Vấn đề chiến tran hở Đông Dương

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 47)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.3. Vấn đề chiến tran hở Đông Dương

Vấn đề chiến tranh ở Đông Dương mà tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam và một trong những vấn đề gây khá nhiều căng thẳng trong quan hệ Pháp - Mỹ.

Năm 1954, với thất bại quân sự ở Điện Biên Phủ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán kí kết Hiệp định Giơnevơ Pháp đã buộc phải rút khỏi Việt Nam. Song trong giai đoạn này Pháp vẫn một mực từ chối bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thiết lập quan hệ ngoại giao chính

43

thức với chính quyền Sài Gòn. Trong suốt những năm cuối 50- đầu 60 của thế kỉ XX, Pháp vẫn giữa thái độ bất hợp tác với chúng ta:

Ngày 20/12/1954, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận cho chính phủ Pháp lập cơ quan Tổng đại diện tại Hà Nội. Nhưng đến tận tháng 3/1956 Pháp mới đồng ý cho lập Cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Paris.

Tháng 8/1966, mới nâng cấp Cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam lên cấp Tổng đại diện.

Nhưng sau khi quay trở lại nắm quyền, Tổng thống Charles de Gaulle đã có những điều chỉnh về chủ chương của Chính phủ Pháp đối với vấn đề Đông Dương mà cụ thể là vấn đề chiến tranh ở Việt Nam.

Trong thời kỳ Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng là thời kì Pháp đang thi hành chính sách độc lập tự chủ của mình, chính phủ Pháp và Tổng thống De Gaulle đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách can thiệp của Mỹ ở Đông Dương:

Ngày 29/8/1963, Tổng thống De Gaulle tuyên bố mong muốn “một Việt Nam độc lập với bên ngoài, hòa bình thống nhất bên trong, hòa hợp với các nước láng giềng” [8; 193]

Ngày 8-2-1966, trong thư phúc đáp gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống De Gaulle phân tích hai mặt quốc gia và quốc tế của cuộc chiến tranh do Mỹ gây nên ở Đông Dương. Ông cho rằng cần phải trở lại thực hiện đóng Hiệp định Geneve về Việt Nam, "vì độc lập và trung lập của nước Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam” [8; 193] Tại cuộc họp báo tại Điện Élysée hai tuần sau đó, ông còn nói rõ hơn: "Không có con đường nào đi đến chấm dứt cuộc chiến tranh này ngoài việc ký kết hòa bình giữa các bên hữu quan” [14; 20]

Ngày 7-3-1966, trong thư gửi Tổng thống Mỹ Johnson, De Gaulle tuyên bố nước Pháp rútt khỏi cơ cấu tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây

44

Dương. Theo Jean Sainteny, nguyên cao ủy Pháp bên cạnh chính phủ ta và là cố vấn của De Gaulle về các vấn đề châu Á, đáng chú ý là thời điểm nước Pháp quyết định rút khỏi cơ cấu quân sự Bắc Đại Tây Dương và Tuyên bố Phnôm Pênh được đưa ra trong bối cảnh Mỹ trở lại ném bom miền Bắc Việt Nam. Trong một cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Pháp, De Gaulle có nói:

"Chúng ta không sẵn sàng theo đuôi người Mỹ trong mọi cuộc phiêu lưu mà họ muốn dấn thân vào" [14; 35].

Cuối tháng 8-1966, De Gaulle lên đường công du sang châu Á. Về danh nghĩa chính thức, đây là chuyến thăm vương quốc Campuchia, nhằm đáp lễ chuyến thăm Pháp của quốc vương Norodom Sihanouk hai mươi tháng trước đó. Thực tế De Gaulle muốn tạo cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình về cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngay tại châu Á và đưa nước Pháp dần dần trở lại đóng một vai trò nào đó ở châu lục này.

Ngày 1/9/1966, trong “Diễn văn Phnôm Pênh”, Tổng thống De Gaulle tuyên bố chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời cũng cho rằng giải pháp duy nhất để thiết lập lại hòa bình ở Đông Dương là “một thỏa thuận về chính trị” và chủ trương một “khu vực hòa bình và trung lập” tại Đông Dương, chống lại chính sách leo thang chiến tranh, ném bom miền Bắc Việt Nam và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

Pháp vận động một số nước để triệu tập Hội nghị Giơnevơ trước tình thế leo thang chiến tranh của Mỹ nhằm đạt được một số thỏa thuận quốc tế về hòa bình nhưng không thành công.

Chính những động thái tích cực mà Pháp giành cho cuộc chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam mà quan hệ giữa Pháp-Mỹ trở lên căng thẳng trong suốt thời gian này. Năm 1965, chính quyền Sài Gòn chính thức cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Pháp. Mặc cho Pháp lên tiếng nhưng Mỹ vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục thực hiện mưu đồ chiến tranh của mình.

45

Trên thực tế những hành động “thiện chí” đối với khu vực Đông Dương của Pháp không hoàn toàn được nhìn nhận là một sự “giác ngộ” và giúp đỡ chân thành. Đông Dương vốn là khu vực quan trọng nằm trong hệ thống thuộc địa của Pháp, mất đi Đông Dương là Pháp mất đi một nguồn thu lợi lớn thế nên Pháp không dễ dàng cam tâm đứng yên để Mỹ hất cẳng ra khỏi

“bàn tiệc” này.

Nhiều nhận xét cho rằng việc Pháp thay đổi hoàn toàn thái độ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương là do Pháp biết mình không còn có thể quay lại bảo hộ khu vực này, đồng thời với đôi mắt đầy kinh nghiệm trận mạc của một viên tướng Charles de Gaulle đã sớm nhìn thấy thất bại của người bạn đồng minh "hùng cường, giàu có và tỏa sáng" trước sức chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam. Cho lên với những hành động phản đối cuộc chiến tranh này, Pháp hi vọng có thể xây dựng một mối quan hệ mới với Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng nếu như Mỹ thất bại và để lại “khoảng trống”

ở khu vực này và không để Việt Nam cũng như Đông Dương quá lệ thuộc vào Liên Xô.

Tuy nhiên sự thay đổi thái độ chính trị của Pháp, sự lên tiếng ủng hộ của một nước đã từng là kẻ thù và hơn nữa đã từng thất bại ở chiến trường này đã góp phần không nhỏ trong tiếng nói chung của dư luận thế giới phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ PHÁP - MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG CHARLES DE GAULLE (1958 - 1969)

2.3.1. Đối với nƣớc Pháp

Dưới thời kì cầm quyền của Charles de Gaulle, chính sách đối ngoại của nước Pháp đã có những thay đổi rõ rệt. Từ một siêu cường bị đẩy xuống đế quốc hạng hai đang trong tình trạng bị bảo hộ quân sự, chính trị bởi Mỹ với những chính sách mới mẻ, quyết đoán của mình Pháp đang dần dần lấy lại được tiếng nói trong sân chơi của các ông lớn.

46

Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, coi trọng lợi ích quốc gia mà Pháp theo đuổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ Pháp - Mỹ, song chính những biến động trong mối quan hệ này đã giúp Pháp củng cố thêm vị thế của mình.

Mặc dù với những gì Pháp thực hiện, đặc biệt là những quan điểm trái chiều nhau hay đẩy lên cao hơn là phản đối bác bỏ quan điểm của nhau đã làm cho quan hệ Pháp - Mỹ vốn đã có những khúc mắc từ trước ngày càng trở lên căng thẳng nhưng xét trên nhiều phương diện nó lại mang về cho chính phủ Pháp dưới nền Cộng hòa V và vị Tổng thống tiền nhiệm nhiều lợi ích.

Với những hành động trên chính trường của mình Pháp buộc Mỹ và cả Liên Xô phải dè chừng. Khẳng định được chỗ đứng của mình đồng nghĩa với việc Pháp sẽ lấy lại được quyền tự quyết vốn đang phụ thuộc rất nhiều trong tay Mỹ, phá đi thế độc tôn của hai ông lớn trong trật tự thế giới. Duy trì chính sách độc lập nhưng không tách biệt của mình Pháp vẫn đặt mình trong quỹ đạo chung của các nước phương Tây nhưng lại đi xa được cái bóng vốn bao trùm châu Âu từ sau Thế chiến thứ hai.

Từ một nước đang gánh chịu rất nhiều thiệt hại nặng nề của chiến tranh, Pháp vươn mình phát triển đồng đều về kinh tế. Bên cạnh đó với chính sách xây dựng lực lượng hạt nhân Pháp đã đưa mình trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Đông - Tây nói riêng.

2.3.2. Đối với nƣớc Mỹ

Những rắc rối xung quanh mối quan hệ Pháp - Mỹ trên thực tế đã tác động không tốt đến tình hình của nước Mỹ. Từ khi quay trở lại nắm quyền, với những chính sách đối ngoại mới được khởi xướng dưới ngòi bút của Tổng thống Charles de Gaulle Mỹ đã gặp không ít những trở ngại với người bạn đồng minh “khó chịu” này.

Mỹ bị mất dần đi tầm ảnh hưởng ở châu Âu, hay nói cách khác kế hoạch “Phục hưng châu Âu” của Mỹ đã gặp phải những bước ngáng đường

47

lớn. Mỹ đang đứng ở vị trí cao trên thế giới khi nghiễm nhiên một loạt các cường quốc như Anh, Pháp bị đẩy xuống hạng hai và nay đang bị phụ thuộc, áp lực lớn từ sự bảo hộ của Mỹ thì sự vươn mình sống lại của Pháp khiến cho chỗ đứng chân của Mỹ có nguy cơ bị lung lay.

Việc Pháp rút ra khỏi NATO một tổ chức mà trên thực tế đang nằm dưới sự thao túng của Mỹ và sau đó xây dựng một lực lượng hạt nhân riêng đã kéo theo cho Mỹ rất nhiều hệ lụy, điển hình là sau khi Pháp rút khỏi một loạt các nước trong khu vực cũng lần lượt đi ra khỏi tổ chức này. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tham vọng làm bá chủ của Mỹ mà còn làm sức mạnh của Mỹ bị giảm sút đi đáng kể.

Pháp từ một quốc gia trong châu Âu đổ nát đang ngoan ngoãn ủng hộ hoàn toàn theo Mỹ nay lại trở thành nửa bạn, nửa đối đầu. Kể từ đây trong những chính sách của mình Mỹ không bao giờ có thể bỏ qua những bước tính toán mang tên Pháp.

Chính mối quan hệ lúc thăng, lúc trầm giữa hai quốc gia buộc Mỹ luôn phải dè chừng. Sự ủng hộ của Pháp đối với Mỹ trong những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ đã góp phần tạo sự thắng thế và củng cố địa vị siêu cường của quốc gia này. Nhưng cũng không ít kế hoạch của Mỹ gặp rắc rối và yếu tố không nhỏ góp phần đưa Mỹ đến thất bại lại là từ những động thái bác bỏ, không ủng hộ của Pháp.

Tóm lại quan hệ Pháp - Mỹ ở giai đoạn này đã có tác động rất lớn đối với nước Mỹ. Mỹ luôn luôn phải tính toán kỹ lưỡng tới yếu tố Pháp trong mỗi bước đi của mình.

2.3.3. Đối với châu Âu và thế giới

Một châu Âu đổ nát bởi chiến tranh đang phải phụ thuộc vào một quốc gia có lịch sử phát triển thua xa mình rất nhiều khiến cho lòng tự tôn châu lục bị mất dần. Đúng lúc đó với sự chuyển mình của Pháp đã làm động lực cho châu Âu nuôi dưỡng niềm tin khôi phục lại thời hoàng kim của châu lục mình.

48

Sự vươn lên của Pháp, giúp cho vận mệnh của châu Âu không chỉ còn phụ thuộc trong tay Mỹ, mà ít nhất người châu Âu sẽ được tham gia vào những bước đi của mình.

Pháp vừa là tấm gương, vừa là động lực để các quốc gia khác trong châu lục noi theo, xây dựng con đường đi độc lập, tự chủ của mình. Cùng nhau xây dựng lại cái nôi tinh hoa của nhân loại.

Đối với thế giới, sự lớn mạnh trở lại của Pháp làm lung lay trật tự thế giới hai cực đang nằm trọn vẹn trong tay Liên Xô và Mỹ. Quan hệ Pháp - Mỹ có quyết định không nhỏ trong những sự kiện chính trường trên thế giới kể cả là các cuộc chiến tranh. Việc quan hệ Pháp - Mỹ lắng dịu hay căng thẳng đều có tác động trực tiếp tới các vấn đề nóng bỏng của thế thới mà có sự góp mặt của một trong hai bên.

2.4. NHẬN XÉT

Như vậy với những chính sách đối ngoại của mình nước Pháp đã có một diện mạo sáng hơn trong những năm 50-60 của thế kỷ XX. Những chính sách mà Pháp thực hiện đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ được đánh giá là độc đáo, mới mẻ nhưng rất hiệu quả.

Để nói đến sự thành công của nước Pháp dưới nền Cộng hòa thứ V không thể không kể đến công lao to lớn của vị tướng, vị Tổng thống Charles de Gaulle. Với tầm nhìn chính trị của mình và với những bài học đắt giá mà chính ông phải chảy qua, thấm thía hơn bất kì ai Charles de Gaulle đã tạo dựng cho nền đối ngoại nước Pháp một diện mạo hoàn toàn mới.

Sự cương quyết, cứng rắn của ông khi đưa ra và thực hiện những chủ trương cho dù vấp phải những cản trở không hề nhỏ đã đưa nước Pháp lấy lại tiếng nói của mình trên chính trường thế giới.

Tư duy nhạy bén, nhìn xa trông rộng và đặc biệt rất linh hoạt ông đã đưa ra hàng loạt những chính sách độc đáo, tùy vào mỗi trường hợp thực tế cụ

49

thể mà xây dựng những chính sách có lợi nhất cho lợi ích quốc gia Pháp đồng thời đảm bảo độc lập, tự chủ. Dưới thời De Gaulle các quốc gia luôn phải đau đầu để đoán bắt bước đi của Pháp bởi những chính sách của ông đề ra luôn rất nhạy bén và khó lòng đoán biết, đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong đối ngoại của Pháp thời kì này.

Khi Charles de Gaulle lên trở lại nắm quyền nước Pháp đang gặp khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại. Tình hình đó đòi hỏi phải có thay đổi triệt để trong quan niệm về quyền lực cũng như quan hệ quốc tế. Một lần nữa, Charles de Gaulle lại được coi là cứu tinh của nước Pháp, đứng ra gánh vác trọng trách to lớn này. Hơn thế nữa đây cũng là thời cơ để ông áp dụng quan niệm của mình về quyền lực, trong đó có chính sách đối ngoại. Và đó có lẽ cũng là lí do mà Charles de Gaulle được người dân nước Pháp ngợi ca là vị Tổng thống của nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực mà chính sách của Tổng thống Charles de Gaulle và nền Cộng hòa thứ V mang lại cho nước Pháp thì nhiều người vẫn cho rằng nền chính trị mà vị Tổng thống này xây dựng quá tham vọng và quá nặng nề đối với vai trò của nước Pháp. Đó chính là lý do vì sao nó không thể kéo dài lâu hơn được.

Tiểu kết chƣơng 2

Cuối những năm 50, đầu 60 của thế kỷ XX, bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi. châu Âu đã lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Ở nước Pháp sau khi Charles de Gaulle quay trở lại nắm quyền, khuynh hướng ly tâm xuất hiện không chỉ ở phía Đông mà cả phía Tây. Để giành lại vị thế của nước Pháp và lớn hơn là bộ mặt của châu lục Charles de Gaulle đã mạnh tay thay đổi những chính sách của chính phủ cũ, chính điều này đã làm thay đổi mối quan hệ giữa Pháp - Mỹ sâu sắc.

Về kinh tế, nhận thấy sự bất lợi đối với nền kinh tế của mình Pháp đã có những động thái chống lại Hệ thống Bretton - Woods và Kế hoạch

50

Mashall. Thực chất Pháp đang nỗ lực thoát khỏi sự thao túng của Mỹ đối với nền ngoại thương nước nhà qua đồng Dollar và lượng vàng dự trữ. Hành động này của Pháp đã góp một phần vai trò vào sự sụp đổ của hệ thống này, giúp nền ngoại thương của châu Âu trở nên bình ổn, tránh được thiệt hại cho tất cả các nước sử dụng đồng Dollar trong trao đổi.

Về quân sự, trước thực trạng Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đang tập trung quá nhiều quyền hạn trong tay Mỹ. Nếu Pháp cứ tiếp tục gắn chặt vào NATO thì Pháp sẽ bị mất đi quyền tự quyết định của mình và lúc nào cũng phải trông chờ vào sự bảo hộ quân sự từ bên ngoài. Chính vì thế Pháp đã quyết định rút khỏi tổ chức này, đây là một quyết định gây bất

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)