mối quan hệ Pháp - Mỹ dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) được chi phối bởi chính sách đối ngoại cũng như sự ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực đời sống của cả hai quốc gia nói riêng và châu Âu, thế giới nói chung. Về thực tiễn, hiện nay quan hệ Việt - Pháp và quan hệ Việt - Mỹ đang ngày càng phát triển, song bên cạnh những bước phát triển song phương tích cực chúng ta cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong mỗi cái bắt tay với những người bạn đã từng là kẻ thù này. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp Việt Nam hiểu rõ thêm những chính sách đối ngoại của các nước lớn để có thêm kinh nghiệm khi ngồi vào bàn ngoại giao với các nước này. Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles De Gaulle (1958 - 1969)” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn để từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại hết sức độc đáo của Pháp trong thời kì này, cũng như quan hệ giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới. Đồng thời dựa vào đó tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền cộng hòa thứ V cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao Pháp - Mỹ cho đến tận ngày nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Pháp và Mỹ là hai trong năm nước thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới, đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Những chính sách đối ngoại có vị trí và vai trò hết sức quan trọng và tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của nền chính trị hai quốc gia, nó chi phối sâu sắc đến quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Trong bối cảnh ngày nay khi mà quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Pháp và Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn 3 chiều sâu. Trên thực tế, Pháp - Mỹ đang trở thành một đối tác rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ ra thế giới cũng như tranh thủ vốn và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc nghiên cứu những chính sách đối ngoại của các nước này, cũng như quan hệ giữa hai siêu cường hàng đầu hai châu lục thu hút được sự quan tâm rất lớn của các học giả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam PGS. TS Dương Văn Quảng cùng với các tác giả Đỗ Đức Thành, Phạm Thanh Dũng với tác phẩm “Chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền cộng hòa thứ V” (Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2003) đã cung cấp những kiến thức quý báu về những chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền Cộng hòa thứ V và những mối quan hệ quốc tế giữa Pháp với các quốc gia khác thay đổi ra sao dưới tác động của những chính sách này. Trong đó mối quan hệ Pháp - Mỹ thời kỳ này được nghiên cứu khá toàn diện và sáng rõ. Luận văn cao học của tác giả Doãn Phương Thảo tại Học viện ngoại giao mang tên “Quan hệ Pháp - Mỹ sau Chiến tranh lạnh” đã trình bày rất cụ thể về quan hệ Pháp - Mỹ trong thời kỳ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, những biến động giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống - xã hội và những nhân tố tác động đến quan hệ của hai quốc gia này. Cuốn sách “Cộng hòa Pháp bức tranh toàn cảnh” (nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) của tác giả Nguyễn Quang Chiến khắc họa lại một quá trình lâu dài của toàn bộ nền Cộng hòa Pháp trên tất cả các lĩnh vực lớn. Ở mỗi một giai đoạn, thời kỳ tác giả đều nghiên cứu rất kỹ lưỡng về những biến đổi quan trọng của nước Pháp. Bài báo “Học thuyết an ninh mới của Pháp: cứng và đắt nhất châu Âu” (báo Hà Nội mới, 2008) của tác giả Kỳ Đồng cung cấp cho độc giả một cái nhìn khá mới mẻ về chính sách an ninh trong đối ngoại của nước Pháp, nêu bật lên được những nét độc đáo và riêng có của siêu cường này trong khu vực châu Âu. 4 Ở nước ngoài Tác phẩm “Globalizing de Gaulle international perspectives on French foreign policies 1958-1969” của các tác giả Christian Nuenlist, Anna Lochen, Garret Martin (nhà xuất bản Rowman & Littlefield, New York, 2010) đã tập trung làm rõ những chính sách độc đáo trong đường lối đối ngoại của nước Pháp dưới nhiệm kỳ từ năm 1958 - 1969 của Tổng thống Charles de Gaulle và đặt ra vấn đề toàn cầu hóa đối với những chính sách này trong bối cạnh hiện nay. Tác giả Erin R. Mahan với tác phẩm “Kennedy, De Gaulle and western Europe” (nhà xuất bản Palgrave Macmillan, New York, 2002) đã cung cấp cho chúng ta thông tin về những chính sách của Mỹ, Pháp dưới hai đời Tổng thống nổi tiếng Kennedy và De Gaulle về những vấn đề liên quan đến khu vực Tây Âu. Ngoài ra cũng còn rất nhiều những tác phẩm của những học giả khác đề cập đến những vấn đề xung quanh chính sách đối ngoại của hai nước lớn này. Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến chính sách đối ngoại của từng nước riêng rẽ, hoặc khái quát tổng quan mối quan hệ giữa Pháp - Mỹ. Tuy nhiên lại chưa có tác phẩm nào đề cập trực tiếp và đi sâu vào tìm hiểu quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, vị Tổng thống có vai trò quan trọng trong việc mở đường thành lập nên nền Cộng hòa V và có những chính sách đối ngoại táo bạo làm thay đổi lớn mối quan hệ vốn đã ẩn chứa nhiều biến động giữa hai quốc gia này. Vì vậy trên cơ sở những công trình nghiên cứu trên, tôi đã nghiên cứu, kế thừa và tổng hợp để hoàn thành đề tài khóa luận của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là tìm hiểu về quan hệ đối ngoại giữa hai nước Pháp - Mỹ, đi sâu vào tìm hiểu quan hệ giữa hai nước dưới thời kỳ cầm quyền 5 của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) và những chính sách đối ngoại độc đáo của vị Tổng thống này ảnh hưởng như thế nào đến mối bang giao giữa hai siêu cường trong thời kỳ này. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ: Thứ nhất: Tìm hiểu sơ lược về những nguyên tắc đối ngoại của nước Pháp dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969). Thứ hai: Tìm hiểu về quan hệ Pháp - Mỹ trong từng vấn đề cụ thể trong giai đoạn đó. Thứ ba: Đưa ra được những đánh giá tác động của những chính sách đối ngoại ảnh hưởng đến quan hệ hai nước nói riêng và nội khối châu Âu, thế giới. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đối tượng nghiên cứu của vấn đề là mối quan hệ giữa hai nước Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) và những chính sách đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ này cũng như tác động của nó đến châu Âu, thế giới nói chung và hai quốc gia Pháp - Mỹ nói riêng. Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 -1969). Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận có đề cập đến thời kỳ trước đó nhưng chủ yếu để minh họa, so sánh và làm nổi bật thời kỳ trọng tâm. Về không gian: Sự ảnh hưởng của quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 -1969) tới nội tại hai quốc gia này và tình hình ở châu Âu cũng như trên thế giới. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu: Khóa luận này chủ yếu sử dụng tài liệu từ các sách, báo, tạp chí, luận văn. [...]... hiểu quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) Những tác động từ chính sách đối ngoại mỗi bên chi phối quan hệ hai nước Và tác động của mối quan hệ Pháp - Mỹ đến tình hình châu Âu và thế giới Về mặt thực tiễn: Khóa luận có đóng góp về mặt tư liệu cho những ai quan tâm đến quan hệ ngoại giao Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Charles de Gaulle (1958. .. thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) Chương 2: Quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ CHO MỐI QUAN HỆ PHÁP- MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ * Bối cảnh thế giới Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trật tự thế giới hai cực được hình thành dưới sự đối đầu về ý thức hệ giữa phe tư... chính sách, quan hệ quốc tế của Pháp và các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ cũng có rất nhiều những biến đổi quan trọng 25 Chƣơng 2 QUAN HỆ PHÁP- MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969) 2.1 LĨNH VỰC KINH TẾ 2.1.1 Hệ thống Bretton - Woods * Sự hình thành hệ thống Bretton Woods Ngay trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh đã bắt đầu việc xây dựng một hệ thống tiền... MỸ THỜI KỲ TRƢỚC KHI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE LÊN NẮM QUYỀN Quan hệ ngoại giao Pháp - Mỹ đã có từ rất lâu đời Mặc dù không phải lúc nào mối quan hệ này cũng “thuận buồm xuôi gió” song lịch sử đã cho thấy quan hệ giữa hai quốc gia này rất khăng khít Bản thân nước Pháp đã từng giúp đỡ Mỹ giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh cách mạng Mỹ với Anh Bằng việc ký Hiệp định Paris vào ngày 3/9/1783, Pháp. .. - 1969) Những nguyên tắc, chính sách chi phối đến mặt ngoại giao, đối ngoại của nước Pháp dưới nền cộng hòa V nói riêng và quan hệ quốc tế thời kỳ này nói chung Đồng thời góp phần lý giải nhiều vấn đề quốc tế trong thời kỳ đó 6 Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở cho mối quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống. .. gia lên hàng đầu Mối quan hệ quốc tế nào có lợi cho lợi ích quốc gia của Pháp thì phải được coi trọng trước hết bất kể đó là thuộc phe nào Với 19 chủ trương như vậy, Tổng thống De Gaulle đã nhanh chóng tìm cách thay đổi lại những chính sách của chính phủ dưới thời Cộng hòa IV và tách khỏi chính sách đối đầu toàn diện chống lại phe xã hội chủ nghĩa của Mỹ Tổng thống Charles de Gaulle đã đưa ra những... CHARLES DE GAULLE Charles de Gaulle là người con thứ ba trong 5 người con của một gia đình bảo thủ, theo đạo Cơ Đốc La Mã (Roman Catholic) De Gaulle chào đời ngày 22/11/1890 tại thành phố Lille, lớn lên tại thành phố Paris và theo học trường Stanislas và cũng có một thời gian học hành tại nước Bỉ Gia đình De Gaulle thuộc giới kinh doanh giàu có của miền kỹ nghệ Lille trong vùng Flanders của nước Pháp. .. nước Anh Tổng thống De Gaulle cũng muốn phát triển nguyên tử thành một lực lượng đánh trả (force de frappe) trong khi đó tinh thần của quân đội Pháp bị xuống dốc vì xứ Angiêri đã giành được độc lập Năm 1965, nước Pháp đã phóng vệ tinh nhân tạo thứ nhất lên không gian, đây là quốc gia thứ ba trên thế giới đã thành công về hệ thống phóng vệ tinh, chỉ đứng sau Liên Xô và Hoa Kỳ Tổng thống De Gaulle tin... nước Pháp thời kỳ này khá “ngoan ngoãn” nằm trong cái ô bảo hộ của Mỹ Chính vì thế quan hệ Pháp - Mỹ thời kỳ này được nhận xét là lắng dịu Pháp bày tỏ quan điểm của mình là đứng về phía Mỹ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong vấn đề ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản mà cụ thể là Liên Xô Pháp tham gia ký kết Hiệp ước Bruxen năm 1948 và tham gia vào tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949 Pháp. .. của Tổng thống De Gaulle đã chứng tỏ là khá ổn định so với Nền Cộng hòa thứ tư Về mặt đối nội, De Gaulle đã phục hồi được nền kinh tế thịnh vượng và trong các thập niên này, sự phát triển đã vượt trội, mức sống của dân chúng Pháp cũng được cải thiện hơn nhiều Hiện nay ở nước Pháp, phi trường lớn nhất ở ngoại ô thành phố Paris, tại Roissy, được đặt tên là Phi Trường Quốc Tế Charles de Gaulle (Charles de . Chương 1: Cơ sở cho mối quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) Chương 2: Quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle (1958 - 1969) 7 NỘI. QUÁT QUAN HỆ PHÁP - MỸ THỜI KỲ TRƯỚC KHI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE LÊN NẮM QUYỀN 22 * Tiểu kết chương 1 24 Chƣơng 2. QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969). quát tổng quan mối quan hệ giữa Pháp - Mỹ. Tuy nhiên lại chưa có tác phẩm nào đề cập trực tiếp và đi sâu vào tìm hiểu quan hệ Pháp - Mỹ dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle,

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan