Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 40)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1.2. Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966

định rút khỏi úy ban quân sự NATO - một tổ chức đang bị Mỹ thao túng.

2.2.1.2. Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966 * Nguyên nhân * Nguyên nhân

Tháng 4/1958, Khi Mỹ thông báo sẽ đổ bộ lên LiBang sau khi cách mạng ở Irắc lật đổ chế độ quân chủ, Pháp đã có những phản ứng quyết liệt vì cho rằng mình bị đặt ngoài và không có tiếng nói trong những vấn đề mang tính chất quan trọng như vậy. Tổng thống Charles de Gaulle đã gửi cho Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Eisenhower và Mac Millan một bức thư mà đây được coi như nguyên tắc Pháp - Mỹ. De Gaulle cho rằng “NATO được lập ra theo Hiệp ước Washington không còn phù hợp nữa, cần phải cải cách NATO bằng cách “thành lập một cơ chế gồm Mỹ, Anh và Pháp” [15; 124].

De Gaulle mặc dù biết chắc chắn ý định của mình sẽ không được chấp nhận song ông vẫn đưa ra nhằm đặt Mỹ trước sự lựa chọn:

Một là nếu Mỹ chấp nhận việc chia sẻ trách nhiệm này thì sẽ làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống phòng thủ của NATO

Hai là nếu Mỹ từ chối thì Pháp sẽ tách dần khỏi NATO

Mỹ đã không chấp nhận yêu cầu gửi đi từ Paris bởi Mỹ không muốn chia sẻ bá quyền lãnh đạo của mình, đặc biệt trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân Mỹ không muốn phải tham khảo hay chịu sự chi phối từ quyết định của một quốc gia nào khác. Bên cạnh đó, lúc này trên chính trường thế giới, Mỹ đang bị yếu thế hơn về tương quan lực lượng, cuộc chiến ở Đông Dương, ở Việt Nam bế tắc khiến Mỹ phải đưa ra một học thuyết mới thay cho học thuyết “ Phản ứng ồ ạt” đang sử dụng. “Mỹ còn mưu đồ lập ra một Cộng đồng Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo. Tháng 5/1962 trong bài diễn văn đọc tại Hội đồng NATO họp ở Athens của Hy Lạp, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

36

R.McNamara đã trình bày chiến lược mới của Mỹ. Mục tiêu của chiến lược này là phá hủy lực lượng quân sự của kẻ thù. Vì vậy việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ do một người quyết định, nhất là vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm tránh sự trả đũa của đối phương” [15; 125].

Vào năm 1960, khi mà chiến lược “phản ứng linh hoạt” được dùng để thay thế chiến lược “phản ứng ồ ạt” Mỹ đưa ra dự định thành lập một lực lượng hạt nhân đa quốc gia đặt dưới sự chỉ huy chung, nhưng thực chất quyền chỉ huy lãnh đạo lại nằm trong tay của Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ.

Về phía Pháp, ngày 12/1/1963, trong cuộc họp báo Tổng thống Charles de Gaulle đã bác bỏ ý định này của Mỹ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với nội khối NATO:

Một là, Pháp chứng tỏ ý định xây dựng một nền quốc phòng riêng rẽ và theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Điều này sẽ làm đảo lộn toàn bộ hệ thống đã có sẵn trong nội bộ NATO

Hai là, Pháp sẵn sàng chống lại chính sách của Mỹ vì lợi ích của mình và đặt lợi ích của quốc gia Pháp lên trên lợi ích của châu Âu.

Chính điều này sẽ làm quan hệ Pháp - NATO nói chung và quan hệ Pháp - Mỹ ngày càng trở lên căng thẳng

* Quá trình Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO năm 1966

Ngày 7/3/1966, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ L. Giôn-xơn giải thích: "...việc Pháp rút khỏi úy ban quân sự NATO không phải xuất phát từ những mâu thuẫn về quyền lợi, càng không phải vì Pháp không muốn bảo vệ nền an ninh châu Âu mà do Pháp muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của nước mình, nơi các đơn vị quân đội và lực lượng không quân NATO (chủ yếu là các đơn vị quân Mỹ) đang hiện diện" [15; 126]. Tiếp đó, trong cuộc họp báo ngày 21/2/1966, Tổng thống Charles de Gaulle tuyên bố: "mục đích của việc thành lập NATO là nhằm bảo vệ hoà

37

bình và an ninh ở châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm tồn tại, trong khi các nước thành viên châu Âu luôn "tuân thủ nghiêm chỉnh" mục tiêu trên, thì Mỹ lại là nước đã và đang tham gia hoặc trực tiếp tiến hành nhiều cuộc chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới như ỏ Triều Tiên, Cuba, đặc biệt là cuộc chiến tranh tại Việt Nam...” [15; 128].

Sau tuyên bố của Tổng thống Charles de Gaulle, tháng 4/1966, một số cơ quan và Tổng hành dinh NATO lần lượt di dời khỏi nước Pháp:

Bộ tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang thống nhất NATO được chuyển về thành phố Cas-tô (ngoại ô Thủ đô Brúc-xen, Bỉ).

Bộ tư lệnh lực lượng NATO tại Trung Âu chuyển về Hà Lan; Học viện quốc phòng NATO chuyển về Rô-ma (Thủ đô I-ta-li-a).

Mặc dù Pháp không yêu cầu Hội đồng NATO phải di dời khỏi Pa-ri, nhưng tháng 5/1966, cơ quan này đã chuyển về vùng ngoại ô Brúc-xen như: Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật NATO tại Ha-gơ; Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật chống tàu ngầm tại La Spe-zi-a (I-ta-li-a) và Hệ thống phòng không và cảnh báo số tên lửa đạn đạo NADGE. Cùng với việc chấm dứt các khoản đóng góp, tháng 6/1966, Pháp ban hành quy định mới nhằm kiểm soát các chuyến bay của NATO trên không phận nước Pháp. Theo quy định này, tất cả các chuyến bay của NATO qua không phận Pháp phải được sự cho phép của cơ quan kiểm soát không lưu Pháp, nếu không phải đóng thuế theo quy định của Luật hàng không quốc tế.

Cùng vối các biện pháp kể trên, ngày 1/7/1966, hơn 70.000 sĩ quan và binh sĩ Pháp đang làm nhiệm vụ tại Cộng hoà Liên bang Đức được lệnh lên đường về nước, ngoài ra còn có hơn 1.600 sĩ quan và binh sĩ khác đang làm việc tại Bộ tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu; Bộ tư lệnh lực lượng đồng minh NATO tại Trung Âu và Học viện Quốc phòng NATO... cũng lần lượt rút khỏi các nhiệm sở.

38

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 40)