Cuộc khủng hoảng Berlin

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 45)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.1. Cuộc khủng hoảng Berlin

Ngay sau khi Tổng thống De Gaulle trở lại nắm quyền thì cuộc khủng hoảng Berlin tiếp tục nổ ra lần thứ 2 do hai nguyên nhân:

Vấn đề di cư ồ ạt từ Đông Đức qua Tây Berlin sang Tây Đức mà chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động. Tính đến năm 1958 số người di cư ở khu vực này đã lên tới cả triệu người, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn chính trí đối với Cộng hòa Dân chủ Đức.

Tháng 12/1957, NATO quyết định triển khai ở Trung Âu tên lửa tầm trung Thor và Jupiter nhưng Liên Xô kiên quyết phản ứng, yêu cầu thành lập khu vực phi hạt nhân ở Trung Âu và Bắc Âu.

Từ hai nguyên nhân trên, tháng 11/1958, Khrusốp đưa ra tối hậu thư cho rằng Berlin phải được công nhận là thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Đức hoặc có quy chế quốc tế dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc, nếu không sau 6 tháng quân đội Hiệp ước Vacsava sẽ can thiệp.

41

Ngay từ đầu, chính phủ Pháp dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle đã khẳng định chính sách đối ngoại của mình thực hiện chỉ nhằm mục đích lấy lại vị thế của nước Pháp, tìm kiếm vai trò trong khuôn khổ trật tự thế giới hai cực chứ không phải là đứng về một bên nào. Việc Pháp đối thoại với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa không phải là tách biệt và đối đầu với Mỹ mà Pháp chỉ nhằm cải thiện mối quan hệ với Liên Xô, đồng thời khẳng định sự độc lập của mình đối với Mỹ mà thôi. Còn trước một vấn đề quan trọng mang tính sống còn như khủng hoảng Berlin, Pháp lại tuyệt đối đứng về phe phương Tây.

Khi Liên Xô gửi tối hậu thư, tại Paris bốn nước Mỹ, Anh, Đức và Pháp đã cùng nhau họp bàn để tìm ra cách giải quyết. Trong thông cáo cuộc họp ngày 14/12/1958 đã viết: “Mỹ, Pháp, Vương quốc Anh và Cộng hòa liên bang Đức không chấp nhận việc chính phủ Liên Xô đơn phương phủ nhận nghĩa vụ của hộ với sự có mặt của Pháp, Mỹ, Anh tại Berlin và hủy bỏ sự tự do đi lại ở thành phố này, đồng thời cũng bác bỏ việc thay thế Liên Xô bằng cơ cấu chính quyền Đức tại vùng kiếm soát của Liên Xô cũng như việc xâm phạm đến mọi quyền ở đây” [8; 85]. Pháp cùng các nước đã tỏ rõ thái độ cứng rắn từ chối thẳng thừng tối hậu thư của phía Liên Xô.

Giữa rất nhiều động thái mạnh bạo để thi hành chính sách độc lập tự chủ của mình, thái độ của Pháp và Tổng thống Charles de Gaulle trong cuộc khủng hoảng Berlin đã chứng tỏ và củng cố niềm tin cho các nước phương Tây về “lòng chung thủy” của Pháp. Đối với Mỹ, sự hậu thuẫn của Pháp trong cuộc khủng hoảng này là một yếu tố vô cùng quan trọng. Mỹ tạm thời có thể yên tâm rằng Pháp mặc dù không “ngoan ngoãn” nghe theo những gì Mỹ sắp đặt song cũng sẽ không đứng về phe đối nghịch để đối đầu với Mỹ.

Một phần của tài liệu Quan hệ pháp mỹ dười thời tổng thống charles de gaulle (1958 1969) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)