Những tác động của việc Pháp rút khỏi NATO năm 1966

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 43)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1.3. Những tác động của việc Pháp rút khỏi NATO năm 1966

Thứ nhất, với việc rút ra khỏi cơ quan quân sự của NATO, Pháp đã giành lại quyền tự do hành động trên lãnh thổ của mình, làm chủ quân đội và mọi chiến lược quân sự của mình đồng thời còn từ chối làm hậu thuẫn mọi cuộc chiến do Mỹ tiến hành xuất phát từ ý đồ và lợi ích riêng của họ. Việc làm này của Pháp có ý nghĩa chính trị to lớn, khẳng định chính sách độc lập tự chủ để tìm kiếm một chỗ đứng trong hai cực thế giới hiện do Liên Xô và Mỹ đang khống chế.

Thứ hai, quan hệ Pháp - Mỹ nói riêng và quan hệ Pháp - NATO nói chung rơi vào thời kì căng thẳng:

"Việc Pháp rút ra khỏi Hội đồng quân sự NATO sẽ tạo nên một sự rạn nứt rất lớn, mặt trận chung chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc của NATO sẽ bị phân liệt thành hai khuynh hướng trái ngược nhau. Các hoạt động quân sự của NATO ở chiến trường Bắc và Trung Âu sẽ bị cô lập khỏi chiến trường Nam Âu bởi một vành đai các nước trung lập gồm Áo, Thụy Sỹ và Pháp. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc xung đột, các nước trung lập này sẽ không tham gia về phía NATO. Lúc đó NATO hoặc là phải đốỉ mặt với vô vàn khó khăn, từ việc triển khai quân đến việc đảm bảo hậu cần, giao thông liên lạc.., hoặc là phải vi phạm các nguyên tắc về vành đai trung lập và chấp nhận những sự chỉ trích, lên án của dư luận thế giới” [15; 128].

Thứ ba, quan hệ Pháp - Xô xích lại gần nhau:

Mỹ và Liên Xô đang là đối đầu gay gắt với nhau thì chính lúc đó, Pháp- từng là một đồng minh của Mỹ lại chủ chương xây dựng lực lượng quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân độc lập, rút khỏi NATO, đồng thời còn có những chính sách công nhận Liên Xô. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho Mỹ trong quan hệ Đông - Tây.

39

Trong bối cảnh đối đầu Xô- Mỹ, Mỹ không muốn có bất kỳ một sự rạn nứt nào trong quan hệ với các nước phương Tây để không gay ảnh hưởng đến độc quyền lãnh đạo của mình song Pháp lại muốn có sự đa dạng trong quan hệ quốc tế của mình và khẳng định vị trí của mình trên chính trường quốc tế. Điều này buộc Pháp phải xa lánh Mỹ mới có thể xích lại gần hơn với lãnh đạo của thái cực còn lại là Liên Xô.

Thứ tư, việc Pháp rút khỏi NATO kéo theo một loạt các nước thân Pháp bắt đầu xem xét, nhìn nhận lại chính sách của mình đối với tổ chức này và một mặt cũng muốn học theo Pháp để thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ. Chính điều này đã tạo ra cho Mỹ rất nhiều khó khăn khi đang đứng ở vị trí lãnh đạo liên minh, mở ra bài toán làm thế nào để có thể duy trì liên minh này, bởi trên thực tế sức mạnh quân sự của Mỹ bị chi phối khá lớn bởi sức mạnh của NATO.

Thứ năm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cách mạng, đặc biệt là phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc, việc Pháp rút khỏi Úy ban quân sự NATO không chỉ tạo nên những thay đổi to lớn trong tổ chức và hoạt động của NATO, mà còn là nguyên nhân tạo nên sự rạn nứt và bất đồng sâu sắc trong nội bộ của Khối kéo dài trong nhiều năm. Hành động của Pháp và những hệ lụy của nó cũng đã phản ánh đúng bản chất và quy luật xung đột quyền lợi của các nước tư bản, tính chất phi nghĩa của các khối, các liên minh chính trị - quân sự mà chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đã dựng lên trong những thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ trước; đồng thời nó cũng chứng minh tính đúng đắn và những thắng lợi tất yếu của các phong trào cách mạng tiến bộ của các tầng lớp nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới.

Việc rút ra khỏi NATO đánh dấu một bước đi nổi bật trong chính sách đối ngoại đầy mới mẻ của nước Pháp dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle. Với những chính sách theo khuynh hướng độc lập, tự chủ, riêng rẽ

40

của mình nước Pháp dần lấy lại được vị thế đang mờ nhạt của mình. Buộc hai cường quốc đang khống chế hai cực thế giới lúc bấy giờ đều phải dè chừng và tính toán đến yếu tố Pháp trong những chiến lược của mình. Nếu Mỹ coi Pháp là đồng minh luôn gây khó dễ cần phải kiềm chế lại thì với Liên Xô, Pháp lại là một đối phương có thể tranh thủ được

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)