LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 37)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ

2.2.1. Vấn đề NATO

Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực. Châu Âu không tự mình đảm bảo được an ninh nội tại còn Mỹ đang duy trì một lực lượng quân sự lớn lên tới 350.000 quân từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tại nước ngoài. Chính thực trạng này đã dẫn đến nhiều bất đồng trong nội bộ liên minh. Châu Âu không muốn phụ thuộc chính trị vào Mỹ song vẫn muốn Mỹ đứng ra đảm bảo cho mình còn Mỹ lại muốn châu Âu không độc lập chính trị với mình. Chính từ đây những rạn nứt trong nội bộ NATO ngày càng rõ nét hơn.

Vào cuối những năm 50 đầu 60 của thế kỷ XX, châu Âu đã lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh thương mại với Mỹ. Quốc gia tiêu biểu phải kể đến là Pháp, mặc dù sau Chiến tranh thế giới thứ hai Pháp bị đẩy lùi xuống hạng hai xong Pháp vẫn là một trong những nước có tiếng nói quyết định tại châu Âu. Trong vấn đề NATO, Pháp có rất nhiều những động thái thể hiện thái độ của mình. Đặc biệt, dưới nhiệm kì của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, ông đã có cái nhìn khác biệt và đưa ra những chính sách đối ngoại độc lập đối với tổ chức liên minh lớn nhất lúc bấy giờ.

2.2.1.1. Những nguyên nhân dẫn tới quyết định rút khỏi Bộ chỉ huy quân

sựNATO của Pháp

Tổng thống Charles de Gaulle nói riêng và nước Pháp nói chung không hề phủ nhận vai trò của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh phương Tây, song lại không chấp nhận được sự bá quyền lãnh đạo của Mỹ đối với khu vực. Với những vết hằn mâu thuẫn đã có từ trước đó cùng với cách nhìn nhận vấn đề mới mẻ của De Gaulle cuộc tranh cãi về NATO cũng như về an ninh châu Âu ngày càng trầm trọng hơn.

33

Đề cập nguyên nhân dẫn tới việc Pháp quyết định rút khỏi ủy ban quân sự NATO, nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, vào thập kỷ 60 thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Charles de Gaulle, nước Pháp đang dần lấy lại vị thế của mình ở châu Âu và muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Điều đó được chứng minh qua những con số và sự kiện trên các lĩnh vực kinh tế và đối ngoại.

* Về kinh tế

Trên lĩnh vực kinh tế, trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1970, tốc độ phát triển của nền kinh tế Pháp tương đối nhanh, tổng giá trị sản xuất trong nước đã tăng lên 5,6%, vượt qua thời kỳ những năm từ 1950 đến 1960 là 4,8%. Các ngành công nghiệp truyền thống như dệt, khai thác than có phần suy thoái, nhưng các ngành công nghiệp mới lại phát triển rất nhanh. Giá trị sản xuất của công nghiệp cơ khí năm 1950 là hơn 10 tỉ frăng đã tăng lên 183 tỉ frăng vào năm 1963, tăng gấp 16,5 lần. Công nghệ sản xuất xe hơi phát triển rất nhanh vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70. Năm 1970, Pháp đã sản xuất 270.000 xe hơi, tăng hơn 8 lần so với những năm 50 của thế kỷ XX. Ngành công nghiệp hàng không của Pháp đứng hàng thứ ba trên thế giới. Đến năm 1970, GDP của Pháp đạt 140,9 tỉ Dollar, vượt qua nước Anh, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Đức và đứng hàng thứ tư trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

Đi đôi với việc sản xuất phát triển, nguồn dự trữ vàng và ngoại tệ của Pháp cũng gia tăng. Năm 1958, Pháp có nguồn dự trữ là 1 tỉ 500 triệu Dollar. Đến năm 1965 con số này đã lên tới 5 tỉ 210 triệu Dollar. Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và dự trữ ngoại tệ ở mức cao, ngày 12/12/1965, Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố rút khỏi chế độ bản vị hối đoái vàng để khôi phục trở lại chế độ kim bản vị cho đồng frăng. Nền kinh tế Pháp đã dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.

* Về đối ngoại

Trên lĩnh vực đối ngoại, vào thập kỷ 60, De Gaulle thực thi chính sách đối ngoại độc lập và tự chủ, ông kiên trì phát triển lực lượng hạt nhân của

34

Pháp và kiên quyết không tham gia vào các điều ước cấm thử và phổ biến vũ khí hạt nhân. Tháng 2/1960, Pháp thử thành công bom nguyên tử và trở thành cường quốc hạt nhân. Năm 1963, De Gaulle dứt khoát bác bỏ lời yêu cầu của Kennedy là Pháp nên bỏ kế hoạch xây dựng lực lượng hạt nhân độc lập. Ông còn chủ trương xây dựng liên minh "Pháp - Cộng hoà Liên bang Đức" nhằm lấy đó làm nền tảng cho một châu Âu thống nhất. De Gaulle công khai tuyên bố sự hợp tác giữa Pháp và Đức sẽ là nhân tố chủ yếu cho an ninh châu Âu, đồng thời đó cũng là sức mạnh để phá vỡ sự bá quyền của Mỹ trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Với chủ trương trên, từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỉ trước, Pháp và Cộng hòa liên bang Đức đã ký hàng loạt hiệp định, hiệp ước, quy định nguyên thủ và đại diện của hai quốc gia sẽ có các cuộc họp định kỳ để điều chỉnh chính sách của hai bên và tham vấn những vấn đề có liên quan đến sự hợp tác và thống nhất châu Âu. De Gaulle kiên quyết bác bỏ xu hướng đi theo Mỹ trong mọi trường hợp.

Bên cạnh việc củng cố mối quan hệ với Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp còn chủ trương mở rộng quan hệ vối các nước xã hội chủ nghĩa:

Tháng 3/1960, De Gaulle mời Tổng Bí thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Khra - sôp sang thăm Pháp. Trong cuộc hội đàm, hai bên đã đề ra ba chính sách là: Hoà hoãn, Hiểu nhau và Hợp tác cùng ý tưỏng về xây dựng một châu Âu từ Đại Tây Dương đến U - ran.

Tiếp đó, tháng 6/1966, De Gaulle sang thăm Liên Xô và đã ký với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô hiệp định mậu dịch, văn hoá và hiệp đinh hợp tác thăm dò không gian và kỹ thuật, đồng thời quyết định đặt đường dây nóng Pa-ri - Mát - xcơ - va.

Tháng 1/1964, Pháp là một nước phương Tây đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Trung Quốc. Những năm sau đó, quan hệ ngoại giao giữa Pháp với các nước Đông Âu cũng dần được thiết lập và mở rộng.

35

nâng cao vị thế của nước Pháp trên trường quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Pháp quyết định rút khỏi úy ban quân sự NATO - một tổ chức đang bị Mỹ thao túng.

2.2.1.2. Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966 * Nguyên nhân * Nguyên nhân

Tháng 4/1958, Khi Mỹ thông báo sẽ đổ bộ lên LiBang sau khi cách mạng ở Irắc lật đổ chế độ quân chủ, Pháp đã có những phản ứng quyết liệt vì cho rằng mình bị đặt ngoài và không có tiếng nói trong những vấn đề mang tính chất quan trọng như vậy. Tổng thống Charles de Gaulle đã gửi cho Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Eisenhower và Mac Millan một bức thư mà đây được coi như nguyên tắc Pháp - Mỹ. De Gaulle cho rằng “NATO được lập ra theo Hiệp ước Washington không còn phù hợp nữa, cần phải cải cách NATO bằng cách “thành lập một cơ chế gồm Mỹ, Anh và Pháp” [15; 124].

De Gaulle mặc dù biết chắc chắn ý định của mình sẽ không được chấp nhận song ông vẫn đưa ra nhằm đặt Mỹ trước sự lựa chọn:

Một là nếu Mỹ chấp nhận việc chia sẻ trách nhiệm này thì sẽ làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống phòng thủ của NATO

Hai là nếu Mỹ từ chối thì Pháp sẽ tách dần khỏi NATO

Mỹ đã không chấp nhận yêu cầu gửi đi từ Paris bởi Mỹ không muốn chia sẻ bá quyền lãnh đạo của mình, đặc biệt trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân Mỹ không muốn phải tham khảo hay chịu sự chi phối từ quyết định của một quốc gia nào khác. Bên cạnh đó, lúc này trên chính trường thế giới, Mỹ đang bị yếu thế hơn về tương quan lực lượng, cuộc chiến ở Đông Dương, ở Việt Nam bế tắc khiến Mỹ phải đưa ra một học thuyết mới thay cho học thuyết “ Phản ứng ồ ạt” đang sử dụng. “Mỹ còn mưu đồ lập ra một Cộng đồng Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo. Tháng 5/1962 trong bài diễn văn đọc tại Hội đồng NATO họp ở Athens của Hy Lạp, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

36

R.McNamara đã trình bày chiến lược mới của Mỹ. Mục tiêu của chiến lược này là phá hủy lực lượng quân sự của kẻ thù. Vì vậy việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ do một người quyết định, nhất là vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm tránh sự trả đũa của đối phương” [15; 125].

Vào năm 1960, khi mà chiến lược “phản ứng linh hoạt” được dùng để thay thế chiến lược “phản ứng ồ ạt” Mỹ đưa ra dự định thành lập một lực lượng hạt nhân đa quốc gia đặt dưới sự chỉ huy chung, nhưng thực chất quyền chỉ huy lãnh đạo lại nằm trong tay của Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ.

Về phía Pháp, ngày 12/1/1963, trong cuộc họp báo Tổng thống Charles de Gaulle đã bác bỏ ý định này của Mỹ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với nội khối NATO:

Một là, Pháp chứng tỏ ý định xây dựng một nền quốc phòng riêng rẽ và theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Điều này sẽ làm đảo lộn toàn bộ hệ thống đã có sẵn trong nội bộ NATO

Hai là, Pháp sẵn sàng chống lại chính sách của Mỹ vì lợi ích của mình và đặt lợi ích của quốc gia Pháp lên trên lợi ích của châu Âu.

Chính điều này sẽ làm quan hệ Pháp - NATO nói chung và quan hệ Pháp - Mỹ ngày càng trở lên căng thẳng

* Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966

Ngày 7/3/1966, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ L. Giôn-xơn giải thích: "...việc Pháp rút khỏi úy ban quân sự NATO không phải xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi, càng không phải vì Pháp không muốn bảo vệ nền an ninh châu Âu mà do Pháp muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của nước mình, nơi các đơn vị quân đội và lực lượng không quân NATO (chủ yếu là các đơn vị quân Mỹ) đang hiện diện" [15; 126]. Tiếp đó, trong cuộc họp báo ngày 21/2/1966, Tổng thống Charles de Gaulle tuyên bố: "mục đích của việc thành lập NATO là nhằm bảo vệ hoà

37

bình và an ninh ở châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm tồn tại, trong khi các nước thành viên châu Âu luôn "tuân thủ nghiêm chỉnh" mục tiêu trên, thì Mỹ lại là nước đã và đang tham gia hoặc trực tiếp tiến hành nhiều cuộc chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới như ỏ Triều Tiên, Cuba, đặc biệt là cuộc chiến tranh tại Việt Nam...” [15; 128].

Sau tuyên bố của Tổng thống Charles de Gaulle, tháng 4/1966, một số cơ quan và Tổng hành dinh NATO lần lượt di dời khỏi nước Pháp:

Bộ tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang thống nhất NATO được chuyển về thành phố Cas-tô (ngoại ô Thủ đô Brúc-xen, Bỉ).

Bộ tư lệnh lực lượng NATO tại Trung Âu chuyển về Hà Lan; Học viện quốc phòng NATO chuyển về Rô-ma (Thủ đô I-ta-li-a).

Mặc dù Pháp không yêu cầu Hội đồng NATO phải di dời khỏi Pa-ri, nhưng tháng 5/1966, cơ quan này đã chuyển về vùng ngoại ô Brúc-xen như: Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật NATO tại Ha-gơ; Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật chống tàu ngầm tại La Spe-zi-a (I-ta-li-a) và Hệ thống phòng không và cảnh báo số tên lửa đạn đạo NADGE. Cùng với việc chấm dứt các khoản đóng góp, tháng 6/1966, Pháp ban hành quy định mới nhằm kiểm soát các chuyến bay của NATO trên không phận nước Pháp. Theo quy định này, tất cả các chuyến bay của NATO qua không phận Pháp phải được sự cho phép của cơ quan kiểm soát không lưu Pháp, nếu không phải đóng thuế theo quy định của Luật hàng không quốc tế.

Cùng vối các biện pháp kể trên, ngày 1/7/1966, hơn 70.000 sĩ quan và binh sĩ Pháp đang làm nhiệm vụ tại Cộng hoà Liên bang Đức được lệnh lên đường về nước, ngoài ra còn có hơn 1.600 sĩ quan và binh sĩ khác đang làm việc tại Bộ tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu; Bộ tư lệnh lực lượng đồng minh NATO tại Trung Âu và Học viện Quốc phòng NATO... cũng lần lượt rút khỏi các nhiệm sở.

38

2.2.1.3. Những tác động của việc Pháp rút khỏi NATO năm 1966

Thứ nhất, với việc rút ra khỏi cơ quan quân sự của NATO, Pháp đã giành lại quyền tự do hành động trên lãnh thổ của mình, làm chủ quân đội và mọi chiến lược quân sự của mình đồng thời còn từ chối làm hậu thuẫn mọi cuộc chiến do Mỹ tiến hành xuất phát từ ý đồ và lợi ích riêng của họ. Việc làm này của Pháp có ý nghĩa chính trị to lớn, khẳng định chính sách độc lập tự chủ để tìm kiếm một chỗ đứng trong hai cực thế giới hiện do Liên Xô và Mỹ đang khống chế.

Thứ hai, quan hệ Pháp - Mỹ nói riêng và quan hệ Pháp - NATO nói chung rơi vào thời kì căng thẳng:

"Việc Pháp rút ra khỏi Hội đồng quân sự NATO sẽ tạo nên một sự rạn nứt rất lớn, mặt trận chung chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc của NATO sẽ bị phân liệt thành hai khuynh hướng trái ngược nhau. Các hoạt động quân sự của NATO ở chiến trường Bắc và Trung Âu sẽ bị cô lập khỏi chiến trường Nam Âu bởi một vành đai các nước trung lập gồm Áo, Thụy Sỹ và Pháp. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc xung đột, các nước trung lập này sẽ không tham gia về phía NATO. Lúc đó NATO hoặc là phải đốỉ mặt với vô vàn khó khăn, từ việc triển khai quân đến việc đảm bảo hậu cần, giao thông liên lạc.., hoặc là phải vi phạm các nguyên tắc về vành đai trung lập và chấp nhận những sự chỉ trích, lên án của dư luận thế giới” [15; 128].

Thứ ba, quan hệ Pháp - Xô xích lại gần nhau:

Mỹ và Liên Xô đang là đối đầu gay gắt với nhau thì chính lúc đó, Pháp- từng là một đồng minh của Mỹ lại chủ chương xây dựng lực lượng quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân độc lập, rút khỏi NATO, đồng thời còn có những chính sách công nhận Liên Xô. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho Mỹ trong quan hệ Đông - Tây.

39

Trong bối cảnh đối đầu Xô- Mỹ, Mỹ không muốn có bất kỳ một sự rạn nứt nào trong quan hệ với các nước phương Tây để không gay ảnh hưởng đến độc quyền lãnh đạo của mình song Pháp lại muốn có sự đa dạng trong quan hệ quốc tế của mình và khẳng định vị trí của mình trên chính trường quốc tế. Điều này buộc Pháp phải xa lánh Mỹ mới có thể xích lại gần hơn với lãnh đạo của thái cực còn lại là Liên Xô.

Thứ tư, việc Pháp rút khỏi NATO kéo theo một loạt các nước thân Pháp bắt đầu xem xét, nhìn nhận lại chính sách của mình đối với tổ chức này và một mặt cũng muốn học theo Pháp để thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ. Chính điều này đã tạo ra cho Mỹ rất nhiều khó khăn khi đang đứng ở vị trí lãnh đạo liên minh, mở ra bài toán làm thế nào để có thể duy trì liên minh này, bởi trên thực tế sức mạnh quân sự của Mỹ bị chi phối khá lớn bởi sức mạnh của NATO.

Thứ năm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cách

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)